SKKN Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học lớp 10 bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến bài học

SKKN Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học lớp 10 bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến bài học

 Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên. Mục đích của môn học là giúp học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học. Học hóa để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử , phân tử , sự chuyển hóa của các chất bằng các phương trình hóa học.Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo, tạo ra những ứng dụng phục vụ đời sống con người. Hóa học góp phần giải tỏa, xóa bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người .

 Môn hóa học ở trường trung học phổ thông nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lí, phù hợp với đối tượng học sinh thì dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức, Trước tình hình đó, việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học đã và đang trở thành yếu tố quyết định hiệu quả của giờ dạy . Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phát huy tính thực tế.

 Trong việc dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông, người giáo viên phải có vốn kiến thức thực tế sâu rộng, có khả năng gắn bài giảng với thực tế, thiết kế được những bài giảng sinh động, nâng cao được hiểu biết và kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh.

 Nhưng thực trạng dạy và học hoá học ở trường phổ thông cho thấy đôi khi lí thuyết chưa gắn liền với thực tiễn, xa rời thực tiễn, nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành. Những ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất học sinh không biết hoặc biết một cách không tường tận, không hiểu bản chất .Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hóa học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hóa học. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục, chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu , hiện tượng cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Chính vì những thực trạng trên mà hạn chế sự phát triển tư duy và khả năng sáng tạo của học sinh, dần dần học sinh mất đi những hiểu biết vốn rất lí thú của bộ môn khoa học thực nghiệm này.

 Với những lí do trên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo tư liệu và áp dụng đề tài :

 “Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học lớp 10 bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến bài học”.

 

doc 19 trang thuychi01 8762
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học lớp 10 bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến bài học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
 I. MỞ ĐẦU 2 
1.1. Lí do chọn đề tài 2
1.2. Mục đích nghiên cứu 2 
1.3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.1 . Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận 3
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 3 
1.4.2.1. phương pháp quan sát 3
1.4.2.2.Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu 3 
1.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn 3
1.4.3. Phương pháp thống kê toán học 3
1.5.Những điểm mới của sáng kiến 3 
 II. NỘI DUNG 4
2.1. Cơ sở lí luận 4
2.2.Thực trạng của đề tài nghiên cứu 4 
2.2.1.Thực trạng dạy và học môn Hóa học ở trường THPT
 Nguyễn Thị Lợi 4
2.2.2. Đánh giá thực trạng 5
2.3. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 5
2.3.1.Tổ chức triển khai thực hiện 5
2.3.2.Các ví dụ minh họa thông qua một số hiện tượng trong thực tiễn
 được sử dụng vào bài dạy môn hóa học lớp 10 6
2.4. Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm 15
2.4.1. Kết quả đạt được 15
2.4.2. Bài học kinh nghiệm 16
 III. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ 16
 3.1. Kết luận 16
 3.2. Kiến nghị 17
 Tài liệu tham khảo 18
I. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài 
 Hóa học là bộ môn khoa học tự nhiên. Mục đích của môn học là giúp học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức, hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học. Học hóa để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử , phân tử , sự chuyển hóa của các chất bằng các phương trình hóa học....Đồng thời là khởi nguồn, là cơ sở phát huy tính sáng tạo, tạo ra những ứng dụng phục vụ đời sống con người. Hóa học góp phần giải tỏa, xóa bỏ hiểu biết sai lệch làm phương hại đến đời sống, tinh thần của con người .
 Môn hóa học ở trường trung học phổ thông nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lí, phù hợp với đối tượng học sinh thì dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu và vận dụng kiến thức, Trước tình hình đó, việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học đã và đang trở thành yếu tố quyết định hiệu quả của giờ dạy . Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phát huy tính thực tế.
 Trong việc dạy học môn hóa học ở trường trung học phổ thông, người giáo viên phải có vốn kiến thức thực tế sâu rộng, có khả năng gắn bài giảng với thực tế, thiết kế được những bài giảng sinh động, nâng cao được hiểu biết và kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh. 
 Nhưng thực trạng dạy và học hoá học ở trường phổ thông cho thấy đôi khi lí thuyết chưa gắn liền với thực tiễn, xa rời thực tiễn, nặng về lí thuyết, nhẹ về thực hành. Những ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất học sinh không biết hoặc biết một cách không tường tận, không hiểu bản chất .Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hóa học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hóa học. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đối tượng giáo dục, chưa đặt ra cho mình nhiệm vụ và trách nhiệm nghiên cứu , hiện tượng cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Chính vì những thực trạng trên mà hạn chế sự phát triển tư duy và khả năng sáng tạo của học sinh, dần dần học sinh mất đi những hiểu biết vốn rất lí thú của bộ môn khoa học thực nghiệm này. 
 Với những lí do trên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, tham khảo tư liệu và áp dụng đề tài :
 “Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học lớp 10 bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến bài học”.
1.2. Mục đích nghiên cứu 
 Đề tài này sẽ làm rõ ý nghĩa khoa học hóa học có thể ứng dụng thực tiễn trong đời sống thường ngày qua giảng dạy môn hóa học lớp 10 nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, tích cực, hứng thú với môn học. Trên cơ sở đó, đề tài cũng sẽ đem lại cho giáo viên và học sinh những nhận thức về phương pháp học tập, làm việc mang tính hợp tác, thấy rõ vai trò tích cực của học sinh và chủ đạo của giáo viên làm cho hóa học không khô khan, bớt đi tính đặc thù phức tạp. 
 Tóm lại , đề tài muốn góp một tiếng nói vào phong trào đổi mới phương pháp dạy và học, góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục đào tạo trong tình hình đất nước hiện nay.
 1.3. Nhiệm vụ và đối tượng nghiên cứu 
 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài này nhằm giải quyết ba vấn đề cơ bản sau:
 - Một là, nghiên cứu những vấn đề lí luận về phương pháp dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông.
- Hai là, nghiên cứu tình hình thực tế qua việc dự giờ các tiết dạy của giáo viên cùng bộ môn để đánh giá và rút ra phương pháp dạy thích hợp, đồng thời nghiên cứu hiệu quả học tập của học sinh trong suốt quá trình thực hiện giải pháp .
- Ba là, trên cơ sở thống kê số liệu chỉ rõ cách thực hiện và hiệu quả của việc áp dụng đề tài :“Nâng cao hiệu quả dạy và học môn Hóa học lớp 10 bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn liên quan đến bài học”.
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thông qua việc giải thích các hiện tượng thự tiễn liên quan đến bài học trong dạy học môn Hóa học lớp 10 nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học .
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
1.4.1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí luận 
- Thu thập các loại tài liệu , sách ,báo , tạp chí có liên quan đến đề tài.
- Tìm hiểu những ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất.
- Nghiên cứu nội dung chương trình sách giáo khoa hoá học lớp 10 , các nội dung và bài tập hoá học liên quan đến thực tiễn .
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 
1.4.2.1. phương pháp quan sát 
Phương pháp này thực hiện bằng cách theo dõi và phân loại học sinh (Giỏi, khá , trung bình, yếu, kém) để đưa ra cách giải hợp lí cho từng đối tượng .
1.4.2.2.Phương pháp điều tra khảo sát bằng phiếu 
Sử dụng hệ thống câu hỏi, phiếu điều tra nhằm thu thập số liệu để đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp.
- Tìm hiểu thực trạng sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên quan đến thực tiễn trong giảng dạy môn hoá học lớp 10 hiện nay .
1.4.2.3. Phương pháp phỏng vấn 
Phỏng vấn trao đổi trực tiếp với tổ trưởng, tổ nhóm chuyên môn và tham khảo ý kiến của các giáo viên dạy giỏi về các vấn đề liên quan đến đề tài .
1.4.3. Phương pháp thống kê toán học 
- Tố chức cho học sinh giải quyết các bài tập đó dưới sự hướng dẫn của giáo viên. 
- Tổ chức kiểm tra để thu thập thông tin về khả năng vận dụng kiến thức và hứng thú của học sinh đối với môn học trước và sau khi thực nghiệm .
1.5 Những điểm mới của sáng kiến 
Đề tài này được phát triển từ sáng kiến kinh nghiệm “Thiết kế và sử dụng bài tập hóa học có nội dung liên quan đến thực tiễn trong dạy học môn Hóa học lớp 10 THPT”. Điểm mới của sáng kiến này là sử dụng các câu hỏi liên quan đến thực tiễn phù hợp hơn với năng lực của học sinh. Đề tài cũng nêu cách thức áp dụng cụ thể cho từng phần, từng bài học. Nhờ đó, hiệu quả dạy học được nâng cao rõ rệt.
 II. NỘI DUNG
2.1.Cơ sở lí luận 
Hóa học là bộ môn khoa học thực nghiệm. Những nội dung của hóa học 
luôn gắn liền với thực tiễn đời sống và sản xuất. Mục đích của môn hóa học là giúp học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh; nâng cao những tri thức và hiểu biết về thế giới về con người thông qua các bài học, các giờ thực hành...
 Học hóa để hiểu, để giải thích được các vấn đề thực tiễn thông qua cơ sở cấu tạo nguyên tử, sự chuyển hóa giữa các chất bằng các phương trình hóa học.
 Học hóa để biết, đó là góp phần giải tỏa, xóa bỏ những hiểu biết sai lệch làm ảnh hưởng, phương hại đến đời sống ,tinh thần của con người.
 Học hóa để làm, là khởi nguồn, là cơ sở để sáng tạo ra những ứng dụng phục vụ đời sống con người. 
 Để đạt được mục đích của môn hóa học, ngoài việc phải tiếp thu đầy đủ những kiến thức từ trên lớp,từ sách giáo khoa, từ thầy cô, học sinh còn tự mình sưu tầm và tìm hiểu những hiện tượng xảy ra trong đời sống thường ngày; vận dụng những kiến thức đã học để giải thích những hiện tượng đó, nhờ vậy học sinh được củng cố kiến thức sâu sắc hơn. Và cũng nhờ đó học sinh thấy học môn hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn hơn.
2.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu 
2.2.1. Thực trạng dạy và học môn Hóa học ở trường THPT Nguyễn Thị Lợi
 Trong quá trình giảng dạy tôi thấy rằng học sinh chưa hứng thú với môn Hóa học, nhiều học sinh thấy sợ khi học môn Hóa, thấy môn hóa thật khó hiểu, khó tiếp thu, và nhanh quên kiến thức. Đặc biệt đối với học sinh lớp 10, môn Hóa với các em càng khó khăn hơn vì ở THCS các em không được tìm hiểu sâu sắc về bộ môn dẫn đến những kiến thức cơ bản về hóa học của các em rất mơ hồ, non nớt. 
 Qua điều tra tìm hiểu tôi thấy rằng, trong quá trình học tập học sinh ít được hoạt động, nặng về nghe giảng, ghi chép rồi học thuộc, ít được suy luận, chủ động tìm kiếm, tiếp thu kiến thức. Do vậy, phương pháp học của học sinh là thụ động, ít tư duy, sáng tạo và vì vậy học sinh thường gặp khó khăn khi giải quyết các bài tập hóa học đặc biệt là những bài tập liên quan đến thực tế. 
 Trong quá trình dạy học, việc sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học của giáo viên cũng còn nhiều hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả dạy học. Các hình thức hoạt động của giáo viên và phương pháp mà giáo viên sử dụng chưa nhằm vào yêu cầu tổ chức cho học trò hoạt động, chưa chú trọng vào việc hình thành phương pháp tư duy, rèn luyện cho học sinh năng lực sáng tạo .
2.2.2. Đánh giá thực trạng 
 Kết quả khảo sát chất lượng môn Hóa học lớp 10 trường THPT Nguyễn Thị Lợi trong hai năm gần đây trước khi thực hiện đề tài :
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài 
Năm học
Lớp
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2016- 2017
10B
 40
0
0
8
20
15
37,5
15
37,5
2
5
10K
 31
1
3,22
12
38,71
11
35,48
7
22,59
0
0
2017- 2018
10B
42
0
0
6
14,29
23
22.9
10
23,81
3
7,14
10K
35
2
5.71
9
25,73
16
45,71
8
22,85
0
0
 Qua kết quả khảo sát trên ta dễ dàng nhận thấy số lượng học sinh đạt từ trung bình trở lên trong năm học 2016-2017 là 67,46 % ; năm học 2017-2018 là 76,67% ; số lượng học sinh khá giỏi rất hạn chế.Trước thực trạng trên, tôi đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học môn hóa học lớp 10 THPT.
2.3. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài 
2.3.1.Tố chức triển khai thực hiện 
 Để tổ chức thực hiện giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện , nhiều cách như : bằng lời giải thích, hình ảnh, đoạn phim, bài hát, câu ca dao, tục ngữ.... 
 Bằng các ví dụ minh họa thông qua một số hiện tượng thực tiễn có thể áp dụng trong từng bài, từng chương trong chương trình sách giáo khoa lớp 10.
 Nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày thay cho lời giới thiệu vào bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ nhưng lại tạo ra hứng thú cho học sinh đối với bài học .
 Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày qua các phương trình hóa học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn của bài học và giải tỏa tính tò mò của học sinh.
 Nêu các hiện tượng thực tiễn liên quan đến đời sống thường ngày qua chuyện kể và có thể đan xen bất cứ thời điểm nào trong suốt tiết học. Cách làm này sẽ tạo không khí học tập thoải mái, từ đó tăng thêm hứng thú với bộ môn và kích thích niềm đam mê hóa học.
 Nêu các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống thường ngày sau khi kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích các hiện tượng từ đó khắc sâu kiến thức đã học. 
 Sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên quan đến thực tiễn để nêu và giải quyết vấn đề. Đây là một trong những phương pháp hiệu quả nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của người học.
 Ví dụ khi dạy phần sản xuất axit sunfuric, giáo viên đưa ra những vấn đề thực tiễn sản xuất dưới dạng các bài tập để hình thành kiến thức mới cho học sinh .
Ví dụ 1: Khi dạy phần sản xuất axit sunfuric, giáo viên đưa ra bài tập sau: Trong giai đoạn 3 của quá trình sản xuất axit sunfuric,, người ta thường dùng H2SO4 đậm đặc 88,3% để hấp thụ SO3 mà không dùng H2O để hấp thụ SO3?
Như vậy bài tập này có tính chất nêu vấn đề làm cho học sinh phải vận dụng tính chất của các chất đã học để giải quyết vấn đề đó.Việc đưa ra những vấn 
Việc đưa ra những vấn đề đó sẽ kích thích trí tò mò, tư duy tích cực của học sinh. Sau khi nêu vấn đề dưới dạng những câu hỏi thực tiễn, học sinh tự giải quyết vấn đề và rút ra cho mình những nhận xét .
 Sử dụng bài tập hoá học có nội dung liên quan đến thực tiễn trong việc củng cố kiến thức và kĩ năng. Đối với tiết nghiên cứu tài liệu mới, kiến thức và kĩ năng mới được hình thành sẽ chưa vững chắc nếu không được củng cố ngay. Việc củng cố bằng cách cho học sinh nhắc đi nhắc lại nhiều lần lí thuyết được coi là cách củng cố không hiệu quả. Nội dung bài tập củng cố có thể đưa ra ngay sau nội dung bài học .
Ví dụ 2: Sau khi học xong bài “Cân bằng hoá học ” giáo viên có thể đưa ra bài tập sau :
Xét hệ cân bằng sau trong một bình kín :
 C(r) + H2O(k) CO(k) + H2(k) H = 131 KJ
Cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi một trong các điều kiện sau?
Tăng nhiệt độ .
Thêm lượng hơi nước vào .
Thêm khí H2 vào .
Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống .
 - Dùng chất xúc tác .[3]
Qua bài tập này học sinh sẽ củng cố, khắc sâu được các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng .
 2.3.2. Các ví dụ minh họa thông qua một số hiện tượng trong thực tiễn được sử dụng vào bài dạy môn hóa học lớp 10
Ví dụ 1: Vì sao sau những cơn mưa giông, không khí trở nên trong lành, mát mẻ hơn? [2]
Hướng dẫn :
 Sau những cơn mưa giông, không khí thường trở nên trong lành, mát mẻ hơn . Có hai nguyên nhân :
- Nước mưa đã gột sạch bụi bẩn làm bầu không khí được trong sạch .
- Trong cơn giông đã xảy ra phản ứng tạo thành O3 từ O2:
 3O2 2O3.
Ozon là chất khí màu xanh nhạt, mùi nồng, có tính oxi hóa mạnh. Ozon có tác dụng tẩy trắng và diệt khuẩn mạnh. Do vậy sau cơn mưa giông không khí có lẫn ít ozon trở nên trong lành, mát mẻ. 
Áp dụng : Giáo viên có thể áp dụng vấn đề trên trong phần ứng dụng của ozon hay đặt câu hỏi trên sau khi học xong bài học . 
Ví dụ 21: Tại sao không dùng bình thủy tinh để đựng dung dịch HF? 
Hướng dẫn :
 Tuy dung dịch HF là một axit yếu nhưng nó có khả năng đặc biệt là ăn mòn thủy tinh. Do thành phần chủ yếu của thủy tinh là SiO2 nên khi cho dung dịch HF vào thì xảy ra phản ứng :
 4HF + SiO2 SiF4 + 2H2O.
Áp dụng : Đây là phần kiến thức mà bất cứ học sinh nào cũng phải biết được sau khi học xong bài Flo và hợp chất của nó . Giáo viên có thể hỏi học sinh sau khi dạy phần tính chất của Flo và hợp chất (tiết 44- Bài Flo- Brom- iot ).
Ví dụ 3: Vì sao ta hay dùng bạc để “đánh gió” khi bị cảm ? [8]
Hướng dẫn :
 Khi bị bệnh cảm , trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H2S tương đối cao . Chính lượng H2S sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi . Khi ta dùng bạc để đánh gió thì xảy ra phản ứng :
 4Ag + 2H2S +O2 2Ag2S + H2O 
Do đó , lượng H2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh . Miếng bạc sau khi đánh gió sẽ có màu xám đen của Ag2S.
Áp dụng : Hiện tượng “đánh gió” đã được ông bà ta sử dụng từ rất xa xưa cho đến tận bây giờ để chữa bệnh cảm . Cách làm này rất có cơ sở khoa học mà mọi người cần phải biết . Giáo viên có thể nêu câu hỏi trên khi dạy phần trạng thái tự nhiên của Hiđrosunfua (tiết 54 bài Hiđrosunfua).
Ví dụ 42: Tại sao nước máy thường dùng ở các thành phố lại có mùi khí clo?
Hướng dẫn :
 Trong hệ thống nước máy , người ta cho một lượng nhỏ khí Clo vào để có tác dụng diệt khuẩn , khử trùng nước do một phần clo tác dụng với nước sinh ra axit HClO . Axit hipoclorơ HClO sinh ra có tính oxi hóa mạnh nên có tác dụng khử trùng , sát khuẩn nước. 
 Cl2 + H2O HCl + HClO
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ , trả lời trong phần ứng dụng của clo (tiết 38, lớp 10).
Ví dụ 5: Tại sao trong công nghiệp phải dùng bình thép khô để chứa khí Clo mà không được dùng bình thép ẩm ? [5]
Hướng dẫn :
Nếu dùng bình thép ẩm , Clo sẽ tác dụng với nước theo phương trình hoá học sau :
 Cl2 + H2O HCl + HClO
Axit sinh ra ăn mòn bình đựng khí clo. Vì vậy phải dùng bình thép khô để chứa khí clo.
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi này trong tiết luyện tập về Clo và axit Clohiđric .
Ví dụ 63:
 Muối Iôt rất tốt cho sức khoẻ con người . Nếu thiếu iôt dễ gây ra bệnh bướu cổ . Vậy muối iôt có thành phần như thế nào?( iôt tồn tại dưới dạng hợp chất nào ? )Tại sao khi dùng muối iôt người ta thường nêm muối iôt sau khi thực phẩm đã được nấu chín (ngừng đun) ?
Hướng dẫn :
 Muối iôt là loại muối ăn có trộn thêm một lượng nhỏ hợp chất của iôt (thường là KI hoặc KIO3) . Hợp chất của iôt có thể bị phân huỷ ở nhiệt độ cao nên người ta thường nêm muối iôt sau khi đã ngừng đun .
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi này sau khi dạy xong phần Iôt nhằm giúp học sinh hiểu được lợi ích của việc ăn muối iôt và tuyên truyền cho cộng đồng. 
Ví dụ 7: Giải thích tại sao khi sản xuất vôi từ đá vôi theo phương trình hoá học sau 
 CaCO3 (r) CaO(r) + CO2(k) H > 0
Thì phải đảm bảo các yêu cầu sau :
Nhiệt độ không quá 12000C.
Luôn thông gió vào lò .
 c) Kích thước nguyên liệu tương đối đồng đều . [8]
Hướng dẫn : 
Đây là phản ứng thuận nghịch và thu nhiệt , nên các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng là : nhiệt độ , áp suất , diện tích tiếp xúc.
Nhiệt độ tốt nhất trong khoảng 1000 - 11000C , vì phản ứng thu nhiệt nên khi tăng nhiệt độ thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận , nhưng nếu nhiệt độ tăng quá cao lớn hơn 12000C thì các oxit như SiO2, Al2O3 , Fe2O3 nóng chảy bám vào CaO , làm cho vôi sống tạo thành không tan trong nước được .
Luôn thông gió vào lò để khí CO2 thoát ra ngoài , làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận .
Kích thước nguyên liệu phải tương đối đồng đều , nếu kích thước quá khác nhau sẽ làm cho chất lượng vôi không đồng đều , có phần còn sống do đá vôi chưa phân huỷ hết , có phần bị già hoặc vỡ vụn làm tắc lò.
Áp dụng : Sau khi học xong bài cân bằng hóa học (tiết 67,68) Hóa học lớp 10 , giáo viên có thể sử dụng bài tập này để củng cố kiến thức .
Ví dụ 8: 
Chia một dung dịch nước Brom màu vàng thành hai phần . Dẫn khí A không màu đi qua phần một thì dung dịch mất màu . Dẫn khí B không màu đi qua phần hai thì dung dịch sẫm màu hơn. 
Hãy cho biết khí A và khí B có thể là những chất khí gì ? Viết các phương trình hoá học.[5]
Hướng dẫn : 
Khí A không màu làm mất màu nước Brom , vậy khí A là SO2. Khí B không màu đi qua dung dịch Brom thì dung dịch sẫm màu hơn ; vậy khí B là HI do phản ứng sinh ra I2.
Phương trình phản ứng : 
 SO2 + Br2 + 2H2O 2HBr + H2SO4
 2HI + Br2 2HBr + I2
Áp dụng : Sau khi học xong chương “Halogen” có thể sử dụng bài tập trên để củng cố các kiến thức . Qua bài tập này sẽ giúp học sinh củng cố kiến thức về tính oxi hoá của brom , tính khử của I- và rèn kĩ năng giải thích hiện tượng thí nghiệm .
Ví dụ 9: Tại sao dây chuyền sản xuất axit clohiđric thường đi liền với công đoạn điện phân muối ăn ?[8]
Hướng dẫn : 
Khí H2 và Cl2 là nguyên liệu để sản xuất axit clohiđric HCl và cũng là sản phẩm của quá trình điện phân dung dịch muối ăn bão hoà NaCl 
 2 NaCl + 2 H2O 2NaOH + Cl2 + H2
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi này khi cho học sinh nghiên cứu phần sản xuất axit HCl và sản xuất khí Clo trong công nghiệp .
Ví dụ 10: Trong công nghiệp sản xuất axit HCl và axit H2SO4 đều dựa theo nguyên tắc ngược dòng , nhưng tại sao đối với axit HCl người ta dùng H2O để hấp thụ khí hiđroclorua HCl còn đối với axit H2SO4 , người ta lại dùng H2SO4 đặc để hấp thụ SO3 . [8]
Hướng dẫn : 
SO3 khi hấp thụ H2O tạo ra “mù” axit sunfuric là những hạt nhỏ . H2SO4 không ngưng tụ thành những giọt lớn để cho ta H2SO4 lỏng mà theo dòng khí bay ra ngoài trời theo ống khói , làm ô nhiễm môi trường và làm cho các thiết bị bị ăn mòn dần . Dùng H2SO4 đặc hấp thụ SO3 tự do tạo ra oleum có công thức hoá học là H2SO4.nSO3 và từ oleum này có thể pha loãng bằng nước tạo dung dịch H2SO4 có nồng độ tuỳ ý :
 H2SO4 + nSO3 H2SO4.nSO3 
 H2SO4.nSO3 + n H2O (n+1) H2SO4
Còn khí HCl hấp thụ vào nước lại cho ta axit HCl , do khí hiđroclorua tan vô hạn trong nước .
Áp dụng : Giáo viên có thể đặt câu hỏi này khi cho học sinh nghiên cứu phần sản xuất axit H2SO4 .
Ví dụ 114: Trong công nghiệp để sản xuất NaOH người ta thường điện ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_hieu_qua_day_va_hoc_mon_hoa_hoc_lop_10_bang_vi.doc
  • docBÌA SKKN MÔN HÓA 2019.doc
  • docPHỤ LỤC SKKN MÔN HÓA 2019.doc