SKKN Sử dụng bài tập gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10 trường THPT Lang Chánh

SKKN Sử dụng bài tập gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10 trường THPT Lang Chánh

Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm, hóa học có rất nhiều khả năng trong việc phát triển những năng lực nhận thức cho học sinh. Nó cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người. Việc vận dụng những kiến thức lý thuyết này vào cuộc sống, việc giải các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn sẽ làm phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, óc sáng kiến, những hứng thú nhận thức, tinh thần vượt khó, tức là những phẩm chất quí báu đối với cuộc sống, lao động sản xuất.

Qua quá trình giảng dạy tại Trường THPT Lang Chánh tôi nhận thấy với hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số, chất lượng đầu vào của học sinh khối 10 rất thấp,đặc biệt ở các môn khoa học tự nhiên nói chung và môn hóa học nói riêng mức độ tiếp thu kiến thức của các em rất chậm, nếu chỉ giảng dạy một cách máy móc theo sách giáo khoa sẽ làm học sinh cảm thấy khô khan, nhàm chán dẫn đến không có hứng thú và chất lượng môn học cũng không đạt kết quả cao, cùng với đó sự thay đổi phương án thi THPT Quốc Gia như hiện nay, số lượng học sinh đang kí thi ,xét Đại học ở ban tự nhiên ngày càng ít, do đó việc làm cho các em yêu thích môn học, tạo được niềm vui, giúp các em thấy được ý nghĩa, tác dụng của các kiến thức khoa học khi biết áp dụng nó vào cuộc sống thông qua việc gắn lý thuyết khoa học với thực tiễn cuộc là một việc cần thiết.

Học sinh khối 10 mới làm quen với môi trường học tập mới, do đó ngay từ đầu tạo cho các em được sự hứng thú, yêu thích đối với môn học sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, đồng thời tạo được nền tảng kiến thức tốt hơn để tiếp tục cho chương trình của các lớp 11, 12.

 

doc 21 trang thuychi01 7201
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng bài tập gắn với thực tiễn nhằm tạo hứng thú học tập môn Hóa học cho học sinh lớp 10 trường THPT Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG BÀI TẬP GẮN VỚI THỰC TIỄN NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH 
 Người thực hiện: 	Đỗ Thị Dung
 Chức vụ: 	Giáo viên
 SKKN thuộc lĩnh vực: 	Hóa học
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
2
1.1. Lí do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
3
2.1.1 Khái niệm về bài tập hóa học ( BTHH)- BTHH gắn vơi thực tiễn:
3
2.1.2. Vai trò, chức năng của BTHH thực tiễn
3
2.2. Thực trạng của học sinh trường THPT Lang Chánh trước khi áp dụng sáng kiến
5
2.3. Các giải pháp áp dụng 
6
2.4. Hiệu quả của của các giải pháp đã áp dụng
16
3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
17
3.1. Kết luận
17
3.2. Kiến nghị
18
Tài liệu tham khảo
19
Danh sách SKKN đã được Hội đồng Sở GD&ĐT đánh giá
20
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Hóa học là một môn khoa học vừa lý thuyết, vừa thực nghiệm, hóa học có rất nhiều khả năng trong việc phát triển những năng lực nhận thức cho học sinh. Nó cung cấp cho học sinh những tri thức khoa học phổ thông, cơ bản về các chất, sự biến đổi các chất, mối liên hệ qua lại giữa công nghệ hóa học, môi trường và con người. Việc vận dụng những kiến thức lý thuyết này vào cuộc sống, việc giải các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn sẽ làm phát triển ở các em tính tích cực, tự lập, óc sáng kiến, những hứng thú nhận thức, tinh thần vượt khó, tức là những phẩm chất quí báu đối với cuộc sống, lao động sản xuất.
Qua quá trình giảng dạy tại Trường THPT Lang Chánh tôi nhận thấy với hầu hết học sinh là người dân tộc thiểu số, chất lượng đầu vào của học sinh khối 10 rất thấp,đặc biệt ở các môn khoa học tự nhiên nói chung và môn hóa học nói riêng mức độ tiếp thu kiến thức của các em rất chậm, nếu chỉ giảng dạy một cách máy móc theo sách giáo khoa sẽ làm học sinh cảm thấy khô khan, nhàm chán dẫn đến không có hứng thú và chất lượng môn học cũng không đạt kết quả cao, cùng với đó sự thay đổi phương án thi THPT Quốc Gia như hiện nay, số lượng học sinh đang kí thi ,xét Đại học ở ban tự nhiên ngày càng ít, do đó việc làm cho các em yêu thích môn học, tạo được niềm vui, giúp các em thấy được ý nghĩa, tác dụng của các kiến thức khoa học khi biết áp dụng nó vào cuộc sống thông qua việc gắn lý thuyết khoa học với thực tiễn cuộc là một việc cần thiết.
Học sinh khối 10 mới làm quen với môi trường học tập mới, do đó ngay từ đầu tạo cho các em được sự hứng thú, yêu thích đối với môn học sẽ giúp các em tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, đồng thời tạo được nền tảng kiến thức tốt hơn để tiếp tục cho chương trình của các lớp 11, 12.
Tuy nhiên, trong các sách giáo khoa hoá học ở Việt Nam, số lượng các bài tập gắn với thực tiễn chưa đa dạng, chưa nhiều, chưa đáp ứng được nhu cầu giải thích những vấn đề liên quan hóa học trong đời sống và sản xuất của GV cũng như học sinh. Học sinh có thể giải thành thạo các bài tập hoá học định tính, định lượng về cấu tạo chất, về sự biến đổi các chất rất phức tạp nhưng khi cần phải dùng kiến thức hoá học để giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tiễn thì các em lại rất lúng túng.
Trên quan điểm đó cùng với sự mong muốn xây dựng được hệ thống bài tập hóa học có chất lượng tốt, góp phần nâng cao chất lượng dạy học hóa học ở trường THPT Lang Chánh, phù hợp với việc đổi mới phương pháp dạy và học, tôi đã chọn đề tài “SỬ DỤNG BÀI TẬP GẮN VỚI THỰC TIỄN NHẰM TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP MÔN HÓA HỌC CHO HỌC SINH LỚP 10 TRƯỜNG THPT LANG CHÁNH”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Tuyển chọn và xây dựng hệ thống các dạng bài tập hoá học trong chương trình hóa học 10- cơ bản chương Halogen, Oxi- Lưu huỳnh, Tốc độ phản ứng- Cân bằng hóa học chủ yếu là các bài tập lý thuyết gắn với các hiện tượng, sự việc trong cuộc sống xung quanh các em, không cần tính toán phức tạp để phù hợp với khả năng của học sinh.
Nghiên cứu cách sử dụng bài tập hoá học gắn với thực tiễn trong quá trình dạy học sao cho có hiệu quả nhất.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu : Bài tập hoá học dạng trắc nghiệm khách quan và bài tập tự luận có nội dung gắn với thực tiễn trong chương V, VI, VIII hóa học 10.
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
Nghiên cứu cơ sở lí luận về tâm lí học, giáo dục học và về bài tập hóa học.
Nghiên cứu thực tiễn:
+ Quan sát sư phạm, sử dụng phương pháp chuyên gia.Thực nghiệm sư phạm.
Phương pháp thống kê toán học dùng để xử lí số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến;
2.1.1 Khái niệm về bài tập hóa học ( BTHH)- BTHH gắn vơi thực tiễn:
BTHH là một dạng bài làm gồm những bài toán, những câu hỏi hay đồng thời cả bài toán và câu hỏi thuộc về hóa học mà trong khi hoàn thành chúng, HS nắm được một tri thức hay kĩ năng nhất định.[8]
BTHH gắn với thực tiễn (BTHH thực tiễn) là những bài tập có nội dung hoá học (những điều kiện và yêu cầu) xuất phát từ thực tiễn. Quan trọng nhất là các bài tập vận dụng kiến thức vào cuộc sống và sản xuất, góp phần giải quyết một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn.[1]
2.1.2. Vai trò, chức năng của BTHH thực tiễn:
Đối với HS, BTHH là phương pháp học tập tích cực, hiệu quả và không có gì thay thế được, giúp HS nắm vững kiến thức hoá học, phát triển tư duy, hình thành kĩ năng, vận dụng kiến thức hoá học vào thực tế đời sống, sản xuất và nghiên cứu khoa học, từ đó làm giảm nhẹ sự nặng nề căng thẳng của khối lượng kiến thức lý thuyết và gây hứng thú say mê học tập cho HS.
Đối với GV, BTHH là phương tiện, là nguồn kiến thức để hình thành khái niệm hoá học, tích cực hoá hoạt động nhận thức của HS trong quá trình dạy học.
BTHH thực tiễn cũng có đầy đủ các vai trò, chức năng của một BTHH. Ngoài ra nó còn có thêm một số tác dụng khác [1].
a) Về kiến thức:
Thông qua giải BTHH thực tiễn, HS hiểu kĩ hơn các khái niệm, tính chất hoá học; củng cố kiến thức một cách thường xuyên và hệ thống hoá kiến thức; mở rộng sự hiểu biết một cách sinh động, phong phú mà không làm nặng nề khối lượng kiến thức của HS.
Bên cạnh đó, BTHH thực tiễn giúp HS thêm hiểu biết về thiên nhiên, môi trường sống, ngành sản xuất hoá học, những vấn đề mang tính thời sự trong nước và quốc tế.
BTHH thực tiễn còn giúp HS bước đầu biết vận dụng kiến thức để lí giải và cải tạo thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.
b) Về kĩ năng:
Việc giải BTHH thực tiễn giúp HS:
Rèn luyện và phát triển cho HS năng lực nhận thức, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề liên quan đến thực tế cuộc sống.
Rèn luyện và phát triển các kĩ năng thu thập thông tin, vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề của thực tế một cách linh hoạt, sáng tạo.
c) Về giáo dục tư tưởng:
Rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, tự giác, chủ động, chính xác, sáng tạo trong học tập và trong quá trình giải quyết các vấn đề thực tiễn.
Thông qua nội dung bài tập giúp HS thấy rõ lợi ích của việc học môn hoá học từ đó tạo động cơ học tập tích cực, kích thích trí tò mò, óc quan sát, sự ham hiểu biết, làm tăng hứng thú học môn hoá học và từ đó có thể làm cho HS say mê nghiên cứu khoa học và công nghệ giúp HS có những định hướng nghề nghiệp tương lai. Ngoài ra, vì các BTHH thực tiễn gắn liền với đời sống của chính bản thân HS, của gia đình, của địa phương và với môi trường xung quanh nên càng góp phần tăng động cơ học tập của HS: học tập để nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và của cộng đồng. Với những kết quả ban đầu của việc vận dụng kiến thức hoá học phổ thông để giải quyết các vấn đề thực tiễn HS thêm tự tin vào bản thân mình để tiếp tục học hỏi, tiếp tục phấn đấu và phát triển.
d) Giáo dục kĩ thuật tổng hợp:
Bộ môn hóa học có nhiệm vụ giáo dục kĩ thuật tổng hợp cho HS, BTHH tạo điều kiện tốt cho GV làm nhiệm vụ này.
Những vấn đề của kĩ thuật của nền sản xuất yêu cầu được biến thành nội dung của các BTHH, lôi cuốn HS suy nghĩ về các vấn đề của kĩ thuật.
BTHH còn cung cấp cho HS những số liệu lý thú của kĩ thuật, những số liệu mới về phát minh, về năng suất lao động, về sản lượng ngành sản xuất hỗn hợp đạt được giúp HS hòa nhịp với sự phát triển của khoa học, kĩ thuật thời đại mình đang sống.
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến:
Để thấy rõ thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN tôi đã tiến hành khảo sát với 4 giáo viên giảng dạy môn Hóa và nhóm 20 HS lớp 10A2 trường THPT Lang Chánh:
Bảng 2.2.1. Khảo sát khả năng, nhu cầu, mong muốn của HS về việc có thể sử dụng BTHH để áp dụng vào cuộc sống, giải thích các hiện tượng, sự việc xảy ra xung quanh các em
Câu hỏi
Vận dụng tốt
Đôi khi
Không
Biết vận dụng
Khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
5,0%
30%
65%
Thường xuyên
Đôi khi
Không
Có tự tham khảo, tìm tòi các bài tập gắn với thực tiễn từ tài liệu khác ngoài SGK không?
5%
10%
85%
Rất cần
Không cần thiết
Có mong muốn thầy cô cung cấp những bài tập gắn với thực tiễn không?
80%
20%
Bảng 2.2.2. Mức dộ sử dụng BTHH gắn với thực tiễn của giáo viên
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Đôi khi
Không sử dụng
Khi dạy bài mới
5,36%
25,71%
53,57%
15,36%
Luyện tập, củng cố, tổng kết
10,71%
18,57%
53,57%
17,14%
Kiểm tra- đánh giá
12,50%
15,00%
51,79%
20,71%
Hoạt động ngoại khóa
23,21%
25,71%
21,43%
29,64%
Bảng 2.2.3. Mức độ sử dụng BTHH gắn với thực tiễn theo mức độ nhận thức của học sinh
Rất thường xuyên
Thường xuyên
Đôi khi
Không sử dụng
Chỉ yêu cầu HS tái hiện kiến thức để trả lời câu hỏi lí thuyết.
10,71%
28,57%
53,57%
7,14%
Yêu cầu HS vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết.
12,50%
25,00%
51,79%
10,71%
Nhận xét:
- Về phía học sinh: Các em rất hứng thú và mong muốn có thể sử dụng những kiến thức mình được học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn, tuy nhiên do năng lực nhận thức, khả năng tự học, tự nghiên cứu còn yếu nên học sinh chưa có khả năng vận dụng
- Giáo viên: Đa số các GV đều có sử dụng BTHH gắn với thực tiễn trong dạy học. Nhưng việc đưa dạng bài tập này vào trong dạy học chưa thường xuyên, tập trung chủ yếu các hoạt động ngoại khóa.
Dạng bài tập đưa vào chủ yếu ở mức độ tái hiện kiến thức và vận dụng kiến thức để giải thích được các sự kiện, hiện tượng của câu hỏi lí thuyết (mức độ 1 và 2). Còn ở mức độ cao hơn thì ít sử dụng.
Các thầy cô giáo có đưa ra những lí do vì sao ít hoặc không sử dụng BTHH gắn với thực tiễn trong dạy học. Đó là:
Không có nhiều tài liệu
Mất nhiều thời gian tìm kiếm tài liệu 
Trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu có nhiều câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn 
Lí do khác: + Thời lượng tiết học ngắn, không cho phép đưa nhiều kiến thức bên ngoài vào bài dạy.
Trình độ của HS còn hạn chế.
Các đề thi tuyển sinh có hỏi về vấn đề này nhưng quá ít, chương trình quá nặng nề, dạy không kịp chương trình.
Chỉ sử dụng khi nội dung bài học có liên quan.
Mất nhiều thời gian, nếu HS chỉ làm dạng bài tập này thì không còn nhiều thời gian cho các dạng khác.
GV ít liên hệ kiến thức hóa học với thực tế. Do cách thi cử có ảnh hưởng quan trọng tới cách dạy vì trong các kì kiểm tra, kì thi không yêu cầu có nhiều câu hỏi có nội dung gắn với thực tiễn. Do vậy, đa số GV chỉ đưa những kiến thức hóa học thực tiễn vào các hoạt động ngoại khóa, còn những tiết học tuyền thụ kiến thức mới thì ít đưa vào hoặc tiết luyện tập, ôn tập, tổng kết chuẩn bị cho các kì kiểm tra thì GV chỉ tập trung các kĩ năng khác có nội dung thuần túy hóa học để có thể đáp ứng được yêu cầu của bài kiểm tra.
Thời gian dành cho tiết học không nhiều do đó giáo viên không có cơ hội đưa những kiến thức thực tế vào bài học.
Năng lực vận dụng kiến thức hoá học để giải thích những tình huống xảy ra trong thực tế của HS còn hạn chế.
Vốn hiểu biết thực tế của HS về các hiện tượng có liên quan đến hóa học trong đời sống hàng ngày còn
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề:
- Sưu tầm tài liệu để xây dựng hệ thống bài tập hóa học thực tiễn theo từng chương của chương trình hóa học lớp 10.
- Phân loại thành các dạng bài tập theo ( 2.1.3)
- Vận dụng từng bài tập vào quá trình dạy học cụ thể tại lớp 10A2, 10A3 năm học 2016-2017
Dựa trên các yêu cầu,các bước xây dựng bài tập hóa học gắn với thực tiễn phù hợp với khả năng của đối tượng học sinh khối 10 trường THPT Lang Chánh tôi đã xây dựng hệ thống bài tập gắn với thực tiễn sau. 
2.3.1. Hệ thống bài tập gắn với thực tiễn trong chương trình hóa học lớp 10 NHÓM HALOGEN:
Câu 1: Một lượng nhỏ khí clo có thể làm nhiễm bẩn không khí trong phòng thí nghiệm. Hãy tìm cách để loại bỏ lượng khí clo đó.
HD: Để loại bỏ lượng khí clo đó, có thể phun dung dịch NH3 vào không gian phòng thí nghiệm. Phương trình hóa học:
3Cl2 + 8NH3N2 + 6NH4Cl
Câu 2: Tại sao nước clo có tính tẩy màu, sát trùng và khi để lâu lại mất đi những tính chất này?
HD: Nước clo có tính tẩy màu, sát trùng vì khi tan trong nước, một phần clo tác dụng với nước theo phản ứng:
Cl2 + H2OHCl + HClO
HClO là một chất oxi hóa mạnh, có thể tẩy màu và sát trùng.
Tuy nhiên, nếu để lâu trong không khí, chất này sẽ bị phân hủy theo phương trình hóa học sau nên không còn khả năng tẩy màu và sát trùng.
2HClO2HCl + O2
Câu 3: Hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn Cl2.
Nếu lượng clo trên chỉ được điều chế từ NaCl thì cần ít nhất bao nhiêu tấn NaCl?
Biết 1 m3 clo lỏng nặng 1400 kg, hãy tính thể tích clo lỏng tương ứng với 45 triệu tấn nói trên.
Thể tích clo lỏng nhỏ hơn bao nhiêu lần so với thể tích clo khí ở điều kiện tiêu chuẩn với cùng một khối lượng?
Người ta thường kết hợp điều chế clo với điều chế xút. Viết phương trình hóa học xảy ra.
HD: a) 74,155 triệu tấn; b) 32,14.109 lit;
Câu 4: Dùng clo để khử trùng nước sinh hoạt là một phương pháp rẻ tiền và dễ sử dụng. Tuy nhiên cần phải thường xuyên kiểm tra nồng độ clo dư ở trong nước bởi vì lượng clo dư nhiều sẽ gây nguy hiểm cho con người và môi trường. Cách đơn giản để kiểm tra lượng clo dư là dùng kali iotua và hồ tinh bột. Hãy nêu hiện tượng của quá trình kiểm tra này và viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra (nếu có).
HD: Cho nước máy đã xử lí bằng clo vào ống nghiệm chứa dung dịch KI không màu, thêm 1 ml hồ tinh bột. Nếu nước máy còn dư clo, hồ tinh bột sẽ chuyển sang màu xanh, chứng tỏ có iot tự do được tạo ra do phản ứng:
Cl2 + 2KI2KCl + I2
Câu 5: Axit clohidric (HCl) có vai trò như thế nào đối với cơ thể?
HD: HCl có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trong dich vị dạ dày của người có HCl với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001 ml/l. Ngoài việc hoà tan các muối khó tan, HCl còn là chất xúc tác cho các phản ứng thuỷ phân các gluxit (đường, tinh bột) và chất protein (chất đạm) thành các chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
Lượng HCl trong dịch vị dạ dày nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều mắc bệnh. Khi trong dich vị dạ dày HCl có nồng độ nhỏ hơn 0.00001 ml/l ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ lơn hơn 0.001ml/l ta mắc bênh ợ chua.
Câu 6:Trong y học, dược phẩm Nabica (NaHCO3) dùng để trung hòa bớt lượng HCl dư trong dạ dày. Tính thể tích dung dịch HCl 0,035M (nồng độ axit trong dạ dày) được trung hòa và thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra khi uống 0,336 g NaHCO3.
HD: ĐS: VHCl = 1,14.10-1 lit, VCO2 = 8,96.10-2 lit
	Câu 7 : Clorua vôi và nước Giaven đều có tính oxi hóa mạnh nên thường được dùng để tẩy trắng và sát trùng. Nhưng tại sao clorua vôi lại được dùng rộng rãi hơn nước Giaven?
HD: Clorua vôi lại được dùng rộng rãi hơn nước Giaven vì clorua vôi rẻ tiền hơn và hàm lượng hipoclorit cao hơn.
	Câu 8: Nguyên nhân gây ngộ độc cơ quan hô hấp của các khí và hơi halogen có giống với nguyên nhân tẩy màu các chất hữu cơ của chúng không?
HD: Cùng một nguyên nhân: trong dung dịch nước (dịch tế bào của mô bì) có cân bằng:
X2 + H2O HX + HXO
Các axit hipohalogennơ HXO do có mặt nguyên tố X có số oxi hóa +1 kém bền dễ nhận electron để chuyển hóa về số oxi hóa -1 bền hơn nên chúng oxi hóa mô biểu bì (là chất khử hữu cơ) hoặc các chất hữu cơ có màu dẫn đến phá hủy chúng
Câu 9: Brom rất độc. Khi làm thí nghiệm với brom chẳng may làm đổ brom lỏng xuống bàn, hãy tìm cách khử độc brom để bảo vệ môi trường.
HD: Đổ nước vôi vào chỗ có brom lỏng. 
Câu 10: Brom lỏng là chất độc hại, khi dây vào da nó làm bỏng rất sâu và nặng. Khi bị nước brom dây vào tay cần rửa ngay bằng chất nào sau đây?
A. Nước.
B. Dung dịch amoniac loãng.
C. Dung dịch giấm ăn.
D. Dung dịch xút loãng.
HD: đáp án B do dd amoniac phản ứng brom lỏng
Câu 11: Theo tính toán của các nhà khoa học, mỗi ngày cơ thể người cần được cung cấp 1,5.10-4 g nguyên tố iot. Nếu nguồn cung cấp chỉ là KI thì khối lượng KI cần dùng cho một người trong một ngày là bao nhiêu?
HD: Khối lượng KI cần dùng cho một người trong một ngày là 1,96 .10-4 g.
 Câu 12:Làm thế nào để khắc trạm các hình vẽ, hoa văn lên thuỷ tinh?
HD: Thuỷ tinh là vật liệu cứng và trơn, rất khó có thể dùng trạm khắc thông thường để tạo các hình vẽ, hoa văn một cách chính xác. Để làm được điều đó phải sử dụng axit flohydric(HF), một loại axit ăn mòn thuỷ tinh rất mạnh. Trước tiên, tráng một lớp parafin lên bề mặt thuỷ tinh rồi cẩn thận dùng lưỡi chạm để khắc vẽ các hoa văn trên lớp parafin sao cho để lộ chúng đến bề mặt thuỷ tinh. Sau đó dùng axit flohydric phủ lên bề mặ parafin để cho ăn mòn các nét vẽ, điều này cuối cùng sẽ tạo các hoa văn trên bề mặt thuỷ tinh.
Câu 13: Người ta thường sát trùng nước máy bằng khí clo. Tính diệt khuẩn của clo trong nước là do
A. clo rất độc nên có tính diệt khuẩn.
B. clo có tính oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn.
C. clo tác dụng với nước tạo ra HClO là chất oxi hóa mạnh nên có khả năng diệt khuẩn.
D. clo tác dụng với nước tạo ra HCl là axit mạnh nên có khả năng diệt khuẩn. 
Câu 14: Theo tÝnh to¸n cña c¸c nhµ khoa häc, ®Ó phßng bÖnh b­íu cæ vµ mét sè bÖnh kh¸c, mçi ng­êi cÇn bæ sung 1,5.10 -4g nguyªn tè iot mçi ngµy. NÕu l­îng iot ®ã chØ®­îc bæ sung tõ muèi iot (cã 25 gam KI trong1 tÊn muèi ¨n ) th× mỗi ng­êi cÇn ¨n bao nhiªu muèi iot mỗi ngµy?
HD: Khối lượng KI cần dùng cho một người trong một ngày là 1,96 .10-4 g.
Câu 15: Tại sao khi luộc rau muống người ta thường cho thêm một ít muối ăn
HD: Dưới áp suất khí quyển 1atm thì nước sôi ở 100oC. Nếu cho thêm một ít muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn 100oC. Khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin.
Câu 16: Tại sao phải ăn muối iôt
 HD: Trong cơ thể con người có tồn tại một lượng iot tập trung ở tuyến giáp trạng. Ở người trưởng thành lượng iot này khoảng 20-50mg.Hàng ngày ta phải bổ sung lượng iot cần thiết cho cơ thể bằng cách ăn muối iot. Iôt có trong muối ăn dạng KI và KIO3. Nếu lượng iot không cung cấp đủ thì sẽ dẫn đến tuyến giáp trạng sưng to thành bướu cổ, nặng hơn là đần độn, vô sinh và các chứng bệnh khác.
2.3.2 NHÓM OXI:
Câu 1: Vì sao ban đêm không nên để nhiều cây xanh trong nhà?
	HD: Do ban đêm không có ánh sáng cây không quang hợp, chỉ hô hấp nên hấp thụ khí O2 và thải ra khí CO2 làm trong phòng thiếu O2 và quá nhiều CO2.
Ban ngày do có ánh sáng mặt trời nên cây quang hợp, hấp thụ khí CO2 và giải phóng ra khí O2.
6nCO2 + 5nH2O
 (C6H10O5)n + 6nO2
Câu 2: Tại sao khi điều chế khi occi trong phòng thí nghiệm người ta phải úp ngược bình thu khí vào chậu nước?
HD: Dựa vào tính chất vật lí của Oxi là tan ít trong nước và nặng hơn không khí
	Câu 3: Vì sao khi sử dụng máy photocopy phải chú ý đến việc thông gió?
HD: Khi máy photocopy hoạt động thường xảy ra hiện tượng phóng điện cao áp nên có thể sinh ra khí ozon. Khí ozon khi có nông độ cao sẽ rất nguy hiểm cho sức khoẻ, gây tổn hại cho đại não, gây đột biến, ung thư,...
Câu 4: Trong CN Oxi được sản xuất từ oxi không khí, câu nào sau đây không đúng
A. Không khí sau khi đã loại bỏ CO2 và hơi nước được hóa lỏng dưới áp suất 200 atm
B. Chưng cất phân đoạn không khí lỏng thu được Oxi ở -1830C
C. Oxi thu được vận chuyển trong bình thép dưới áp suất 200 atm
D. Trong công nghiệp oxi được điều chế bằng cách chưng cất phân đoạn không khí lỏng. 
Câu 5: Một thanh sắt để trong không khí ẩm một thời gian không còn nhẵn bóng mà

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_bai_tap_gan_voi_thuc_tien_nham_tao_hung_thu_hoc.doc