SKKN Một số kinh nghiệm dạy tiết văn bản "Cây tre Việt Nam" trong chương trình Ngữ văn lớp 6 theo hoạt động học của học của học sinh

SKKN Một số kinh nghiệm dạy tiết văn bản "Cây tre Việt Nam" trong chương trình Ngữ văn lớp 6 theo hoạt động học của học của học sinh

A.Komsxki từng nói: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhân cách phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách. Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. Quả đúng như vậy, tại Điều 5 Chương I “Luật Giáo dục” Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý thức vươn lên [1]. Ngày nay trước sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thì yêu cầu đổi mới toàn diện trong giáo dục là một nhu cầu tất yếu, mang tính chiến lược nhằm: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giáo dục, tại nghị quyết số 29-NQ/ TW ngày 4/11/ 2013 của hội nghi Trung ương 8 khóa XI đã nêu ra vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ của Đảng, nhà nước và của nhân dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Hội nghị đã xác định đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, trong đó có đổi mới phương pháp dạy- học môn Ngữ văn. [2].Bởi qua môn Ngữ văn học sinh được hòa nhập một cách tích cực,chủ động với môi trường xã hội hiện tại và tương lai. Học sinh được cung cấp những phương pháp và tiếp nhận văn học, thực hành bằng giao tiếp chuẩn tiếng Việt, đồng thời có khả năng thâm nhập các lĩnh vực văn hóa, xã hội khác, để tự tin trước cuộc sống, biết ứng xử tích cực trong mọi hoàn cảnh.

Không những thế, Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm rất được quan tâm trong những năm qua. Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh được xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả, chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm sang lấy học sinh làm trung tâm là một xu hướng tất yếu có tính lịch sử. Với các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng đổi mới dạy học đã trở thành vấn đề cấp thiết và điểm mấu chốt của môn Ngữ văn tập trung trong hai chữ “Tích hợp”: tích hợp và tích cực. Có “tích cực” mới phát huy tốt tính chất tích hợp, qua tích hợp học sinh càng tích cực hơn.

 

doc 22 trang thuychi01 12602
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy tiết văn bản "Cây tre Việt Nam" trong chương trình Ngữ văn lớp 6 theo hoạt động học của học của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề................................................................................................1
1.2. Mục đích đề tài.............................................................................................2
1.3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................2
1.4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................ 2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận: ................................................................................................2
2.2. Thực trạng vấn đề........................................................................................3
2.3. Các giải pháp sử dụng và giải quyết vấn đề ............................................. 5
2.4. Giáo án minh họa
2.5. Hiệu quả sáng kiến kin h nghiệm .............................................................18
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận..........................................................................................................20
2. Kiến nghị........................................................................................................20
Tài liệu tham khảo............................................................................................21
1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1.Lí do chọn đề tài
A.Komsxki từng nói: “Giáo dục có mục đích đánh thức năng lực nhân cách phán đoán đúng đắn, phát triển nhân cách... Hãy tìm ra phương pháp cho phép giáo viên dạy ít hơn, học sinh học nhiều hơn”. Quả đúng như vậy, tại Điều 5 Chương I “Luật Giáo dục” Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng lòng say mê học tập và ý thức vươn lên [1]. Ngày nay trước sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ thì yêu cầu đổi mới toàn diện trong giáo dục là một nhu cầu tất yếu, mang tính chiến lược nhằm: “Giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của giáo dục, tại nghị quyết số 29-NQ/ TW ngày 4/11/ 2013 của hội nghi Trung ương 8 khóa XI đã nêu ra vấn đề đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là nhiệm vụ của Đảng, nhà nước và của nhân dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội. Hội nghị đã xác định đổi mới căn bản toàn diện giáo dục là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, trong đó có đổi mới phương pháp dạy- học môn Ngữ văn. [2].Bởi qua môn Ngữ văn học sinh được hòa nhập một cách tích cực,chủ động với môi trường xã hội hiện tại và tương lai. Học sinh được cung cấp những phương pháp và tiếp nhận văn học, thực hành bằng giao tiếp chuẩn tiếng Việt, đồng thời có khả năng thâm nhập các lĩnh vực văn hóa, xã hội khác, để tự tin trước cuộc sống, biết ứng xử tích cực trong mọi hoàn cảnh.
Không những thế, Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích cực lấy học sinh làm trung tâm rất được quan tâm trong những năm qua. Phát huy tính tích cực trong học tập của học sinh được xem như một nguyên tắc dạy học đảm bảo chất lượng và hiệu quả, chuyển từ lấy giáo viên làm trung tâm sang lấy học sinh làm trung tâm là một xu hướng tất yếu có tính lịch sử. Với các môn học nói chung và môn Ngữ văn nói riêng đổi mới dạy học đã trở thành vấn đề cấp thiết và điểm mấu chốt của môn Ngữ văn tập trung trong hai chữ “Tích hợp”: tích hợp và tích cực. Có “tích cực” mới phát huy tốt tính chất tích hợp, qua tích hợp học sinh càng tích cực hơn.
Ngữ văn là môn học nghệ thuật, đặc biệt là văn học. Văn học dùng chất liệu hiện thực kết hợp nghệ thuật ngôn từ để phản ánh hiện thực, thể hiện tư tưởng tình cảm của tác giả. Vì vậy, dạy văn học là khai thác nghệ thuật ngôn từ để làm rõ nội dung hiện thực và tư tưởng tình cảm của tác giả. Từ đó, dạy văn học người giáo viên phải đảm bảo được đặc điểm trên của môn học: phải giúp học sinh thấy được cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm qua đó cảm nhận được điều nhà văn muốn gửi đến người đọc. Mặt khác, thông qua việc học những tiết văn học, giáo viên cần rèn luyện cho học sinh kĩ năng tự khám phá, cảm thụ một tác phẩm văn học, giúp các em có khả năng giao tiếp đạt hiệu quả. 
Tuy nhiên, dạy học Ngữ văn không dễ như một số người lầm tưởng - đặc biệt là khi dạy tác phẩm bút kí giàu chất trữ tình, để chuyển tải hết được cái hay và những dụng ý nghệ thuật của tác giả đến học sinh lứa tuổi THCS không hề dễ. Nguyên nhân thì nhiều song theo tôi trước hết là do một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với bài giảng, chưa biết cách khơi gợi, tổ chức hướng dẫn cho học sinh cách khai thác và cách cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm . Mặt khác, trong quá trình tổ chức hướng dẫn học sinh tiếp cận văn bản còn lúng túng chủ yếu dạy theo kiểu truyền thụ một chiều: giáo viên hỏi - học sinh trả lời nên giờ học diễn ra trong một không khí đơn điệu, nhàm chán. Vì thế, có thể nói chất lượng dạy - học ở một số văn bản đặc biệt là ở thể bút kí chưa đáp ứng đúng được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy theo hướng tích cực. Đó là những khó khăn cơ bản trong thực tiễn cản trở việc dạy học khiến cá nhân tôi rất băn khoăn trăn trở. Xuất phát từ thực tế đó nên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm dạy tiết văn bản "Cây tre Việt Nam" trong chương trình Ngữ văn lớp 6 theo hoạt động học của học của học sinh" để nghiên cứu.
1.2.Mục đích của đề tài
Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 6 nhiều năm. Qua nhiều lần dự giờ thăm lớp đồng nghiệp và bằng quá trình suy nghĩ, tích luỹ của mình tôi cũng mạnh dạn đưa ra “Một số kinh nghiệm dạy tiết văn bản "Cây tre Việt Nam" trong chương trình Ngữ văn lớp 6 theo hoạt động học của học sinh” nhằm mục đích tháo gỡ một phần những lúng túng, khó khăn mà giáo viên thường mắc phải trong quá trình tổ chức dạy học văn bản “ Cây Tre Việt Nam” (Thép Mới) tiết 109, 110- Ngữ văn 6, Tập 2. Từ đó kích thích niềm say mê, hứng thú học tập văn bản ở các em học sinh, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn nói chung và phần văn bản nói riêng.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là sử dụng một số giải pháp cơ bản để tổ chức hiệu quả các hoạt động dạy học Văn bản “ Cây Tre Việt Nam” (Thép Mới ) Chương trình Ngữ Văn lớp 6 - THCS 
1.4. Phương pháp nghiên cứu: 
- Xây dựng cơ sở lí thuyết.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp thống kê, sử lí số liệu
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
 Chương trình Giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Quyết đinh số 16/2006/QĐ-BGD-ĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã 
nêu ra phương pháp dạy học trong các nhà trường phổ thông là: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến ttình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho học sinh”[3].
Đổi mới dạy học phải phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo trong học tập của học sinh với các môn học nói chung và phương pháp dạy học văn nói riêng là một khoa học vì nó không chỉ quan tâm nghiên cứu tác phẩm văn chương mà quan trọng hơn phải tìm hiểu dạy học văn chương để làm gì. Khoa học về phương pháp dạy học văn vừa phải tiếp tục đi sâu vào bản chất của văn học, vừa phải khám phá sức mạnh tác động xã hội thẩm mĩ đến nhân cách học sinh.
Có thể khẳng định rằng trong những năm gần đây, việc dạy học môn Ngữ văn ở trường THCS đã có những biến chuyển tích cực, người giáo viên đã thực sự đổi mới phương pháp dạy học, chú ý đến sự tiếp nhận và vận dụng kiến thức, kĩ năng thực hành của học sinh. Giờ học Ngữ văn đã có "chất văn” hơn.
Tuy nhiên, trong thực tế việc dạy Ngữ văn - phần văn xuôi- kí ở các nhà trường theo quan điểm tích cực và tích hợp còn nhiều điều đáng nói. Một số giáo viên trong khi giảng dạy còn chưa thật sự chú ý đến đặc trưng bộ môn, dạy học chưa bám theo thể loại mà người giáo viên chỉ chú trọng và nặng về cung cấp kiến thức đơn thuần nên họ dạy theo kiểu truyền thụ một chiều: giáo viên hỏi - học sinh trả lời. Như thế giờ học trở nên nhàm chán, tẻ nhạt, khô khan cứng nhắc, thiếu cảm hứng, thiếu sự đồng cảm với nhà văn, nhà thơ. Từ đó, học sinh nảy sinh tâm lí chán và ngại học môn Ngữ văn. Trong khi đó tác phẩm văn chương như là một món ăn tinh thần mà giáo viên là người chế biến và phục vụ còn học sinh là thực khách. Khách ăn có ngon hay không – tâm hồn người thưởng thức có lâng lâng, rung động, say sưa hay không – là do ở người chế biến, phục vụ. Cùng là một tác phẩm văn học nếu người giáo viên biết cách khai thác, hướng dẫn, diễn giảng đúng chỗ, đúng lúc thì học sinh sẽ rung động, khắc sâu, yêu thích và nhớ mãi. 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 
Nhà văn hoá lớn của nhân loại Lê-nin từng nói: "Văn học là nhân học". Vậy mà một thực trạng đáng lo ngại là học sinh bây giờ không còn thích học văn. Thực trạng này lâu nay đã được báo động. Ban đầu chỉ đơn thuần là những lời than thở với nhau của những người trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn và nay đã trở thành vấn đề của báo chí và dư luận. Ai đã trực tiếp dạy và chấm bài làm văn của học sinh trong những năm gần đây mới thấy cần thiết phải có những thay đổi về phương pháp dạy văn và học văn hiện nay. Qua công tác giảng dạy cũng như chấm trả các bài kiểm tra Ngữ văn của các em, tôi nhận thấy có rất nhiều những biểu hiện thể hiện tâm lý chán, không thích học môn Ngữ văn của học sinh. Thực tế này có nhiều nguyên nhân song tập trung vào một số nguyên nhân cơ bản như sau: 
2.2.1 Về phía giáo viên
Đa số giáo viên đều có tình yêu nghề, mến trẻ, tận tụy với công tác giảng dạy, chăm lo quan tâm đến học sinh. Tuy nhiên, vẫn còn những mặt hạn chế sau: 
Thứ nhất là một số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm xúc ẩn sau mỗi trái tim người học; khi lên lớp, một số giáo viên còn lúng túng bị động trong phương pháp tổ chức, hướng dẫn học sinh học tập. Hơn nữa, một bộ phận giáo viên cũng chưa thật chuyên sâu kiến thức của một số môn học khác như: Lịch sử, GDCD... để hỗ trợ thêm kiến thức khi dạy môn Ngữ văn. Mặt khác, khi giảng dạy một số giáo viên chưa thực sự quan tâm tới mọi đối tượng học sinh trong lớp, chưa có hệ thống câu hỏi phù hợp cho mọi đối tượng - đặc biệt là học sinh yếu kém nên dẫn đến chất lượng dạy học môn Ngữ văn chưa cao.
 Thứ hai là sách hướng dẫn, tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học phục vụ công tác giảng dạy môn Ngữ văn lại không nhiều. Việc sử dụng đồ dùng dạy học, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết học còn hạn chế nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn trong những năm qua.
2.2.2 Về phía học sinh
Trước hết là do học sinh thờ ơ với môn Ngữ văn. Những năm gần đây, nhiều người quan tâm đến công tác giáo dục không khỏi lo ngại trước một thực trạng, đó là tâm lý thờ ơ với việc học môn Ngữ văn ở các trường THCS và các trường THPT. Điều đáng buồn nhất cho các giáo viên dạy văn là nhiều học sinh có năng khiếu văn cũng không muốn tham gia đội tuyển môn Ngữ văn chỉ vì các em ngại viết, phải viết dài, phải nhớ nhiều, học môn văn thì sẽ thi được ít trường, cơ hội xin việc làm khó... Có lẽ vì thế nên các em dành nhiều thời gian cho các môn học khác - chủ yếu là các môn khoa học tự nhiên. Thực tế, phần lớn phụ huynh khi đã định hướng cho con mình sẽ thi khối A thì chỉ chủ yếu chú trọng ba môn: Toán, Lý, Hóa còn các môn học khác thì xem nhẹ - trong đó có môn Ngữ văn. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến nhận thức của các em về môn Ngữ văn. 
Mặt khác do khả năng trình bày của một bộ phận học sinh còn yếu. Một số em học sinh cách nói năng, cách diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu... còn lúng túng, vụng về, chưa rõ ràng, chưa chính xác. Khi đọc, chấm một bài làm văn của các em viết giáo viên chúng ta có thể dễ dàng nhận ra những lỗi sai cơ bản như: dùng từ đặt câu sai, viết chính tả sai, bố cục chưa rõ ràng và lời văn lủng củng, thiếu logic... Đặc biệt, có những bài văn diễn đạt ngô nghê, tối nghĩa. Vì thế nên kết quả điểm bài làm chưa cao khiến các em nảy sinh tâm lí chán nản, không cố gắng; một số em sau khi được giáo viên sửa lỗi và góp ý trong bài làm của mình muốn cố gắng thay đổi vươn lên nhưng kiến thức hổng, mất gốc... không biết phải bắt đầu từ đâu nên các em lại buông xuôi, phó mặc. Đây là một thực trạng đã trở nên phổ biến và thậm chí là đáng báo động trong xã hội ta. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học bộ môn Ngữ văn trong những năm qua.
2.2.3. Tình hình địa phương
Tuy là địa bàn thị trấn, nhưng Thị trấn Quảng Xương kinh tế của một số hộ gia đình còn khó khăn; một số em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt như cha mẹ li hôn hoặc đi làm ăn xa để các em ở với ông bà nên ít có thời gian quan tâm, kèm cặp, uốn nắn con em mình một cách sát sao, kịp thời; một bộ phận khác còn phải phụ giúp gia đình làm kinh tế ngoài giờ lên lớp vì vậy quỹ thời gian để các em dành cho học tập là rất hạn chế. Hơn nữa do đời sống văn hóa tinh thần ngày một nâng cao, nhu cầu giải trí như xem ti vi, các trò chơi điện tử, các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều đang lan tràn, xâm nhập vào môi trường học đường khiến cho một số em chưa có ý thức học tập dễ bị lôi cuốn, sao nhãng, bê trễ việc học tập.
Qua việc khảo sát thực trạng, chất lượng bài làm của học sinh như sau:
Lớp
Sĩ số
Điểm Yếu- kém
Điểm TB
Điểm khá, giỏi
SL
%
SL
%
SL
%
6A
35
15
42.8%
12
34,2%
8
23%
6B
32
13
40,6%
13
40,6%
6
18,8%
Th«ng qua kÕt qu¶ bµi làm kiểm tra của học sinh, t«i nhËn thÊy r»ng kh¶ n¨ng cảm thụ về tác phẩm văn học, đặc biệt là tác phẩm truyện kí của học sinh còn rất hạn chế, ®©y chÝnh lµ thö th¸ch rÊt lín ®èi víi gi¸o viªn trong quá trình giúp học sinh lĩnh hội kiến thức văn bản “ Cây tre Việt Nam” nói riêng và các văn bản truyện kí nói chung. KÕt qu¶ ấy ®ßi hái ph¶i cã sù nç lùc cè g¾ng rÊt nhiÒu cña gi¸o viªn vµ häc sinh trong n¨m häc nµy. Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau.
2.3. Các giải pháp thực hiện đề tài 
2.3.1. Cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống: các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, đàm thoại, luyện tập luôn quan trọng. Đổi mới không có nghĩa là loại bỏ phương pháp này mà cần bắt đầu bằng việc cải tiến để nâng cao hiệu quả và hạn chế nhược điểm của chúng. Giáo viên dạy Ngữ văn trước hết cần nắm vững yêu cầu và sử dụng thành thạo các kỹ thuật (Mảnh ghép, Khăn phủ bàn, Sơ đồ tư duy) trong việc chuẩn bị cũng như tiến hành bài lên lớp, làm sao phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh trong giờ dạy văn bản nhất là tiết Cây tre Việt Nam.
2.3.2. Kết hợp đa dạng phương pháp dạy học: không có một phương pháp dạy học toàn năng phù hợp với mọi mục tiêu và nội dung. Mỗi phương pháp và hình thức dạy học có những ưu, nhược điểm và giới hạn sử dụng riêng. Vì vậy việc phối hợp đa dạng phương pháp và hình thức trong tiết dạy học văn bản là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực và nâng cao chất lượng dạy học văn bản. Nhất là với học sinh lớp 6 khí các em quen với phương pháp của cấp Tiểu học.
2.3.3. Vận dụng dạy học giải quyết vấn đề: dạy học giải quyết vấn đề là quan điểm dạy học nhằm phát triển năng lực tư duy, khả năng nhận biết và giải quyết vấn đề. Học sinh được đặt trong một tình huống có vấn đề của một tiết văn bản, chứa đựng mâu thuẫn nhận thức. Thông qua việc giải quyết vấn đề, học sinh lĩnh hội tri thức, kỹ năng và phương pháp nhận thức. Dạy học giải quyết vấn đề là con đường cơ bản để phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh, có thể áp dụng trong nhiều hình thức dạy học với mức độ tự lực của học sinh lớp 6.
2.3.4. Dạy học định hướng hoạt động học trong tiết văn bản: là quan điểm dạy học nhằm làm cho các hoạt động trí óc và chân tay kết hợp chặt chẽ. Học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập và hoàn thành sản phẩm hành động, có sự kết hợp linh hoạt giữa hoạt động trí tuệ và tay chân. Đây là quan điểm dạy học tích cực hoá và tiếp cận toàn thể. Vận dụng dạy học định hướng hành động có ý nghĩa quan trọng cho việc thực hiện nguyên lý giáo dục kết hợp lý thuyết với thực tiễn, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
2.3.5. Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin hỗ trợ dạy học trong tiết Cây tre Việt Nam: phương tiện có vai trò quan trọng trong đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan. Hiện nay, việc trang bị các phương tiện dạy học mới cho các trường phổ thông từng bước được tăng cường. Tuy nhiên các phương tiện dạy học tự làm của giáo viên luôn có ý nghĩa quan trọng, cần được phát huy đặc biệt trong tiết văn bản.
2.3.6. Sử dụng kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo: kỹ thuật dạy học là cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các tình huống nhỏ của từng văn bản, nhằm thực hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kỹ thuật là đơn vị nhỏ nhất của phương pháp dạy học. Có kỹ thuật dạy học chung, có kỹ thuật đặc thù của từng phương pháp.
2.3.7. Chú trọng các phương pháp dạy học đặc thù bộ môn Ngữ văn (theo từng phân môn): phương pháp có mối quan hệ biện chứng với nội dung dạy học. Bên cạnh phương pháp chung có thể sử dụng cho nhiều bộ môn thì việc dùng phương pháp dạy học đặc thù có vai trò quan trọng trong dạy bộ môn. Nhất là phân môn đọc văn(văn bản). 
2.3.8. Bồi dưỡng phương pháp học tập tích cực cho học sinh: phương pháp học tập một cách tự lực đóng vai trò quan trọng trong việc tích cực hoá, phát huy tính sáng tạo của học sinh trong quá trình cảm thụ một văn bản văn học. Có những phương pháp nhận thức chung như thu thập, xử lý, đánh giá thông tin, tổ chức làm việc, làm việc nhóm. Bằng nhiều hình thức, cần luyện tập cho học sinh các phương pháp học tập chung và phương pháp học tập bộ môn.
2.3.9. Phương pháp hoạt động nhóm (áp dụng kỹ thuật khăn phủ bàn): Lớp học được chia thành từng nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tuỳ mục đích, yêu cầu của tiết văn bản, các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy trì ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học, được giao cùng một nhiệm vụ hay những nhiệm vụ khác nhau.Nhóm tự bầu nhóm trưởng nếu thấy cần. Trong nhóm có thể phân công mỗi người một phần việc. Trong nhóm nhỏ, mỗi thành viên đều phải làm việc tích cực, không thể ỷ lại vào một vài người hiểu biết và năng động hơn. Các thành viên trong nhóm giúp đỡ nhau tìm hiêu vấn đề nêu ra trong không khí thi đua với các nhóm khác. Kết quả làm việc của mỗi nhóm sẽ đóng góp vào kết quả học tập chung của cả lớp. Để trình bày kết quả làm việc của nhóm trước toàn lớp, nhóm có thể cử ra một đại diện hoặc phân công mỗi thành viên trình bày một phần nếu nhiệm vụ giao cho nhóm là khá phức tạp.
2.3.10. Phương pháp đóng vai: đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định.
- Học sinh được rèn luyện thực hành những kỹ năng ứng xử và bày tỏ thái độ trong môi trường an toàn trước khi thực hành trong thực tiễn.
- Gây hứng thú và chú ý cho học sinh
- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo chuẩn mực hành vi đạo đức và chính trị – xã hội
Bên cạnh đó để khắc phục những tồn trong phần thực trạng và có được một tiết giảng văn hay, hấp dẫn, thu hút được các em học sinh - đặc biệt là khi dạy tác phẩm kí - trong quá trình soạn bài, chuẩn bị hệ thống câu hỏi phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp, hệ thống các dạng bài tập vận dụng thực hành, phiếu học tập, tổ chức các khâu lên lớp,... Tất cả điều đó giáo viên cần lên kế hoạch trước thật cụ thể cho từng phần, từng mục, từng hoạ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_day_tiet_van_ban_cay_tre_viet_nam_tr.doc