SKKN Một số kinh nghiệm về việc hướng dẫn học sinh lớp 6 làm tốt bài văn thể loại tự sự ở Trường THCS Thị Trấn huyện Thường Xuân

SKKN Một số kinh nghiệm về việc hướng dẫn học sinh lớp 6 làm tốt bài văn thể loại tự sự ở Trường THCS Thị Trấn huyện Thường Xuân

 Dạy học là hoạt động đặc trưng của nhà trường, là con đường quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ. Trong nhà trường Ngữ văn là môn học khoa học xã hội rất quan trọng đối với các em học sinh đặc biệt là phân môn văn học. Văn học giúp các em nắm bắt những tri thức của nhân loại, hiểu biết được quá khứ của dân tộc, những cái hay, cái đẹp trong sáng tác của các nhà văn, từ đó có tác dụng giáo dục rất lớn, hướng các em tới chân, thiện, mỹ. Đọc một bài văn, bài thơ hay làm tâm hồn các em rung động, giúp các em biết yêu thương, biết sẻ chia và từ đó thêm yêu quý quê hương đất nước mình! Nếu trong dạy và học mà không có văn học tâm hồn học trò sẽ trở nên khô cằn. Văn học có vai trò vị trí như vậy nên đòi hỏi giáo viên dạy văn phải có phương pháp giúp các em nắm bắt kiến thức một cách ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu nhất, (đặc biệt với học sinh lớp 6 khi các em còn nhiều bỡ ngỡ với chương trình, cách học mới), đồng thời qua những tác phẩm văn học phải để lại cho các em những ấn tượng, cảm xúc cụ thể, thiết thực. Hơn nữa theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo thì môn văn không còn đơn thuần là mình văn nữa. Nó đã được tích hợp bởi ba phân môn (Văn- Tiếng việt- Tập làm văn) gộp lại được gọi chung là Ngữ văn. Trong đó ba phân môn đều có vị trí ngang hàng. Trong Văn có Tiếng việt và trong Tập làm văn cũng có Văn, có Tiếng việt. Quả thật đây là sự thay đổi có tính thiết thực, học sinh được đến với kiến thức Tiếng việt thông qua các tác phẩm và ứng dụng nó vào sáng tạo văn bản, đó là một vấn đề thuận lợi cho việc học.

doc 19 trang thuychi01 6975
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về việc hướng dẫn học sinh lớp 6 làm tốt bài văn thể loại tự sự ở Trường THCS Thị Trấn huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Mục lục
Nội dung
Trang
1. Mở đầu
1
1.1. Lí do chọn đề tài
1
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. Nội dung
2
2.1. Cơ sở lý luận
2
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
3
2.3. Giải pháp thực hiện
5
2.4. Hiệu quả của SKKN
13
3. Kết luận, kiến nghị
15
3.1. Kết luận
15
3.2. Kiến nghị
15
Tài liệu tham khảo
17
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Dạy học là hoạt động đặc trưng của nhà trường, là con đường quan trọng nhất để giáo dục thế hệ trẻ. Trong nhà trường Ngữ văn là môn học khoa học xã hội rất quan trọng đối với các em học sinh đặc biệt là phân môn văn học. Văn học giúp các em nắm bắt những tri thức của nhân loại, hiểu biết được quá khứ của dân tộc, những cái hay, cái đẹp trong sáng tác của các nhà văn, từ đó có tác dụng giáo dục rất lớn, hướng các em tới chân, thiện, mỹ. Đọc một bài văn, bài thơ hay làm tâm hồn các em rung động, giúp các em biết yêu thương, biết sẻ chia và từ đó thêm yêu quý quê hương đất nước mình! Nếu trong dạy và học mà không có văn học tâm hồn học trò sẽ trở nên khô cằn. Văn học có vai trò vị trí như vậy nên đòi hỏi giáo viên dạy văn phải có phương pháp giúp các em nắm bắt kiến thức một cách ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu nhất, (đặc biệt với học sinh lớp 6 khi các em còn nhiều bỡ ngỡ với chương trình, cách học mới), đồng thời qua những tác phẩm văn học phải để lại cho các em những ấn tượng, cảm xúc cụ thể, thiết thực. Hơn nữa theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục và đào tạo thì môn văn không còn đơn thuần là mình văn nữa. Nó đã được tích hợp bởi ba phân môn (Văn- Tiếng việt- Tập làm văn) gộp lại được gọi chung là Ngữ văn. Trong đó ba phân môn đều có vị trí ngang hàng. Trong Văn có Tiếng việt và trong Tập làm văn cũng có Văn, có Tiếng việt. Quả thật đây là sự thay đổi có tính thiết thực, học sinh được đến với kiến thức Tiếng việt thông qua các tác phẩm và ứng dụng nó vào sáng tạo văn bản, đó là một vấn đề thuận lợi cho việc học.
 Tuy nhiên đối với các em học sinh lớp 6, việc tạo lập một văn bản tự sự quả thật không đơn giản. Do vốn sống, kỹ năng tạo lập văn bản tự sự của các em chưa tốt nên các em thường lúng túng, bị động trong quá trình làm bài, từ đó dẫn đến kết quả học tập phân môn Tập làm văn nói riêng và môn Ngữ văn nói riêng chưa cao. Xuất phát từ tình hình thực tế của học sinh, bản thân tôi qua quá trình giảng dạy đã đúc rút được “Một số kinh nghiệm về việc hướng dẫn học sinh lớp 6 làm tốt bài văn thể loại tự sự ở Trường THCS Thị Trấn huyện Thường Xuân”. Vì vậy tôi đã chọn đề tài này mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng và niềm say mê hứng thú của học sinh khi đến với môn Ngữ văn cấp THCS nói chung và lớp 6 nói riêng.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
 Nghiên cứu đề tài: “Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 6 làm tốt bài văn tự sự ở Trường THCS Thị Trấn huyện Thường Xuân” tôi không ngoài mục đích giúp học sinh hiểu sâu kiến thức trong từng tác phẩm văn học, có vốn sống phong phú, có ý thức tích lũy để từ đó tạo nên những văn bản tự sự của riêng mình. Mặt khác còn giúp học sinh biết cách trình bày vấn đề một cách rõ ràng, khoa học Thông qua thể loại này, các em thêm yêu Tiếng việt, yêu văn học, yêu cuộc sống. Đặc biệt qua đề tài này, bản thân tôi muốn học sinh lớp 6 làm tốt một thể loại trong chương trình Ngữ văn, một thể loại mở đầu cho chương trình học cấp II, thể văn tự sự.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 Nội dung và phương pháp dạy văn tự sự lớp 6 trong trường trung học cơ sở.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 
Phân tích, so sánh, hệ thống
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tế, thực hành: 
Khảo sát, thống kê, đánh giá để phục vụ cho bài viết tốt hơn.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận.
 Văn tự sự (còn gọi là kể chuyện) là phương thức kể lại một chuỗi sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác cuối cùng dẫn đến một kết thúc, thể hiện một ý nghĩa. Với thể loại này học sinh sẽ được tái hiện lại một sự việc một cách trình tự, biết bắt chước, diễn đạt lại vấn đề mà bản thân tham gia, chứng kiến hoặc được nghe. Vì vậy làm văn thể loại này không khó, học sinh chỉ cần nắm vững vấn đề là có thể làm, trình bày được. Nhưng nếu không biết chắt lọc để xây dựng thì sẽ biến bài văn thành sự kể lể dài dòng, khô khan hoặc chỉ là sự chắp nhặt các chi tiết thông thường để tạo nên bài văn không có tính thẩm mỹ và tính giáo dục.
 Do đó, khi dạy thể loại này, giáo viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu bản chất của thể loại. Mục đích của tự sự có nghĩa là người kể phải trình bày diễn biến sự việc nhằm giải thích sự việc, tìm hiểu con người, nêu vấn đề và bày tỏ thái độ khen chê trước sự việc đó. Vì vậy học sinh phải gửi gắm được điều muốn nói vào các nhân vật hay trong tác phẩm. Nhưng tất cả các vấn đề trên phải được học sinh lớp 6 tuân thủ một cách nghiêm ngặt thông qua từng bước làm quen với các kỹ năng: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, luyện nói, luyện viết. Sau khi học sinh đã tiếp cận các kỹ năng giáo viên phải hướng dẫn cho các em cách viết từng phần: Mở bài, thân bài, kết bài và tất cả phải luyện thành kỹ năng. Nếu học sinh không nắm vững các kỹ năng trên thì khi viết bài sẽ không tốt, bài văn sẽ rối và không thành truyện.
 Nói tóm lại, kết quả bài văn tự sự không chỉ nói nên năng lực cảm nhận tác phẩm văn học, thể hiện vốn sống mà còn là cách dùng ngôn ngữ Tiếng Việt hiệu quả để tạo lập văn bản. Hay nói cách khác các em sẽ biết “tích hợp” và “tích cực” để làm được bài văn tự sự tốt nhất.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu.
2.2.1. Thực trạng.
 Trong quá trình trực tiếp giảng dạy môn Ngữ văn 6, năm học 2014- 2015 tôi nhận thấy sau khi học xong phần văn tự sự, đa phần học sinh nắn kiến thức và thể loại còn rất hời hợt, mơ hồ. Các em thường xây dựng câu chuyện mang tính kể lể, chưa có cảm xúc, chưa ra chuyện. Những câu chuyện của các em chưa có một chuỗi các sự việc hoặc chỉ là những chi tiết hời hợt, quá đơn giản, nên khi kết thúc một câu truyện chưa có một ý nghĩa. Các phần trong bài viết rất cứng nhắc, các em thường viết theo mô túyp chung của dàn ý, không có sự đầu tư, sáng tạo trong khi làm bài. Bên cạnh đó trong quá trình làm văn tự sự các em không có sự kết hợp giữa kể, tả, nêu cảm xúc, cho nên bài văn không hấp dẫn hoặc có khi bắt chước máy móc, vì vậy kết quả không cao.
 Đặc biệt với kiểu bài tự sự kể chuyện tưởng tượng, học sinh dường như chưa biết viết, các em chưa tự nhập vai vào nhân vật hoặc tạo ra một cách kết thúc mới cho câu chuyện có sẵn. Đối với học sinh lớp 6, kiểu bài này rất khó, buộc học sinh phải tưởng tượng để xây dựng câu chuyện. Song câu chuyện đó nhân vật đó phải phù hợp với thực tế cuộc sống, cho nên, thường ở kiểu bài này kết quả làm bài của các em rất thấp. Tuy một số em đã biết kể sáng tạo nhưng chưa hay và chưa độc đáo. 
 Từ việc tiếp thu kiến thức và kết quả đạt được thì ngay từ buổi ban đầu đã làm mất đi hứng thú học tập của học sinh lớp 6. Chính vì thế các em ít và ngại học văn, làm văn, nếu buộc phải làm các em thường dựa vào những bài văn mẫu chứ không có sự suy nghĩ đầu tư hay thích thú.
2.2.2. Hậu quả của thực trạng trên.
 Trước khi áp dụng đề tài tôi đã khảo sát chất lượng của học sinh khối lớp 6 năm học 2014 – 2015 và kết quả thu được như sau:
Lớp
Sĩ số
Xếp loại
Giỏi
%
Khá
%
TB
%
Yếu
%
Kém
%
6A
33
10
30,3
15
45,5
08
24,2
0
0
0
0
6B
29
3
10,3
8
27,6
10
34,5
8
27,6
0
0
6C
28
1
3,5
4
14
15
54
6
21,5
2
7
Từ kết quả của một bài Tập làm văn phần văn tự sự cho thấy điểm làm bài của các em chưa cao, điểm yếu và trung bình còn nhiều. Chứng tỏ năng lực tự sáng tạo trong văn tự sự còn thấp. Do vậy tôi đặt ra tiêu chí và tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến thực tiễn trên.
2.2.3. Nguyên nhân.
 Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến kết quả bài làm văn của các em chưa cao, theo tôi có cả những nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan, cả nguyên nhân từ phía thầy lẫn nguyên nhân từ phía trò.
 Có thể nói nếu việc học và làm văn ở bậc Tiểu học còn đơn giản, thì lên cấp II các em phải làm quen với cách học mới, phương pháp mới, kỹ năng có phần nâng cao hơn. Do đó “sản phẩm” tự sự do các em tạo ra không còn đơn giản, máy moc, mô tuýp nữa mà đòi hỏi ở mức độ cao hơn. Vì vậy các em có sự lúng túng chưa nắm bắt kịp thời.
 Học sinh dành thời gian cho việc ôn luyện còn quá ít, chưa có thời gian thực hành nhiều. Chưa biết lập dàn ý, dựng đoạn, luyện viết, thậm chí các em còn không tìm ý, lập dàn ý mà nghĩ gì viết ấy dẫn đến bài viết thiếu ý, thừa ý hoặc trùng lặp ý, sắp xếp lộn xộn là điều không tránh khỏi.
 Bên cạnh đó có rất nhiều em không thuộc truyện, cốt truyện, nhân vật, tình tiết. Chưa biết biến kiến thức đó thành của mình hoặc sáng tạo, tưởng tượng thêm. Vốn sống, vốn hiểu biết còn hạn chế, ít có sự sáng tạo trong việc dùng ngôn từ để biểu đạt nội dung.
 Khi giao bài tập về nhà các em còn sao chép trong sách học tốt, những bài văn mẫu để nộp cho giáo viên. Nếu chúng ta không thẳng thắn phạt hay cho điểm kém thì sẽ tạo đường mòn cho các em làm theo, từ đó tạo ra thói ỷ lại, lười suy nghĩ.
 Trên đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến việc viết loại thể bài tự sự chưa có hiệu quả. Đứng trước thực tiễn trên, bản thân tôi trong quá trình giảng dạy đã đúc rút được một số kinh nghiệm để giúp các em học sinh lớp 6 làm tốt hơn bài văn tự sự của mình.
2.3. Giải pháp thực hiện.
2.3.1. Phương pháp chung.
 Khi nắm vững lý thuyết thể loại văn tự sự, học sinh được thực hành viết bài và kết quả chính là căn cứ để đánh giá khả năng tiếp thu cũng như năng lực sáng tạo của các em. Đồng thời kết quả đó cũng một phần nói lên trình độ và phương pháp giảng dạy của giáo viên Ngữ văn, vì vậy để học sinh biết cách viết đúng, từng bước tiến đến viết hay một bài văn tự sự, giáo viên cần:
 Nghiên cứu đầy đủ, sâu sắc về các đơn vị kiến thức, phải đọc những tài liệu liên quan về văn tự sự để bản thân thực sự hiểu hơn về thể loại đó, phải biến những kiến thức trong sách vở thành những kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, để không phụ thuộc vào sách giáo khoa. Có như vậy giáo viên mới có phương pháp phù hợp chủ động với đơn vị kiến thức mà mình đang trực tiếp giảng dạy.
 Giáo viên cần truyền đạt thấu đáo mỗi tiết dạy về kỹ năng làm bài văn tự sự qua các bước: Tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn, từ đó học sinh được làm quen qua các bài tập thực hành.
 Ví dụ: Khi dạy bài: Tìm hiểu đề, tìm ý cho bài văn tự sự, sau khi dùng hệ thống câu hỏi để tìm hiểu, khám phá nội dung bài tập giáo viên cần rút ra vấn đề mấu chốt cho việc tìm hiểu đề, tìm ý như: Gạch chân dưới những từ ngữ quan trọng trong đề thể hiện nội dung yêu cầu, hoặc đặt câu hỏi để tìm ý.
 Trong quá trình truyền đạt kiến thức, giáo viên cần linh hoạt trong hệ thống bài tập, phải tìm một hướng đi gọn, rõ, dễ hiểu nhất không nhất thiết phải lấy toàn bộ đề ở sách giáo khoa.
 Bên cạnh đó giáo viên phải thực sự đổi mới về phương pháp, buộc học sinh phải làm việc bằng nhiều hệ thống câu hỏi của người dạy, biết sử dụng những thiết bị dạy học phù hợp trong dạy học để tạo sự chú ý và nâng cao việc nhận diện đơn vị kiến thức mới. Từ đó học sinh được làm chủ các đơn vị kiến thức, không do sự gò ép hoặc làm việc hộ cho học sinh.
 Ngoài ra giáo viên phải phân biệt và hướng dẫn một cách cụ thể, cách làm của mỗi kiểu bài tự sự đời thường và tự sự tưởng tượng để học sinh thành thạo từng dạng bài. Như vậy, khâu viết bài là khâu cuối cùng hoàn thiện các kỹ năng, nó tổng hợp kiến thức mà học sinh đã tiếp nhận được. Giáo viên hướng dẫn tốt kỹ năng kết hợp ý thức tự giác, chủ động, ham học hỏi ở học sinh thì bài làm của các em sẽ tốt.
2.3.2. Phương pháp cụ thể.
2.3.2.1. Phương pháp làm bài văn tự sự kể chuyện đời thường.
 Với kiểu bài này học sinh dễ làm hơn. Bởi lẽ các em chỉ cần kể lại sự vật, sự việc mà bản thân mình được chứng kiến, được nghe hàng ngày, không phải sáng tạo hay tìm tòi những vấn đề mới. Cũng chính vì vậy mà bài viết thường rơi vào kể lể, hoặc chắp nhặt những chi tiết không đáng đưa vào bài, biến bài văn tự sự trở nên rời rạc, khô khan. Thế nên trong quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện bằng các hình thức sau để bài làm của học sinh được tốt hơn.
 Đầu tiên, giáo viên phải cho học sinh hiểu kỹ lưỡng lý thuyết của thể loại bằng những dẫn chứng minh họa, bằng những hệ thống bài tập ở tiết học và với từng bài tập giáo viên chỉ ra cho học sinh cách chọn từng ngôi kể, thứ tự kể như thế nào cho phù hợp.
 Ví dụ: Khi dạy tiết học: Đặc điểm của nhân vật trong văn tự sự giáo viên phải lấy một nhân vật cụ thể trong tác phẩm như “ Sơn Tinh, Thủy Tinh” và bằng hệ thống câu hỏi giáo viên hướng dẫn học sinh tìm ra từng đặc điểm của nhân vật đó.
- Nhân vật được gọi tên, đặt tên như thế nào?
- Được giới thiệu lai lịch, tính tình, tài năng ra sao?
- Được kể các việc làm, hành động, ý nghĩa, lời nói?
- Được miêu tả chân dung, trang phục, trang bị, dáng điệu?
- Trong truyện nhân vật có nhiệm vụ gì?
- Rút ra đặc điểm, vai trò của nhân vật trong văn tự sự?
 Tiếp đến học sinh cần nắm kỹ dàn ý của kiểu bài này. Sau khi dạy lý thuyết ở lớp, giáo viên cần giao bài tập về nhà để các em được thực hành, kiểm tra, đánh giá. Với viêc làm này sẽ giúp học sinh nắm kỹ lưỡng về nội dung của từng phần, từ đó áp dụng linh hoạt cho từng đề. Sau đó giáo viên phải kiểm tra để uốn nắn kị thời học sinh cách viết, cách diễn đạt và dùng từ trong từng bài. Cần giảng sâu vào bản chất của kiểu bài tự sự đời thường để học sinh hiểu, đó là: kể lại, thuật lại những chuyện có thật diễn ra xung quanh mình, diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt, lao động, học tập và giải trí hàng ngày.
 Ví dụ: Khi kể về mẹ 
Giáo viên cần định hướng cho các em, phải biết lựa chọn quá trình kể, biết dựa vào những hình ảnh hư cấu, tưởng tượng thì bài văn mới hay, mới có cảm xúc. Chẳng hạn:
 - Tình thương của mẹ mênh mông như biển rộng.
 - Mẹ là con tàu đưa đến những giấc mơ .
 - Hay, mẹ là tất cả của cuộc đời con Đó là hư cấu nhưng hư cấu phù hợp với tình cảm mà người mẹ dành cho con.
 Khi làm bài, giáo viên phải hướng dẫn cách chọn từ, chọn hình ảnh thật tiêu biểu, chính xác để lột tả đặc điểm của con người hay sự vật được kể, đó chính là bộc lộ cảm xúc của người viết trong bài. Tình cảm phải thật tự nhiên, chân thực, không gò bó.
 Ví dụ: Khi kể về chị mà chị không có nhà cần sử dụng các từ ngữ:
 - Trống trải khi vắng chị.
 - Nơi ngủ lạnh lẽo, căn phòng không rộn tiếng cười.
 - Chồng sách ủ rủ vì không có chị nâng niu.
 Đặc biệt không cho học sinh viết dài dòng, lan man, tràn lan mà bài viết phải cô đọng, các sự việc phải làm toát lên trong bản chất của một người, một sự việc nào đó. Bài viết hay là bài viết mà kết thúc người đọc hình dung được phẩm chất của đối tượng và câu chuyện phải có ý nghĩa, vì vậy giáo viên phải hướng dẫn cách trình bày, sắp xếp các sự việc trong bài văn, đây là vấn đề khó đối với học sinh. Bởi lẽ các em thường viết rất tùy tiện, bạ đâu viết đó, nghĩ gì viết ấy, vì vậy bài văn lộn xộn, chỗ lặp, chỗ thừa chỗ lại thiếu. Để giúp các em biết cách sắp xếp, giáo viên buộc học sinh đọc kỹ đề xác định dúng nội dung đúng yêu cầu sau đó hình dung đối tượng, sự việc đó như thế nào (đặc điểm, tính cách, việc làm...) ra sao để mà xây dựng thành hệ thống.
 Giáo viên cần giúp các em viết từng phần thật cặn kẽ thông qua những tiết dạy lý thuyết và bài tập ở nhà, phải đưa các em vào thế giới văn chương, biến những sự việc vốn dĩ đời thường thành những tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Viết phần mở bài.
 Yêu cầu viết ngắn gọn, cô đọng, giàu tình cảm nhưng phải đảm bảo yêu cầu cầu đề bài, phải thực sự thể hiện được thái độ đối với vấn đề tự sự. Trước khi viết mở bài, giáo viên có thể đưa ra câu hỏi để nhận thức lại, yêu cầu của đề bài thường làm gì? Học sinh trả lời được: Mở bài là giới thiệu về nhân vật và sự việc.
 Ví dụ: Đề bài: Kể về người bà kính yêu của mình? Thì phần mở bài học sinh có thể viết như sau: 
 “Bà tôi năm nay đã 70 tuổi rồi, bà thường hay thức khuya, dậy sớm để theo dõi, chăm chút chị em tôi, nhưng trong mắt tôi, bà vẫn khỏe, đẹp như xưa. Tôi yêu bà vô cùng!” Với đề bài này học sinh càng mở bài tự nhiên thì càng hay.
 Để làm tốt được điều đó yêu cầu trên lớp giáo viên phải ra nhiều bài cho học sinh bắt chước, tập nói, tập viết, chữa lỗi trên lớp trong các tiết luyện nói để tránh lặp lại sai lầm trong quá trình viết bài.
Viết phần thân bài.
 Giáo viên cho học sinh luyện nói ở lớp, phải chú ý hướng dẫn từng chi tiết nhỏ: Dùng từ, đặt câu, sắp xếp thứ tự. Cho các em tự do phát biểu ý kiến từng vấn đề, đặc biệt nhắc lại xem phần thân bài yêu cầu những gì? Thân bài kể lại diễn biến sự việc theo một trình tự hợp lý. Có thể kể theo trình tự diễn biến tự nhiên, việc gì xảy ra trước kể trước, việc gì xảy ra sau kể sau, cứ như vậy kể đến khi kết thúc. 
Nhưng để gây hứng thú, tạo sự bất ngờ hoặc để thể hiện tình cảm nhân vật, có thể đảo ngược trật tự thời gian: Đem kết quả và sự việc hiện tại kể ra trước, sau đó mới dùng cách kể bổ sung để nhân vật nhớ lại và kể tiếp các sự việc đã xảy ra. Từ đó để các em biết viết ý nào trước, ý nào sau.
 Mặt khác, khi các em trình bày, giáo viên cần chú ý đến việc liên kết các ý, các đoạn giữa các phần. Vì đa phần học sinh lớp 6 chỉ chú ý đến nội dung mà không chú ý đến hình thức của văn bản, do vậy, bài viết thường rời rạc, giữa các sự việc. Giáo viên cần cung cấp những từ ngữ liên kết, giới thiệu một số cách liên kết để học sinh bắt chước.
 Ví dụ: Em hãy kể về một chuyến về quê? Giáo viên cần hướng dẫn học sinh tìm được một số ý sau:
 Ý 1: Tâm trạng được về quê.
 Ý 2: Những cảnh tượng hiện ra trên đường về quê
Giữa ý 1 và ý 2 cần phải bắt nhịp vào nhau bằng các từ, các câu liên kết để tránh bị rời rạc. Chẳng hạn để liên kết ý 1 và ý 2 giáo viên hướng dẫn các em có thể liên kết như sau: 
 “Cả đêm nằm không sao ngủ được, em thao thức đến từng canh giờ, thời gian cứ trôi đi chầm chậm  , bao hình ảnh liên tiếp hiện ra làm em bồn chồn. Nhưng rồi giây phút ấy đã đến!...”
Giáo viên cần chỉ ra cho học sinh thấy, từ “Nhưng” là từ để liên kết hai ý trong bài văn trên. Có như vậy học sinh mới biết mà áp dụng vào bài làm của mình.
Viết phần kết luận.
 Nhiều khi người dạy và người học viết qua loa, đơn giản hoặc chỉ cho bài viết thêm phần hoàn chỉnh. Do đó khi dạy, giáo viên cần dạy học sinh viết phần này như thế nào cho hàm súc, ngắn gọn nhưng mang tính tổng hợp cao. Đặc biệt phải thể hiện rõ thái độ của mình đối với nhân vật, sự việc trong đề bài, chứ không đơn giản chỉ là kể lại kết cục của sự việc, muốn làm được điều đó giáo viên cần hướng dẫn học sinh dựa vào đề bài mà đưa ra kết luận hay và sắc sảo.
 Ví dụ: Khi kể về ông em, phần kết bài một học sinh đã viết: “ Nhìn cái dáng vẻ lặng lẽ, nhẹ nhàng, mái tóc bạc như cước, nụ cười hiền hậu của ông, em mong ông sống lâu, sống mãi như loài cây xương rồng mà ông em yêu mến! ” Chính cụm từ: “loài cây xương rồng” đã hàm súc và ẩn chứa bao ý nghĩa, phẩm chất của một con người đáng kính như ông!
 Có thể nói, luyện viết cho học sinh từng phần là rất quan trọng. Bởi lẽ khi viết các em sẽ huy động được vốn kiến thức tiếp thu qua môn học và tiếp thu qua kiến thức cuộc sống, biết vận dụng từ ngữ để diễn đạt được nội dung, như vậy, thành quả của quá trình học tập là thành công của người viết.
2.3.2.2. Phương pháp làm bài văn tự sự kể chuyện tưởng tượng.
 Qua thực tế trực tiếp giảng dạy các em tôi nhận thấy: Đây là kiểu bài khó trong văn tự sự, vì học sinh phải tưởng tượng ra các tình huống, tình tiết, sáng tạo nhưng phải phù hợp với tực tế cuộc sống. Do vậy kiểu bài này đa phần học sinh chưa làm được.
 Để nâng cao chất lượng, giúp học sinh đỡ lúng túng trong khi tiếp cận kiểu bài này thì trước hết giáo viên phải hướng dẫn để học sinh nắm vững được bản chất của “tưởng tượng”, đó là những sự việc chưa có thực ở hiện tại và chưa xảy ra thậm chí không thể xảy ra, từ đó các em biết cách mà thực hiện.
 Ví dụ: Giáo viên đưa ra những tình huống phát huy trí tưởng tượng ở các em:
- Em bé hai, ba tuổi ru búp bê ngủ, nói chuyện với búp bê.
- Nhìn sách giáo khoa Ngữ văn năm nay em nghĩ gì về nó sau 6 năm nữa?
- Mười năm nữa em trở về trường thì ngôi trường sẽ thay đổi như thế nào? Bả

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_viec_huong_dan_hoc_sinh_lop_6_lam.doc