SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo trong việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non
Như chúng ta được biết, sức khỏe là vốn quí báu nhất của con người, để tham gia vào các hoạt động thì con người cần phải có sức khỏe. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì sức khỏe vô cùng quan trọng, vì ở giai đoạn này cơ thể trẻ đang phát triển mạnh, các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần được hoàn thiện. trẻ khỏe mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động như hoạt động vui chơi, học tập, lao động, thể dục.Muốn có cơ thể khỏe mạnh cần phải biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Nếu lứa tuổi mầm non mà để trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài thì sẽ liên quan đến nhiều vấn đề khác rất phức tạp, kéo theo sa sút về kinh tế gia đình, ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động sau này của trẻ.
Ngày nay qua các phương tiện thông tin đại chúng, trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí. chúng ta được biết chiều cao cân nặng của người Việt Nam, hiện nay đang đứng trong tốp 10 nước thấp nhất thế giới. Trong khi chiều cao trung bình của nước Hà Lan cao nhất thế giới là 1,838 m. Còn chiều cao trung bình của người Việt Nam là 1,621m. Khoảng cách 0,217m là một khoảng cách vô cùng lớn mà chúng ta phấn đấu để có được.
Chiều cao, cân nặng là tiêu chí vô cùng quan trọng trong việc quyết định sức khỏe của mỗi con người và là tương lai của một dân tộc. Một dân tộc có sức khỏe, có tầm vóc cao lớn sẽ có lợi thế rất nhiều trong việc phát triển kinh tế xã hội của một đất nước.
Chính vì vậy mà chúng ta cần phải quan tâm đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ngày từ khi còn trong bụng mẹ và nhất là lứa tuổi mầm non. Đó chính là việc chăm lo chế độ ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là một việc làm hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển trí tuệ, phát triển cơ thể hài hòa, cân đối. Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trí tuệ, thể chất của trẻ. Do đó việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng.
1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Như chúng ta được biết, sức khỏe là vốn quí báu nhất của con người, để tham gia vào các hoạt động thì con người cần phải có sức khỏe. Đặc biệt đối với trẻ mầm non thì sức khỏe vô cùng quan trọng, vì ở giai đoạn này cơ thể trẻ đang phát triển mạnh, các cơ quan chức năng tâm sinh lý của trẻ đang dần được hoàn thiện. trẻ khỏe mạnh thì mới tích cực tham gia vào các hoạt động như hoạt động vui chơi, học tập, lao động, thể dục....Muốn có cơ thể khỏe mạnh cần phải biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ.... Nếu lứa tuổi mầm non mà để trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài thì sẽ liên quan đến nhiều vấn đề khác rất phức tạp, kéo theo sa sút về kinh tế gia đình, ảnh hưởng rất lớn đến mọi hoạt động sau này của trẻ.... Ngày nay qua các phương tiện thông tin đại chúng, trên đài phát thanh, truyền hình, báo chí... chúng ta được biết chiều cao cân nặng của người Việt Nam, hiện nay đang đứng trong tốp 10 nước thấp nhất thế giới. Trong khi chiều cao trung bình của nước Hà Lan cao nhất thế giới là 1,838 m. Còn chiều cao trung bình của người Việt Nam là 1,621m. Khoảng cách 0,217m là một khoảng cách vô cùng lớn mà chúng ta phấn đấu để có được. Chiều cao, cân nặng là tiêu chí vô cùng quan trọng trong việc quyết định sức khỏe của mỗi con người và là tương lai của một dân tộc. Một dân tộc có sức khỏe, có tầm vóc cao lớn sẽ có lợi thế rất nhiều trong việc phát triển kinh tế xã hội của một đất nước. Chính vì vậy mà chúng ta cần phải quan tâm đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ ngày từ khi còn trong bụng mẹ và nhất là lứa tuổi mầm non. Đó chính là việc chăm lo chế độ ăn cho trẻ và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Đặc biệt việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là một việc làm hết sức quan trọng mà toàn Đảng, toàn dân cần phải quan tâm đến. Riêng đối với bậc học mầm non việc chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe của trẻ được đặt lên hàng đầu, vì mục tiêu giáo dục mầm non là hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa giúp cho trẻ khỏe mạnh hồn nhiên vui tươi phát triển trí tuệ, phát triển cơ thể hài hòa, cân đối.... Nếu chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của trẻ, nếu trẻ bị suy dinh dưỡng kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trí tuệ, thể chất của trẻ. Do đó việc chăm sóc, nuôi dưỡng và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết và vô cùng quan trọng. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2016-2017 của phòng giáo dục và đào tạo Thọ xuân. Theo thông tư số17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/07/2009 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Là một cán bộ quản lý phụ trách dinh dưỡng trong nhà trường, tôi luôn trăn trở và suy nghĩ, vậy tôi phải làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ ngay từ trong trường mầm non. Xuất phát từ nhận thức trên bản thân là một cán bộ quản lý phụ trách công tác chăm sóc nuôi dưỡng của nhà trương, tôi hiểu rõ về việc chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhất là trẻ trong độ tuổi mầm non. Vì vậy mà tôi chọn đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo trong việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non” giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện. Nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng- giáo dục trẻ của nhà trường ngày một đạt hệu quả cao hơn. 1.2 Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài “Một số kinh nghiệm chỉ đạo công tác phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ ở trường mầm non” Nhằm sớm phát hiện và phục hồi sức khoẻ cho trẻ bị suy dinh dưỡng, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho trẻ. Tuyên truyền những kiến thức những kinh nghiệm về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo khoa học tới từng giáo viên, nhân viên và phụ huynh học sinh một cách tổng hợp và dễ hiểu nhất góp phần cùng với cả nước hạ tỉ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng xuống 1 – 2 %/ một năm. Tìm tòi, khám phá ra cách chế biến món ăn phong phú hơn, hấp dẫn hơn, mùi vị thơm ngon hơn và phối hợp nhiều loại thực phẩm sẵn có ở địa phưong mình, đảm bảo cân đối giữa các chất dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể trẻ. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng là trẻ mầm non đang học tập tại trường mầm non của địa phương. Với tổng số trẻ là 302 cháu. trong đó: Mẫu giáo lớn 5-6 tuổi là : 75 cháu. Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi là : 123 cháu. Mẫu giáo bé 3-4 tuổi là : 66 cháu. Trẻ nhà trẻ từ 25- 36 tháng là: 38 cháu. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Tài liệu sách báo, tập san, báo mạng... có nội dung hướng dẫn cách chăm sóc nuôi dưỡng phòng chống bệnh suy dinh dưỡng cho trẻ em. * Phương pháp điều tra: Điều tra số trẻ khoẻ mạnh, số trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưõng, số trẻ bị suy dinh dưỡng ở các lớp. * Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cách chăm sóc nuôi dưỡng cách thực hiện các chế độ sinh hoạt của tẻ ở từng nhóm lớp, từng gia đình. * Phương pháp thống kê: Tổng hợp kết quả theo dõi khám sức khoẻ định kỳ và theo dõi trên biểu đồ tăng trưởng của trẻ. 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận. Theo các nhà khoa học đã nghiên cứu và cho biết, trẻ em ở lứa tuổi mầm non nhu cầu về dinh dưỡng và nhu cầu về hoạt động của trẻ rất lớn, hơn thế nữa cơ thể trẻ đang phát triển, nhu cầu về năng lượng đối với trẻ so với cân nặng cao hơn người lớn. Trẻ mầm non cần 100-120 kcalo/cân nặng/ ngày( Nhu cầu năng lượng của trẻ mầm non cần từ cần từ 1180-1470 kcalo/ngày). Người lớn chỉ cần 400-500 kcalo/ cân nặng/ ngày (Người lớn cần 2000-3000kcalo/ngày). Nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ đòi hỏi phải đảm bảo cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm. nhu cầu ngủ, nhu cầu hoạt động của trẻ cũng cao, trẻ thường hiếu động hay thích chạy, nhảy... Đặc biệt hoạt động vui chơi đóng vai trò chủ yếu trong các hoạt động của trẻ, nó còn là hoạt động chủ đạo của trẻ mầm non. Trẻ có thể lực khỏe mạnh sẽ rất hào hứng tham gia vào các hoạt động vui chơi, học tập, rèn luyện cơ thể, giúp trẻ sáng tạo, tạo điều kiện phát triển trí tuệ và thể chất cho trẻ. là tiền đề cho trẻ bước vào tiểu học và các cấp học tiếp theo... Sức khoẻ là vốn quý của con người. Ăn uống là cơ sở tạo cho con người có một thể lực tốt. Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, đảm bảo đủ về lượng và chất thì cơ thể mói phát triển một cách toàn diện được. Để phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ thì vấn đề dinh dưỡng là vấn đề quan trọng nhất. Nhờ sự phát triển của dinh dưỡng học mà người ta đã biết trong thức ăn có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đó là: Chất đạm, chất béo, chất sơ, vitamin, muối khoáng... Nếu dư thừa hoặc thiếu hụt các chất dinh dưỡng này trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật hoặc nguy hiểm hơn là có thể dẫn tới tử vong nhất là đối với trẻ nhỏ. Chính vì vậy việc phòng chống suy dinh dưỡng là một việc làm thường xuyên và liên tục, việc làm của mỗi gia đình và toàn xã hội. Mà nhất là trong các trường mầm non, nơi thực hiện công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ... Trường mầm non chúng tôi đã xác định nhiệm vụ này là thường xuyên và liên tục. Tuy nhiên kết quả đạt được ở những năm học trước chưa được cao. Chính vì vậy, bản thân tôi là người quản lý về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường xác định, đây không chỉ là nhiệm vụ của riêng cá nhân tôi, mà là nhiệm vụ của tất cả giáo viên, nhân viên trong nhà trường trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ, cùng với địa phương và phụ huynh. Đây là nhiệm vụ quan trọng của toàn xã hội. 2.2. Thực trạng Đặc điểm tình hình: Nhà trường chúng tôi tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên nhân viên trong nhà trường là 28. Trong đó : - Cán bộ quản lý tổng số là 3: Trình độ đại học là 3/3= 100%. - Giáo viên tổng số là 19: Trình độ đại học là 14/19= 68,4% Trình độ cao đẳng là 2/19= 10,5% Trình độ trung cấp là 3/19= 15,8% - Nhân viên tổng số là 6: Trình độ đại học 1/6 = 16,6 % Trình độ cao đẳng 1/6= 16,6 % Trình độ trung cấp 4/6 = 66,6 % Tổng số trẻ trong trường là 302 cháu. - Cháu nhà trẻ có 2 nhóm lớp với tổng số trẻ là : 38 cháu. - Cháu mẫu giáo có 7 lớp, với số trẻ là : 264 cháu. a - Thuận lợi: Trường mầm non chúng tôi đóng trên địa bàn một thị trấn nằm ở phía tây nam của huyện Thọ Xuân. Nơi đây là một Thị trấn đang trên đà phát triển kinh tế, nơi có nhiều cơ quan đơn vị bộ đội,cảng hàng không, sân bay, xí nghiệp đóng trên địa bàn Thị trấn, nên người dân sinh sống trên địa bàn chủ yếu là cán bộ, công nhân giáo viên, bộ đội và một phần nhỏ là làm nghề tiểu thương, làm nghề tự do và nông nghiệp. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục - Đào tạo Thọ Xuân, phòng giáo dục đã mở các lớp tập huấn theo chuyên đề, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên chúng tôi. Được sự quan tâm của Đảng ủy, ủy ban nhân dân Thị trấn Sao Vàng trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho nhà trường đảm bảo tương đối đầy đủ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Địa phương có hệ thống loa đài truyền thanh tốt, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh học sinh và mọi người dân trên địa bàn thị trấn về phòng chống các loại dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo chỉ thị của Đảng và nhà nước. Đ ược sự quan tâm của phụ huynh học sinh trong việc phối kết hợp cùng nhà trường và địa phương thống nhất mua sắm đồ dùng, tu sửa cơ sở vật chất phục vụ cho việc chăm sóc nuoi dưỡng và giáo dục trẻ. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhân viên có trình độ chuyên môn vững vàng, luôn có tinh thần đoàn kết, nhất trí cao trong công việc, giáo viên chuẩn về trình độ, có nghiệp vụ chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ tương đối tốt, có năng lực và ý thức trách nhiệm nhiệt tình trong công tác. Về nhân viên có 3 nhân viên có bằng nấu ăn trong đó: 1 Cao đẳng nấu ăn và 3 có bằng Trung cấp nấu ăn, 1 cô bằng trung cấp y tế. Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, 100% cán bộ giáo viên trong nhà trường đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Đội ngũ cô nuôi đa số tuổi đời còn trẻ, khoẻ, tâm huyết với nghề. Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, khu bếp sạch sẽ, có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho bếp ăn một chiều, có tủ lưu mẫu thức ăn ... Nhà trường đã duy trì được số trẻ ăn bán trú tại trường là 100%. Trường gần khu trung tâm nên dễ dàng cho việc mua bán, hợp đồng thực phẩm tươi ngon, sạch. Khuôn viên nhà trường rộng, thuận tiện cho việc tăng gia, trồng rau sạch. b- Khó khăn: Địa phương chúng tôi là nơi có nền kinh tế đang phát triển, nên có nhiều người ở nơi khác đến sinh sống, tạm trú trên địa bàn, có nền kinh tế không ổn định và nhà trường cũng có rất đông con em ở xung quanh địa bàn, ở các xã lân cận xin đến học, điều kiện gia đình chủ yếu là làm nông nghiệp, và là các xã miền núi nên có một số hộ nghèo và cận nghèo, nên điều kiện chăm sóc con em còn nhiều hạn chế. Một số gia đình khá giả nhưng do cưng chiều con, cho con ăn uống không chừng mực, không khoa học, nên trẻ sinh ra biếng ăn dẫn đến suy dinh dưỡng. Cơ sở vật chất nhà trường đang còn thiếu phòng học, nên phần nào cũng ảnh hưởng đến công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Thực trạng điều tra về chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đầu năm học (tháng 9/2016) như sau: Bảng A Độ tuổi Tổng số Trẻ suy DD thể nhẹ cân Tỷ lệ Trẻ suy DD thể thấp còi Tỷ lệ Ghi chú Nhà trẻ 38 2 5.3% 0 0% Mẫu giáo 264 18 6.8% 15 5,7% Tổng cộng 302 20 6.6% 15 5% Xuất phát từ trong quá trình làm công tác phụ trách việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, qua các kỳ kiểm tra, khảo sát thực tế ở nhà trường, tôi nhận thấy kết quả khảo sát đang còn nhiều trẻ suy dinh dưỡng, tôi thực sự trăn trở, làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ xuống thấp hơn 2-3%. Để nâng cao chất lượng việc phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế quản lý nhà trường, tôi đã thực hiện một số biện pháp để giải quyết vấn đề như sau: 2.3. Biện pháp thưc hiện để nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ Biện pháp 1. Tăng cường công tác tự học tập, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ và nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên và các cô nuôi . Tự học tập bồi dưỡng: Để làm tốt công tác chăm sóc dinh dưỡng trẻ đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên luôn học hỏi không ngừng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Bản thân tôi cũng phải luôn học hỏi nâng cao trình độ chăm sóc nuôi dưỡng trẻ qua các lớp chuyên đề, các tài liệu sách báo, kinh nghiệm của đồng nghiệp. Thường xuyên cập nhật các công văn chỉ thị mới của trung ương và các cấp, ban ngành. Ví dụ như: - Thông tư số17/2009/TT-BGDĐT ngày 25/07/2009 của bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo về việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. - Nghị quyết số 47/NQ-CP về phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 6/2014. Đối với công tác an toàn thực phẩm, Ngày 08/7/2014, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký ban hành. - Nghị quyết số 04-NQ/TU về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020. Ngày 18-8-2016, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa. - Công văn số 108/KH- UBND ngày 04/10/2016 của UBND huyện Thọ xuân ban hành kế hoạch hành động. - Công văn số 74-CV/BTGHU ngày 11/04/2017 của ban tuyên giáo huyện ủy Thọ Xuân về việc tuyên truyền vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường........ Là người quản lý, tôi phải thường xuyên cập nhật thông tin, công văn chỉ chỉ chỉ đạo của các cấp.. nghiên cứu, áp dụng xây dựng kế hoạch chỉ đạo kịp thời một cách linh hoạt vào thực tiễn trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non một cách khoa học để đạt hiệu quả cao nhất. Phân công công việc phù hợp với năng lực của từng giáo viên, nhân viên. Gắn trách nhiệm công việc với từng giáo viên, nhân viên. Để giáo viên và nhân viên có trách nhiệm trong công việc của mình. Sau khi tiếp thu chuyên đề do phòng giáo dục tổ chức, trường chúng tôi về mở lớp chuyên đề kịp thời, truyền đạt nội dung đổi mới và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về chăm sóc nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm cho giáo viên và các cô nuôi. Cô giáo làm ở tổ nuôi dưỡng phải có chuyên môn nghiệp vụ mầm non, phải có kỹ năng chế biến các món ăn cho trẻ mầm non thì khi chế biến các món ăn cho trẻ, cô giáo mới thực hiện nghiêm túc thực đơn đã đề ra. Đảm bảo cho trẻ thường xuyên được thay đổi món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Giáo viên, nhân viên cần phải tham khảo tài liệu sách báo về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. tham gia đầy đủ các buổi học nghi quyết do địa phương và nhà trường tổ chức về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Tổ chức tốt hội thi cô nuôi nấu ăn giỏi và hội thi nấu ăn giỏi cho toàn trường. Đảm bảo tốt chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách lựa chọn thực phẩm tươi ngon, không bị dập nát ôi thiu, kém chất lượng. Biết cách thay thế thực phẩm theo đúng nhóm, đúng định lượng, phù hợp với thực phẩm sẵn có của địa phương. Hình ảnh cô nuôi đang nấu và chia ăn cho trẻ. Giáo viên nuôi biết tính khẩu phần ăn cho trẻ để biết được lượng KCal cung cấp cho trẻ trong ngày đạt bao nhiêu (%) so với nhu cầu cần đạt KCal do các chất P,L, G cung cấp có được cân đối , hợp lý hay không? Vì khẩu phần ăn của trẻ cân đối, hợp lý sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa, vận chuyển, trao đổi các chất được tốt hơn. Thường xuyên sinh hoạt chuyên môn, đánh giá rút kinh nghiệm hàng tuần, hàng tháng cho giáo viên, nhân viên. Sau thời gian học tập, tham khảo tài liệu sách báo, rút kinh nghiệm trong công việc, trình độ chuyên môn bản thân tôi và giáo viên, nhân viên trong nhà trường được nâng lên rõ rệt, chúng tôi đã nắm vững chuyên môn nghiệp vụ trong công tác chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. Biện pháp 2. Xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ trong trường mầm non. Để trẻ có được những bữa ăn ngon và đảm bảo cân đối giữa các chất dinh dưỡng, thì chúng ta cần phải xây dựng 1 thực đơn chuẩn cho trẻ. Theo tuần, tháng, mùa. Phải căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương.Tôi phải tìm hiểu ở địa phương có những loại thực phẩm nào phổ biến, mang giá trị dinh dưỡng cao. Như về mùa hè thường có các loại rau muống, rau mùng tơi, rau đay..... Chỉ đạo nhân viên thực hiện tốt công tác kiểm tra, tiếp nhận thực phẩm. Hợp đồng mua thực phẩm sạch tại những cơ sở có uy tín, chất lượng đáp ứng được yêu cầu, rõ nguồn gốc, tươi sạch, phù hợp với điều kiện, khả năng của nhà trường Thực hiện tốt chế độ vệ sinh nhà bếp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh đồ dùng dụng cụ nhà bếp, vệ sinh an toàn thực phẩm. Chế biến món ăn đúng qui trình, đúng nguyên tắc bếp một chiều, hợp lý, vệ sinh. Thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày. Trong mỗi bữa ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm, các loại thức ăn trong mỗi nhóm cũng phải thay đổi từng bữa, từng ngày, từng món ăn cũng cần hỗn hợp nhiều loại thực phẩm: (Đạm "Prôtein", chất béo "Lipit", tinh bột đường "Gluco", Vi ta min và chất khoáng) vì mỗi thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp nhiều loại thức ăn, ta có thêm nhiều chất dinh dưỡng và các chất bổ sung cho nhau ta sẽ có một bữa ăn cân đối , đủ chất, giá trị dinh dưỡng sẽ tăng lên. Để mỗi bữa ăn đảm bảo đầy đủ, cân đối giữa các chất dinh dưỡng, ta phải xây dựng thực đơn chuẩn cho trẻ. Thực đơn phải đảm bảo cân đối giữa 4 nhóm thực phẩm, cung cấp đầy đủ năng lượng, kcalo theo yêu cầu của bộ giáo dục. Đối với nhà trẻ lượng kcalo cần cung cấp tong ngày là 1180 kcalo/ngày, ở trường mầm non cần 60-70%. Đối với trẻ mẫu giáo là 1470 kcalo/ngày, ở trường mầm non cần 50-60%. Cân đối về năng lượng: Năng lượng do 3chất chủ yếu là: Protêin, Lipit, Gluxit. Trong khẩu phần ăn tỉ lệ đối với nhà trẻ Protit từ 12- 15%. Lipit từ 35-40%. Tinh bột đường từ 45-53%. Đối với mẫu giáo. Protit từ 12-15%. Lipit từ 20-30%. Tinh bột từ 55-68%. Cân đối về Prôtêin, lipit thực phẩm động vật và thực vật được xác định theo tỷ lệ là 50-50%. Thực đơn đảm bảo 2 bữa chính, 1 bữa phụ, thực đơn không lặp lại 2 tuần 1 lần. Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cần đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định, đồng thời cần phải chú ý: - Khẩu phần ăn phải đảm bảo đủ năng lượng - Khẩu phần phải đủ chất dinh dưỡng cần thiết. - Khẩu phần phải cân đối về tỷ lệ các chất dinh dưỡng . Khi xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ tại trường mầm non, ta phải cân đối số tiền của bố mẹ các cháu đóng góp. Tính toán địmh mức cho khẩu phần ta có thể dựa vào các bước sau: + Bước 1: Tính tổng số năng lượng ,lượng protêin và các chất dinh dưỡng khác của khẩu phần qui ra số bữa chính của trẻ, từ đó quy ra lượng yêu cầu một bữa cho tổng số trẻ cùng ăn một khẩu phần giống nhau + Bước 2: Chọn lương thực chính của trường là gạo + Bước 3:Chọn một số thức ăn giàu protein từ nguồn thực vật sẵn có và rẻ tiền ở địa phương . Ví dụ: Đậu phụ, đậu xanh, đậu tương, lạc,vừng ...thêm một vài protêin động vật để cân đối khẩu phần như thịt, cá, tôm, cua, thịt.... + Bước 4: Tính lượng thịt và gạo hoặc lượng thức ăn khác nhau để nấu + Bước 5: Bổ xung năng lượng bằng một số loại chất béo, tốt nhất là dưới dạng dầu thực vật . + Bước 7: Tính khối lượng nước để nấu + Bước 8: Thêm gia vị Các bữa ăn trong ngày cần đa dạng các loại thực phẩm. Chế biến ngon, hợp khẩu vị với trẻ. Màu sắc đẹp mắt, hấp dẫn trẻ. Các món ăn được thay đổi thường xuyên, tránh nhàm chán cho trẻ. Nấu ăn phải hợp khẩu vị với trẻ. Đảm bảo mùa nào thức ấy, sử dụng thực phẩm có sẵn ở địa phương. Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải trí. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng thì sẽ gây béo phì, nếu để trẻ đói, ăn không đủ chất, đủ lượng, trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động và dẫn đến bị suy dinh dưỡng. Xây dựng thực đơn theo tuần, phù hợp theo mùa. Đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn của trẻ trong ngày sao cho 2 bữa ăn của trẻ không quá gần nhau, kịp thời bổ sung năng lượng cho cơ thể trẻ không để trẻ bị đói mới cho ăn hoặc vẫn
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_trong_viec_phong_chong_suy_d.doc