SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo trường Mầm non Lương Nội, huyện Bá Thước

SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo trường Mầm non Lương Nội, huyện Bá Thước

Chơi là một trong những hoạt động có mặt trong đời sống nhân loại ở mọi lứa tuổi, mặc dù hình thức chơi thay đổi theo đội tuổi. Khi chơi, cả người lớn lẫn trẻ em đều say mê, vui vẻ và thỏa mãn.

Chơi cần cho mọi lứa tuổi. Đối với người lớn, hoạt động chơi chiếm một vị trí nhất định trong cuộc sống của họ. Đối với trẻ nhỏ, chơi như là một trong những nhu cầu thiết yếu của trẻ. Đối với trẻ mầm non, hoạt động chơi là nội dung chính của cuộc sống, là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này.

 Chơi được xem như là công việc của trẻ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lí và và hình thành nhân cách ở trẻ - giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ. Hình thức thể hiện đặc trưng của hoạt động chơi là là các trò chơi. Các trò chơi vô cùng đa dạng về nội dung, hình thức, nguồn gốc. Do đó ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ trong trường mầm non có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ đế sự phát triển của trẻ mầm non.

Những phẩm chất tâm lí và những đặc điểm nhân cách của trẻ mầm non hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất trong hoạt động vui chơi. Những biến đổi về chất trong tâm lí của trẻ chuẩn bị cho trẻ chuyển sang 1 giai đoạn phát triển cao hơn được hình thành chính trong giai đoạn này. Hoạt động chơi còn là tiền đề quan trọng để hình thành những dạng hoạt động khác như học tập và lao động.

 

doc 20 trang thuychi01 6981
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo trường Mầm non Lương Nội, huyện Bá Thước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài
Chơi là một trong những hoạt động có mặt trong đời sống nhân loại ở mọi lứa tuổi, mặc dù hình thức chơi thay đổi theo đội tuổi. Khi chơi, cả người lớn lẫn trẻ em đều say mê, vui vẻ và thỏa mãn.
Chơi cần cho mọi lứa tuổi. Đối với người lớn, hoạt động chơi chiếm một vị trí nhất định trong cuộc sống của họ. Đối với trẻ nhỏ, chơi như là một trong những nhu cầu thiết yếu của trẻ. Đối với trẻ mầm non, hoạt động chơi là nội dung chính của cuộc sống, là hoạt động chủ đạo của lứa tuổi này.
 Chơi được xem như là công việc của trẻ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự phát triển tâm lí và và hình thành nhân cách ở trẻ - giữ vai trò chủ đạo đối với sự phát triển của trẻ. Hình thức thể hiện đặc trưng của hoạt động chơi là là các trò chơi. Các trò chơi vô cùng đa dạng về nội dung, hình thức, nguồn gốc. Do đó ứng dụng phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ trong trường mầm non có vai trò quan trọng, tác động mạnh mẽ đế sự phát triển của trẻ mầm non.
Những phẩm chất tâm lí và những đặc điểm nhân cách của trẻ mầm non hình thành và phát triển mạnh mẽ nhất trong hoạt động vui chơi. Những biến đổi về chất trong tâm lí của trẻ chuẩn bị cho trẻ chuyển sang 1 giai đoạn phát triển cao hơn được hình thành chính trong giai đoạn này. Hoạt động chơi còn là tiền đề quan trọng để hình thành những dạng hoạt động khác như học tập và lao động.
Chơi là sự thực hành, qua đó đứa trẻ sẽ được chuẩn bị cho cuộc sống và trẻ trưởng thành từ đó.
Trò chơi có ý nghĩa đặc biệt của giai đoạn lứa tuổi mầm non. Đói với trẻ mầm non- trò chơi là học tập, là lao động, là hình thức giáo dục. Trò chơi hoàn toàn đáp ứng nhu cầu của trẻ em lứa tuổi mầm non, đáp ứng niềm vui sướng, tính tích cực, nhu cầu vận động, làm sinh động thêm óc tưởng tượng, tính tò mò ham hiểu biết, trò chơi là phương tiện giáo dục chính.
Trò chơi là phương tiện phát triển toàn diện cho trẻ. Trong trò chơi, trẻ lĩnh hội những kinh nghiệm xã hội của người lớn một các tự nhiên, hình thành những khả năng và năng lực, thể lực, trí tuệ Trò chơi không phải chỉ là phương tiện giáo dục cho từng trẻ mà còn là hình thức tổ chức cuộc sống của trẻ ở trường mầm non, là phương tiện hình thành xã hội trẻ em.
Hoạt động vui chơi giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển ở trẻ các chức năng tâm lí (nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, ý chí) và hình thành, phát triển các mặt của nhân cách một cách toàn diện. Chơi chính là cuộc sống thực của trẻ, là niềm vui và hạnh phúc của tuổi thơ. Vì vậy tổ chức hoạt động chơi cho trẻ ở lứa tuổi này cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn.[1]
Nhưng trên thực tế chưa có nhiều trường thực sự quan tâm đến việc ứng dụng các phương pháp dạy học tích cực trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ hay chưa đủ điều kiện để đầu tư cơ sở vật chất một các thỏa đáng cho lĩnh vực này. Bởi trong trường mầm non nói chung, trường mầm non Lương Nội nói riêng có nhiều điều còn phải khắc phục như tình trạng thiếu giáo viên, nhân viên theo định biên. Đây là một trong những yếu tố quyết định chất lượng giáo dục trong khi nhà trường không thể tự quyết định. Vậy làm thế nào để các con vẫn được học, được chơi, được thỏa mãn nhu cầu để được phát triển một cách toàn diện trong điều kiện của nhà trường như hiện nay là điều không dễ. Với những trăn trở của của một người mẹ, người hướng dẫn điều hành chuyên môn của nhà trường tôi đã tìm hiểu và áp dụng một số biện pháp bước đầu mang lại hiệu quả. Chính vì lã đó tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “ Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao phương pháp dạy học tích cực trong tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo trường Mầm non Lương Nội, huyện Bá Thước” để làm đề tài nghiên cứu trong năm học 2016-2017 này.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu thực trạng việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tại trường Mầm non Lương Nội. Từ đó đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo trường Mầm non Lương Nội.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm
- Phương pháp thống kê toán học.
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Trong quá trình dạy học, giáo viên tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ, trong đó có hoạt động chơi. Trẻ được cuốn hút vào vào các hoạt động đa dạng, thông qua đó tự lực tìm tòi khám phá, trải nghiệm những điều mình chưa rõ để có được các kiến thức, kỹ năng mới trong cuộc sống (chứ không phải thụ đọng tiếp thu những tri thức đã được giáo viên sắp đặt).
Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, trẻ trực tiếp quan sát, thảo luận, trao đổi, làm thí nghiệm giải quyết vấn đề đặt ra theo suy nghĩ của mình. Qua đó trẻ nắm bắt được các kiến thức và kỹ năng mới, vừa nắm bắt được phương pháp làm ra kiến thức và kỹ năng được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo.
Đối với trẻ chơi có nghĩa là học. Khi trẻ chơi, trẻ phát triển sự hiểu biết về các khái niệm. Trẻ lĩnh hội, hiểu biết qua chơi, qua trải nghiệm dựa vào xem xét và khám phá các sự vật hiện tượng của thế giới xung quanh.
Phát huy tính tích cực của trẻ bằng phối hợp hợp lý các phương pháp trong quá trình tổ chức các hoạt động của trẻ như phương pháp trực quan, phương pháp làm mẫu, phương pháp dùng lời, phương pháp trò chơi
Trong tổ chức hoạt động chơi cho trẻ, giáo viên cần phối hợp hợp lý các phương pháp: Phương pháp đóng vai, phương pháp dùng lời, phương pháp tạo tình huống, phương pháp làm mẫu Nhằm khơi gợi kinh nghiệm sống và hiểu biết của trẻ, đồng thời khuyến khích trẻ tích cực, chủ động, sáng tạo và duy trì cảm xúc vui chơi của trẻ trong khi chơi.
 	Trẻ học hiệu quả nhất qua hoạt động trải nghiệm trực tiếp. Trẻ sử dụng các giác quan để thu nhận thông tin về thế giới xung quanh chúng. Trẻ cần được người lớn nói về những gì trẻ nhìn, nghe, nắm, ngửi và cảm thấy để hiểu các thông tin thu được từ các giác quan và hình thành các khái niệm đó.
Trong xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ thông tin khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển như vũ bão, dạy học không thể nhồi nhét vào đầu óc trẻ khối lượng kiến thức ngày càng nhiều. Dạy trẻ phương pháp học cần phải được quan tâm ngay từ lứa tuổi mầm non. Trong các phương pháp học thì cốt lõi là phương pháp tự học, tự tìm tòi, khám phá.
Trong quá trình dạy học, giáo viên cần nhấn mạnh và chú trọng mặt hoạt động học của trẻ, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động sang học tập chủ động
Trong khi chơi trẻ cần được phát huy khả năng tự học như tích cực quan sát, so sánh, nhận xét, suy luận, dự đoán, đưa ra kết luận, giải quyết vấn đề, chia sẻ thông tin khuyến khích và tạo cơ họi để trẻ tự thỏa thuận với bạn chơi, chọn chủ đề chơi.[1]
“Đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tâm sinh lý, trí tuệ, thể lực, tình cảm thẩm mĩ và góp phần hình thành nhân cách trẻ thơ” [2]
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong GDMN cũng đang được hưởng ứng tích cực. Mục tiêu ứng dụng CNTT trong GDMN chủ yếu tập trung vào việc quản lí chỉ đạo, khai thác sử dụng CNTT trong việc tổ chức các hoạt động vui học cho trẻ cần có thời lượng cũng như dung lượng vừa phải, phù hợp. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT trong cấp học mầm non vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập về cơ sở vật chất, trình độ năng lực giáo viên, cán bộ quản lí và quan điểm của của xã hội cũng như của các nhà quản lí giáo dục.[3]
Vì vậy, chúng ta cần quan tâm để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ một cách tích cực hơn để trẻ thực sư học mà chơi, chơi bằng học.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng 
* Thuận lợi
- Trường Mầm non Lương Nội đã được công nhận là trường chuẩn quốc gia giai đoạn 1.
- Có đầy đủ phòng học cho các lớp
- Nhà trường có đầu tư trang thiết bị hằng năm.
- Có phát động phong trào làm đồ dùng, đồ chơi.
- Thường xuyên thăm lớp dự giờ theo kế hoạch
- Giáo viên có trình độ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 7/20 bằng 35 %
- Đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, nhiệt tình 
- Giáo viên đã nắm bắt được các nội dung phương pháp để tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
- Một số giáo viên có kinh nghiệm tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ 
- Nhà trường có khuân viên cây xanh thoáng mát 
- Các nhóm lớp đã chủ động xây dựng kế hoạch hoạt động vui chơi cho trẻ theo chủ đề.
* Khó khăn
- Nhà trường chưa có phòng thể chất, chưa có vườn cổ tích cho trẻ chơi
- Một số giáo viên chưa thực sự tự giác, tổ chức mang tính đối phó.
- Công trình xây dựng chắp vá nên không theo thiết kế quy hoạch 
- Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi giáo viên chưa thật sự tôn trọng trẻ còn áp đặt trẻ vào trò chơi, vai chơi mà có thể trẻ không thích.
- Giáo viên chưa dựa vào vốn kinh nghiệm của trẻ chưa tận dụng cơ hội cho trẻ phát triển khả năng tìm tòi, khám phá, sáng tạo của trẻ.
- Giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc tổ chức trò chơi cho trẻ phù hợp với kinh nghiệm hứng thú của trẻ.
- Trẻ chưa được tiếp cận với những đồ chơi hện đại 
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động vui chơi của giáo viên còn hạn chế nên dẫn đến trẻ dễ nhàm chán.
- Cách giao lưu giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ chưa thực sự là bạn đồng hành.
- Giáo viên chưa chịu khó tìm tòi các trò chơi mới, phương pháp, biện pháp để tổ chức cho trẻ chơi một cách tích cực mà các trò chơi thường lặp lại một cách nhàm chán.
- Đồ dùng đồ chơi chưa đủ theo yêu cầu tối thiểu, chủ yếu là đồ dùng, đồ chơi tự làm nên độ bền chưa cao, màu sắc chưa hấp dẫn trẻ.
- Sự giám sát của BGH ở tất cả các thời điểm trong ngày còn hạn chế.
- Trình độ, năng lực của giáo viên đại đa số là đào tạo tại chức, chắp vá, chưa linh hoạt trong tổ chức vui chơi cho trẻ.
- Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế, chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ.
- 100% là trẻ dân tộc thiểu số nên trong quá trình chơi còn gặp khó khăn khi giao tiếp giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn trong các hoạt động, đôi khi còn sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- Đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động vui chơi còn hạn chế, nghèo nàn, chưa đảm bảo tính thẩm mĩ, chưa thu hút được trẻ một cách tích cực khi tham gia chơi
- Một số giáo viêc có tuổi đời cao, trình độ đào tạo chắp vá nên khả năng vận dụng, truyền đạt hướng dẫn trẻ trong khi chơi còn hạn chế, bất cập, chưa phát huy được tính tích cực của trẻ, đang còn rập khuôn, máy móc dẫn đến kết quả khi chơi chưa cao.
Trong quá trình được phân công phụ trách chuyên môn, tôi đã khảo sát mức độ tích cực của giáo viên trong việc tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ tại đơn vị và kết quả thu được như sau:
TT
Nội dung
Tổng số giáo viên
Kết quả
Tốt
Khá
TB
CĐ
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
1
Giáo viên đã dựa vào vốn kinh nghiệm của trẻ, hứng thú hoạt động của trẻ, tạo mọi cơ hội cho trẻ phát triển khả năng tìm tòi, khám phá và trải nghiệm
20
7
35
5
25
4
20
4
20
2
Tạo cơ hội huy động tối đa vốn kinh nghiệm đã có vào hoạt động trải nghiệm
20
6
30
4
20
5
25
5
25
3
Tôn trọng các nhu cầu của cá nhân trẻ, tạo cơ hội cho trẻ khả năng thích ứng, hòa nhập với cuộc sống xung quanh
20
8
40
5
25
3
15
4
20
4
Kích thích động cơ bên trong của trẻ, gây hứng thú, lôi cuốn trẻ vào các hoạt động, tạo các tính huống có vấn đề cho trẻ hoạt động
20
6
30
5
25
6
30
3
15
5
Tổ chức trò chơi cho trẻ phù hợp với kinh nghiệm, hứng thú của trẻ, điều kiện thực tế của từng nhóm lớp.
20
10
50
5
25
3
15
2
10
6
Sử dụng hợp lý, linh hoạt các điều kiện cần thiết và phương tiện sẵn có ở địa phương cho hoạt động của trẻ.
20
9
45
4
20
4
20
3
15
2.3. Các giải pháp đã được áp dụng để giải quyết vấn đề
* Giải pháp 1. Hướng dẫn giáo viên tạo môi trường cho trẻ hoạt động
- Chuẩn bị đủ đồ dùng, đồ chơi mang tính gợi mở, phong phú, đa dạng để kích thích trẻ hoạt động tích cực và sáng tạo. VD: Chuẩn bị cả các đồ dùng đồ chơi mua có màu sắc đẹp và cả đồ dùng tự làm, cả các đồ dùng tái chế như các lon sữa su su, các mẩu gỗ đã sơn các màu
- Sắp xếp, bố trí đồ dùng, đồ chơi vừa tầm mắt đối với trẻ, dễ thấy, dễ lấy để thuận tiện cho trẻ trong quá trình chơi và mở rộng nội dung chơi theo chủ đề.
- Bố trí các khu vực chơi hợp lí và nên bố trí di động để tạo sự hấp dẫn cho trẻ như: Lon sữa, gáo dừa, chai nước ngọt, phách tre có thể thay đổi vị trí góc theo chủ đề để gây sự chú ý cho trẻ, hấp dẫn trẻ vào hoạt động hơn.
- Xây dựng bầu không khí giao tiếp thân thiện và tích cực, vui vẻ, hòa nhã và giao tiếp với trẻ bằng ngôn ngữ của vai chơi
* Giải pháp 2. Ứng dụng phương pháp dạy học tích cực vào quá trình tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ.
- Giáo viên chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi để gợi mở cho trẻ tự chọn đồ chơi, nhóm chơi theo ý thích.
- Để trẻ tự khởi xướng trò chơi, tự chọn khu vực chơi, thảo luận với bạn về trò chơi mà mình muốn chơi.
- Khuyến khích trẻ kịp thời để trẻ tích cực tham gia vào trò chơi một cách say mê.
- Giúp đỡ trẻ khi thật sự cần thiêt như: Nhập vai chơi cùng trẻ để gợi ý phát triển nội dung chơi cho trẻ. Khuyến khích trẻ sử dụng đồ vật thay thế.
Ví dụ: Một hộp giấy có thể làm thành cái bàn, hay một miếng bìa carton làm điện thoại
- Việc nhận xét được thực hiện ngay cả trong khi chơi chứ không phải để đến khi kết thúc vì nếu động viên, khuyến khích trẻ kịp thời càng giúp trẻ hưng phân và phát triển được nhiều nội dung chơi.
- Giáo viên khuyến khích trẻ thực hiện đúng vai chơi, luật chơi, khơi gợi những kinh nghiêm trẻ đã có, đề xuất ý tưởng chơi phù hợp với hứng thú và điều kiện thực tế của nhóm lớp.
- Giáo viên không nên can thiệp hay ngăn cản khi trẻ đang chơi nếu có hiện tượng đi lệch hướng chơi thì giáo viên nên khéo léo nhập vai và hướng trẻ chơi theo mục đích giáo dục.
- Giáo viên gợi ý để trẻ đổi góc chơi, vai chơi, không để trẻ chơi ở một góc hoặc một vai chơi trong suốt cả tuần.
- Giáo viên nhập vai để gợi ý tình huống chơi để trẻ liên kết các góc chơi. 
- Giáo viên tận dụng mọi cơ hội để tổ chức cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
* Giải pháp 3. Bổ sung thêm đồ dùng, đồ chơi
- Phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, đồ chơi theo chủ đề. Mỗi một chủ đề ban thi đua sẽ chấm điểm. Đây cũng là một trong những tiêu chí xếp loại thi đua hàng tháng.
- Những bộ đồ dùng đạt giải sẽ được nhân rộng trong toàn trường về cách sử dụng và cách làm.
- Tận dụng các nguyên liệu phế thải ở địa phương để tái sử dụng để làm các đồ dùng, đồ chơi cho trẻ.
- Các đồ dùng dạy học, đồ chơi tự tạo cần phải đảm bảo các yêu cầu như:
+ Đảm bảo tính giáo dục: Có hình dáng, màu sắc, âm thanh hấp dẫn trẻ, phản ánh về các sự vật, hiện tượng xung quanh, gần gũi với trẻ. Là phương tiện giáo dục giúp trẻ phát triển toàn diện (về thể chất, nhận thức và ngôn ngữ, thẩm mĩ, tình cảm, kỹ năng xã hội), nội dung và kích thước phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của trẻ.
+ Đảm bảo an toàn vệ sinh: Làm đồ dùng, đồ chơi từ các nguyên vật liệu dễ lau rửa, sơn bằng những loại sơn không độc hại, không sắc nhọn, được là sạch trước khi làm đồ chơi.
+ Phải đẹp: Hình dáng, kích thước, màu sắc, bố cục của sản phẩm thể hiện sự hài hòa, cân đối, sự chau chuốt, gọn gàng trong từng sản phẩm.
+ Phải đảm bảo tính thực tiễn: Phản ánh được xã hội mà trẻ đang sống (phù hợp với phong tục, tập quán, truyền thống của địa phương).
Ví dụ: Gáo dừa làm dụng gõ đệm, làm nồi, làm bát trong khi nấu ăn.
- Từ những đoạn tre, luồng có thể làm phách gõ đệm, cần câu, xe ôtô, tàu hỏa, hàng rào, cổng chui
- Các đoạn gỗ vụn ở xưởng mộc cho trẻ chơi các trò chơi nhận biết hình, màu, lắp ghép thành khuôn viên xây dựng, các ngôi nhà, các loại xe, bàn ghế ... 
- Giấy bìa, vải vụn tận dụng làm con rối, quần áo cho búp bê, làm con giống.
- Các vỏ hộp, thìa nhựa, đĩa nhựa, chai nhựa làm thành các con vật ngộ nghĩnh như: con công, con rùa, con lợn, con voi
* Giải pháp 4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động vui chơi.
- Sử dụng nhạc nền trong các trò chơi khi tổ chức cho trẻ chơi để gây hứng thú cho trẻ.
- Tham khảo các trò chơi của một số vùng miền và cho trẻ xem để bắt chước.
- Khi tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ giáo viên có thể mở nhạc đệm cho trẻ nghe để giúp trẻ hứng thú và có tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp hơn, nhanh nhớ lời thơ hơn.
- Hay trong các hoạt động chung thì phần sử dụng giáo án điện tử trẻ như được lạc vào một môi trường mới lạ, hấp dẫn, những phần trò chơi được lồng ghép cả nhạc và những câu trả lời bằng máy tính như bạn đúng rồi, bạn giỏi quá, tiếng vỗ tay khích lệ làm cho trẻ càng phấn khích hơn. Đặc biệt là mầu sắc trong giáo án vô cùng hấp dẫn trẻ.
* Giải pháp 5. Chỉ đạo lựa chọn nội dung chơi và phương pháp chơi.
- Chỉ đạo lựa chọn nội dung chơi phong phú, lành mạnh, có ý nghĩa giáo dục, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường, của lớp, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và gây được sự hứng thú cho trẻ. Đặc biệt, nội dung phải phù hợp cới chủ đề đang tiến hành, những nội dung này phải được đưa vào mạng nội dung và mạng hoạt động và chi tiết vào kế hoạch của từng tuần, phải được nhà trường duyệt trước khi thực hiện.
- Xây dựng các tiết mẫu, tổ chức các hoạt động vui chơi dưới nhiều hình thức khác nhau: Tổ chức hoạt động góc, chơi lồng ghép trong hoạt động học tập
- Lựa chọn giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao, có năng lực sư phạm để tổ chức cho trẻ hoạt động, từ đó, chị em giáo viên học hỏi, nhân rộng điển hình.
- Chỉ đạo phương pháp tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi:
+ Giáo viên phải thực sự chú ý đến việc phát triển trò chơi cho trẻ, luôn coi chơi như một họa động có ý thức, có mục đích, mang tính tự lập và sáng tạo cao của trẻ mẫu giáo.
+ Cô giáo đóng vai là người bạn lớn để hướng dẫn trẻ chơi, thậm chí có thể chơi cùng trẻ. Cô là điểm tựa, là thang đỡ, gợi mở phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình trẻ chơi. Tránh hiện tường lặp lại một trò chơi hay một chủ đề có nội dung tương tự, nhiều lần, có như vậy, trẻ mới không bị nhàm chán hay đơn điệu.
+ Sử dụng nhiều loại đồ dùng, đồ chơi: Đồ chơi sẵn có (Búp bê, nồi nấu cơm, ô tô ), đồ chơi cần có sự tác động của trẻ mới hoàn thiện: Tranh ghép hình, bộ lắp ghép. Đồ chơi trẻ và cô tự tạo” Gói kẹo, bánh chưng, con rối. Tích cực sử dụng các nguyên vật liệu phế thải, sẵn có ở địa phương để hỗ trợ cho hoạt động của trẻ mang tính tích cực và sáng tạo hơn.
- Giáo viên dựa vào vốn kinh nghiệm của trẻ, hứng thú hoạt động của trẻ, tận dụng mọi cơ hội cho trẻ phát triển khả năng sáng tạo.
+ Lồng ghép các nội dung chơi thông qua các hội thi, tổ chức biểu diễn thông qua các ngày lễ hội trong năm. Trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi, cô giáo phải luôn duy trì niềm vui, hứng thú chơi của trẻ. Nâng dần tính phức tạp, phong phú của trò chơi, đòi hỏi trẻ giải quyết tình huống chơi nhằm phát huy ở trẻ tính tích cực, chủ động, sáng tạo.Khi chơi cũng đòi hỏi trẻ phải có sự nỗ lực về trí tuệ và tinh thần. Tuyd thuộc vào độ tuổi mà đưa ra yêu cầu về nội dung và cách chơi cho phù hợp, từ đó đẻ hiệu quả giáo dục được nâng lên.
* Giải pháp 6. Chỉ đạo việc tự học, tự bồi dưỡng nhằm nâng cao kỹ năng tổ chức các hoạt động vui chơi. 
- Nhà trường quan tâm đến việc tự học, tụ bồi dưỡng của giáo viên nhằm nâng cao kỹ năng tổ chức hoạt động vui chơi thông qua nhiều hình thức khác nhau:
- Đọc và nghiên cứu tài liệu, chuyên đề, tập san, viết về việc tỏ chức hoạt động vui chơi cho trẻ mẫu giáo. 
- Thảo luận vấn đề này thông qua các cuộc họp chuyên môn.
- Viết các tham luận, sáng kiến kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo của các đồng chí và công tác tổ chức của các đồng chí giáo viên đối với hoạt động vui chơi của trẻ mẫu giáo.
- Đẩy mạnh công tác tự học, tự bồi dương của cán bộ giáo viên trong nhà trường, không nhừng nâng cao sự hiểu biết, năng lực sư phạm của bản thân.
- Học tập qua các Module của chương trình BDTX.
- Thăm lớp dự giờ đồng chí, đồng nghiệp.
- Yêu cầu mỗi giáo viên đăng kí mỗi tháng chọn một hoạt động để dạy và mời tổ chuyên môn dự, góp ý kiến.
- Chỉ đạo tổ chuyên môn nhà trường mỗi tháng xây dựng một hoạt động mẫu tổ chức vào chiều thứ 6 của tuần cuối tháng để tất cả giáo viên nhà trường được tham dự.
* Giải ph

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_nang_cao_phuong_phap_day_hoc.doc