SKKN Một sô kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên tổ chức đạt hiệu quả hoạt động phát triển vận động cho trẻ khối mẫu giáo ở trường mầm non Xuân Du

SKKN Một sô kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên tổ chức đạt hiệu quả hoạt động phát triển vận động cho trẻ khối mẫu giáo ở trường mầm non Xuân Du

Bậc học mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân , là cơ sở đầu tiên hình thành cho trẻ những phẩm chất nhân cách ban đầu của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [2]. Tuy nhiên để đạt được điều thì giáo dục phát triển vận động cho trẻ là một trong những nội dung giáo dục cho trẻ đóng vai trò quan trọng và chủ đạo.

Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới góc độ sinh lí học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia của hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận động (dù ở mức đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra [1].

 

doc 18 trang thuychi01 6270
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một sô kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên tổ chức đạt hiệu quả hoạt động phát triển vận động cho trẻ khối mẫu giáo ở trường mầm non Xuân Du", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Bậc học mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân , là cơ sở đầu tiên hình thành cho trẻ những phẩm chất nhân cách ban đầu của con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
	Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào lớp một; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lí, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kĩ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời [2]. Tuy nhiên để đạt được điều thì giáo dục phát triển vận động cho trẻ là một trong những nội dung giáo dục cho trẻ đóng vai trò quan trọng và chủ đạo. 
Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non. Dưới góc độ sinh lí học, vận động là sự chuyển động của cơ thể con người trong đó có sự tham gia của hệ xương và sự điều khiển của hệ thần kinh. Vận động (dù ở mức đơn giản hay phức tạp) là điều kiện cho sự phát triển cơ thể con người ở nhiều mặt khác nhau. Dưới tác động của giáo dục, các hoạt động nhằm phát triển vận động cho trẻ sẽ được nghiên cứu, lựa chọn và tổ chức một cách khoa học để đạt được mục tiêu giáo dục đề ra [1].
Trong các giai đoạn phát triển của đất nước ta. Trẻ khỏe mạnh và thông minh là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là niềm mơ ước và hy vọng lớn khi hướng vào tương lai. Chính vì thế muốn xây dựng một đất nước phồn vinh gia đình hạnh phúc không thể không nói đến việc xây dựng tính cách con người mới xã hội chủ nghĩa có đầy đủ phẩm chất tư cách đạo đức tốt nhất và đặc biệt có một sức khỏe để phục vụ cho đất nước. Trẻ có thể lực tốt, giàu lòng nhân ái, có tình cảm thẩm mỹ thông minh ham hiểu biết giúp trẻ phát triển tình cảm, trí tuệ và yêu lao động, thích làm được nhiều việc tốt để giúp đỡ những người thân, cô giáo, bạn bè...Qua các hoạt động trẻ được nắm bắt tích luỹ những tri thức, kinh nghiệm của lịch sử loài người qua quá trình “ Học mà chơi, chơi mà học”
Giáo dục phát triển vận động là một trong những nhiệm vụ của giáo dục phát triển thể chất nhằm góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mầm non: Việc thực hiện các bài tập vận động góp phần tích cực vào giáo dục phát triển nhận thức, giáo dục phát triển về tình cảm và kỹ năng xã hội, giáo dục phát triển thẩm mĩ [1]. Chính vì thế, tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ là tạo cơ hội tốt cho trẻ phát triển thể lực,cơ thể phát triển cân đối hài hòa, trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn hơn, giúp trẻ trở thành con người toàn diện thông qua hoạt động này đã tạo được không khí “Trường học thân thiện, học sinh tích cực’’ trong trường mầm non. “Sự tích cực vận động của trẻ phụ thuộc vào chế độ vận động, kể cả vận động do giáo viên tổ chức và hoạt động tự vận động của trẻ. Chế độ vận động hợp lí, phù hợp với kinh nghiệm vận động, sở thích, mong muốn của trẻ và khả năng của cơ thể trẻ ở trường mầm non”[1]. Bên cạnh đó thí cấn phải “hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ thể cân đối, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn”[2].
Giáo viên phải quan tâm đến việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ, sự đa dạng của bài tập cũng như thực hiện các nhiệm vụ cơ bản và yêu cầu về nội dung của các hoạt động đó. Để làm điều này, cần phải lựa chọn chính xác các thiết bị luyện tập bởi đây là một phần của môi trường đồ chơi, đồ vật, vận động trong trường mầm non [1]. Từ đó xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động tốt cho trẻ trong trường mầm non. Bên cạnh đó phải sử dụng hiệu quả phong phú các thiết bị, dụng cụ luyện tập phù hợp cho trẻ
Đối với trẻ mẫu giáo tư duy trực quan hình tượng chiếm vị trí cũng khá quan trọng, cơ thể trẻ đang đà phát triển nếu không có biện pháp giáo dục, lựa chọn nội dung phù hợp và tạo cơ hội cho trẻ tham gia rèn luyện là hoạt động nhiệm vụ trọng tâm cho trẻ phát triển toàn diện, đủ năng lực đức, tài trở thành những con người mới trong công cuộc xây dựng đất nước giàu mạnh. Tuy nhiên đối với trường mầm non nơi tôi công tác thì việc giáo viên lồng ghép giáo dục phát triển vận động trong mọi hoạt động của trẻ hàng ngày đang còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế trong quá trình thực hiện dẫn đến kết quả phát triển vận động cho trẻ chưa cao. Từ những lý do trên, bản thân tôi là một phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, tôi đã dựa vào kinh nghiệm trong quá trình công tác chỉ đạo của bản thân, kinh nghiệm học tập từ bạn bè đồng nghiệp tôi mạnh dạn đưa ra “ Một sô kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên tổ chức đạt hiệu quả hoạt động phát triển vận động cho trẻ khối mẫu giáo ở trường mầm non Xuân Du” Với mong muốn góp phần nâng hiệu quả phát triển vận động cho trẻ ở trường Mầm non.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
- Giáo viên trong khối hiểu được ý nghĩa của phát triển vận động và xây dựng được kế hoạch phát triển vận động cho trẻ tại lớp mình phụ trách.
- Xây dựng được môi trường vận động trong và ngoài cho trẻ.
- Nâng cao hiệu quả phát triển vận động, thể chất cho trẻ mẫu giáo trong nhà trường. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường đi lên.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Tập trung nghiên cứu các giải pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức hiệu quả hoạt động phát triển vận động cho trẻ khối mẫu giáo ở trường mầm non Xuân Du.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Trong quá trình nghiên cứu đề tài để chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ khối mẫu giáo đạt hiệu quả bản thân đã sử dụng các biên pháp nghiên cứu như:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu
 + Phương pháp nghiên cứu bằng thực tiễn.
 + Phương pháp tổ hoạt động giáo dục, trò chơi
 + Qua kiểm tra dự giờ.
 + Qua đàm thoại.
 + Qua quan sát.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
2.1. Cơ sở lý luận 
 Ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, trẻ đã có những vận động nhưng đó chỉ là những vận động nhỏ từ các cơ non nớt của trẻ. Cùng với thời gian các cơ trong cơ thể lớn dần vận động của trẻ ngày một thay đổi rõ rệt và sự tham gia tích cực của  hệ xương, hệ cơ và sự điều khiển của hệ thần kinh. Khi trẻ vận động, gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Vì vậy khi trẻ vận động tham gia các trò chơi để phát triển khả năng, năng lực của cá nhân, ở độ tuổi này chúng ta phải hình thành cho trẻ những tâm lý, những cơ sở ban đầu nhân cách năng lực làm người của trẻ.
	Về mặt thể chất, giáo dục phát triển vận động góp phần tăng cường và bảo vệ sức khỏe: Các bài tập vận động vừa sức giúp cơ thể trẻ thoải mái, kích thích hoạt động của các hệ cơ quan bên trong như hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, hệ hô hấp hệ tiêu hóa. Thực hiện các bài tập vận động một cách khoa học giúp phát triển hệ cơ, hệ xương cho trẻ [1], giúp trẻ nâng cao thể lực sức khỏe và phát triển các kỹ năng vận động đồng thời gúp trẻ có một sức khỏe tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, không những thế còn giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và phát triển nhận thức. 
 Trong quá trình tham gia các hoạt động thể chất trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm - xã hội cũng như thẩm mĩ. Hoạt động thể chất làm thỏa mãn nhu cầu vận động của trẻ tạo cho tinh thần được thoải mái, sảng khoái, vui vẻ, giúp phát triển mối quan hệ giữa cô và trẻ cũng như phát triển tốt mối quan hệ bạn bè trong phối hợp vận động cùng các bạn. Cơ thể khỏe mạnh, phát triển cân đối, hài hòa là một biểu hiện của nét đẹp về hình thể, những bài tập vận động có nhịp điệu kết hợp với âm nhạc giúp trẻ cảm nhận được sâu sắc về nhịp điệu, thể hiện tốt hơn, đẹp hơn các động tác và nhất là các hoạt động phát triển các cử động bàn tay, ngón tay giúp phát triển các vận động tinh tế khéo léo đặc biệt hoạt động tạo hìnhgiúp trẻ tưởng tượng sáng tạo. 
 Vậy, có thể nói: Từ khi trẻ mới sinh ra, trẻ luôn thích hoạt động, vận động tích cực. Vận động là sự chuyển động của cơ thể con người. Trong đó có sự tham gia của hệ cơ xương và sự điều khiển hệ thần kinh. Vận động làm cho cơ thể phát triển đều đặn cân đối, sức khỏe được tăng lên làm cơ sở cho sự phát triển toàn diện nhân cách con người.
2.2. Thực trạng của việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường Mầm Non Xuân Du
Trong năm học vừa qua thực hiện sự chỉ đạo của sở GD&ĐT Thanh hoá, phòng GD&ĐT Huyện Như Thanh tiếp tục đổi mới hình thức giáo dục cho trẻ mầm non nói chung và hoạt động phát triển vận động nói riêng để có nhiều hình thức tổ chức cho trẻ phát triển toàn diện. Nhiệm vụ đặt ra cho bản thân tôi luôn phải tìm tòi, sáng tạo, tự học hỏi bồi dưỡng để chỉ đạo giáo viên luôn sáng tạo, đổi mới hình thức tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
 Mỗi trò chơi vận động giúp trẻ phát triển những khả năng khác nhau. Chơi bóng giúp luyện tập chân tay, tăng cường sự khéo léo, nhanh nhẹn. Trò chơi leo trèo giúp phát triển khả năng giữ thăng bằng. Các trò chơi vận động còn cho trẻ biết được mức độ dẻo dai, sức chịu đựng của mình. Những hoạt động đó làm cho trẻ cảm thấy thỏa mãn và kích thích sự phát triển sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên trên thực tế để đáp ứng được yêu cầu đổi mới trong chương trình CSGD trẻ đặc biệt đối với việc tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ thì vấn đề cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi tuy đã có nhưng chưa thể đáp ứng nhu cầu của trẻ trong việc tổ chức, cho nên trong quá trình chỉ đạo bản thân tôi gặp một số thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1. Thuận lợi:
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho cô và trẻ hoạt động.
Cụ thể: Sân chơi sạch sẽ với nhiều cây xanh thoáng mát, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ rất thuận lợi cho việc tổ chức các trò chơi vận động cho trẻ. Trong năm học vừa qua, trường đã được Phòng GD&ĐT quan tâm đầu tư thêm một số đồ chơi ngoài trời giúp các bé thoải mái vui chơi.
 Trường đã đạt trường chuẩn quốc gia năm 2011, có đội ngũ giáo viên đa số đã được đào tạo trình độ trên chuẩn là lực lượng trẻ yêu nghề, nhiệt tình, năng động. Trường đã xây dựng được khối đoàn kết nhất trí với nhau để hoàn thành nhiệm vụ. Công tác phối kết hợp giữa nhà trường và cha mẹ học sinh rất chặt chẽ, được phụ huynh ủng hộ, tham gia nhiệt tình. Luôn quan tâm đến tình hình sức khỏe của trẻ. 
 Số trẻ nam và nữ tương đối cân bằng, trẻ khỏe mạnh tăng cân đều, tỷ lệ ở kênh suy dinh dưỡng và thấp còi không nhiều.
 Đã được tập huấn đầy đủ chuyên đề phát triển vận động và tiếp tục cập nhật qua từng năm học. Đồng thời cũng tự nghiên cứu tài liệu, học hỏi trao đổi kinh nghiệm với bạn đồng nghiệp để rút ra kinh nghiệm trong việc chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động vận động cho trẻ mẫu giáo ở trường mầm non.
2.2.2. Khó khăn:
Trường chúng tôi thuộc xã thuần nông của huyện miền núi, nhân dân chủ yếu làm nông nghiệp cho nên đời sống của các bậc phụ huynh thu nhập còn thấp, một phần do nhận thức của phụ huynh còn xem nhẹ về cấp học Mầm non chưa quan trọng và cần thiết cho nên chưa chăm lo đến việc học tập và sức khỏe của trẻ. Cơ sở vật chất phục vụ cho bộ môn phát triển vận động còn thiếu chưa đồng bộ, chưa gây hứng thú cho trẻ vận động. Giáo viên phần lớn chưa mạnh dạn đưa ra và áp dụng nhiều hình thức tổ chức linh hoạt sáng tạo vào hoạt động đang còn gò bó, trẻ chưa hứng thú học cho nên các hoạt động chưa đạt hiệu quả cao.
Việc tổ chức phát triển vận động cho trẻ chưa đồng nhất, chưa đem lại hiệu quả cao. Số trẻ suy dinh dưỡng chiếm trên 10% đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc tham gia các hoạt động phát triển vận động.
 Nhà trường chưa có sân vận động riêng cho trẻ, phương tiện phục vụ cho hoạt động phát triển vận động chưa đầy đủ.
Với thực trạng trên, để chỉ đạo giáo viên tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ khối mẫu giáo trong trường mầm non có hiệu quả tôi đã tiến hành khảo sát đầu năm học 2016 - 2017, kết quả như sau: 
* Về điều kiện thực hiện:
 Một số lớp đã có điều kiện, đồ dùng đồ chơi nhưng chưa đầy đủ theo quy định cụ thể:
- Số lớp có đủ trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi theo thông tư 02của bộ GD là 6/12 lớp đạt 50%
- Số lớp có môi trường trong lớp sinh động, phong phú phù hợp với tính chất vận động của trẻ là /17/12 lớp đạt 58.3%.
- Số lớp có nhiều loại ĐDĐC do cô giáo phối hợp với hội cha mẹ học sinh của lớp mua để phục vụ cho hoạt động vận động của trẻ đạt 7/12 lớp đạt 58.3%
- Môi trường ngoài lớp học có sân chơi rộng, đảm bảo an toàn, đủ 5 loại đồ chơi ngoài trời cho trẻ hoạt động đạt 8/12 lớp đạt 66.7%
* Về chất lượng đội ngũ 
100% có trình độ chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn, được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, nắm vững nội dung chuyên đề, tuy nhiên có một số giáo viên chưa nắm vững phương pháp tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ.
TT
Nội dung
Tổng số GV
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
%
Số lượng
%
1
Giáo viên nắm vững nội dung chuyên đề, xây dựng kế hoạch cá nhân phù hợp
24 cô
11
45.8
13
54.2
2
Giáo viên có phương pháp tổ chức hoạt động vận động của trẻ đạt hiệu quả
24 cô
10
41.7
14
58.3
3
Có hình thức lồng ghép tổ chức phát triển vận động sáng tạo linh hoạt.
24 cô
11
45.8
13
54.2
4
Sử dụng công nghệ thông tin trong tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển thể chất
24 cô
9
37.5
15
62.5
* Về chất lượng trên trẻ
Tỷ lệ trẻ nắm các kiến thức sơ đẳng về vận động chưa cao. Trẻ chưa mạnh tự tin khi tham gia hoạt động đặc biệt là độ tuổi trẻ 3 tuổi, trẻ giao tiếp kém, rụt dè, chưa mạnh dạn năng động trong các hoạt động. Kỹ năng vận động thô, vận động tinh chưa cao. Điều đó dẫn đến chất lượng về sức khoẻ không đạt như mong muốn
 - Về sức khoẻ trẻ: Kênh bình thường đạt 335/395 trẻ đạt tỷ lệ 84.8%; Số trẻ suy dinh dưỡng thấp còi bằng 60 cháu chiếm 15.2%.
 - Kết quả khảo sát thực trạng phát triển vận động cho trẻ:
TT
Nội dung
 khảo sát trên trẻ
Tổng số trẻ khảo sát
Kết quả thực trạng
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
Y
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
Số
lượng
Tỷ lệ
%
1
Trẻ nắm được một số kiến thức sơ đẳng về vận động.
395 
80
20.3
90
22.8
100
25.3
125
31.6
2
Trẻ mạnh dạn tích cực tham gia vận động.
395 
90
22.8
100
25.3
90
22.8
115
29.1
3
Kỹ năng vận động thô
395 
80
20.3
90
22.8
100
25.3
125
31.6
4
Kỹ năng vận động tinh
395 
90
22.8
100
25.3
90
22.8
115
29.1
Từ kết quả khảo sát và thực trạng trên là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn khối mẫu giáo, tôi rất trăn trở, không ngừng tìm tòi học hỏi để tìm ra một số biện pháp nhằm khắc phục những hạn chế trên. 
2.3. Các giải pháp và tổ chức thực hiện giải quyết vấn đề.
Bằng kinh nghiệm thực tiễn, quá trình thực hiện nhiệm vụ của bản thân cùng với sự góp ý, học hỏi từ bạn bè đồng nghiệp tôi xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp để chỉ đạo giáo viên trong việc tổ chức hoạt động hoạt động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo để bạn bè đồng nghiệp cùng tham khảo.
* Các giải pháp thực hiện
- Xây dựng kế hoạch tiếp tục chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng tập huấn cho giáo viên nắm vững kiến thức về chuyên đề phát triển vận động cho trẻ.
- Chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường giáo dục phát vận động cho trẻ trong và ngoài lớp học.
- Định hướng chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình phát triển vận động theo hướng tích cực.
- Hướng đẫn cho giáo viên lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp để nâng cao tính tích cực vận động cho trẻ
- Phối kết hợp cùng phụ huynh tổ chức các các hội thi để phát triển vận động cho trẻ nhân dịp ngày hội, ngày lễ trong năm.
 * Tổ chức và thực hiện
Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch tiếp tục chỉ đạo tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên nắm vững kiến thức về chuyên đề phát triển vận động cho trẻ.
 Ngay vào đầu năm học căn cứ vào hướng dẫn chỉ dạo của phòng GD&ĐT, kế hoạch năm học và tình hình thực tế của nhà trường, tôi xây dựng kế hoạch tham mưu với hiệu trưởng tiếp tục tổ chức bồi dưỡng cho giáo viên nâng cao kiến thức chuyên đề phát triển vận động và cách tổ chức hoạt động của giáo viên và quá trình tham gia của trẻ ở trường mầm non trọng điểm của huyện nhà. Qua đó giáo viên nắm chắc được bản chất, đặc trưng của hoạt động phát triển thể chất và diễn tiết phát triển khả năng vận động của trẻ trong mỗi loại hoạt động. Trên cơ sở đó giáo viên có thể đánh giá hợp lí về khả năng hoạt động của trẻ trong từng trường hợp cụ thể để đưa biện pháp thích hợp vào kiến thức hướng dẫn trẻ thực hiện. Cách xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển thể chất cho trẻ trong kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non.
 Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt quan trọng quyết định cho chất lượng trẻ ở trường mầm non. Phòng giáo dục bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên cốt cán của phòng sau đó đội ngũ cốt cán tập huấn trực tiếp cho tất cả giáo viên trong từng cụm, trường. Hình thức bồi dưỡng tại trường bằng lý thuyết, thực hành xây dựng tiết dạy thể nghiệm cho giáo viên học tập và rút kinh nghiệm để nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động phát triển vận động cho trẻ mẫu giáo. 
Giải pháp 2: Chỉ đạo giáo viên làm đồ dùng đồ chơi, xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong và ngoài lớp học.
Vào đầu năm học bản thân đã xây dựng kế hoạch tham mưu với hiệu trưởng nhà trường để phát động giáo viên làm đồ dùng đồ chơi để tham dự hội thi đồ dùng, đồ chơi sáng tạo do nhà trường tổ chức để chào mừng 8-3 ngày quốc tế phụ nữ. Đặc biệt tôi cũng đưa ra nội dung cho các mảng đồ dùng đồ chơi cần thiết phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Trong đó tôi đặc biết chú trọng và khích lệ giáo viên nghiên cứu tìm tòi để làm ra các đồ dùng sáng tạo nhưng phải phù hợp để sử dụng cho việc phát triển vận động cho trẻ đạt hiệu quả.
( Tranh hội thi đồ dùng đồ chơi giáo dục phát triển vận động)
Bên cạnh việc phát động giáo viên làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo thì tôi còn định hướng cho giáo viên xây dựng môi trường giáo dục phát triển vận động cho trẻ gắn với việc lựa chọn trang thiết bị, đồ dùng dụng cụ luyện tập các phương tiện luyện tập phải đảm bảo độ bền vững, an toàn cho trẻ. kích thước, trọng lượng phải phù hợp với cơ thể trẻ. Lựa chọn các bài tập sao cho trẻ phải có nỗ lực thể chất và tiêu hao năng lượng thì mới có tác dụng phát triển thể chất cho trẻ. Vì bất kỳ hoạt động vận động nào của trẻ cũng nhằm đạt mục tiêu phát triển kỹ năng vận động và các tố chất thể lực cho trẻ. Chẳng hạn như: Ném bóng vào giỏ; Đi thăng bằng, bò, trườn trên ghế thể dục, trèo thang, đi xe đạp, bật nhảy, nhảy qua dây, leo dây....đều ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ, nhận thức, kỹ năng vận động và các tố chất thể lực,tình cảm, ý chí và sự tích cực của trẻ. Cảm giác “ Vui sướng cơ bắp” rất quan trọng đối với trẻ. Sự thỏa mãn hài lòng của trẻ khi vượt qua những khó khăn khác nhau đều góp phần phát triển ý chí làm giàu kinh nghiệm vận động của trẻ. Qua đó trẻ thể hiện sự linh hoạt, tháo vát, quyết tâm, lòng dũng cảm, sức chịu đựng, khả năng phản ứng nhanh nhẹn, khéo léo....của trẻ khi thực hiện các bài tập thể dục khác nhau. Tuy nhiên để đáp ứng được điều đó thì môi trường, đồ dùng vận động cho trẻ phải phong phú được sắp xếp hợp lý, gọn gàng, đẹp đẽ, màu sắc hài hòa,các trang thiết bị, dụng cụ luyện tập khác nhau tạo cảm xúc tích cực cho trẻ. 
 	* Môi trường trong lớp:
 Muốn trẻ hứng thú với giáo dục thể chất thì việc đầu tiên phải gây hứng thú cho trẻ khi tới lớp học, trẻ có yêu thương, thích đến thì trẻ mới có hứng thú tham gia các hoạt động khác. Vì thế môi trường học tập tốt sẽ khuyến khích trẻ tích cực hoạt động việc xây dựng môi trường học tập phù hợp và hấp dẫn trẻ là vô cùng cần thiết
 Đối với lớp học ngay từ đầu năm tôi chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để mua sắm, bổ sung đồ chơi, thiết bị trong lớp phải đảm bảo theo danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị tối thiểu theo thông tư 02 của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và theo nội dung phát triển vận động trong chương trinh giáo dục mầm non
 Xây dựng góc vận động cho trẻ trong mỗi lớp học, sắp xếp thiết bị, đồ chơi các góc trong lớp phải đảm bảo an toà

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_giao_vien_to_chuc_dat_hieu_q.doc