SKKN Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non

SKKN Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non

Trường mầm non là nơi dạy trẻ và chăm sóc trẻ theo nội quy, quy chế của ngành mầm non, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non là nhiệm vụ hàng đầu bởi vì muốn cho trẻ phát triển toàn diện thì việc chăm sóc là nhiệm vụ quan trọng nhất. Với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệm vụ chủ yếu này được thực hiện kết hợp giữa cô nuôi và giáo viên là người trực tiếp nuôi dạy trẻ thực sự yêu nghề mến trẻ đã mang hết lòng tâm huyết với nghề.

 Trường mầm non cũng là nơi cô giáo thể hiện trí tuệ và tình cảm của mình, biến những ước mơ thành hiện thực, chăm sóc các cháu khoẻ mạnh thông minh và phát triển một cách hài hoà.

 Yêu cầu chỉ đạo của nghành về công tác tổ chức nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non mẫu giáo phải đảm bảo cung cấp từ 615-726 calo/1trẻ/1ngày.

Nhà trẻ 600-651kcalo/1trẻ /1 ngày

 Là một cô nuôi trong trường mầm non tôi luôn yêu công việc của mình, và tôi luôn trăn trở và suy nghĩ mình phải làm gì với công việc, tôi xác định việc chế biến món ăn cho trẻ là quan trọng. Bởi vì khi trẻ được ăn ngon cơ thể khoẻ mạnh phụ huynh sẽ yên tâm tin tưởng vào sự chăm sóc của các cô ở trường mầm non.

 Việc nhận và chọn thực phẩm tươi ngon cũng rất quan trọng nên tôi phải thực hiện nghiêm túc việc nhận thực phẩm hàng ngày theo thực đơn. Vì chọn mua thực phẩm tươi ngon, biết phối hợp các loại thực phẩm và chế biến các món ăn ngon phù hợp với khẩu phần ăn của trẻ có tầm quan trọng rất lớn, nó tác động trực tiếp đến sức khoẻ của trẻ.

 

doc 25 trang thanh tú 22 5744
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ	1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
“ Trẻ em hôm nay ”
Thế giới ngày mai
Câu nói trên đã cho chúng ta thấy được trẻ em hôm nay quan trọng đến nhường nào, phải ngay từ bây giờ chúng ta biết cách chăm sóc , bảo vệ các em và thế giới đẹp đẽ của của thơ.
	Giáo dục mầm non hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người .Chính vì vậy trong giai đoạn ngày nay chất lượng dinh dưỡng , phương pháp chế biến móm ăn và VSATT có tính chất quan trọng không phải chỉ riêng một người mà là của toàn xã hội , cả cộng đồng và nhất là trong nghành giáo dục mầm non .
	Hơn nữa trẻ nhỏ đang trong thời kỳ phát triển nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao, để giúp triển phát triển toàn diện về 5 mặt “ nhận thức , thể chất , ngôn ngữ , tình cảm , xã hội , thẩm mỹ”.
Vì lẽ đó chúng ta muốn đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hòa giữa nuôi dưỡng , chăm sóc sức khỏe và giáo dục đó là điều tất yếu của cả cộng đồng nói chung và bậc phụ huynh nói riêng . Đã có nhiều phương pháp chế biến món ăn hợp lý và vệ sinh an toàn thực phẩm đang là mối quan tâm lớn nhất của toàn xã hội .Chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm, liên quan đến một cả quá trình từ khâu giao nhận thực phẩm – sơ chế ,đến chế biến và khi thực phẩm chín phải đòi hỏi có tính liên nghành cao là công việc của các cô nhân viên ở tổ nhà bếp .
Nuôi dưỡng là nhiệm vụ quan trọng trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Nuôi dưỡng phải đảm bảo chất lượng tốt, nó có tác dụng tăng cường và bảo vệ cơ thể của trẻ khỏe mạnh , học tốt phát triển cân đối thì đầu tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng .Nhưng chúng ta luôn phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm .Giáo dục mầm non là nền móng đầu tiên cho việc hình thành nhân cách cho trẻ chuẩn bị bước vào lớp 1.Muốn có được chức lượng nuôi dưỡng tốt trong trường mầm non thì ta phải làm tốt công việc chăm sóc và nuôi dưỡng .
	Bởi món ăn khi chỉ giải quyết một nhu cầu của đời sống mà là để tạo ra con người cho sự phát triển thể chất, hoạt động trí tuệ .Do vậy không nên có thái độ hay cái nhìn coi thường phương pháp chế biến món ăn cho xong chuyện mà phải biết nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể giá trị của các món ăn từng loại thức ăn để biết cách chọn và ăn cho phù hợp với nhu cầu của từng giai đoạn phát triển của từng lứa tuổi.
	Bản thân tôi là một nhân viên được nhà trường giao nhiệm vụ là cô nuôi trong trường .Tôi luôn suy nghĩ tìm tòi, làm thế nào để có được thực phẩm sạch , tươi ngon, tạo ra các móm ăn ngon lành hấp dẫn và nhiều dinh dưỡng cho trẻ . Nhưng không thể quên phải đảm bảo an toàn thực phẩm, trong những món ăn .
	Giáo dục, mầm non sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt. Vì lẽ đó tôi đã trọn đề tài “ Một số kinh nghiệm chế biến món ăn cho trẻ và vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non ”.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
	Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ là một việc làm cần thiết của xã hội hiện nay.
	Việc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học, sự chăm sóc với chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý sẽ góp phần quan trọng tới sự phát triển tinh thần trí tuệ và sức khoẻ cho trẻ, giúp trẻ lớn lên trở thành những con người có thể chất tốt và có tâm hồn tươi sáng. Vì vậy các cháu phải được nuôi dưỡng, dạy dỗ chu đáo, chúng ta phải tạo ra một thế hệ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
	Nuôi dưỡng trẻ theo khoa học là nhiệm vụ quan trọng nhất là nên chúng ta phải chăm sóc, tính cân đối tỷ lệ giữa các chất dinh dưỡng trong thực đơn hàng ngày.
	Muốn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất, hấp thụ được dinh dưỡng trong các bữa ăn thì việc chế biến các món ăn phải đòi hỏi đúng kỹ thuật. Tạo cho các món ăn có mùi, màu sắc hợp khẩu vị và được thay đổi thường xuyên gây kích thích cho trẻ ăn ngon miệng thì cơ thể mới hấp thụ được các chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho sự phát triển của trẻ. Việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ mầm non là nhiệm vụ và nghĩa vụ của mỗi gia đình và toàn xã hội.
 Đối với các cô làm công tác nuôi dưỡng trẻ và toàn thể các cô giáo trong ngành giáo dục mầm non thì nhiệm vụ này thực sự là nặng nề và có ý nghĩa vô cùng to lớn.
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
	Trường mầm non là nơi dạy trẻ và chăm sóc trẻ theo nội quy, quy chế của ngành mầm non, việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường mầm non là nhiệm vụ hàng đầu bởi vì muốn cho trẻ phát triển toàn diện thì việc chăm sóc là nhiệm vụ quan trọng nhất. Với tinh thần trách nhiệm cao, nhiệm vụ chủ yếu này được thực hiện kết hợp giữa cô nuôi và giáo viên là người trực tiếp nuôi dạy trẻ thực sự yêu nghề mến trẻ đã mang hết lòng tâm huyết với nghề.
	Trường mầm non cũng là nơi cô giáo thể hiện trí tuệ và tình cảm của mình, biến những ước mơ thành hiện thực, chăm sóc các cháu khoẻ mạnh thông minh và phát triển một cách hài hoà.
	Yêu cầu chỉ đạo của nghành về công tác tổ chức nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non mẫu giáo phải đảm bảo cung cấp từ 615-726 calo/1trẻ/1ngày.
Nhà trẻ 600-651kcalo/1trẻ /1 ngày
	Là một cô nuôi trong trường mầm non tôi luôn yêu công việc của mình, và tôi luôn trăn trở và suy nghĩ mình phải làm gì với công việc, tôi xác định việc chế biến món ăn cho trẻ là quan trọng. Bởi vì khi trẻ được ăn ngon cơ thể khoẻ mạnh phụ huynh sẽ yên tâm tin tưởng vào sự chăm sóc của các cô ở trường mầm non.
	Việc nhận và chọn thực phẩm tươi ngon cũng rất quan trọng nên tôi phải thực hiện nghiêm túc việc nhận thực phẩm hàng ngày theo thực đơn. Vì chọn mua thực phẩm tươi ngon, biết phối hợp các loại thực phẩm và chế biến các món ăn ngon phù hợp với khẩu phần ăn của trẻ có tầm quan trọng rất lớn, nó tác động trực tiếp đến sức khoẻ của trẻ.
	Là người nấu ăn tôi luôn nắm vững định lượng ăn hàng ngày của trẻ, theo thực đơn, đúng khẩu phần ăn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, các chỉ số phát triển hài hoà theo từng độ tuổi, từng chế độ khác nhau để mỗi ngày đến trường của trẻ thực sự là một ngày vui.
	Ngoài ra còn phải thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ. Nhà trường đã ký hợp đồng chặt chẽ với người cung cấp thực phẩm, mặt khác cô nuôi cũng phải thực hiện chế quy trình chế biến theo bếp một chiều.
III. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi:
	Được sự quan tâm nhiệt tình của các cấp lãnh đạo, ban giám hiệu tạo mọi điều kiện về mọi mặt cho việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
	Các chị em trong tổ nuôi luôn nhiệt tình, yêu nghề, chịu khó tìm tòi sáng tạo trong chế biến món ăn cho trẻ.
	Được các bậc phụ huynh học sinh tin tưởng với sự chăm sóc giáo dục của nhà trường.
	Trường có hệ thống bếp ăn một chiều, đồ dùng phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng đầy đủ, trình độ chuyên môn của các cô nuôi đều đạt chuẩn.
2/ Khó khăn 
	 Dịch bệnh tràn lan nên việc lựa chọn thực phẩm sạch an toàn gặp nhiều khó khăn.
 Tiền ăn của trẻ thấp ảnh hưởng nhiều đến việc lựa chọn thực phẩm phong phú đa dạng.
 Trước những thuận lợi và khó khăn trên tôi luôn suy nghĩ nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm để tìm ra mọi biện pháp để thực hiện tốt công tác chăm sóc nuôi dưỡng trong trường mầm non 
IV. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHẾ BIẾN MÓN ĂN CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON 
 	Muốn đạt được mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ mầm non thì việc chăm sóc trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà trong đó việc chế biến món ăn cho trẻ laị càng khó khăn, do vậy tôi đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng chế biến bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non Cổ Bi như sau: 
 Biện pháp 1: tuyên truyền về tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với cơ thể và nguồn gốc của các chất dinh dưỡng. 
Để cho trẻ một bữa ăn ngon, hợp lý tôi đã nhận thức được tầm quan trọng về việc chăm sóc dinh dưỡng của trẻ và với một tinh thân trách nhiệm cao, ngay từ đầu năm học tôi sắp xếp thời gian, thường xuyên lên từng lớp dự giờ ăn của trẻ, để kịp thời điều chỉnh phương pháp chế biến món ăn cho các cháu được thơm ngon. Tôi đã tham khảo và phối hợp với các chị em trong tổ nuôi và tổ dạy để trao đổi với chị em về lợi ích của dinh dưỡng đối với cơ thể. Dinh dưỡng là rất cần thiết không thể thiếu, cần phải làm sao để cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể đặc biệt là đối với cơ thể trẻ đang phát triển. Vận dụng những hiểu biết của mình, tôi đã giúp các chị em hiểu rõ hơn về các chất dinh dưỡng:
Chất đạm: Bồi bổ cơ thể và giúp trẻ khỏe mạnh. Bố, mẹ có thể sử dụng đậu Hà Lan và các loại đậu khác (kể cả đậu nguyên hoặc đậu xay trong hộp), trứng, cá, thịt gà, thịt lợn, sữa, sữa chua và pho mát.
Hấp thụ vào cơ thế dưới dạng các axit amin và là nguyên vật liệu xây dựng và tái tạo các tổ chức trong cơ thể. Thành phần chính của các kháng thể giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm khuẩn.
Thành phần của các men và các nội tiết tố rát quan trọng trong hoạt động chuyển hoá của cơ thể.
2.Chất tinh bột: là nguồn  cung cấp năng lượng chủ yếu cho cở thể vì trong bữa ăn ta ăn nhiều tinh bột như : bánh mì, gạo nguyên hạt, cháo thịt, bánh mì ngô, bánh trứng. 
3.Chất béo : là nguồn  cung cấp năng lượng dung môi của Vitamin tan trong dầu mỡ như : Vitamin A, D, E.
4.Rau và hoa quả: Có chứa các chất bổ dưỡng và chất xơ, rất quan trọng cho một có thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài. Rau củ càng màu sắc càng tốt, ví dụ như là đậu xanh, cà rốt, khoai lang, cà chua, rau chân vịt và dưa chuột (cả vỏ), hay đào, mơ, lê và táo (rửa hoa quả sạch và để nguyên vỏ).
5.Các Vitamin: Vitamin B1 giúp cho việc chuẩn hoá chất Gluxit thành năng lượng giúp cơ thể phát triển bình thường ăn ngon miệng và không bị tê phù
Vitamin B2 : Giưc hệ thần kinh và hệ tiêu hoá hoạt động bình thường
	 Vitamin B12: Giúp tạo hồng cầu giữ các tổ chức của hệ tiêu hoá và hệ thần kinh được tốt.
Vitamin C : đảm bảo răng lợi tốt, chóng bệnh chảy máu lợi giữ cho thành mạch vững chắc.
Vitamin A: Đảm bảo sự phát triển bình thường của bộ xương, răng, bảo vệ niêm mạc và da.
Tăng cường sức đề kháng của cơ thể chống các bệnh nhiễm khuẩn 
Bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt.
Vitamin D: Giúp cơ thể sử dụng tốt các Canxi và Photpho để hình thành và duy trì hệ xương vững chắc.
Vitamin E: Bảo vệ chất béo trong tổ chức cơ thể không bị ôxi hoá.
6.Nước Trắng: Là nguồn chất lỏng tốt nhất đói với cơ thẻ mà lại rẻ nhất. Cho nước sinh tố bổ dưỡng chính là nước quả pha với nước trắng theo tỷ lệ 1:1.
7.Các chất khoáng và vi khoáng 
* Canxi: - Giúp hình thành hệ xương và răng vững chắc hơn 
 - Đảm bảo chức năng thần kinh và sự đông máu bình thường 
 - Rất cần đối với phụ nữ, trẻ em, người cao tuổi .
 * Sắt: - Cùng với Protein tạo nhánh huyết cầu tố chuyển O2 và CO2 phòng bệnh thiếu máu 
 - Rất cần đối với phụ nữ, trẻ em, người ăn chay và vận động viên.
 *Kẽm: - Tham gia vào quá trình chuyển hoá và giúp chuyển hoá năng lượng và hình thành tổ chức.
 - Giúp trẻ em ăn ngon miệng và phát triển tốt. 
8.Chất xơ : Ngoài chất dinh dưỡng nói trên, cơ thể còn cần các chất xơ giúp đưa nhanh chất thải ra khỏi ống tiêu hoá phòng bệnh táo bón.
 Nhóm Thức ăn:
Các chất dinh dưỡng đều có hàm lượng nhất định, khi nên chúng ta chọn và phói hợp nhiều các món khác nhau để đa dạng hoá món ăn.
Bên cạnh các chất dinh dưỡng cần thiết ở trên đó là các nhóm thức ăn như:
Gạo, mỳ, ngô, khoai, .và sản phẩm chế biến như bánh đa, mỳ sợi, miến, sắn. đựoc sắp xếp vào nhóm thực vật vì là nguồn thức ăn chủ yêu cung cấp đại bộ phận năng lượng của khẩu phần. Ngoài ra chất bột, chất Gluxit trong gạo, mỳ, ngô còn nhiều chất đạm. Hiện nay chúng ta cần đa dạng hoá khẩu phần ăn trong lương thực. Ở nông thôn ngoài gạo còn khoai, ngô là món ăn thích hợp cho nhiều tuổi muốn ăn bớt cơm để không bị béo phì và táo bón.
Đường: Hấp thu nhanh và thẳng vào máu nên có tác dụng cấp thiết trong trường hợp cấp thời trong trường hợp hạ đường huyết, nhanh chóng phục hồi
Thịt: Thịt có những chất Sắt dễ hấp thụ cho nên 1 lạng ngày cần thiết.Nhưng nếu trong quá trình tiêu hoá thịt tạo ra nhiều chất đôc, nếu không nhanh chóng đựoc thải ra ngoài và nêu do táo bón chẳng hạn, chất độc này hấp thụ vào cơ thể. Chỉ nên ăn thịt vừa phải trong đó nên ăn nhiều thịt gia cầm.
Cá: Là các loại thức dễ tiêu hoá nên cần khuyến khích ăn nhiều. Nó có thể chống vữa xơ động mạch, tối đa nên ăn 2 bữa cá/tuần. Nhu cầu Canxi sắt cần thiết nên chúng ta nên ăn nhiều cá mà ăn cá nhỏ, ăn cả xương thì càng nhiều Canxi.
Trứng : Là nguồn thức ăn hoàn chỉnh, giá trị dinh dưỡng cao nhưng có nhiều cholestorol nên chỉ ăn có mức độ.
Đậu: Các loại và các sản phẩm chế biến từ đậu lành, các loại đậu có nhiều chất đạm. Chúng ta có thể chế biến ra nhiều loại thức ăn như sữa đậu lành, đậu phụ.
Dầu mỡ, bơ : Hiện nay trong bữa ăn của nhân dân ta lượng béo và được cải thiện trong tình hình hiện nay, ta cần tăng cường thêm chất béo trong bữa ăn.Trong bữa ăn cũng nên ăn có mức độ và chú ý sử dụng dầu thực vật có tác dụng đề phòng bệnh vữa xơ động mạch. Trong dầu ăn có Vitamin chống Ôxi hoá.
Sữa : Là thức ăn quý nhất , phù hợp với trẻ em .Vì nó chứa nhiều canxi.
Quả chín : Lên ăn nhiều vì nó là nguồn cung cấp vitamin, và các khoáng chất rất cần cho chuyển hóa cho cơ thể tạo ra các chất chống ôxi hóa , chất xơ giúp phòng táo bón .
Rau : Cũng như quả , rau là nguồn cung cấp vitamin và các chất khoáng ngoài rau , củ , quả chú ý cần ăn nhiều loại rau lá xanh như rau ngót, rau muống , rau rền Vì các lá xanh này có khả năng phòng chống lão hóa .
 Trong những nhóm thức ăn trên phải đầy đủ , lượng cân đối giữa thức ăn thực vật và động vật hàng ngày chúng ta có thể chia ra thành 4 nhóm .
*	Nhóm cung cấp chất đạm như: Thịt .cá, tôm, cua, các loại đỗ hạt , đậu tương giúp cơ thể xây dựng cơ bắp tạo ra khoáng thể đặc biệt là sự phát triển của tế bào .
* Nhóm chu cấp chất béo như: Dầu, mỡ, lạc, vừng, nhóm vừa cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thụ và sử dụng tốt các loại vitamin trong chất béo như . A, D, E, K, vitamin.
* Nhóm chất bột đường như: Bột, cháo, cơm, mỳ, bún...là nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp
*	Nhóm chu cấp vitamin và khoáng chất: Rau quả đặc biệt nhất là những loại rau màu lá xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau rền , rau cải, mồng tơi và cái loại có màu đỏ hoặc vàng như chuối , đu đủ, xoài, cam, cà chua, gấc nhóm cung chất các loại dinh dưỡng chất đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hóa học trong cơ thể.
2. Biện pháp giao nhận thực phẩm 
Giao nhận thực phẩm là một quá trình không thể thiếu được trong việc chế biến món ăn cho trẻ. Hàng ngày phải thực hiện thường xuyên và đảm bảo đúng số lượng và có kiểm tra chất lượng các mặt hàng của người cung cấp thực phẩm cho trường.
Ảnh: Giao nhận thực phẩm
Khi đến lịch nấu chính của tôi trong tuần đó tôi phải nhận đúng các mặt hàng theo thực đơn trong ngày của tuần.
Tôi nhận hàng trong ngày lần kiểm tra xem có đảm bảo không, tôi nhận hàng kho gồm có gạo tẻ, mì chính, bột canh, gạo nếp, sữa, dầu ăn. Rồi nhận hàng trong ngày Nhận đến đâu tôi ghi số lượng đầy đủ vào sổ kiểm thực ba bước đến đó để người cung cấp thực phẩm ký. Bên cạnh đó còn có đại diện của Ban giám hiệu, đại diện giáo viên, kế toán,nhân viên nấu ăn
Cuối cùng tôi nhận hàng trong ngày lần 2 là những hàng còn thiếu so với thực đơn cần dùng trong ngày.
Khi giao nhận thực phẩm cần có sổ sách ghi chép đầy đủ định lượng của thực phẩm và kiểm tra chất lượng của từng loại thực phẩm xem tươi ngon không?, có bị quá hạn, ẩm mốc, kém chất lượng và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không?.
Khi nhận xong tôi chuyển ngay cho bộ phận sơ chế thực phẩm để các thành viên trong tổ tiến hành sơ chế các loại thực phẩm trong ngày chuẩn bị nấu cho bữa ăn của trẻ.
3. Biện pháp chế biến các món ăn cho trẻ 
Tôi luôn chế biến các món ăn theo thực đơn hàng ngày của trẻ và theo mùa phù hợp với mức tiền ăn của nhà trường mà vẫn đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng trong bữa ăn của trẻ.Thực đơn của trẻ ở trường mầm non Cổ Bi như sau:
THỰC ĐƠN CỦA BÉ
 TUẦN II + IV : MÙA ĐÔNG
NĂM HỌC 2017-2018
THỨ
BỮA CHÍNH (TRƯA)
BỮA CHÍNH (CHIỀU)
NHÀ TRẺ
BỮA PHỤ
MẪU GIÁO
2
- Cá tươi xốt thịt cà chua 
Canh chua giá đỗ 
Phở gà rau thơm
 Sữa bột
Phở gà rau thơm
 Sữa bột
3
- Thịt bò, lợn hầm củ quả
-Canh rau thập cẩm nấu cua
Bún mọc rau thơm
Sữa bột
Bún mọc rau thơm
Sữa bột
4
 Trứng thịt đảo bông
 Canh bắp cải nấu thịt 
Thịt xốt đậu
Canh khoai tây nấu
Sữa bột
Xôi gấc
 Sữa bột
5
Thịt gà thịt lợn hầm hạt sen
Canh bí xanh nấu tôm nõn
Cháo thịt bò 
Sữa bột
 Cháo thịt bò 
Sữa bột
6
 Tôm tươi xốt thịt 
 Canh khoai tây nấu thịt 
 Thịt dim,canh rau cải
Sữa bột
 Mỳ ngan rau cải
 Sữa bột
7
 -Thịt kho nước cốt dừa
 Canh bầu nấu tôm 
 Bánh dinh dưỡng
 Sữa bột
 Bánh dinh dưỡng
 Sữa bột
THỰC ĐƠN CỦA BÉ
TUẦN I + III: MÙA ĐÔNG
NĂM HỌC 2017-2018
THỨ
 BỮA CHÍNH (TRƯA)	
BỮA CHÍNH (CHIỀU)
NHÀ TRẺ
BỮA PHỤ 
MẪU GIÁO
2
Thịt gà, thịt lợn om nấm 
Canh bí xanh nấu tôm nõn
Mỳ bò rau thơm
 Sữa bột
Mỳ bò rau thơm
 Sữa bột
3
 Tôm tươi xốt thịt cà chua
Canh củ quả nấu thịt
Thịt xốt đậu
Canh chua giá đỗ
 Sữa bột
 Súp gà ngô non
 Sữa bột
4
Thịt bò lợn hầm ngũ sắc
 Canh rau thập cẩm nấu 
Bún mọc rau thơm
Sữa bột
Bún mọc rau thơm
Sữa bột 
5
Cá ba sa xốt thịt cà chua
- Canh rau cải nấu lạc
Thịt gà xốt,Canh đậu nấu
Sữa bột
Phở gà rau thơm
Sữa bột
6
Thịt xốt đậu
Canh bầu nấu ngao
Cháo ngan rau thơm
Sữa bột
Cháo ngan rau thơm
 Sữa bột
7
Trứng thịt xốt nấm 
Canh bắp cải nấu thịt
Bánh dinh dưỡng
 Sữa bột
Bánh dinh dưỡng
 Sữa bột
Vào mùa đông có các loại rau - củ - quả ưa nhiệt độ lạnh như su hào, bắp cải, súp lơ  Tôi đã sử dụng kết hợp các loại rau đó vào chế biến món ăn cho trẻ.
Vào mùa hè thời tiết nắng nóng trường tôi sử dụng các loại rau có vị mát, dễ ăn vào chế biến canh cho trẻ như rau muống, mồng tơi, bí xanh
Trường tôi có khu vườn trồng rau tổ nuôi chúng tôi đã trồng nhiều loại rau theo mùa và bán lại cho trường với giá rẻ để phục vụ các bữa ăn cho trẻ chất lượng của rau luôn đảm bảo an toàn.
Tôi luôn bổ xung và kết hợp các loại gia vị vào chế biến món ăn để tăng lượng và tăng thêm mùi vị gây hấp dẫn trẻ, tăng chất béo bằng cách cho thêm dầu hoặc mỡ vào canh, các món xào. Tăng canxi trong bữa ăn tôi chọn tôm, cua, cá, đậu phụ, trứng trong khẩu phần ăn của trẻ. Tăng lượng vitamin bằng cách chọn những loại rau - củ - quả có chứa nhiều vitamin như: Cà chua, cà rốt, súp lơ
Để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất thì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon, có nhiều màu sắc hấp dẫn trẻ.
Tâm lý trẻ thích đẹp, thích được khen, thích có màu sắc tôi và đồng nghiệp đã cải tiến cách chế biến như cắt tỉa những hình vuông nhỏ hay đem thái hạt lựu nhỏ từ su hào, cà rốt, khoai tây, cà chua, bí đỏ, nấu với thịt khi chín thì nhừ, không bị nát, nước ngọt, trong, khi trẻ ăn thấy những hình vuông, tròn, màu sắc đỏ của cà chua, cà rốt, vàng của khoai tây, bí đỏ, trắng của su hào trong bát canh của trẻ, trẻ rất thích ăn.
Tôi thay đổi thường xuyên cách chế biến món ăn cho trẻ, trong quá trình nấu nướng tôi phối hợp từng mùi vị riêng biệt tạo nên mùi vị đặc trưng của món ăn. Khi nấu thức ăn phải đậy vung kín, không đảo nhiều lần.
 Món thịt đậu sốt cà chua khi chín có mùi thơm của đậu, của hành, của cà chua và của thịt để khi trẻ ăn trẻ sẽ nhận biết được mùi vị của các món ăn. 
Khi chế biến món ăn tôi thường phối hợp các loại rau củ quả có màu sắc đẹp như cà chua, cà rốt  để cuốn hút, lôi cuốn trẻ vào món ăn tạo nên cảm giác hứng thú, thích ăn. Tôi thường xuyên thay đổi cách chế biến món ăn, cách nấu, xào, hầm, om, luộc các loại như: 
Món thịt bò hầm củ quả.
Thịt bò mùi đặc trưng của nó là có mùi hôi, nhiều trẻ không thích ăn do đó tôi đã hầm thịt bò với các loại củ quả. Thịt bò khi sơ chế được trần qua nước nóng rồi xay nhỏ sau đó ướp với gia vị. Sau khi trần thịt bò với nước nóng ta đem hầm khi nước sôi thì thịt bò sẽ không có bọt nổi. Các loại củ quả thì đem thái nhỏ hạt lựu rồi cho cùng thịt bò vào hầm, trong quá trình hầm cần đậy kín vung. Khi chín thịt sẽ có mùi thơm của các loại củ quả lấn át đi mùi hôi của thịt bò giúp kích thích sự thèm ăn của trẻ. 
Hay như món tôm viên tuyết hoa
Tôm thì thường có mùi tanh hơi khó ăn một chút, khi nấu tôi đã cùng đồng nghiệp tìm tòi và kết hợp xào với

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_che_bien_mon_an_cho_tre_va_ve_sinh_a.doc