SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn THPT

SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn THPT

Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà con người ta có thể dùng để thay đổi thế giới. (N.Mandela), cũng thế, muốn thay đổi bộ mặt của một nhà trường cần chú trọng nhất là phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục mũi nhọn và một trong những mặt trận giáo dục mũi nhọn đó chính là việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Đây chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường, để công nhận trường Chuẩn Quốc gia đồng thời thể hiện trình độ năng lực chuyên môn của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên công việc này gặp không ít khó khăn. Mặc dù lãnh đạo nhà trường luôn có những chủ trương, chính sách khuyến khích, ưu tiên số 1 cho việc ôn luyện đội tuyển nhưng người dạy đội tuyển môn Ngữ Văn không mấy thuận lợi bởi lẽ học sinh học Văn ngày nay thiếu niềm đam mê, học theo lợi ích tính toán xem sau này sẽ có thuận lợi gì khi thi vào trường theo khối có môn Văn, đa số các em theo khối A, còn khối C, D ít hơn vì sau này khó xin việc. Khi chủ trương của Bộ sát nhập hai kì thi làm một, tình hình học sinh có một chút khả quan hơn nhưng thực chất không hơn gì mấy so với trước. Nếu chỉ cần thi Văn để xét tốt nghiệp các em không cần đầu tư nhiều, những em học khối D thì chỉ muốn đầu tư vào môn tiếng Anh là chính, thành thử em có tư chất thì lao vào đội tuyển tiếng Anh, thậm chí có em đã bị loại khỏi đổi tuyển Anh, giáo viên vận động các em vào đội tuyển Văn cũng khó vì các em lại muốn trở về học đều ba môn để thi Đại học. Có phụ huynh ngồi chờ cả mấy tiếng chỉ để gặp cô giáo xin cho con mình rút khỏi đội tuyển môn Văn vì nhiều lí do "đặc biệt" khiến người dạy Văn cảm thấy hẫng hụt, tủi thân khi học trò đang quay lưng với mình, tình trạng này diễn ra rất nhiều năm, ở rất nhiều giáo viện dẫn chính chứ không riêng gì ai. Phía giáo viên cũng vấp phải không ít trắc trở khi mà công việc dạy học đã khá bận rộn, có người vì hoàn cảnh riêng khó khăn, ít có sự đầu tư hoặc nhiệt tình đam mê có thừa nhưng thiếu kinh nghiệm dẫn đến việc truyền lửa, truyền kiến thức cho học sinh chưa đạt như mong muốn, kết quả chưa cao dẫn đến tâm lí áp lực căng thẳng.

doc 24 trang thuychi01 6674
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT QUẢNG XƯƠNG I
*********
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG ĐỘI TUYỂN HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN THPT
Người thực hiện	: Lê Thị Thanh
Chức vụ	: Tổ trưởng chuyên môn
SKKN thuộc môn	: Ngữ Văn
e THANH HÓA, NĂM 2016 f 
PHẦN I: MỞ ĐẦU
	1. Lí do chọn đề tài
	Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà con người ta có thể dùng để thay đổi thế giới. (N.Mandela), cũng thế, muốn thay đổi bộ mặt của một nhà trường cần chú trọng nhất là phát triển giáo dục đặc biệt là giáo dục mũi nhọn và một trong những mặt trận giáo dục mũi nhọn đó chính là việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. Đây chính là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường, để công nhận trường Chuẩn Quốc gia đồng thời thể hiện trình độ năng lực chuyên môn của giáo viên, chất lượng học tập của học sinh. Tuy nhiên công việc này gặp không ít khó khăn. Mặc dù lãnh đạo nhà trường luôn có những chủ trương, chính sách khuyến khích, ưu tiên số 1 cho việc ôn luyện đội tuyển nhưng người dạy đội tuyển môn Ngữ Văn không mấy thuận lợi bởi lẽ học sinh học Văn ngày nay thiếu niềm đam mê, học theo lợi ích tính toán xem sau này sẽ có thuận lợi gì khi thi vào trường theo khối có môn Văn, đa số các em theo khối A, còn khối C, D ít hơn vì sau này khó xin việc. Khi chủ trương của Bộ sát nhập hai kì thi làm một, tình hình học sinh có một chút khả quan hơn nhưng thực chất không hơn gì mấy so với trước. Nếu chỉ cần thi Văn để xét tốt nghiệp các em không cần đầu tư nhiều, những em học khối D thì chỉ muốn đầu tư vào môn tiếng Anh là chính, thành thử em có tư chất thì lao vào đội tuyển tiếng Anh, thậm chí có em đã bị loại khỏi đổi tuyển Anh, giáo viên vận động các em vào đội tuyển Văn cũng khó vì các em lại muốn trở về học đều ba môn để thi Đại học. Có phụ huynh ngồi chờ cả mấy tiếng chỉ để gặp cô giáo xin cho con mình rút khỏi đội tuyển môn Văn vì nhiều lí do "đặc biệt" khiến người dạy Văn cảm thấy hẫng hụt, tủi thân khi học trò đang quay lưng với mình, tình trạng này diễn ra rất nhiều năm, ở rất nhiều giáo viện dẫn chính chứ không riêng gì ai. Phía giáo viên cũng vấp phải không ít trắc trở khi mà công việc dạy học đã khá bận rộn, có người vì hoàn cảnh riêng khó khăn, ít có sự đầu tư hoặc nhiệt tình đam mê có thừa nhưng thiếu kinh nghiệm dẫn đến việc truyền lửa, truyền kiến thức cho học sinh chưa đạt như mong muốn, kết quả chưa cao dẫn đến tâm lí áp lực căng thẳng.
 Trước những khó khăn đến từ hai phía khách quan và chủ quan như thế, với tư cách vừa là Tổ trưởng chuyên môn vừa là người trực tiếp ôn luyện đội tuyển, tôi trăn trở nhiều năm, cần phải tìm ra một hướng đi như thế nào để dạy đội tuyển môn Văn đạt kết quả tốt, đáp ứng được yêu cầu chuyên môn - hoàn thành chỉ tiêu đứng tốp 10 toàn tỉnh góp phần nâng cao tầm vóc nhà trường lại vừa cuốn hút các em vào bộ môn khoa học tâm hồn để các em biết sống nhân ái, chan hòa và có được những kĩ năng sống cần thiết tốt cho tương lai sau này, trên hết là ngày càng có nhiều học sinh yêu bộ môn Văn hơn! Và qua nhiều năm nghiên cứu, tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm theo tôi là quí báu, chính nó đã giúp tôi thành công và giờ đây tôi có thể chia sẻ với đồng nghiệp, giúp đồng nghiệp cùng tiến bộ. Ở trường cũng như nhiều nơi, trong nhiều năm chưa ai nghiên cứu về nó. 
 Và đó là lí do tôi chọn đề tài tham luận lần này: Một số kinh nghiệm trong việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ Văn THPT.
	2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu
	2.1. Mục đích
 Mục đích của việc nghiên cứu là tìm ra một hướng đi tốt nhất cho việc dạy ôn luyện đội tuyển và chỉ đạo Tổ dạy phối hợp bồi dưỡng học sinh giỏi để làm cẩm nang cho những năm sau, nhân rộng để bạn bè đồng nghiệp cùng học tập.
	2.2. Phạm vi nghiên cứu
	- Về nội dung: Mảng kiến thức và phương pháp ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ Văn THPT.
	- Thời gian: nghiên cứu từ 2010 đến nay mới đúc rút thành kinh nghiệm.
	3. Đối tượng nghiên cứu
	Học sinh đội tuyển lớp 12
PHẦN II: NỘI DUNG
	I. Cơ sở lí luận
 Bồi dưỡng học sinh giỏi quả là một mặt trận hàng đầu của các trường THPT, là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì thế mặt trận này cần phải được quan tâm đúng mức. Nghị quyết TW2 khóa VIII chỉ rõ: “Việc bồi dưỡng học sinh giỏi là cung cấp nguồn nhân tài cho đất nước cần được các nhà trường THPT đặc biệt quan tâm, mọi giáo viên phổ thông đều phải có nhiệm vụ phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi”. Trong Qui chế thi chọn học sinh giỏi ban hành theo quyết định 3479/1997/QĐ-BGD&ĐT ngày 01/11/1997, điều 1 có viết: Động viên khích lệ những giáo viên và học sinh trong dạy học là góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục, đồng thời phát hiện học sinh có năng khiếu để tiếp tục bồi dưỡng ở cấp học cao hơn, nhằm đào tạo nhân tài cho đất nước. 
	Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, cứ mỗi một sản phẩm làm ra bao giờ cũng chiếm một tỷ trọng chất xám khá lớn, mỗi con người cần phải được đào tạo vững chắc về mặt tri thức mới có thể nắm bắt được khoa học kỹ thuật, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Công tác phát hiện bồi dưỡng học sinh giỏi vì thế lại càng trở nên quan trọng hơn đối với mỗi nhà trường THPT, mỗi Tổ chuyên môn và mỗi thầy cô giáo. 
	II- Thực trạng của vấn đề
	- Ở một mái trường có bề dày thành tích với 13 năm liên tục xếp thứ Nhất, thứ Nhì toàn Tỉnh như trường chúng tôi, áp lực cho người dẫn chính là rất lớn.
	- Đã thế trong thực tế khi tiến hành dạy bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi chúng tôi đã gặp không ít những khó khăn. Cụ thể là:
	1-Từ phía giáo viên
	- Thông thường giáo viên được giao trách nhiệm “đơn thương độc mã” ôn luyện, cô trò tự dạy tự học với nhau, có bao nhiêu dùng bấy nhiêu không nhận thêm nguồn kiến thức hỗ trợ nào từ đồng nghiệp vì thế giáo viên nào vững vàng nghiệp vụ, kinh nghiệm có nhiều thì có giải và may ra còn được giải cao còn giáo viên nào mới thử sức lần đầu coi như không hiệu quả lắm thậm chí bị trắng bảng. Tâm lí không hoàn thành nhiệm vụ mà nhà trường giao phó, thua kém đồng nghiệp, không khẳng định được vị thế chuyên môn của mình trước đồng nghiệp và học trò luôn luôn đè nặng. 
	- Khi nhà trường có chủ trương dạy phối hợp, Ban giám hiệu nhà trường luôn luôn kêu gọi và yêu cầu các tổ chuyên môn phát huy tinh thần đồng đội mà hỗ trợ lẫn nhau trong việc ôn luyện học sinh giỏi. Song, ở những năm trước, công tác hỗ trợ của tổ chúng tôi dường như chưa tốt. Người dạy chính vẫn phải chủ động dạy bằng hết chương trình cũng có nghĩa phải chịu trách nhiệm chính về chất lượng đội tuyển. Nhờ đồng nghiệp hỗ trợ cũng chẳng qua là bổ sung thêm hoặc dạy lại một cách tùy hứng các tác phẩm được coi là mặt mạnh của người phối hợp, người dạy phối hợp cũng thường chủ quan dạy cho xong chuyện mà không đầu tư kỹ lưỡng chuyên sâu vì có tâm lí các em đã được người dạy chính dạy kỹ rồi hơn nữa mình không phải chịu trách nhiệm gì. Tình trạng đó dẫn đến chất lượng dạy phối hợp đội tuyển nhiều khi chưa được như mong muôn, đội tuyển môn Văn những năm trước được giao cho người dạy chính có năng lực và nhiều kinh nghiệm nên kết quả cũng đã tương đối cao, trách nhiệm của người dạy sau là phải giữ vững hoặc đạt thành tích năm sau cao hơn năm trước.
	Thành thử nhận trách nhiệm bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi thực sự là một áp lực lớn cho người dạy chính nhất là những đồng chí trẻ mới lần đầu được giao trọng trách.
	2- Từ phía học sinh:
	Hàng ngày các em phải tiếp thu một lượng kiến thức khá lớn từ các môn học, nhất là tâm lí cần phải học đều cả 3 môn thi Đại học đã khiến các em và cả các bậc phụ huynh lo ngại, họ không muốn thiên lệch về một môn nào trong khi để có được một giải học sinh giỏi cấp Tỉnh cần phải học thêm cho bộ môn rất nhiều, mất rất nhiều thời gian học tập và phải rất kỳ công ôn luyện cày đi cày lại kiến thức nhiều lần, mở rộng, đào sâu nâng cao Trong khi đó, thời gian học thêm các môn để thi Đại học, Cao đẳng của các em đã rất nhiều, chúng tôi không dễ điều các em đội tuyển học riêng được thành một buổi từ 14h đến 16h45 như các môn ôn luyện Đại học, thành thử muốn dạy bồi dưỡng đội tuyển hầu như các giáo viên đều phải dạy sau giờ học thêm buổi chiều, tức là từ 17h đến 19h, ở cái giờ lẽ ra cả thầy cả trò phải được nghỉ ngơi, cơm nước Đó cũng là một lí do để cả học sinh lẫn phụ huynh e ngại vì họ lo lắng những hiểm họa trên đường, nhiều phụ huynh phải đưa đón con em Thực trạng đó đã làm cho công tác bồi dưỡng ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi của chúng tôi gặp muôn vàn những khó khăn.
	Và một khó khăn mới hiện nay không chỉ đặt ra cho môn Văn nói riêng mà tất cả các môn xã hội nói chung, đó là: Ở thời đại bùng nổ của Khoa học công nghệ, cả xã hội lao vào học các môn Khoa học tự nhiên, phụ huynh nào cũng muốn con em mình theo học khối A,B, họ bỏ qua nếu không muốn nói là xem thường các môn Xã hội, môn Văn cũng nằm trong xu thế chung đó. Và như đã nói, hai năm trở lại đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sát nhập hai kì thi, việc học Văn đòi hỏi cũng phải được nâng cao, nhưng không vì thế số lượng học sinh học khối C, D cao hơn hẳn, chỉ là có cao hơn năm trước nhưng không đáng kể, bởi các em cho rằng chỉ học Văn để đủ xét Tốt nghiệp thì không cần phải đầu tư quá nhiều. Vì vậy, việc vận động các em theo học đội tuyển môn của mình là rất khó, chưa kể đến việc đi thi liệu có giải hay không? Đó là một câu hỏi làm các em băn khoăn. Nhất là khi các em thấy trọng trách này lại được giao cho một đồng chí trẻ, chưa trải qua ôn luyện lần nào, các em dễ mất niềm tin, điều này lại càng là một thử thách lớn đối với người dạy Đội tuyển nhất là các đồng chí giáo viên trẻ lần đầu nhận trách nhiệm bồi dưỡng đội tuyển và đó cũng là một thử thách lớn của Tổ chuyên môn. 
	Vậy với tư cách là một Tổ trưởng chuyên môn đồng thời cũng là một người trực tiếp ôn luyện Đội tuyển, tôi đã giải quyết khó khăn đó như thế nào ? Đây là nội dung chính tôi sẽ trình bày ở phần tiếp theo.
	III- GIẢI PHÁP THỰC HIỆN :
	A- Với tư cách của người trực tiếp dạy Đội tuyển:
	1- Bắt đầu từ khâu chọn học sinh
	- Chọn những em có niềm đam mê với môn Văn. Chỉ chọn những em có niềm đam mê thì các em mới chuyên tâm, hứng thú học tập và học một cách tự nguyện tự giác. Tuy nhiên, muốn các em có đam mê, cô giáo phải là người truyền lửa, đem đến cho các em niềm đam mê trước bằng những bài giảng hay, đầu tư, thu hút sự thích thú của các em. Khi phát hiện được những học sinh say mê yêu mến bộ môn của mình, lựa chọn và động viên, quan tâm chăm sóc các em qua từng bài giảng, từng bài kiểm tra châm chữa kĩ lưỡng để kích thích niềm đam mê đó.
	- Chọn những em tư duy nhanh nhạy. Những em tư duy nhanh nhạy là những em tư chất thông minh, có khả năng tiếp thu kiến thức và kĩ năng một cách nhanh nhất, ngoài ra các em còn có khả năng tự liên tưởng, sáng tạo để tìm một hướng đi mới lạ, một giọng điệu cá tính không trùng lặp rập khuôn với ai, đây là yếu tố cần thiết nhất của học sinh giỏi. Thực tế đã chứng minh qua các khóa tôi dạy, số các em có tư duy tốt không nhiều, thậm chí có em giữa chừng do áp lực các môn thi Đại học lớn quá, em muốn xin ra khỏi đội tuyển để học đều 3 môn, nhưng phát hiện em có tư duy tốt, tôi đã bằng mọi cách giữ lại, nào động viên, gặp gỡ trao đổi với phụ huynh, tạo điều kiện về vật chất (miễn học phí ở phần học ôn các môn thi Đại học) Và cuối cùng em ấy đạt giải Nhất (2010), đem vinh quang về cho tôi, em của năm 2016 cũng gần tương tự như vậy, sau khi được tôi giữ lại, em đạt giải Nhì.
	- Chọn em chữ đẹp sau đó là có sức viết nhanh và dài. Trong sự sàng lọc thì bao giờ cũng ưu tiên nhiều cho việc chọn học sinh viết đẹp, trình bày khoa học. Sau đó là viết nhanh, thậm chí nếu chưa nhanh dài thì qua quá trình luyện viết nhiều lần, vẫn có thể dài được vì thế ưu tiên hơn vẫn là viết đẹp.
	2- Dạy phủ kiến thức
	- Với phần văn học, dạy theo khung kiến thức ôn thi học sinh giỏi mà Sở GD & ĐT gửi về cho các trường, ngoài ra còn dạy thêm các tác phẩm đọc thêm để học sinh có thể mở rộng đề tài so sánh khi cần thiết. Trong quá trình dạy tác phẩm, người dạy chú trọng tìm kiếm khai thác những ý mới lạ, sưu tập bộ đề thi học sinh giỏi qua các năm để tham khảo những vùng kiến thức hay mà đồng nghiệp đã sử dụng làm đề thi. Sau khi Sở GD & ĐT tổ chức hội thảo Bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi tích cực tham khảo kiến thức đã trình bày trong cuốn Tài liệu bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn THPT để bổ sung hoàn thiện cho chương trình ôn luyện của mình. Tôi rất tâm đắc với các vấn đề mà các đ/c biên soạn chương trình đặt ra: Tìm ý tưởng mới lạ, tiêu đề độc đáo để khai thác bài giảng gây hứng thú say mê, kích thích trí tò mò khám phá của học sinh; vấn đề dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại Và nghiên cứu kĩ lưỡng để dạy bổ sung ngay cho học sinh sau khi đi tiếp thu. Hơn thế nữa, tôi còn mua cho 5 em đội tuyển, mỗi em một cuốn và giao chương trình về cho các em tự đọc, tự nghiên cứu, sau đó tôi kiểm tra việc tự đọc đó bằng cách: Dạy xong một tác phẩm, tôi hỏi các em trong cuốn tài liệu đó có những đề ra hoặc bài viết nào có liên quan, hãy chỉ ra. Nhờ đó, học sinh của tôi cũng đã phát huy được khả năng tự tiếp thu và đánh giá tương đối chính xác về các vấn đề đã học. Để mở rộng tầm hiểu biết và nâng cao kĩ năng cho học sinh, tôi đề xuất với BGH đồng ý cho mời chuyên viên, cốt cán bộ môn về nói chuyện văn học với giáo viên ôn luyện đội tuyển và các em học sinh đội tuyển, buổi nói chuyện diễn ra thành công và cô trò chúng tôi đã gặt hái không ít kiến thức và kinh nghiệm quí báu cho mình trong quá trình tiếp nhận kiến thức và làm bài kiểm tra.
	- Dạy kĩ phần lí luận văn học. Dạy các vấn đề lí luận nằm trong chương trình, đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến truyện ngắn và thơ, yêu cầu HS phải vận dụng. Ra một vấn đề nhỏ cho các em viết có vận dụng những vấn đề lí luận vừa học đó.
	- Với phần nghị luận xã hội, tôi chia thành các chủ đề để ôn luyện: Với dạng bài nghị luận về một tưởng đạo lí tôi xoay quanh các chủ đề thành công; hạnh phúc; học vấn; cho và nhận; nghị lực vươn lên; hãy là chính mình; tính trung thực; sự chiến thắng Mỗi chủ đề tôi giao cho học sinh sưu tầm những danh ngôn phù hợp để có thể vận dụng khi làm bài. Sưu tầm những câu chuyện nổi tiếng để làm tư liệu dẫn chứng hoặc dùng chính những câu chuyện làm đề ôn luyện.
	2. Tổ chức cho học sinh học tập tiếp thu kiến thức
	- Giao vùng kiến thức tự học tự thảo luận truy bài lẫn nhau. Sau khi dạy xong một chùm tác phẩm cùng chủ đề (chùm tác phẩm về chủ đề số phận con người hay chủ đề chủ nghĩa anh hùng cách mạng), tôi tổ chức cho các em tự học, ngồi với nhau theo cặp để thảo luận tìm ra ý tưởng độc đáo về các chùm tác phẩm, thảo luận cùng tìm ra đáp án cho những đề khó, cùng hỏi bài nhau, nhắc kiến thức cho nhau trong khi ôn tập bài cũ, tìm điểm chung và riêng của các tác phẩm (ảnh minh họa phần phụ lục). Các em nghiên cứu tự vẽ các sơ đồ tư duy để ghi nhớ kiến thức. Giáo viên tự sáng chế đồ dùng dạy học để giúp các em tiếp thu kiến thức một cách sống động, dễ nhớ
	3. Luyện đề và chấm chữa
	- Với phần văn học, sau khi dạy xong một tác phẩm tôi cho học sinh về nhà làm một đề về chính tác phẩm đó. Giai đoạn đầu tôi ra đề kiểm tra kiến thức cơ bản, mục đích cho các em hiểu và ghi nhớ kiến thức. Về sau tôi ra đúng dạng đề học sinh giỏi: Từ một tác phẩm làm rõ một vấn đề lí luận hoặc ngược lại, từ một vấn đề lí luận chứng minh qua tác phẩm. Hoặc từ một chi tiết hay một nhân vật mà làm sáng tỏ vấn đề lí luận liên quan.
Ví dụ 1: 
 Từ hình ảnh con tàu chạy qua phố huyện lúc 9 giờ đêm (Hai đứa trẻ - Thạch Lam) và âm thanh tiếng sáo trong đêm tình mùa xuân (Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài) anh/chị hãy bàn về ý kiến: Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn (Gorki).
Ví dụ 2:
 Mỗi nhân vật là cuộc hành trình tìm kiếm khám phá chiều sâu bí ẩn, cái chất người trong con người của nhà văn
 Anh/chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Hãy tìm hiểu hành trình ấy của Nam Cao qua Chí Phèo (Chí Phèo) và Tô Hoài qua Mị (Vợ chồng A Phủ).
Ví dụ 3:
 Đọc một câu thơ nghĩa là ta gặp gỡ một tâm hồn con người.
 Sự gặp gỡ của anh/chị với tâm hồn Hàn Mặc Tử qua đoạn thơ sau:
 Gió theo lối gió, mây đường mây
 Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay
 Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
 Có chở trăng về kịp tối nay
 Mơ khách đường xa, khách đường xa 
 Áo em trắng quá nhìn không ra
 Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
 Ai biết tình ai có đậm đà?
 (Trích Đây thôn Vĩ Dạ - SGK Ngữ Văn 11, tập 2)
Ví dụ 4:
 Một cuộc thám hiểm thật sự không phải ở chỗ cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới. (Mac-xen Pruxt)
 Cuộc thám hiểm Đất Nước của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn trích sau đây:
 Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
 Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kể.
 Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
 Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
 Tóc mẹ thì bới sau đầu
 Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
 Cái kèo, cái cột thành tên
 Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
 Đất Nước có từ ngày đó
- Với dạng đề nghị luận xã hội, dựa trên từng chủ đề đã được ôn luyện tôi ra đề và chấm chữa cho học sinh rút kinh nghiệm. Ra đủ các dạng từ nghị luận về tư tưởng đạo lí đến hiện tượng xã hội, và chú ý cả dạng đề từ câu chuyện rút ra bài học cuộc sống.
Ví dụ 1: 
 "Tôi vốn là một tảng đá khổng lồ trên núi cao, trải qua bao năm tháng dài đăng đẳng bị mặt trời nung đốt, người tôi đầy vết nứt. Tôi vỡ ra và lăn xuống núi, mưa bão và nước lũ cuốn tôi vào sông suối.
 Do liên tục bị va đập, lăn lộn, tôi bị thương đầy mình. Nhưng rồi chính những dòng nước lại làm lành những vết thương của tôi. Và tôi trở thành một hòn sỏi láng mịn như bây giờ".
 (Dẫn theo Quà tặng cuộc sống)
 Suy nghĩ của anh/chị về câu chuyện của viên sỏi nói trên ?
Ví dụ 2: 
 Con đường chúng ta đi không phải là một con đường bằng phẳng mà là một con đường gập gềnh đầy chông gai nhưng nó dẫn ta đến nơi có ánh sáng mặt trời. 
 Ruth Westtheimer
 Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận chia sẻ ý kiến của mình về câu nói trên. 
Ví dụ 3:
 Cháy lên để tỏa sáng. 
	- Ở giai đoạn đầu của quá trình ôn luyện, tôi ra đề riêng lẻ từng phần nghị luận xã hội và nghị luận văn học, chủ yếu là học sinh làm ở nhà cho quen dạng đề và nhớ kiến thức đồng thời luyện sức viết. Giai đoạn sau, nhất là giai đoạn nước rút (khoảng 1 tháng trước khi thi), tôi lắp ráp đề hoàn chỉnh và học sinh luyện viết 180 phút tại lớp). Làm nhiều đề chấm chữa từng lỗi nhỏ về kiến thức và kĩ năng. Những bài đầu học sinh chưa quem, sức viết ngắn, kiến thức nông nhưng càng về sau các em đã bứt phá vượt lên trong một cuộc đua gay cấn, căng thẳng, em nào cũng cố gắng nỗ lực cùng với sự động viên chăm sóc của cả bố mẹ và cô giáo nên các em phấn chấn, hăng say, làm đề vừa bảo đảm kiến thức vừa đạt chỉ tiêu về sức viết (3 tiếng nhưng các em đều làm 4 tờ trở lên, khi thi thật 3 em 4 tờ, 2 em sang tờ thứ 5). 
	4- Phát huy trí tuệ của tổ chuyên môn trong việc ra đề và làm đáp án 
 Đề ra yêu cầu phải đạt chất lượng thật sự đúng tầm vóc đề thi học sinh giỏi vì thế muốn có hiệu quả cao hơn, tôi đã phát huy trí tuệ tập thể trong khâu ra đề. Cụ thể:
 Tôi yêu cầu, kêu gọi tất cả giáo viên trong tổ suy nghĩ tìm ra ý tưởng hay trong các tác phẩm, tìm thấy mối liên hệ so sánh giữa tác phẩm này với tác phẩm kia hoặc tìm những danh ngôn về tư tưởng đạo lí để luyện dạng đề nghị luận xã hội, vạch ý trước rồi trình bày ý tưởng trong phần sinh hoạt chuyên môn của buổi họp tổ hàng tuần, sau đó mọi người cùng góp ý bổ sung thành một câu hoặc một đề hoàn chỉnh. Thực tế các đồng chí đã đưa được rất nhiều ý tưởng hay, ví như ý tưởng so sánh hai nhân vật của văn học vùng cao trong giờ phút đối mặt với cái chết Tnú (“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành) và A phủ (“Vợ chồng A phủ” của Tô Hoài ); chân lí về mối quan hệ giữa văn học và nghệ thuật đặt ra trong hai tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và trích đoạn kịch “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” của Nguyễn Huy Tưởng; tâm trạng âu lo ám ảnh trước bước đi thời gian của Xuân Diệu trong “Vội vàng” và Xuân Quỳnh trong “Sóng”; Cách tố cáo kẻ thù của Nam Cao trong “Chí Phèo” và Kim Lân trong “Vợ nhặt”; Gọi “ Hồn lau” (“Tây Tiến” - Quang Dũng) là gọi hồn mùa 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_boi_duong_doi_tuyen_hoc_sinh_gioi_mo.doc