SKKN Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - Cơ bản)

SKKN Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - Cơ bản)

Dạy học vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường.

 Dạy học vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học có liên hệ với nhau. Nguyên tắc dạy học này có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với người dạy và người học.

 Hiện nay xu hướng dạy học tích hợp liên môn đã được áp dụng đổi mới vào các cấp học từ Tiểu học đến THPT. Giữa môn ngữ văn và các môn học khác có liên quan chặt chẽ với nhau. Kiến thức tích hợp liên môn có thể hỗ trợ cho nhau, giúp kiến thức bài ngữ văn được mở rộng, phong phú hơn từ đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh, dễ nhớ, dễ thuộc đạt được các mục tiêu của bài học.

 Môn ngữ văn hiện nay được xây dựng trên quan điểm tích hợp giữa 3 phân môn: Văn học, Tiếng việt, Làm văn. Trong đó phân môn làm văn là một trong ba phân môn của ngữ văn, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp tri thức cơ bản về các kiểu văn bản. Trong các kiểu văn bản được học trong nhà trường thì văn tự sự, miêu tả, nghị luận được dạy sớm và kỹ nhưng văn thuyết minh lại không được dạy kỹ, trong khi văn thuyết minh ngành nghề nào cũng cần đến, ví như khi cần giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, một đặc sản của quê hương, các em cần phải biết thuyết minh.

 

doc 21 trang thuychi01 6163
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh”(Ngữ văn 10 - Cơ bản)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang.
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1.Lí do chọn đề tài................................................................................................ 1
2.Mục đích nghiên cứu..........................................................................................1
3.Đối tượng nghiên cứu.........................................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu....................................................................................2
5.Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm................................................................2
PHẦN II.NỘI DUNG.
1.Cơ sở lí luận....................2
2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến ........................3
3.Giải pháp đã sử dụng. ....................................3
4.Hiệu quả quả của sáng kiến..............................................................................17
III.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
1.Kết luận............................................................................................................19
2.Kiến nghị..........................................................................................................19
ĐỀ TÀI: 
VẬN DỤNG KIẾN THỨC TÍCH HỢP, LIÊN MÔN VÀO DẠY BÀI “CÁC HÌNH THỨC KẾT CẤU CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH” 
(NGỮ VĂN 10 -CƠ BẢN)
PHẦN I: MỞ ĐẦU.
1. Lý do chọn đề tài.
Dạy học vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động dạy học nói riêng. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, có tác dụng nâng cao chất lượng dạy học của các nhà trường. 
 	Dạy học vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn học, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học có liên hệ với nhau. Nguyên tắc dạy học này có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với người dạy và người học.
 	Hiện nay xu hướng dạy học tích hợp liên môn đã được áp dụng đổi mới vào các cấp học từ Tiểu học đến THPT. Giữa môn ngữ văn và các môn học khác có liên quan chặt chẽ với nhau. Kiến thức tích hợp liên môn có thể hỗ trợ cho nhau, giúp kiến thức bài ngữ văn được mở rộng, phong phú hơn từ đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhanh, dễ nhớ, dễ thuộc đạt được các mục tiêu của bài học. 
 Môn ngữ văn hiện nay được xây dựng trên quan điểm tích hợp giữa 3 phân môn: Văn học, Tiếng việt, Làm văn. Trong đó phân môn làm văn là một trong ba phân môn của ngữ văn, có vai trò quan trọng trong việc cung cấp tri thức cơ bản về các kiểu văn bản. Trong các kiểu văn bản được học trong nhà trường thì văn tự sự, miêu tả, nghị luận được dạy sớm và kỹ nhưng văn thuyết minh lại không được dạy kỹ, trong khi văn thuyết minh ngành nghề nào cũng cần đến, ví như khi cần giới thiệu về một danh lam thắng cảnh, một đặc sản của quê hương, các em cần phải biết thuyết minh. 
 Đối với bộ môn ngữ văn, nhất là phân môn làm văn, lâu nay học sinh thường không có hứng thú và ít quan tâm, dẫn đến việc tiếp thu kiến thức một cách thụ động, hiệu quả học tập chưa cao, khó nhớ. Do đó, việc tích hợp các môn học khác vào phân môn sẽ làm cho giờ học văn trở nên sinh động, hấp dẫn, đặc biệt là các em sẽ có hứng thú học tập hơn. Xuất phát từ vai trò của văn thuyết minh, của dạy học tích hợp liên môn tôi chọn đề tài: Vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài: “Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh” (Ngữ văn 10- cơ bản).
2. Mục đích nghiên cứu.
	Với những trăn trở,tìm tòi của mình, tôi thực hiện đề tài này để tìm ra phương pháp, cách thức tổ chức bài dạy tốt hơn, phù hợp với từng đối tượng học sinh, giúp các em chủ động, tích cực chiếm lĩnh được kiến thức và biết vận dụng những kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề trong thực tiễn. Và mục đích cuối cùng là để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập tại trường THPT Cẩm Thủy 1 nói riêng và của ngành giáo dục nói chung.	
3. Đối tượng nghiên cứu.
	Trong phạm vi đề tài này, tôi tập trung nghiên cứu cách vận dụng kiến thức tích hợp, liên môn vào dạy bài “Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh”(ngữ văn 10- cơ bản) Để thực hiện được đề tài, tôi chọn các lớp 10 mà tôi đang trực tiếp dạy để thực nghiệm (TN), đó là các lớp: 10A2, 10A6 và đối chứng (ĐC) đó là các lớp 10A10 và 10A11 
 Trong khi tổ chức bài giảng tôi cũng đã áp dụng tối đa kiến thức liên môn. Môn Lịch sử, Địa lí, Sinh học, Giáo dục công dân và vận dụng phương pháp dạy học tích cực định hướng hình thành năng lực, lấy người học làm trung tâm, giúp học sinh thực sự được đặt vào các tình huống có vấn đề và có nhu cầu giải quyết, để tư duy tìm cách giải quyết và vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Từ đó rút ra những cách tiếp cận, giảng dạy có hiệu quả làm tiền đề áp dụng rộng rãi hơn cho những năm sau.
4. Phương pháp nghiên cứu.
	Trong sáng kiến kinh nghiệm này tôi sử dụng: Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp phân tích và tổng hợp kinh nghiệm, phương pháp nêu vấn đề thảo luận. Kết hợp những lý thuyết về các phương pháp dạy học tích cực, lý thuyết về dạy học theo định hướng năng lực và thực tiễn giáo dục tại trường THPT Cẩm Thủy 1. Ngoài ra, tôi còn sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lý số liệu
5. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm :
 Vấn đề dạy các bài giảng văn nói chung và các bài làm văn nói riêng ở các trường THPT đặc biệt là trường THPT Cẩm Thủy 1 chưa thực sự chú ý đến tích hợp liên hệ với các kiến thức của bộ môn khác có liên quan trong bài học dẫn đến giờ giảng chưa phong phú,học sinh ít có hứng thú,chưa áp dụng kiến thức vào cuộc sống.Rút kinh nghiệm từ các bài dạy của đồng nghiệp và từ của chính bản thân trong những năm học trước.Khi dạy bài “ Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh” tôi vận dụng kiến thức tích hợp liên môn thì kết quả giờ dạy rất sôi nổi,hấp dẫn. Học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động tích cực và đạt được các mục tiêu của bài học.Vì thế điểm mới của sáng kiến này chính là vận dụng tích hợp các kiến thức của các phân môn sử,địa,giáo dục công dân,sinh học vào bài dạy, sử dụng công nghệ thông tin đặc biệt lựa chọn các hình ảnh, video, lựa chọn bài tập liên quan đến thực tiễn về quê hương đó là du lịch suối cá thần Cẩm Lương để gây hứng thú cho học sinh.
PHẦN II.NỘI DUNG.
1 Cơ sơ lý luận.
 Tích hợp là một trong xu thế dạy hiện đại, đang được quan tâm nghiên cứu và áp dụng vào các nhà trường: Trong lý luận dạy học, tích hợp là sự kết hợp một cách có hệ thống ở những mức độ khác nhau, các kiến thức, kỹ năng thuộc các môn học khác nhau dựa trên cơ sở các liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đến trong các môn học. ( theo Nguyễn Tiến Triều – tích hợp liên môn văn- sử -địa trong dạy học ) 
 Việc vận dụng quan điểm tích hợp vào dạy học ngữ văn ở THPT không những dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lý luận và thực tiễn được đề cập đến trong phân môn làm văn, văn học, tiếng việt, cũng như các tri thức khác nhau như hiểu biết lịch sử, địa lý, xã hội  mà còn xuất phát từ đòi hỏi thực tế cần khắc phục, xóa bỏ lối dạy học theo kiểu áp đặt, tách biệt trong nhà trường với cuộc sống. Cô lập giữa kiến thức và kỹ năng của các môn học vốn có liên hệ bổ sung cho nhau, tách rời kiến thức với các tình huống có ý nghĩa mà những tình huống đó học sinh sẽ gặp sau này.
 Dạy học ngữ văn theo định hướng tích hợp vẫn theo quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, mọi khâu của quá trình dạy học, tìm cách phát huy năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh  Do vậy việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học cần chú ý học sinh tích hợp, để học sinh vận dụng các tri thức và kỹ năng riêng rẽ của phân môn vào giải quyết vấn đề đặt ra, qua đó lĩnh hội các kiến thức và phát triển năng lực kỹ năng tích hợp. Tổ chức thiết kế các hoạt động phức hợp để học sinh sử dụng các kiến thức trong các phân môn. Đặt học sinh vào trung tâm của quá trình dạy học, để học sinh trực tiếp tham gia vào giải quyết các vấn đề, tình huống. Việc dạy học tích hợp kiến thức giúp học sinh phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mình, làm cho tiết học văn nói chung và làm văn nói riêng trở nên sinh động, hấp dẫn , đặc biệt là các em sẽ có hứng thú hơn trong giờ học. 
 	2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến.
 	Giáo sư Lê Trí Viễn từng nói, dạy ngữ văn cho hay không phải là dễ dàng mà đặc biệt là dạy tập làm văn trong đó có văn thuyết minh.
Trong quá trình dạy học ở trường THPT Cẩm Thủy 1 và quá trình đi dự giờ thăm lớp các đồng nghiệp trong tổ bộ môn. Tôi thấy các em không thích học phân môn làm văn do tiết học làm văn còn đơn điệu. Bản thân các giáo viên khi dạy làm văn cũng không chú trọng đầu tư như các bài giảng văn dẫn đến học sinh chưa khắc sâu được kiến thức khiến cho việc ghi nhớ kiến thức còn hạn chế 
 Việc tích hợp các môn học khác và những hiểu biết chung về xã hội rõ ràng là phục vụ rất tôt cho việc giảng dạy môn ngữ văn. Nhưng việc tích hợp ở đây chỉ nhằm mục đích duy nhất là phục vụ cho môn ngữ văn chứ không làm mất đi môn học, làm cho văn học trở nên sinh động hơn, dễ học, dễ nhớ hơn và đó cũng chính là điều mà các em học sinh và xã hội đang quan tâm.
3 Giải pháp đã sử dụng.
 Với sáng kiến kinh nghiệm này tôi thực hiện việc giảng dạy tiết học thông qua các hoạt động dạy học và tiến trình dạy học bao gồm : 
3.1 Kiểm tra bài cũ (1 phút) 
Gv kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh về việc thu thập tài liêụ về Suối Cá thần ở Cẩm Lương- Cẩm Thủy- Thanh Hóa
3.2 Triển khai bài mới : 
 Bao gồm các hoạt động khởi động, hình thành kiến thức, thực hành và vận dụng mở rộng.Trong mỗi một hoạt động tôi cũng trình bày luôn mục đích thực hiện,phương pháp,hình thức tổ chức dạy học cũng như kiến thức,kĩ năng cơ bản của từng phần 
 Hoạt động 1: Khởi động 
-Thời gian : 5 phút.
-Mục đích : Giúp học sinh nhớ lại cách làm bài văn thuyết minh từ đó giáo viên dẫn dắt vào bài.
- Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận...
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
GV hướng dẫn cho hs chơi trò chơi : Giới thiệu về ngôi trường THPT Cẩm Thủy 1 
+ Nội dung : HS giới thiệu về ngôi trường THPT cẩm thủy 1 nơi mình đang học tập 
+ Cách chơi : Trong vòng 4 phút mỗi nhóm giới thiệu được các thông tin về ngôi trường. Nhóm nào giới thiệu được đầy đủ nhất, nhóm đó sẽ chiến thắng 
 HS giới thiệu được các thông tin về ngôi trường : Năm thành lập,vị trí ,cơ sở vật chất , đội ngũ giáo viên, thành tích của nhà trường ...
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức 
 -Thời gian : 20 phút
-Mục đích : Giúp học sinh nắm được khái niệm ,các loại văn bản thuyết minh thường gặp và các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh 
-Phương pháp : Nêu vấn đề, thảo luận.
Hoạt động của Thầy và Trò
Nội dung kiến thức cần đạt
I) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu về khái niệm và phân loại văn bản thuyết minh 
 - Gv đặt câu hỏi: Thông qua hai văn bản : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và Bưởi Phúc Trạch em hiểu như thế nào về văn bản thuyết minh 
- HS suy nghĩ trả lời
- GV chốt 
GV yêu cầu HS nhắc lại các loại văn bản thuyết minh đã học ? 
GV hỏi : Vậy dựa vào cách phân loại em hãy phân loại hai văn bản trên ?
II) Hướng dẫn học sinh tìm hiểu kết cấu của văn bản thuyết minh 
GV : Em hiểu thế nào là kết cấu của một văn bản ?
Kết cấu của một văn bản phụ thuộc vào những yếu tố nào?
GV cho học sinh đọc văn bản : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân 
GV tích hợp với kiến thức lịch sử kể về nguồn gốc hội thi thổi cơm ở Đồng Vân.
Thành Hoàng của làng là Phan Tây Nhạc, theo truyền thuyết Ngài là bộ tướng của Tản Viên sơn thánh đời Hùng Vương thứ 18 thống lĩnh quân đội đi đánh giặc. Khi dẫn quân qua làng, dân làng Thị Cấm đã tổ chức nấu cơm để khao quân. Do thời gian gấp gáp, quân số lại đông chưa chuẩn bị kịp đầy đủ gạo nước khao quân nên dân làng đã tập trung mang thóc ra giã thành gạo, ra sông Nhuệ lấy nước và kéo giang tre ra lửa để nấu cơm. Cũng có thông tin khác cho rằng: Tương truyền từ thời Hùng Vương thứ 18, có đôi vợ chồng tướng tiên phong là Phan Tây Nhạc và Hoa Dung công chúa trẩy quân qua làng đi dẹp giặc. Nhiều người dân trong làng xin đi theo, vợ chồng tướng quân bèn mở cuộc thi thổi cơm để chọn người nuôi quân giỏi tuyển vào phục vụ quân ngũ. Sau khi vợ chồng tướng quân mất được làng thờ làm Thành hoàng và hàng năm đến ngày 8 tháng Giêng làng mở hội thổi cơm thi để nhắc nhở tích xưa, nhớ lại dịp Ngài hành binh qua làng đánh giặc đem lại cho dân có cuộc sống yên bình.
Gv sử dụng tranh ảnh về hội thi thổi cơm thi ở Đồng Vân.
(Hình ảnh: Cách lấy lửa)
(Hình ảnh: Chày và cối giã gạo)
(Hình ảnh: Cảnh vót đũa bông, giã gạo, giần sàng).
(Hình ảnh: Cảnh nấu cơm)
(Hình ảnh: Kiểm tra độ chín và dẻo của cơm)
(Hình ảnh: Cảnh chấm cơm)
GV hỏi: Qua văn bản hội thổi cơm thi ở Đồng Vân , em hãy cho biết đối tượng thuyết minh , mục đích thuyết minh, nội dung thuyết minh của văn bản?
Gv tích hợp với bộ môn giáo dục công dân lớp 11, bài 13: Chính sách giáo dục và đào tao, khoa học và công nghệ, văn hóa, mục 3. chính sách văn hóa
- Nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, chứa đựng những yếu tố tạo ra sức sống, bản lĩnh dân tộc gồm những giá trị bền vững, những tinh hoa của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước 
- Kế thừa và phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc,Nhà nước coi trọng việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử ,di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh của đất nước 
HS phân tích cách sắp xếp ý trong văn bản?
Giải thích cơ sở của cách sắp xếp ý ấy?
GV cho học sinh đọc văn bản: Bưởi Phúc Trạch 
- Gv sử dụng tranh ảnh về bưởi Phúc Trạch
(Hình ảnh: Bưởi Phúc Trạch)
Gv sử dụng tranh ảnh về Bưởi Đoan Hùng để so sánh sự khác nhau giữa bưởi Phúc Trạch và bưởi Đoan Hùng 
(Hình ảnh: Bưởi Đoan Hùng)
(Hình ảnh: Bưởi Phúc Trạch)
(Hình ảnh: Tép bưởi)
HS : Đọc văn bản, thảo luận trả lời các câu hỏi? 
- Đối tượng thuyết minh ?
- Mục đích thuyết minh ? 
- Nội dung thuyết minh?
 *Tích hợp với kiến thức sinh học lớp 10 bài : Tế bào nhân thực 
Từ những thông tin trên kết hợp với kiến thức sinh học lớp 10 bài tế bào nhân thực : dung dịch trong tép bưởi chứa axits hữu cơ,Vitaminc,muối hữu cơ . Tép bưởi là không bào của tế bào thực vật có chức năng dự trữ các chất ,cân bằng áp xuất thẩm thấu 
 - Gv thông tin kết quả nghiên cứu khoa học về chỉ số dinh dưỡng của tép bưởi :
100gram tép bưởi Phúc Trạch cung cấp cho cơ thể 39calo,dịch quả chiếm 84 đến 86% ,độ khô 11,4012,5%, độ axits 0,5 đến 0,7% ,độ đường 7,7 đến 8,3% VitaminC44 đến 62 mg Theo nghiên cứu của Mỹ sử dụng nước ép bưởi mỗi ngày giúp đẩy lùi nguy cơ l?o hóa ,tim mạch và một vài loại ung thư .
*Tích hợp với kiến thức về môn giáo dục công dân lớp 12 : bài 1,2,3, Pháp luật về thương hiệu sản phẩm ,an toàn với thực phẩm 
- Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình 
 - Thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng quy định thẩm quyền, nội dung, hình thức thủ tục giải quyết tranh chấp, khiếu nại và cách sử lí các vi phạm xâm phạm quyền lợi ích của công dân 
HS : Phân tích cách sắp xếp ý trong văn bản ? 
HS : Giải thích cơ sở của việc sắp xếp ấy ?
Từ việc tìm hiểu 2 ngữ liệu trên, em hãy nêu các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh?
I. Khái niệm và phân loại văn bản thuyết minh.
-Khái niệm: Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản nhằm giới thiệu trình bày chính xác khách quan về cấu tạo, tính chất,quan hệ, giá trị ...của một sự vật, hiện tượng, một vấn đề thuộc tự nhiên xã hội con người 
 -Phân loại: Có nhiều loại nhưng có hai loại chính : 
+Loại thiên về trình bày, giới thiệu 
+Loại chủ yếu thiên về miêu tả 
II. Kết cấu của văn bản thuyết minh.
* Kết cấu văn bản là sự tổ chức, sắp xếp các thành tố của văn bản thành một đơn vị thống nhất, hoàn chỉnh, có ý nghĩa.
* Kết cấu phụ thuộc vào đối tượng, mục đích và người tiếp nhận văn bản.
1.Tìm hiểu ngữ liệu.
a) Văn bản 1 : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân 
- Đối tượng thuyết minh: Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân - Đan
 Phượng - Hà Tây -> một lễ hội dân gian 
- Mục đích thuyết minh: 
Giúp người đọc (người nghe) hình dung được thời gian, địa điểm, diễn biến, ý nghĩa của lễ hội 
- Nội dung thuyết minh: 
+Địa điểm: Làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây
+Thời gian: Ngày rằm tháng giêng hằng năm
+Diễn biến: 
 Thi nấu cơm: Thủ tục bắt đầu
lấy lửa
Nấu cơm
Chấm thi: Tiêu chuẩn
 Cách chấm 
+ ý nghĩa của lễ hội đối với đời sống tinh thần của nhân dân
- Cách sắp xếp các ý : theo trình tự thời gian 
- Cơ sở sắp xếp : Do bài viết nhằm giới thiệu về một hội thi và một công việc cụ thể nên người viết phải trình bày theo trật tự thời gian 
b.Văn bản 2: Bưởi Phúc Trạch
-Đối tượng thuyết minh: Bưởi Phúc Trạch - Một loại trái cây nổi tiếng
- Mục đích thuyết minh: Giúp người đọc (người nghe) nhận biết được đặc điểm và giá trị của bưởi Phúc Trạch 
- Nội dung thuyết minh: 
+ Các loại bưởi nổi tiếng ở Việt Nam 
+ Đặc điểm của bưởi Phúc Trạch: hình dáng quả,đặc điểm vỏ, cùi bưởi, vẻ ngon lành hấp dẫn của múi bưởi tép bưởi 
+ Giá trị và sự bổ dưỡng của bưởi 
+ Danh tiếng của bưởi Phúc Trạch 
 Cách sắp xếp các ý:
+Quan hệ không gian: từ ngoài vào trong 
+Quan hệ lôgíc: 
Các phương diện khác nhau của quả bưởi (hình dáng, vỏ, múi,tép, màu sắc, hương vị, cảm giác)
 +Quan hệ nhân-quả : Giá trị -> danh tiếng của bưởi Phúc Trạch 
+Quan hệ hỗn hợp : 
-Cơ sở sắp xếp : 
Do mục đích thuyết minh 
2) Kết luận :
Khi viết văn bản thuyết minh có thể lựa chọn nhiều hình thức kết cấu khác nhau :
-Theo trình tự thời gian: trình bày sự vật theo quá trình hình thành ,vận động và phát triển 
-Theo trình tự không gian : trình bày sự vật theo tổ chức vốn có của nó ( bên trên - bên dưới ,bên trong - bên ngoài hoặc theo trình tự quan sát )
-Theo trình tự logic: Trình bày sự vật theo các mối quan hệ khác nhau (nguyên nhân- kết quả, chung - riêng, liệt kê các mặt, các phương diện ...
-Theo trình tự hỗn hợp: Trình bày sự vật với sự kết hợp nhiều trình tự khác nhau.
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành 
-Thời gian 15 phút
-Mục đích: Tích hợp kiến thức địa lí ,văn hóa địa phương để học sinh thấy được tiềm năng du lịch của địa phương , tích hợp giáo dục công dân, để giáo dục ý thức bảo vệ danh lam thắng cảnh
-Phương pháp: Nêu vấn đề, phát vấn, đàm thoại, thuyết trình.
 Đề bài : Dựa vào những hình ảnh và những hiểu suối Cá thần ở xã Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. 
GV chia lớp thành hai nhóm và thực hiện các yêu cầu sau :
-Xác định hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh?
-Nội dung thuyết minh? Viết ngắn gọn bài thuyết minh?
GV xem và hướng dẫn các nhóm trảo đổi thảo luận trả lời
GV gọi đại diện nhóm 1 trình bày sẳn phẩm nhận xét nhóm 1 
Gv nhận xét nhóm 2
Sau đó chỉnh sửa, bổ sung và hoàn chỉnh bài văn
Thuyết minh về suối Cá Thần ở Cẩm Lương
(Hình ảnh: Cầu treo bắc qua sông Mã đưa du khách đến suối Cá thần).
 (Hình ảnh: Du khách về thăm suối cá)
(Hình ảnh:Lễ vật rước cá thần)
(Hình ảnh:Lễ hội rước cá Thần)
(Hình ảnh: Đền Ngọc thờ tứ phủ Long Vương)
(Hình ảnh: Cầu Kiều bắc qua suối Ngọc)
(Hình ảnh:Cửa hang nơi đàn cá bơi từ trong hang đá ra ngoài)
(Hình ảnh:Mùa khô nước trong du khách có thể nhìn thấy sỏi và màu của cá)
(Hình ảnh: Các hoa hậu Việt Nam về thăm suối cá)
(Hình ảnh: Nhũ đá trong lòng hang)
*Tích hợp với kiến thức địa lí. lớp 12, bài 31: Vấn đề phát triển thương mại du lịch.
 -Tài nguyên du lịch: Rất phong phú và đa dạng gồm 2 nhóm:
+Tài nguyên tự nhiên: địa hình, khí hậu, nước, sinh vật...
+Tài nguyên nhân văn: di tích, lễ hội, tài nguyên khác...
- Suối cá thần Cẩm Lương thuộc tài nguyên du lịch tự nhiên của huyện Cẩm Thủy hiện nay trở thành điểm du lịch hấp dẫn thu hút nhiều khách tham quan trong và ngoài nước 
- Chính quyền tỉnh Thanh Hóa và huyện Cẩm Thủy đã có nhiều chính sách nhằm khai thác khu du lịch suối Cá.
IV)Hoạt động vận dụng và mở rộng (thực hiện ở nhà)
 GV yêu cầu hs về nhà sưu tầm các bài viết về tác giả Nguyễn Du để viết một bài thuyết minh về tác giả Nguyễn Du .Nội dung bài viết có thể là: 
-Thuyết minh về cuộc đời ,con người Nguyễn Du.
-Thuyết minh về sự nghiệ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_van_dung_kien_thuc_tich_hop_lien_mon_vao_day_bai_cac_hi.doc
  • docM2-Bia - Copy.doc