SKKN Một hướng tiếp cận mới, nhằm nâng cao hiệu quả giờ Đọc – hiểu các trích đoạn Truyện Kiều (Nguyễn Du) trong chương trình Ngữ Văn 10

SKKN Một hướng tiếp cận mới, nhằm nâng cao hiệu quả giờ Đọc – hiểu các trích đoạn Truyện Kiều (Nguyễn Du) trong chương trình Ngữ Văn 10

Đọc – hiểu văn bản văn học là một trong những nội dung hoạt động cơ bản nhất của môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Văn học trong nhà trường là một môn khoa học có mục đích, đối tượng, nội dung, nguyên tắc đặc thù của nó - là bộ môn vừa có tính nghệ thuật vừa có tính chất môn học. Người thầy tâm huyết và thực sự có năng lực, muốn nâng cao chất lượng giờ Văn theo tinh thần môn học, càng phải có ý thức không ngừng tìm ra con đường hiệu quả nhất để giúp hoạt động đọc của học trò chủ động và tích cực hơn. Hoạt động này phải được đánh thức trên nhiều phương diện, từ tình cảm đến tư duy.

Đối với những tác phẩm văn học cổ điển, đặc biệt là kiệt tác thơ Nôm như Truyện Kiều, để giải mã và đáp ứng được yêu cầu về giá trị tự thân của nó quả là điều không dễ với bất kì một giáo viên dạy văn nào. Làm thế nào để những giá trị truyền thống, những viên ngọc quí vô giá của cha ông luôn được bảo lưu, trân trọng và tỏa sáng trong tâm cảm của người trẻ hôm nay? Đó là niềm hạnh phúc nhưng cũng là một nhiệm vụ nặng nề cho các kĩ sư tâm hồn đang thực hiện sứ mệnh cao cả của mình. Cảm hứng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, học sinh có thể thuộc vanh vách, nhưng chủ động lí giải một vấn đề cụ thể trong một trích đoạn, một nỗi niềm riêng tư của nhân vật dường như cả người dạy và người học còn rất lung túng, hoang mang.

Là một giáo viên lâu năm đứng lớp, đã từng thuộc lòng nhiều đoạn Kiều từ khi là học sinh chuyên văn cấp 3, tôi cũng đã từng choáng ngợp, đuối sức về tác phẩm; đã từng tiếp nhận kiến thức uyên bác từ việc đọc chép trong một thời gian rất dài. Tâm lí, sự trải nghiệm cuộc đời, độ chín về tình cảm và nhận thức đã phần nào giúp bản thân phá vỡ dần, tiếp cận dần tác phẩm bằng con đường chủ động hơn; biết lắng lại để suy ngẫm tìm ra sự đồng cảm, thấu cảm với tác giả, trên nền tảng kiến thức đã được tích lũy. Tôi đã tìm được lối đi mới từ ánh sáng này khi lĩnh hội Truyện Kiều nói chung và đi vào các trích đoạn. Trăn trở và băn khoăn thường trực: làm thế nào để Truyện Kiều thực sự là món ăn tinh thần của người trẻ, làm thế nào để người trẻ đến với tác phẩm cổ điển một cách tự nguyện, từ tâm và chủ động yêu thích. Cao hơn, làm thế nào hướng được học trò hiểu được, cảm được những tiếng lòng đồng vọng rất nhân văn, rất hiện đại, rất Con Người của Đại thi hào theo đúng nghĩa viết hoa! Đó là lí do tôi tâm đắc chọn đề tài:

 Một hướng tiếp cận mới, nhằm nâng cao hiệu quả giờ Đọc – hiểu các trích đoạn Truyện Kiều (Nguyễn Du) trong chương trình Ngữ Văn 10.

 

docx 24 trang thuychi01 8762
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một hướng tiếp cận mới, nhằm nâng cao hiệu quả giờ Đọc – hiểu các trích đoạn Truyện Kiều (Nguyễn Du) trong chương trình Ngữ Văn 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
 Trang
Mở đầu.2
Lí do chọn đề tài2
Mục đích nghiên cứu.2
Đối tượng nghiên cứu3
Phương pháp nghiên cứu...3
Nội dung.3
Cơ sở lí luận..3
Thực trạng vấn đề.4
Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề5
 Nắm chắc kiến thức văn học sử về tác giả5
Tìm được tiếng nói tri âm- đồng cảm với tác giả..8
Chọn điểm nhấn về cái Tình của Nguyễn Du để tạo hướng khai thác mới các trích đoạn Truyện Kiều (Ngữ văn10). .9
Thề nguyền.9
Trao duyên 11
Nỗi thương mình..14
Chí khí anh hùng.16
Hiệu quả của SKKN19
Kết luận, kiến nghị21
 Tài liệu tham khảo.22
 Danh mục SKKN đã được giải.....23
 1. Mở đầu
1.1. Lí do chọn đề tài
Đọc – hiểu văn bản văn học là một trong những nội dung hoạt động cơ bản nhất của môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Văn học trong nhà trường là một môn khoa học có mục đích, đối tượng, nội dung, nguyên tắc đặc thù của nó - là bộ môn vừa có tính nghệ thuật vừa có tính chất môn học. Người thầy tâm huyết và thực sự có năng lực, muốn nâng cao chất lượng giờ Văn theo tinh thần môn học, càng phải có ý thức không ngừng tìm ra con đường hiệu quả nhất để giúp hoạt động đọc của học trò chủ động và tích cực hơn. Hoạt động này phải được đánh thức trên nhiều phương diện, từ tình cảm đến tư duy.
Đối với những tác phẩm văn học cổ điển, đặc biệt là kiệt tác thơ Nôm như Truyện Kiều, để giải mã và đáp ứng được yêu cầu về giá trị tự thân của nó quả là điều không dễ với bất kì một giáo viên dạy văn nào. Làm thế nào để những giá trị truyền thống, những viên ngọc quí vô giá của cha ông luôn được bảo lưu, trân trọng và tỏa sáng trong tâm cảm của người trẻ hôm nay? Đó là niềm hạnh phúc nhưng cũng là một nhiệm vụ nặng nề cho các kĩ sư tâm hồn đang thực hiện sứ mệnh cao cả của mình. Cảm hứng nhân đạo sâu sắc của Nguyễn Du, học sinh có thể thuộc vanh vách, nhưng chủ động lí giải một vấn đề cụ thể trong một trích đoạn, một nỗi niềm riêng tư của nhân vật dường như cả người dạy và người học còn rất lung túng, hoang mang.
Là một giáo viên lâu năm đứng lớp, đã từng thuộc lòng nhiều đoạn Kiều từ khi là học sinh chuyên văn cấp 3, tôi cũng đã từng choáng ngợp, đuối sức về tác phẩm; đã từng tiếp nhận kiến thức uyên bác từ việc đọc chép trong một thời gian rất dài. Tâm lí, sự trải nghiệm cuộc đời, độ chín về tình cảm và nhận thức đã phần nào giúp bản thân phá vỡ dần, tiếp cận dần tác phẩm bằng con đường chủ động hơn; biết lắng lại để suy ngẫm tìm ra sự đồng cảm, thấu cảm với tác giả, trên nền tảng kiến thức đã được tích lũy. Tôi đã tìm được lối đi mới từ ánh sáng này khi lĩnh hội Truyện Kiều nói chung và đi vào các trích đoạn. Trăn trở và băn khoăn thường trực: làm thế nào để Truyện Kiều thực sự là món ăn tinh thần của người trẻ, làm thế nào để người trẻ đến với tác phẩm cổ điển một cách tự nguyện, từ tâm và chủ động yêu thích. Cao hơn, làm thế nào hướng được học trò hiểu được, cảm được những tiếng lòng đồng vọng rất nhân văn, rất hiện đại, rất Con Người của Đại thi hào theo đúng nghĩa viết hoa! Đó là lí do tôi tâm đắc chọn đề tài:
	Một hướng tiếp cận mới, nhằm nâng cao hiệu quả giờ Đọc – hiểu các trích đoạn Truyện Kiều (Nguyễn Du) trong chương trình Ngữ Văn 10.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Góp phần thay đổi cách dạy, cách cảm Truyện Kiều theo lối mòn bằng con đường riêng, có sự kế thừa và phát triển đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng. Phát huy chức năng của văn chương, để những viên ngọc quí của cha ông thực sự là món ăn tinh thần nuôi dưỡng tâm hồn con người người trẻ hiện nay.
- Tạo ra một hướng Đọc - hiểu có chiều sâu, có hệ thống liền mạch trong các trích đoạn và chất keo là cái Tình lớn của thi nhân.
	- Giáo dục, bồi dưỡng nhân cách cho học sinh tiếp nhận những giá trị sống giàu ý nghĩa đời sống của cha ông từ giờ Đọc - hiểu.
	1.3. Đối tượng nghiên cứu	
	- Học sinh khối 10 trường THPT4 Thọ Xuân, cụ thể là lớp 10A2 và 10A7
	- Các trích đoạn Truyện Kiều trong chương trình Ngữ văn 10 (Cơ bản).
	1.4. Phương pháp nghiên cứu
	1.4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
	- Nghiên cứu tài liệu và các công trình nghiên cứu về Nguyễn Du và Truyện Kiều.
- Nghiên cứu về cấu trúc và nội dung chương trình Ngữ Văn 10, cụ thể là các trích đoạn Truyện Kiều.
	1.4.2. Phương pháp thực tập sư phạm
- Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT 4 Thọ Xuân, tiến hành cụ thể theo qui trình trong các giờ Đọc – hiểu môn Ngữ Văn.
 2. Nội dung
2.1. Cơ sở lí luận 
Dạy Đọc – hiểu tác phẩm văn học trong nhà trường không thể coi nhẹ phương diện nào, phải chú trọng mục đích toàn diện đúng với đặc trưng của môn Văn. “Một kết luận khoa học quan trọng và cơ bản đối với người nghiên cứu và giảng dạy văn học là phải luôn luôn tiếp cận đồng bộ, vận dụng hài hòa các phương pháp lịch sử phát sinh, cấu trúc văn bản và lịch sử chức năng khi tiếp cận tác phẩm văn chương” (Đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn - Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa Ngữ Văn 12, Trang 85- Phan Trọng Luận). Đây là cẩm nang cho người thầy nhận thức đúng đắn về nguồn gốc của văn chương, sự vận động nhuần nhuyễn những quan điểm khách quan và khoa học về sáng tác và tiếp nhận văn chương vào việc tìm hiểu một tác phẩm cụ thể. 
Việc đổi mới phương pháp, tìm tòi một hướng tiếp cận tác phẩm mới không chỉ có ý nghĩa đơn thuần về phương pháp mà còn góp phần nâng cao chất lượng nội dung tư tưởng các tác phẩm được đưa vào nhà trường. Học sinh còn thờ ơ, lãnh đạm với văn chương, nhất là văn chương trung đại, trong đó có Truyện Kiều. Tìm tòi, lựa chọn một hướng đi mới, kế thừa tinh hoa truyền thống, đặc biệt không thể tách rời yêu cầu và khả năng nắm vững nội dung văn bản và những yếu tố bổ trợ nằm ngoài văn bản là đòi hỏi thiết thực trong xu thế dạy văn hiện nay.
Đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn chương là thông tin thẩm mĩ. Nhà văn gửi đến cuộc đời niềm xúc động mãnh liệt nhất, những rung động tha thiết nhất về cuộc sống và con người. Đây là điểm mấu chốt để tiếp cận văn học đích thực. Tuy nhiên, cũng cần tránh khuynh hướng cực đoan chỉ nhìn nhận giá trị của tác phẩm văn học ở phương diện thẩm mĩ. Tác phẩm văn chương chứa đựng trong nó muôn màu muôn vẻ của đời sống xã hội, con người. Chính những yếu tố văn hóa lại càng làm nổi rõ hơn yếu tố thẩm mĩ của văn bản. Thiếu vốn văn hóa cần thiết thì việc cảm thụ văn thơ cũng dễ bị lệch lạc hoặc thiếu sâu sắc.
Tình cảm, cảm xúc là cái lõi quan trọng nhất của tác phẩm văn học trữ tình. Giảng dạy các trích đoạn Truyện Kiều, cần phải hiểu đúng cái Tâm và cái Tài của Nguyễn Du. Đó là cơ sở của cái Tình (tôi muốn nhấn mạnh nên viết hoa chữ “Tình”). Cái Tình là linh hồn, là mạch chủ lưu trong Truyện Kiều, mang đậm màu sắc, dấu ấn Nguyễn Du - giá trị nhân văn với muôn đời, là sự nâng niu, trân quí những cảm xúc tốt đẹp, cao thượng của con người. Chính vì vậy, cái Tình của Nguyễn Du mang đậm tinh thần hiện đại. Mộng Liên Đường đã khái quát toàn diện và sâu sắc về cái Tình của Nguyễn Du gửi gắm qua Truyện Kiều: “Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết, nếu không phải có con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời thì tài nào có cái bút mực ấy” (Tiên phong Mộng Liên Đường chủ nhân, trang 166 - Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm). Dạy về Nguyễn Du và các trích đoạn Truyện Kiều ở lớp 10, với số tiết (chương trình cơ bản 6 tiết, chương trình nâng cao 8 tiết - tiếp nối nguồn mạch ở lớp 9), là một cơ duyên may mắn của người dạy văn trong trường phổ thông, nhưng nếu không truyền tải được tiếng lòng của thi nhân, dường như ta chưa làm tròn vai của mình.
2.2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
 Trong thực tế, người giáo viên dạy văn nào cũng ít nhiều tâm đắc với Truyện Kiều, cũng chọn cho mình những nhân vật để ngưỡng mộ, yêu quíNhưng hầu hết, đều đồng thuận “ăn sẵn”, tận hưởng say sưa những gì tiền nhân để lại, không cần phải đầu tư nghiên cứu. Chính vấn đề này đã tạo nên một thực tế có phần đi ngược lại với phương pháp tiếp cận tác phẩm văn chương trong nhà trường: Người dạy giáo điều; người học a dua, phải thích những điều chưa hiểu, yêu Thúy Kiều mà chưa thực sự cảm được Nguyễn Du
2.2.1. Đối với người dạy
Người giáo viên dạy văn tiếp cận tác phẩm Truyện Kiều nói chung và cụ thể là đến với các trích đoạn nói riêng đều mang một cảm xúc vừa hào hứng vừa choáng ngợp: một tác phẩm văn học nổi tiếng của một tác gia nổi tiếng với hàng trăm công trình nghiên cứu hơn hai trăm năm qua! Hầu hết, những ai đã từng học văn, theo đuổi nghiệp văn, ngưỡng mộ văn chương đều yêu Truyện Kiều, yêu Thúy Kiều, tôn thờ yêu kính Nguyễn Du. Độc giả và người tiếp nhận Truyện Kiều, hầu như ai cũng hiểu: “Đoạn trường tân thanh” là tiếng kêu đứt ruột mới, nhưng thực sự “đứt ruột” như thế nào, Sao lại mới? không phải người thầy nào cũng dụng tâm đào sâu để cảm và hiểu thấu tình thi nhân. Trong thực tế, còn tồn tại những hạn chế dễ nhận thấy sau đây:
 - Giảng dạy theo lối mòn, dựa vào các công trình nghiên cứu và tài liệu có 
sẵn đã thành danh của các nhà phê bình văn học nổi tiếng: Mộng Liên Đường, Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Xuân Diệu, Nguyễn LộcBiến mình thành con vẹt, hài lòng với những gì bản thân thuyết giảng về Kiều.
- Giảng Kiều theo kiểu bình giảng tán suông sáo rỗng: Từ cơ sở phân tích, giảng bình những mĩ từ của Nguyển Du - đỉnh cao của ngôn ngữ văn học bác học, nhưng thiếu sự hiểu biết thấu đáo, sự đồng cảm sâu sắc với tác giả, tác phẩm.
- Chưa chịu khó tìm đọc từ nhiều nguồn tư liệu văn hóa về tác giả - tác phẩm, chỉ giảng ngọn (các trích đoạn SGK).
2.2.2. Về phía học sinh
Một bộ phận học sinh có năng khiếu môn Văn, giỏi văn đều yêu thích Truyện Kiều; vì nhiều yếu tố: yêu cái Tình của Thúy Kiều, yêu cái Tài và cái Tâm của Nguyễn Du. Nhưng đại đa số học sinh phổ thông hiện nay đều có chung nhận xét đáng buồn: Nghe thầy giảng Kiều như đàn gẩy tai trâu! Hầu như khó tìm thấy sự đồng cảm, tri âm với thi nhân. Hiện tượng học sinh thờ ơ, lãnh đạm với số phận các nhân vật, với tiếng lòng cổ nhân là phổ biến. Chướng ngại lớn trong các giờ Đọc – hiểu văn học trung đại là thi pháp và dấu ấn thời đại khác xa nhau. Mặt khác, thực tế xã hội cho thấy: nhu cầu tiếp nhận văn hóa và khả năng đón nhận của con người hiện đại khác người xưa, bởi sức hút đặc thù của thời đại công nghệ 4.0 khiến cho học trò ít nhiều giảm hứng thú học văn theo kiểu sách vở sáo mòn.
- Truyện Kiều là đỉnh cao của ngôn ngữ dân tộc, nhưng sử dụng nhiều điển tích, điển cố. Điều này gây khó khăn rất lớn cho việc học sinh tiếp nhận tác phẩm một cách độc lập, vì để hiểu ý nghĩa từ ngữ thông qua điển tích, điển cố cần một vốn sống cũng như vốn tri thức sâu rộng nên thông hiểu được không phải dễ dàng.
- Nguyễn Du là thiên tài thơ ca, Truyện Kiều là kiệt tác. Học sinh chưa đủ tự tin để độc lập chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh tác phẩm, đoạn trích. Chủ yếu là học vẹt theo thầy.
Như vậy, thực tế giảng dạy và học Truyện Kiều hiện nay như ở môi trường tôi công tác chưa đáp ứng được yêu cầu và mục đích của chương trình. Thậm chí, những người đứng lớp lâu năm như tôi xuất hiện trong suy nghĩ có phần lo lắng: những tác phẩm lớn của cha ông có thể dần dần mất đi giá trị tự thân nếu người thầy không chủ động nhập cuộc để tìm những giải pháp thiết thực và hiệu quả trong mỗi giờ dạy và trong cả một hành trình đưa đò của mình.
2.3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề
	2.3.1. Nắm chắc kiến thức văn học sử về tác giả, để vận dụng một cách thích hợp những hiểu biết ngoài văn bản làm cơ sở cắt nghĩa tác phẩm (trích đoạn)	
Văn học nói chung, mỗi tác phẩm văn chương nói riêng luôn ra đời trong những bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa cụ thể: những yếu tố được thẩm thấu, chắt lọc thông qua lăng kính của nhà văn để đi vào tác phẩm. Cho nên, muốn khám phá một tác phẩm văn học, người thầy không thể không tìm hiểu bối cảnh ra đời của nó và tiểu sử của nhà văn. Với những tác gia lớn - đặc biệt là những tác gia sống ở thời đại có khoảng cách xa chúng ta, càng cần phải nắm vững nguồn kiến thức bổ trợ quí giá này.
Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Nguyễn Du là tinh thần nhân đạo cao cả. Tôi đã nhận thức rất rõ: gốc rễ, nguồn cội của vấn đề này phải được lí giải có cơ sở từ những yếu tố về thời đại, gia đình, bản ngã thi nhân tạo được sức thuyết phục tiếp cận tác phẩm nhanh hơn và sâu sắc hơn.
2.3.1.1. Về thời đại
 Tôi đã dành nhiều thời gian đọc tài liệu về tác gia, nắm vững và đã cho học sinh hiểu được: Nguyễn Du (1765- 1820) sống vào thời đại bão táp của phong kiến Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIII đầu XIX. Các cuộc nội chiến xảy ra liên miên, nông dân nổi dậy khắp nơi, vua chúa tranh quyền, đoạt lợi Quyền sống con người bị đe dọa. Đây cũng là cơ sở và nền tảng cho cảm hứng nhân đạo trong văn học được khơi nguồn và phát triển rực rỡ với nhiều gương mặt tiêu biểu xuất hiện cùng thời với thi hào: Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Gia Thiều, Đặng Trần CônÝ thức cá nhân, ý thức thân phận được soi ngắm trên nhiều bình diện. Giá trị tự thân, đặc biệt là sự nhìn nhận về tài năng, tài hoa của con người ở phương diện nghệ sĩ nghệ thuật đã bắt đầu xuất hiện. Đây chính là cơ sở thuyết phục khách quan lí giải tại sao trong trang văn của Nguyễn Du khai thác rất sâu về bi kịch của người tài hoa trong xã hội cũ, với cái nhìn biệt nhỡn liên tài, như cách nói của nhà văn hiện đại Nguyễn Tuân sau này.
2.3.1.2. Về gia đình và bản ngã con người Nguyễn Du
Nguyễn Du thuộc về một gia đình danh giá đại quí tộc và có thế lực vào bậc nhất thời bấy giờ. Dòng họ Nguyễn Tiên Điền của ông nổi tiếng về tước vị và văn chương. Theo sách sử và gia phả cho biết, Nguyễn Du là con cựu thần nhà Lê, thân phụ ông làm đến Đại tư đồ, anh em đều làm quan to đời Lê - Trịnh. Thuở nhỏ, nhà thơ sống trong nhung lụa giàu sang quyền quí. Những biến cố dữ dội của gia đình, của thời đại đã nhanh chóng đẩy ông vào giữa phong ba bão táp của cuộc đời. Mười một tuổi, mồ côi cha. Mười ba tuổi mồ côi mẹ. Người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản đang là Tả thị lang bộ hình nhưng vì liên can đến việc ủng hộ Trịnh Tông nên bị cách chức và giam giữ.
Sinh thời, Nguyễn Du là người học sâu, hiểu rộng. Ông là bậc tài hoa hiếm có, từng sống một thời phong lưu công tử nơi đất đế đô khi học ở Thăng Long. Lúc về quê ẩn cư thường đi nghe hát phường vải thâu đêm nên những câu ca, lời hát trữ tình cũng như mọi nhịp phách, cung đàn ông đều thông thuộc. Những năm trôi dạt, từng trải, nổi chìm nơi đất Bắc, ông đã cảm thông sâu sắc với mọi cảnh ngộ éo le, khổ cực của kiếp nhân sinh.
Những thông tin khách quan trên đã cho bản thân tôi thấu cảm sâu sắc: gia thế đã tạo cho Nguyễn Du một cốt cách cao sang, tự trọng. Và chính hoàn cảnh gia đình éo le, thiệt thòi lại đã nuôi dưỡng nên một tâm hồn nhân ái, độ lượng, thật tình trân quí những gì đáng để trân quí của cuộc đời. Tài năng phát sáng của ông được xây đắp từ nền tảng bền vững kia. Cuộc đời đầy phong ba bão táp của một con người tài hoa đã giúp ông sáng tạo nên nhiều tác phẩm vừa giàu tính nhân văn vừa tuyệt vời về nghệ thuật.
 Một yếu tố quan trọng khiến bản thân tôi rất lưu tâm để hậu sinh càng trân quí gia tài của Nguyễn Du: Văn chương thời đó chưa phải là một nghề. Hay nói cách khác, Nguyễn Du hiện hữu với tư cách là một bậc nho gia quan lại phong kiến, mặc dù người đời sau đều nhớ đến ông với vị trí của Đại thi hào. Nguyễn Du cầm bút sáng tác không phải để khoe tài, càng không để kiếm sống. Viết thơ chỉ để dốc bầu tâm sự, viết để phơi trải lòng mình. Nỗi buồn đau của kẻ ý thức rất rõ về giá trị bản thân khi đặt vào một xã hội ô trọc - cái xã hội mà con người trí thức tài hoa dễ bị tổn thương, dễ cô đơn, cô độc. Có lẽ, khát vọng giao cảm là một khát vọng lớn, muôn thuở của nhân loại. Nguyễn Du đâu cần lắm sự mủi lòng của ai đó với những thương khó đời mình. “Khi ốm nặng, ông không chịu uống thuốc, bảo người nhà sờ tay chân, họ thưa bảo lạnh cả rồi, ông nói được rồi mất, không trối lại một điều gì”. (Theo Truyện Kiều, trang 8, Trần Ngọc Hưởng sưu tầm và giới thiệu). Chi tiết sử sách ghi lại cái im lặng của thi nhân trước khi từ giã trần gian cho ta thấu cảm sâu sắc điều đó. Cái ông cần là hậu sinh hiểu được những tâm sự của ông về cuộc đời và đồng tình với ông về một sự bất công lớn của xã hội mà ông sống.
2.3.2. Tìm được tiếng nói tri âm – đồng cảm với tác giả
Muốn hiểu đúng tư tưởng, tinh thần các trích đoạn Truyện Kiều, chỉ nắm xuất xứ trong sách giáo khoa chưa đủ. Không đặt các trích đoạn đúng vào mạch tâm sự lớn chảy qua toàn bộ sáng tác của thi hào, công việc phân tích khó thoát khỏi sự nông cạn, hời hợt. Thơ Nguyễn Du chứa đựng nỗi khắc khoải nhân sinh mang tầm nhân loại và nhu cầu tìm đến những liên minh biết nói tiếng nói xót thương các giá trị tinh thần cao quí của con người.
Với Nguyễn Du, kẻ luôn sẵn mối thương tâm, hầu như trong trang thơ nào cũng luôn thấy ngay con người nhà thơ, thấy ngay một niềm đau đớn có hình sắc. Tố chất con người của ông có thể cảm nhận qua thơ chữ Hán, qua Nam Trung tạp ngâm đầy tâm sự uẩn khúc, u uất. Người đọc cảm nhận được rất rõ nỗi đau vô bờ của Nguyễn Du trước nỗi kì oan của những khách phong lưu, phong nhã trong xã hội. Ta hiểu nỗi bất bình, nỗi hận của ông trước một vấn đề mang tính chất định mệnh của xã hội phong kiến. Hơn nữa, có thể khẳng định rằng, đó là niềm khao khát của Nguyễn Du về những tấm lòng tri âm, tri kỉ. Ông là người đa tình, đa cảm. Sự biểu lộ cá tính này hầu như là một thông lệ trong văn chương và nghệ thuật. Và những nhân vật trong tác phẩm chỉ sống mãnh liệt những tình mà thi nhân đã trải. Dường như Nguyễn Du tìm đến văn chương là một sự giải thoát, tìm đến lao động nghệ thuật để đam mê sáng tạo. Nhờ men rượu ngọt kia, ông được là chính mình, được thăng hoa cảm xúc, được giải thoát - một sự giải thoát vĩ đại! Bởi trong những trang viết kia, biết đâu trong những ngày giá lạnh cô độc khổ đau không ai thấu cảm, thi sĩ đã tìm thấy hạnh phúc cùng với những đứa con tinh thần được thai nghén trong cảm hứng sáng tạo mãnh liệt. Đó là gốc rễ của cái Tình thành thật nhất mà cũng cảm động, dễ hiểu và thuyết phục nhất của người đương đại khi thấu cảm cổ nhân. Điều này đã giúp bản thân tôi hào hứng và tự tin khai thác các trích đoạn Truyện Kiều theo tiêu chí mới: Hiểu và cảm sâu sắc từ cái Tình của Nguyễn Du. Hay nói cách khác, cảm nhận từ trái tim đa tình, đa tài của thi nhân để soi chiếu vào nỗi niềm, hành vi và cách ứng xử của nhân vật. Tôi đã tạo được một lối đi riêng và đã làm được cầu nối khá dễ dàng cho học trò cùng đồng vọng và vang ngân về những cảm xúc nhân văn, rất con người từ góc nhìn của người hôm nay.
Viết về ai, viết trong hoàn cảnh nào, hầu như Nguyễn Du đều bày tỏ bằng sự đồng cảm, gắn kết số phận của bản thân với tư cách là người cùng hội cùng thuyền. Cách nhìn nhận của ông chủ yếu từ những thể nghiệm trong đời sống, từ tâm hồn được soi chiếu một cách thành thật, tinh tế, thậm chí thật dịu dàng của vẻ đẹp trí tuệ. Đặc biệt, ông luôn trân quí, nâng niu soi ngắm cái Đẹp của người phụ nữ ở nhiều bình diện, toàn diện: từ thể xác, tâm hồn đến tài năng và phẩm hạnh. Điều này khiến người đọc dễ dàng nhận ra tại sao ông lại yêu thương Thúy Kiều hết mực như thế. Khi thấu cảm được, tôi ngộ ra: nhân vật Thúy Kiều đã là máu thịt của Nguyễn Du. Kiều không chỉ là đứa con tinh thần sáng tạo; nói đúng hơn, đích thực nàng chính là người tình trong mộng của người đàn ông đa tình, đa tài, đa cảm Nguyễn Du. Thi nhân có đến ba người vợ, và người đàn ông tài hoa này còn có bao nhiêu mối tình lãng mạn trong sâu thẳm tâm hồn, ta không thể biết. Chỉ biết rằng, ông yêu nàng Kiều với một tâm thế, một cách ứng xử rất đời, rất cao sang, lịch lãm, rất văn hóa và hiện đại. Ông nhập cảm vào nhân vật, bởi ông hiểu Kiều như chính những gì lòng ông đang khát, đang mơ. Kiều là nhân vật lí tưởng của thi pháp trung đại, nhưng từ khi thấu cảm Nguyễn Du, giở trang Kiều nào tôi cũng thấy bóng dáng thi nhân bên cạnh nàng: ngắm nhìn nàng, vuốt ve âu yếm nàng, tận hưởng ngưỡng mộ say sưa tài hoa của nàng, hân hoan hạnh phúc cùng nàng, khổ đau tận cùng thấu hiểu với nàng Từ góc nhìn này, tôi soi vào các nhân vật trong đoạn trích, dường như tất cả được giải mã. Không chỉ với nhân vật chính là Thúy Kiều, chàng Kim Trọng trong Thề nguyền cũng là bóng dáng Nguyễn Du, Từ Hải trong Chí khí anh hùng cũng có tâm tình của người đàn ông Nguyễn Du. Thậm chí, với trí

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_huong_tiep_can_moi_nham_nang_cao_hieu_qua_gio_doc_h.docx