SKKN Một số kĩ năng khi dạy bài thơ Mây và sóng nhằm gây hứng thú học văn cho học sinh lớp 9 THCS

SKKN Một số kĩ năng khi dạy bài thơ Mây và sóng nhằm gây hứng thú học văn cho học sinh lớp 9 THCS

“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sắn có”. Đó là khẳng định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về ý nghĩa của văn chương. Điều đó đã khẳng định sức mạnh kì diệu của văn học đối với cuộc sống con người đặc biệt ở góc độ tình cảm.

Đúng như vậy, Văn học không những là một môn học cung cấp kiến thức về xã hội qua các thời kì lịch sử và về nhiều mặt, còn là bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho con người. Những tác phẩm văn chương làm cho những tình cảm có sẵn trong ta sâu sắc hơn, rõ ràng hơn và đem đến cho ta những tình cảm ta chưa hề có. Một người đầu tắt mặt tối, bận rộn với công việc nhưng khi đọc một tác phẩm văn học họ có thể buồn vui, yêu, ghét, biết ước mơ và hi vọng. Đó chính là mãnh lực của văn chương. Với các em học sinh, văn học giúp các em rèn luyện và hình thành nhân cách một cách toàn diện hơn, nhân văn hơn. Các em nhận thức được cái đẹp cái xấu, cái thiện, cái ác. Từ đó các em biết yêu cái đẹp, ghét cái xấu, biết đấu tranh loại bỏ cái xấu, bảo vệ cái đẹp, cái thiện và sống hướng thiện. Văn học giáo dục các em những tình cảm cần thiết trong cuộc sống, đó là tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình yêu đồng loại, yêu thiên nhiên, tình yêu với quê hương đất nước. Giáo dục các em biết sống vì gia đình, vì bạn, vì quê hương đất nước, vì những lí tưởng cao đẹp. Người ta thường nói dạy văn chính là dạy người, dạy cách làm người.

Môn Ngữ văn, đặc biệt các tác phẩm văn học có vai trò quan trọng trong việc trồng người. Song để cảm nhận hết được giá trị của các tác phẩm văn học và phát huy hết chức năng giáo dục của nó không phải là việc dễ dàng mà ai cũng làm được hay ở văn bản nào ta cũng làm được.Và làm thế nào để học sinh yêu mến môn Văn, thẩm thấu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học quả là một việc khó khăn với người giáo viên.

 

docx 19 trang thuychi01 15533
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kĩ năng khi dạy bài thơ Mây và sóng nhằm gây hứng thú học văn cho học sinh lớp 9 THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1.PHẦN MỞ ĐẦU.
1.1.Lí do chọn đề tài.
“Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có luyện cho ta những tình cảm ta sắn có”. Đó là khẳng định của nhà phê bình văn học Hoài Thanh khi bàn về ý nghĩa của văn chương. Điều đó đã khẳng định sức mạnh kì diệu của văn học đối với cuộc sống con người đặc biệt ở góc độ tình cảm.
Đúng như vậy, Văn học không những là một môn học cung cấp kiến thức về xã hội qua các thời kì lịch sử và về nhiều mặt, còn là bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm cho con người. Những tác phẩm văn chương làm cho những tình cảm có sẵn trong ta sâu sắc hơn, rõ ràng hơn và đem đến cho ta những tình cảm ta chưa hề có. Một người đầu tắt mặt tối, bận rộn với công việc nhưng khi đọc một tác phẩm văn học họ có thể buồn vui, yêu, ghét, biết ước mơ và hi vọng. Đó chính là mãnh lực của văn chương. Với các em học sinh, văn học giúp các em rèn luyện và hình thành nhân cách một cách toàn diện hơn, nhân văn hơn. Các em nhận thức được cái đẹp cái xấu, cái thiện, cái ác. Từ đó các em biết yêu cái đẹp, ghét cái xấu, biết đấu tranh loại bỏ cái xấu, bảo vệ cái đẹp, cái thiện và sống hướng thiện. Văn học giáo dục các em những tình cảm cần thiết trong cuộc sống, đó là tình cảm gia đình, tình bạn bè, tình yêu đồng loại, yêu thiên nhiên, tình yêu với quê hương đất nước. Giáo dục các em biết sống vì gia đình, vì bạn, vì quê hương đất nước, vì những lí tưởng cao đẹp. Người ta thường nói dạy văn chính là dạy người, dạy cách làm người.
Môn Ngữ văn, đặc biệt các tác phẩm văn học có vai trò quan trọng trong việc trồng người. Song để cảm nhận hết được giá trị của các tác phẩm văn học và phát huy hết chức năng giáo dục của nó không phải là việc dễ dàng mà ai cũng làm được hay ở văn bản nào ta cũng làm được.Và làm thế nào để học sinh yêu mến môn Văn, thẩm thấu được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm văn học quả là một việc khó khăn với người giáo viên.
Bên cạnh đó, để đáp ứng được yêu cầu của xã hội, hiện nay Bộ giáo dục đã và đang tiến hành đổi mới một một cách toàn diện: chương trình, phương pháp và cách ra đề thi. Với nghị quyết 29/QĐ-TW thì tinh thần đổi mới là dạy học theo định hướng phát triển năng lực và đổi mới hình thức kiểm tra đanh giá. Đối với môn Ngữ văn THCS thì năng lực mà giáo viên cần hướng tới cho học sinh đó là năng lực tiếp cận, hiểu văn bản và năng lực tạo lập văn bản. Việc ra đề kiểm tra cũng ra theo hướng phát triển năng lực của học sinh.
Thực tiễn đặt ra cho chúng tôi, những người dạy văn, những trăn trở, những tìm tòi làm thế nào đó phải giải được hai bài toán. Bài toán thứ nhất là làm thế nào để học sinh không chán ghét môn Văn, thích thú và chờ đợi mỗi giờ học văn. Bài toán thứ hai chính là làm thế nào để đáp ứng được yêu cầu đổi mới: lấy học sinh làm trung tâm, hướng tới phát triển năng lực của người học. Hai bài toán nan giải đối với tất cả. Bởi giờ học văn có đặctrưng riêng của nó. Ở đó không chỉ là đơn vị kiến thức mà còn là nỗi lòng là tình cảm của nhiều con người: bao gồm tác giả, người dạy và người học. Trong khi đó, chưa chắc rằng vẫn còn nhiều người đang còn mơ hồ với phương pháp mới.
Tôi có môt thói quen, khi dạy một văn bản nào tôi thường tìm hiểu nhiều cách khai thác khác nhau, nghiên cứu ít nhất là một tuần trước khi dạy. Xác định hướng khai thác và hành trang cần thiết cho tiết dạy. Sau khi dạy xong mỗi tác phẩm, cảm thấy thành công, tôi thường ghi chép làm kinh nghiệm cho mình. Kinh nghiệm dạy bài Mây và sóng thuộc chương trình Ngữ văn 9 là kết quả của một quá trình như vậy. Qua bài viếttôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp đề tài mà tôi đã nghiên cứu khi dạy bài thơ này: “Một số kĩ năng khi dạy bài thơ Mây và sóng nhằm gây hứng thú học văn cho học sinh lớp 9 THCS”.
1.2.Mục đích nghiên cứu.
Thực hiện đề tài này nhằm đạt được một số mục đíchsau:
-Nâng cao hiệu quả giờ giảng văn bản Mây và sóng.
-Giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn về giá trị của bài thơ, có hứng thú với mỗi giờ học văn, nhận ra được giá trị của tình mẫu tử, biết cách sống và trân trọng những gì mình đang có, biết làm những bài tập vận dụng theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập, biết ứng xử với những tình huống của cuộc sống đặt ra.
-Rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình giảng dạy.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
- Đối tượng kiến thức: Văn bản Mây và sóng (Ngữ văn 9) thuộc chương trình THCS.
-Đối tượng học sinh: Lớp 9 năm học 2016-2017 và 2017- 2018, trường THCS Hưng Lộc.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra cơ bản.
-Phương pháp nghiên cứu.
-Phương pháp phân tích.
-Phương pháp khảo sát thống kê.
2. NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lí luận.
Nhìn một cách chung nhất khi tiếp cận một tác phẩm văn học, học sinh thường rất khó khăn bởi nó có quá nhiều điều phức tạp. Cái phức tạp đôi khi không tồn tại ở văn bản mà tồn tại ở người dạy. Trong khi đó các em thì không muốn vướng vào các vấn đề dài dòng khó hiểu. Vậy có cách nào giúp các em? Vấn đề đặt ra cho người giáo viên đối với một văn bản, giáo viên cần tìm cách tiếp cận đơn giản, dễ hiểu, xác định phương pháp phù hợp. Với tôi mỗi khi soạn giáo án để dạy một văn bản, tôi đều đặt ra những câu hỏi: Tác phẩm truyền tải thông điệp gì? Cách tiếp cận như thế nào mình có thể áp dụng được những bài tập mở nào cho các em khi học văn bản đó(Mở về kiến thức, mở về yêu cầu năng lực, mở về yêu cầu tính thực tiễn)
Đối với bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-go mà nói thì trong kho tàng văn học của nhân loại đã có biết bao nhiêu tác phẩm viết về tình cảm gia đình. Học sinh cũng đã làm quen với nhiều tác phẩm trong chương trình học như bài Con cò, Bếp lửa, Trong lòng mẹ, Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹBên cạnh những tác phẩm quen thuộc ấy còn có bài thơ Mây và sóng của nhà thơ Ta-go, một tác phẩm thơ nói lên tình mẫu tử bao la, rộng lớn thiêng liêng của đại thi hào Ấn Độ. Thế nhưng bài thơ Mây và sóngcủa đại thi hào ấn độ toát lên nhiều vẻ đẹp, được khai thác ở khía cạnh khác,hấp dẫn đối với bạn đọc ở nhiều lứa tuổi, mọi thời đại:
+Mây và sóng là bài thơ hay và đặc sắc bởi tiếng thơ ngọt ngào đầy xúc động. Bài thơ có một hình thức kết cấu rất mới lạ và độc đáo. Với hình thức thơ như vậy, tác giả đã thể hiện tình yêu thương trẻ em sâu sắc, một tấm lòng yêu thương trìu mến đối với trẻ thơ.
+ Toàn bộ bài thơ là lời của em bé kể lại câu chuyện của em với những người trên mây trên sóng. Trước lời mời gọi hấp dẫn của thiên nhiên, em rất thích đi nhưng tình yêu và lòng thương mẹ đã giúp em vượt qua được cám dỗ. Em đã nghĩ ra những trò chơi hay, hấp dẫn để mãi mãi được ở bên mẹ. Qua trò chơi mà em nghĩ ra, chúng ta thấm thía một điều rằng tình mẫu tử thiêng liêng cao cả và hấp hấp dẫn. Bài thơ là một triết lí sống đẹp nhân văn sâu sắc.
+Lời mời gọi vô cùng hấp dẫn. Đó là một cuộc sống đầy vui vẻ, thoải mái, tha hồ đùa vui, tha hồ nhảy múa từ sáng đến tối mà thưởng thức bình minh vàng, vầng trăng bạc. Sự lặp lại cấu trúc của hai câu thơ: bọn tớ chơ với bình minh vàng/ bọn tớ chới với vầng trăng bạc/ bọn tớ ca hát từ tạo nên một cuộc sống tràn đầy sắc đẹp, niềm vui, phù hợp với tâm lí trẻ thơ.
+ Lời từ chối của em bé cũng thật khéo léo: câu trả lời tạo hai nửa, nửa đầu là nhận định một sự thật- buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, nửa thứ hai là một câu hỏi tu từ nhằm khẳng định lí do chính đáng thiết thực của em bé- làm sao có thể rời mẹ mà đi được. Tình yêu và sự mong đợi của mẹ đã chiến thắng những cám dỗ, lời mời gọi rủ rê. Qua lời từ chối của em bé, tác giả muốn khẳng định rằng: tình mẫu tử là một tình cảm trong sáng, bền chặt không gì lay chuyển, mẹ và tình mẫu tử là một thế giới kì diệu và hấp dẫn hơn bất kì cuộc sống nào đối với trẻ em. Điều thứ hai tác giả muốn khẳng định: Tình mẫu tử có thể níu kéo con người ta tránh xa, chiến thắng được những cạm bẫy, cám dỗ của cuộc sống.
+ Trò chơi của em mang đậm triết lí nhân sinh. Ở trò chơi thứ nhất: mây bao giờ cũng mềm mại nhẹ nhàng như tâm hồn tình cảm của em, như tình cảm mẹ dành cho em bé. Còn mẹ là trăng dịu hiền, tỏa sáng cho em. Và dưới bầu trời xanh thẳm có cả mẹ và con đang nô đùa thoải mái trong tình yêu, hạnh phúc dâng trào. Ở trò chơi thứ hai: con là sóng cứ vỗ vào bờ như con đang lăn lăn nhẹ nhàng vào vòng tay âu yếm của mẹ. Sóng cứ vỗ vào bờ, biển cứ hát là những lúc con vui chơi ngoan ngoãn cũng là lúc lòng mẹ hạnh phúc. Câu thơ gợi bao điều suy ngẫm: sóng không bao giờ ngừng vỗ, biển không bao giờ vơi cạn cũng như tình cảm mẹ con không bao giờ biến mất. Qua trò chơi của em, nhà thơ như khẳng định rằng: Hạnh phúc không ở đâu xa lạ mà hạnh phúc có ở quanh ta, trong chính ngôi nhà ta đang sống khi mà ta biết yêu thương cha mẹ, yêu thương những người thân trong gia đình, và hạnh phúc hơn khi con người biết yêu và sống chan hòa với thiên nhiên với tình yêu thương cha mẹ.
 Nắm được, hiểu và thẩm thấu được những vẻ đẹp bất biến của bài thơ thì người giáo viên mới có cảm hứng để truyền lại những lời gửi của nhà thơ Ta-go hàng trăm năm trước. Học sinh mới cảm nhận hết được vẻ đẹp của bài thơ, mới có hứng thú học tập, thậm chí là ấn tượng mãi mãi với bài thơ mây và sóng, với tiết học.
2.2. Thực trạng vấn đề.
2.2.1. Thuận lợi
- Đề tài tình mẫu tử là một đề tài luôn luôn hấp dẫn đối với người dạy và cả người học.
-Bài thơ Mây và sóng là một bài thơ hay giàu giá trị nhân văn sâu sắc, đậm chất triếtlí.
-Với tinh thần của nghị quyết 29, buộc giáo viên phải có những suy nghĩ, tìm tòi sáng tạo trong phương pháp giảng dạy cũng như ra đề kiểm tra làm thế nào để phát huy năng lực của học sinh. Từ bài học, học sinh có kinh nghiệm giải quyết những vấn đề của cuộc sống.
2.2.2. Khó khăn.
* Về phía giáo viên.
Đa số giáo viên có tinh thần ham học hỏi, nhiệt tình trong công việc giảng dạy, biết suy nghĩ đào sâu, có phương pháp giảng dạy phù hợp với đặc trưng môn học. Tuy nhiên vẫn còn một số giáo viên về chuyên môn còn giậm chân tại chỗ, chưa có tinh thần học tập rèn rũa để nâng cao chuyên môn, hoặc chưa có phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng môn học.Qua những tiết thao giảng, tiết kiến giảng bài Mây và sóng tôi thấy một thực tế rằng: 
+ Giáo viên chưa gây ấn tượng với học sinh ở phần tác giả.
+ Giáo viên chưa nắm hết giá trị tư tưởng của bài thơ, mới chung chung là tình mẫu tử thiêng liêng cao cả. Tuy nhiên đây là giá trị chính song cần hướng tới những giá trị khác để bài học phong phú.
+Có cách khai thác chưa hợp lí: Bố cục hai phần và phân tích theo hai phần. Như vậy khi thực hiện ta thấy sẽ có sự lặp lại.
+ Hệ thống câu hỏi chưa hợp lí, câu hỏi khó chưa có sự gợi mở, giúp đỡ học sinh nhận ra đơn vị kiến thức cần đạt.
+ Chưa có những lời bình thấu đáo ấn tượng, chưa có sự mở rộng về đề tài, về phạm vi.
+ Chưa định hướng cho học sinh những bài tập vận dụng nhằm phát triển năng lực.
* Về phía học sinh.
 Thực tế những năm gần đây cho thấy học sinh ngày càng không thích học môn Ngữ văn. Các em chỉ chạy theo những môn học thuộc môn tự nhiên và ngoại ngữ. Còn môn văn chỉ là học đối phó với việc thi cử. Các em chưa có niềm đam mê. 
Qua khảo sát cho thấy việc các em nắm bắt được giá trị bài thơ Mây và sóng cũng còn hạn chế. Việc vận dụng vào các bài tập phát triển năng lực còn chưa cao. Dưới đây là kết quả khảo sát chất lượng bằng phiếu học tập môn Văn 9 năm học 2016-2017 khi chưa áp dụng đề tài.
Lớp-Sĩ số
 Kết quả
 Giỏi
 Khá
 TB
 Yếu
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ%
Số lượng
Tỉ lệ
%
9A- 39
3
7,7
14
35,9
17
43,6
5
12,8
9D-37
1
2,7
13
35,1
19
51,4
4
10,8
Nhận xétkết quả kiểm tra: Qua quá trình theo dõi kết quả kiểm tra của khối 9 khi chưa áp dụng những kinh nghiệm này vào giảng dạy cho thấy số học sinh yếu kém còn chiếm tỉ lệ cao, số học sinh khá giỏi tỉ lệ còn thấp trên cả hai phương diện.Cảm nhận về bài thơ còn mờ nhạt, bài tập vận dụng chưa nắm vững cách làm, dẫn đến chất lượng giờ dạy chưa đạt cao. 
2.3. Những giải pháp và cách thức thực hiện.
2.3.1. Căn cứ chuẩn kiến thức và năng lực cần đạt.
- Chuẩn kiến thức :Căn cứ vào tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng.
- Năng lực cần đạt:
+ Đọc- Hiểu văn bản
+ Năng lực tạo lập văn bản: viết đoạn văn nghị luận xã hội về vấn đề đặt ra trong bài thơ
+ Năng lực ứng phó, giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống: sống hòa hợp với thiên nhiên, hạnh phúc giản dị, tình mẫu tử, ứng phó trước những tai tệ nạn xã hội, những cám dỗ của cuộc đời.
2.3.2.Tìm hiểu về tác giả Ta -go.
Chúng ta biết rằng, khi tìm hiểu bất kì một tác phẩm văn học thì phàn tìm hiểu ban đầu là tác giả và xuất xứ của nó. Bởi tác phẩm văn học chính là con đẻ của nhà văn nên nó bị chi phối bởi con người tư tưởng, quan điểm sáng tác của người cha sinh ra nó. Việc tìm hiểu tác giả phải được coi như ta tìm hiểu về gia đình của một đứa trẻ vậy. Điều tôi muốn nói là không nên sơ sài qua loa phần giới thiệu tác giả.Việc giới thiệu tác giả còn tạo ấn tượng tình cảm, tâm thế ban đầu để các em tiếp cận dễ dàng hơn.
Khi tìm hiểu về nhà thơ Rabindranath Tagore ta cần nhấn mạnh ở một số nét sau: 
+ Năm sinh, năm mất, quê quán(Nước): Tagore sinh tại Kolkata, Tây Bengan, Ấn Độ trong một gia đình trí thức. Ông bắt đầu sáng tác khi mới 14 tuổi, Ông để lại cho thế một khối lượng tác phẩm đồ sộ: 12 bộ tiểu thuyết, 42 vở kịch, 2000 tranh vẽ, 2000 bài hátsáng tác quốc ca cho hai nước.Ông là nhà thơ tiêu biểu của châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nô- ben văn học(1913)
+Ông được cả thế giới tôn vinh là một trong số ít nhân tài toàn diện của thế giới. Ông là nhà viết kịch, nhà thơ, nhạc sĩ, tiểu thuyết gia, nhà giáo dục, nhà nhân văn học. Ông được nhân dân Ấn Độ yêu mến tôn làm thánh-Thánh Ta-go.
+ Ta-go đem đến cho thơ ca Ấn Độ một không khí thiêng liêng, mà gần gũi, biểu đạt những rung cảm tinh tế trong tâm hồn thi sĩ trước đất nước quê hương, thiên nhiên và cuộc sống, con người và tình yêu bằng một giọng điệu nồng nàn. Mặt khác thơ Ta-go chứa đựng những triết lí thâm trầm về vũ trụ, con người, cuộc sống và hạnh phúc, tình yêu. Điều này các em sẽ bắt gặp khi phân tích bài thơ Mây và sóng mà hôm nay các em học.
+ Đặc biệt chú ý đến tư tưởng nhân văn được thể hiện trong các tác phẩm của ông. Vấn đề này liên quan trực tiếp tới nội dung bài thơ Mây và sóng.
2.3.3.Xác định kiểu văn bản và phương thức biểu đạt.
 Từ thực tiễn giảng dạy và thực tiến của yêu cầu đổi mới thì khi dạy bài thơ Mây và sóng giáo viên khẳng cho học sinh về kiểu văn bản và phương thức biểu đạt. Đó là kiểu văn bản biểu cảm.Phương thức biểu đạt biểu cảm kết hợp với tự sự.
 2.3.4Xác định tư tưởng chủ đạo của bài thơ.
Việc xác định tư tưởng rất quan trọng. Mỗi tác phẩm nghệ thuật ra đời đều mang theo một thông đệp mà nhà văn muốn gửi gắm và đó chính là tư tưởng nghệ thuật. Tư tưởng nghệ thuật của bài Mây và sóng chính là những giá trị nhân văn cao đẹp. Vậy đó là những giá trị nào? Đọc bài thơ ta dễ dàng nhận thấy những giá trị nhân văn sau:
- Đối với trẻ thơ, mẹ và tình mẹ là thế giới kì diệu và hấp dẫn hơn bất kì sự kì diệu nào. Giá trị này được thể hiện khi tác giả xây dựng lời mời gọi của những người trên mây trên song. Lời mời gọi của họ vô cùng hấp dẫn đặc biệt với con trẻ.Cuộc sống của họ suốt ngày chỉ vui chơi thỏa thích cùng với những hình ảnh thiên nhiên đẹp. Tưởng chừng thế giới của họ sẽ rủ rê được em bé bởi em đã hỏi làm thế nào để lên đó được, làm thế nào để ra đó được. Nhưng ngay sau đó em đã từ chối và trả lời: Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được?
- Giá trị nhân văn thứ hai: Tình mẫu tử có thể giúp con người tránh xa những cạm bẫy cám dỗ của cuộc dời. Trong bài thơ lời mời gọi của những người trên mây trên song mang ý nghĩa biểu trưng cho những cám dỗ quanh ta, con người có thể gặp bất cứ nơi nào, lúc nào. Và đã bị cám dỗ lôi đi thì khó mà trở về, khó có cuộc sống vốn của con người- bình yên. Sự từ chối của em bé với một lí do rất đơn giản, rất đáng yêu là vì mẹ, không thể rời xa mẹ, không muốn mẹ buồn, không muốn mẹ chờ đợi. Khi sống bên mẹ, biết yêu thương mẹ, nghĩ tới mẹ con người sẽ đi đúng hướng, không sai đường.
-Giá trị nhân văn thứ 3; Hạnh phúc không phải ở đâu xa lạ mà ngay trong ngôi nhà của mình khi ta biết yêu thương cha mẹ, người thân, biết sống chan hòa với thiên nhiên. Giá trị nhân văn này được thể hiện trong trò chơi của em bé.
2.3.5.Xác định bố cục bài thơ.
-Bài thơ có bố cục 2 phần rất rõ ràng:
+ Lời kể của em bé với mẹ về cuộc trò chuyện của em với những người trên mây.
+Lời kể của em bé với mẹ về cuộc trò chuyện với những người trên sóng.
Giáo viên cần lưu ý. Đây không phải là hai lần kể mà chỉ là hai lời kể cùng một lúc.
2.3.6.Xác định cách phân tích.
Mặc dù bố cục hai phần nhưng căn cứ vào giá trị tương tưởng của bài thơ thì bài Mây và sóng nên phân tích bổ dọc. Cụ thể như sau:
-Lời mời gọi của những người trên mây trên sóng: Ở phần này giáo viên sẽ liên hệ thực tế cuộc sống của trẻ em ngày nay cũng rất nhiều áp lực, được sống giữu thiên nhiên được vui chơi thỏa thíchlà điều mơ ước đối với các em.Khẳng định đây là lời mời gọi, lời rủ rê của một thế giới kì diệu.
-Lời từ chối của em bé: Ở phần này giáo viên rút ra hai giá trị nhân văn của bài thơ. Đó là mẹ, tình mẫu tử là thế giới kì diệu hơn bất kì sự kì diệu nào.Đồng thời giáo viên rút ra giá trị thứ hai là tình mẫu tử thiêng liêng,kì diệu có thể níu kéo con người tránh xa những cạm bẫy cám dỗ của cuộc đời. Giáo viên có thể cho học sinh thấy nghệ thuật đòn bẩy được sử dụng trong bài thơ ở chỗ này. Lời mời gọi của những người trên mây trên sóng tưởng chừng quá hấp dẫn, tưởng như không còn nơi nào đáng sống hơn, thích thú hơn. Nhưng lời từ chối của em bé đã khẳng định có một nơi đáng sống hơn, hấp dẫn hơn đó chính là mẹ. Nghệ thuật này các em đã được gặpkhi các em học văn bản Chị em Thúy Kiều ở Ngữ văn 9-tập 1.
-Trò chơi của em bé:Ở phần này giáo viên rút ra giá trị thứ ba đó là hạnh phúc không phải nơi đâu xa lạ mà ngay trong chính ngôi nhà của mình khi ta biết yêu thương cha mẹ, yêu thương những người thân và biết sống chan hòa với thiên nhiên quanh ta.
2.3.7.Xây dựng hệ thống câu hỏi.
 Sau khi xác định được hướng tiếp cận, khai thác, giáo viên sẽ xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp. Khi xây dựng câu hỏi cần có dạng câu hỏi dễ, câu khó, câu suy luận, câu mang tính khái quát, câu hỏi mang tính suy luận. Giáo viên cần xác định với câu hỏi nào là khó đối với học sinh để chủ động có câu hỏi gợi mở giúp đỡ học sinh xác định vấn đề và giải quyết vấn đề.Tôi đã xây dựng như sau:
Phần 1. Lời mời gọi của những người trên mây trên sóng.
? Những người trên mây trên sóng đã mời gọi em bé như thế nào(Gv gợi ý: lời mời gọi của người trên mây? Lời mời gọi của những người trên sóng).
Câu hỏi này học sinh sẽ tìm và trả lời:
+ Người trên mây: bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho tới chiều tà, bọn tớ chơi với bình minh vàng vầng trăng bạc.
?:Em có cảm nhận và suy nghĩ gì về lời mời gọi của những người trên mây trên sóng? (Gv gợi ý: cuộc sống của họ như thế nào? Có thích không? vì sao?).
Nội dung hướng tới của câu hỏi này là: đây là lời mời gọi của một thế giới vô cùng kì diệu và hấp dẫn đối với trẻ thơ.
Phần 2. Lời từ chối của em bé.
? Thái độ của em bé như thế nào khi mới nghe lời mời,lời rủ rê? Dấu hiệu nhận biết?
-Em rất thích nên đã hỏi: làm thế nào mình lên đó được? làm thế nào mình ra đó được?
? Thích như vậy nhưng tại sao em từ chối? Sự từ chối đó nói lên điều gì?
(Câu hỏi Sự từ chối của em bé nói lên điều gì là một câu hỏi khó vậy nên giáo viên sẽ gợi mở cho học sinh: em bé là người thế nào? Tác giả gửi gắm gì qua lời từ chối đó?)
- Em từ chối vì không thể rời xa mẹ-> em bé rất yêu mẹ và rất khéo léo khi từ chối.Qua đó tác giả cũng khẳng định rằng: Mẹ là thế giới hấp dẫn nhất. Tình mẫu tử có thể níu kéo con người ta tránh xa những cạm bẫy những cám dỗ của cuộc đời.
Phần 3. Trò chơi của em bé
? Sau khi từ chối em bế đã tưởng tượng ra những trò chơi nào?Nhận xét gì về trò chơi của em.(Câu hỏi Nhận xét trò chơi của em bé có thể là câu hỏi khó với học sinh thì giáo viên có thể gợi mở: trò chơi của em có gì hấp dẫn hay hơn trò chơi của những người trên mây trên sóng)? Qua trò chơi, tác giả muốn gửi tới thông điệp gì?
-HS trả lời: 
+ Từ chối người trên mấy em đã tưởng tượng mẹ là trăng, con là mây, mái nhà là bầu trời xanh thẳm. Từ chối người trên són

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_ki_nang_khi_day_bai_tho_may_va_song_nham_gay_hun.docx