SKKN Một số giải pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhắm nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện tại trường mầm non Quảng lưu

SKKN Một số giải pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhắm nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện tại trường mầm non Quảng lưu

 Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa đến nay của dân tộc ta. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện tốt bài học đoàn kết nên luôn giành được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giữ vững được nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Tinh thần đoàn kết được ông cha ta lưu truyền lại qua câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”[1] , hay “Thuận bè thuận bạn, tát cạn biển đông” [1]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đúc kết điều đó thành chân lý có giá trị muôn đời, Bác đã khẳng định rõ:“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” [2]. Câu nói của Bác muốn nhắc nhở chúng ta một điều là người cán bộ phải lấy dân làm gốc, phải xây dựng được khối đại đoàn kết thống nhất thì mọi việc ắt sẽ thành công. Câu nói ấy đã được chứng minh bởi “Chiến thắng Điện Biên Phủ” lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu hay Đại thắng mùa xuân năm 1975. Nhờ có sự đoàn kết và biết phát huy sức mạnh của nhân dân mà một nước Việt Nam nhỏ bé như chúng ta đã chiến thắng tất cả những cường quốc lớn đến xâm lược như Pháp, Mỹ., giành lại độc lập tự do cho đất nước. Đây cũng chính là bài học quý báu cho tất cả những người làm cán bộ, những người làm công tác quản lý ở bất kì lĩnh vực công tác nào. Trên thực tế cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy “ Ở đâu có một đơn vị mạnh thì ở đó luôn có một đội ngũ đoàn kết thống nhất” và ngược lại.

 Một tập thể mạnh luôn là một tập thể đoàn kết nhất trí và ở đó luôn có tình người. Tính thân thiện, lòng nhân hậu, đức bao dung của mọi người trong tập thể luôn được đề cao, mọi người sống bên nhau đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh của đơn vị. Một cái bắt tay siết chặt, một ánh mắt thân thiện, một chút quan tâm nhỏ của một Thủ trưởng có uy tín có thể làm cho mọi thành viên khoẻ hẳn lên về cả sinh lực và tinh thần, hiệu quả công việc sẽ trôi chảy, mọi người sẽ yên tâm công tác và đều muốn vun đắp, đem lại lợi ích cho đơn vị của mình. Ngược lại sự thất vọng trong công tác, một câu quở trách không đúng lúc, đúng mức của Thủ trưởng có thể làm cho người ta trở nên ủ dột, chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả làm việc của họ. Hơn thế nữa xây dựng một bầu không khí tâm lý trong nhà trường thật sự thân thiện “ xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa CBQL, GV, NV và PHHS” tốt cũng là việc cần phải thực hiện ở một tập thể nhà trường để mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, tương thân tương ái, coi nhau như anh em một nhà, nếu đoàn kết mọi người sẽ sẵn lòng bỏ qua cho nhau những lỗi lầm vì: “Yêu nhau yêu cả đường đi lối về; ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng” . Một tập thể đoàn kết và đó cũng là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác của một người Hiệu trưởng, làm cho việc quản lý của mình diễn ra nhẹ nhàng thoải mái, hiệu quả công tác sẽ cao hơn và đặc biệt là bầu không khí trong nhà trường luôn vui vẻ yên ấm.

 

doc 22 trang thuychi01 23494
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhắm nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện tại trường mầm non Quảng lưu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TT
MỤC LỤC
TRANG
MỤC LỤC
1
1
MỞ ĐẦU
2-4
1.1 
Lý do chọn đề tài
2-3
1.2
Mục đích nghiên cứu
3
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3-4
2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
4-19
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
4-5
2.2
Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5-7
2.2.1
Thuận lợi
5
2.2.2
Khó khăn
5-6
2.2.3
Kết quả thực trạng
6-7
2.3
Một số giải pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục tại trường MN
7-18
2.3.1
Giải pháp 1: Xây dựng khối đoàn kết nội bộ
7-9
2.3.2
Giải pháp 2: Kiện toàn lại các tổ chức đòn thể trong nhà trường, sắp xếp giáo viên đứng lớp
9-10
2.3.3
Giải pháp 3: Xây dựng kỷ cương, nề nếp trong nhà trường.
11
2.3.4
Giải pháp 4: Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ giáo dực tư tưởng chính trị cho đội ngũ cán bộ giáo viên
11-13
2.3.5
Giải pháp 5: Làm tốt công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ công tác giáo dục chính trị, tư tưởng đạo đức, lối sống.
13-15
2.3.6
Giải pháp 6: Làm tốt công tác thi đua khen thưởng
16
2.3.7
Giải pháp 7: Phát huy vai trò của hiệu trưởng trong việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất
16-17
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
17-18
2.4.1
Đối với nhà trường và bản thân
17-18
2.4.2
Đối với đội ngũ CBGV – NV
18-19
3
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
19-20
3.1
Kết luận
19
3.2
Kiến nghị
20
 1. MỞ ĐẦU
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
	Đoàn kết là truyền thống tốt đẹp từ ngàn xưa đến nay của dân tộc ta. Trong quá trình dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã thực hiện tốt bài học đoàn kết nên luôn giành được từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, giữ vững được nền độc lập, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ. Tinh thần đoàn kết được ông cha ta lưu truyền lại qua câu ca dao “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”[1] , hay “Thuận bè thuận bạn, tát cạn biển đông” [1]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã đúc kết điều đó thành chân lý có giá trị muôn đời, Bác đã khẳng định rõ:“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công” [2]. Câu nói của Bác muốn nhắc nhở chúng ta một điều là người cán bộ phải lấy dân làm gốc, phải xây dựng được khối đại đoàn kết thống nhất thì mọi việc ắt sẽ thành công. Câu nói ấy đã được chứng minh bởi “Chiến thắng Điện Biên Phủ” lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu hay Đại thắng mùa xuân năm 1975. Nhờ có sự đoàn kết và biết phát huy sức mạnh của nhân dân mà một nước Việt Nam nhỏ bé như chúng ta đã chiến thắng tất cả những cường quốc lớn đến xâm lược như Pháp, Mỹ..., giành lại độc lập tự do cho đất nước. Đây cũng chính là bài học quý báu cho tất cả những người làm cán bộ, những người làm công tác quản lý ở bất kì lĩnh vực công tác nào. Trên thực tế cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy “ Ở đâu có một đơn vị mạnh thì ở đó luôn có một đội ngũ đoàn kết thống nhất” và ngược lại. 
 Một tập thể mạnh luôn là một tập thể đoàn kết nhất trí và ở đó luôn có tình người. Tính thân thiện, lòng nhân hậu, đức bao dung của mọi người trong tập thể luôn được đề cao, mọi người sống bên nhau đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh của đơn vị. Một cái bắt tay siết chặt, một ánh mắt thân thiện, một chút quan tâm nhỏ của một Thủ trưởng có uy tín có thể làm cho mọi thành viên khoẻ hẳn lên về cả sinh lực và tinh thần, hiệu quả công việc sẽ trôi chảy, mọi người sẽ yên tâm công tác và đều muốn vun đắp, đem lại lợi ích cho đơn vị của mình. Ngược lại sự thất vọng trong công tác, một câu quở trách không đúng lúc, đúng mức của Thủ trưởng có thể làm cho người ta trở nên ủ dột, chán nản, tuyệt vọng và ảnh hưởng rất xấu tới kết quả làm việc của họ. Hơn thế nữa xây dựng một bầu không khí tâm lý trong nhà trường thật sự thân thiện “ xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa CBQL, GV, NV và PHHS” tốt cũng là việc cần phải thực hiện ở một tập thể nhà trường để mọi người cùng đồng lòng, biết thương yêu nhau, biết chia sẻ, tương thân tương ái, coi nhau như anh em một nhà, nếu đoàn kết mọi người sẽ sẵn lòng bỏ qua cho nhau những lỗi lầm vì: “Yêu nhau yêu cả đường đi lối về; ghét nhau ghét cả tông ty họ hàng” . Một tập thể đoàn kết và đó cũng là tiền đề dẫn đến sự thành công trong công tác của một người Hiệu trưởng, làm cho việc quản lý của mình diễn ra nhẹ nhàng thoải mái, hiệu quả công tác sẽ cao hơn và đặc biệt là bầu không khí trong nhà trường luôn vui vẻ yên ấm. 
 Trên thực tế cũng đã chứng minh cho chúng ta thấy “Ở đâu có một đơn vị mạnh thì ở đó luôn có một đội ngũ đoàn kết thống nhất” và ngược lại. Sự đoàn kết thống nhất chính là tiền đề dẫn đến sự thành công trong nhà trường. Do đó xây dựng một tập thể đoàn kết thống nhât có ý nghĩa hết sức quan trọng
 trong mỗi nhà trường, nó tồn tại song song với sự phát triển sự nghiệp giáo dục.
 Sức mạnh đoàn kết của đội ngũ sẽ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường. Đồng thời việc xây dựng đội ngũ đoàn kết thống nhất sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của đội ngũ trong việc thực hiện các mục tiêu trong năm học. Tuy nhiên, việc xây dựng đội ngũ đoàn kết thống nhất trong một tập thể đông người đã phức tạp thì với một tập thể “Toàn là nữ” lại càng phức tạp hơn. Vậy làm sao để có được một tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất cao? Tôi thiết nghĩ là phải có sự thân thiện, lòng nhân hậu, đức bao dung giữa mọi người trong tập thể và người hiệu trưởng phải là "Trung tâm" của mọi sự đoàn kết thống nhất trong đội ngũ nhà trường. Đó là việc liên kết giữa các giáo viên, nhân viên, các thành viên trong nhà trường với nhau thành một tập thể đoàn kết, vững mạnh về mọi mặt, hết lòng vì mục tiêu giáo dục nhằm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học mà nhà trường đề ra.
 Một tập thể sư phạm tốt không phải chỉ là sự đoàn kết nhất trí cao theo kiểu trên bảo dưới nghe. Mà một thể sư phạm tốt là một tập thể đoàn kết nhất trí, năng động sáng tạo, dám đấu tranh với thói hư tật xấu và là một tập thể không ngừng tu dưỡng về đạo đức nhà giáo, không ngừng học tập nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn. Phải được nhân dân tin tưởng, xứng đáng với lời dạy của thủ tướng Phạm Văn Đồng “Nghề cao quý trong các nghề cao quý” [4], trong đó quy chế dân chủ được thực hiện tối đa, pháp lệnh công chức được thực hiện nghiêm túc.
 Vì vậy việc xây dựng tập thể sư phạm doàn kết có ý nghĩa hết sức quan trọng trong mỗi nhà trường, nó tồn tại song song với sự phát triển của sự nghiệp giáo dục nhà trường. Sức mạnh đoàn kết của tập thể sẽ đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đồng thời việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp của tập thể trong việc thực hiện mục tiêu của nhà trường. Đó là việc liên kết các giáo viên, nhân viên, các thành viên trong nhà trường thành một tập thể đoàn kết thống nhất, vững mạnh về mọi mặt, hết lòng vì mục tiêu giáo dục của nhà trường, vì sự nghiệp GD&ĐT của nước nhà nói chung và của nhà trường nói riêng.
 Bởi những lý do đó, khi được tổ chức điều động về trường mầm non quảng Lưu công tác tôi rất trăn trở và đã mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết nhắm nâng cao chất lượng chăm sóc toàn diện tại trường mầm non Quảng lưu” 
 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU.
 Nghiên cứu về tâm, sinh lí đội ngũ giáo viên, nhân viên ý thức tổ chức, lối sống, sinh hoạt nhóm trong tập thể giáo viên. Từ đó, định ra những chuẩn mực cho tập thể sư phạm, cho mỗi người nhận thức được vai trò cán bộ công chức, viên chức nhà nước, danh dự nhà giáo. Từ đó, xây dựng tập thể nhà trường thành tập thể thực sự đoàn kết, tương thân, tương ái giúp nhau hoàn thành nhiệm vụ, một tập thể không ngừng học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, tiếp cận công nghệ thông tin và là một tập thể có tấm gương cho học sinh học tập noi theo được nhân dân tin tưởng.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
 - Tập thể giáo viên trường mầm non Quảng Lưu- Quảng Xương- Thanh Hóa
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
	- Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý luận: Gồm các phương pháp phân
tích, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các tài liệu và văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
	- Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Gồm các phương pháp điều tra, nêu gương, quan sát, đàm thoại, các phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động...
	- Phương pháp toán học để xử lý số liệu nghiên cứu (Bảng biểu...) 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
 Sinh thời Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta phải luôn coi trọng đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết để thành công, tư tưởng đoàn kết xuyên suốt cả di chúc cũng như xuyên suốt cả cuộc đời hoạt động của Người. Trong sự nghiệp Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Đảng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể thực hiện được bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết toàn dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc được hình thành trên cơ sở tư tưởng - lý luận và thực tiễn hết sức phong phú. Trước hết đó là tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Đối với mỗi con người Việt Nam, yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên qua câu ca dao: 
	 	 “Nhiễu điều phủ lấy giá gương 	 	 Người trong một nước phải thương nhau cùng” [1].	
	Chính vì vậy, để xây dựng một tập thể vững mạnh nhất thiết phải có sự đồng tâm, đồng lòng của các cá nhân về mọi hoạt động, cùng đi một hướng nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Như lời phát biểu khái quát và sâu sắc nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh trong lời kêu gọi tại buổi lễ mừng Quốc khánh 2/9/1955 được đăng trên báo nhân dân ra ngày kỷ niệm trọng đại này là: “Đoàn kết” là một lực lượng vô địch- Trường xuân bất lão” Bác định nghĩa “đại đoàn kết” là “một lực lượng” vì Bác muốn chỉ rõ toàn bộ các thành phần được bao gồm và tập hợp lại từ những bộ phận sau đây: nhân dân, bộ đội, Đảng, Chính phủ. Bốn bộ phận tổng hợp này hình thành một lực lượng lớn nhất và quan trọng nhất trong cả nước bằng phương thức “Đại đoàn kết” do Mặt trận dân tộc thống nhất thực hiện. Ngoài ra, bên ngoài nước, chúng ta còn có sự ủng hộ của nhân dân thế giới yêu chuộng hòa bình [3]. 	 	Trong các bài học tập tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, là nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng. Như vậy đại đoàn kết dân tộc chính là đòi hỏi khách quan của bản thân quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh để tự giải phóng, là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Chuyển những đòi hỏi khách quan tự phát của nhân dân thành những đòi hỏi tự giác, thành hiện thực có tổ chức, thành sức mạnh vô địch trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, hạnh phúc con người” [4]. Với quan điểm của Bác Hồ, của Đảng: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết thành công, thành công, đại thành công” [2]. Cho nên việc đoàn kết trong một tập thể là sức mạnh để hoàn thành mọi nhiệm vụ dù nhiệm vụ đó có khó khăn đến đâu đi nữa. 	Trong nhà trường tập thể sư phạm không những phải đoàn kết thống nhất mà còn là tập thể có trình độ chuyên môn, có hiểu biết về pháp luật và thực sự là tập thể các tấm gương cho học sinh noi theo. 	
	Chỉ có tập thể đoàn kết thì mới tạo ra được môi trường rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, giáo dục. Mới bảo vệ nội bộ nhà giáo tránh sự tác động xấu từ bên ngoài vào tập thể sư phạm và mới giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo. Đồng thời là sự gương mẫu trong việc tôn trọng nhân cách, lợi ích chính đáng của tập thể cũng như của đồng nghiệp.	
	Một tập thể sư phạm tốt không phải chỉ là sự đoàn kết nhất trí cao theo kiểu trên bảo dưới nghe. Mà một thể sư phạm tốt là một tập thể đoàn kết nhất trí, năng động sáng tạo, dám đấu tranh với thói hư tật xấu và là một tập thể không ngừng tu dưỡng về đạo đức nhà giáo, không ngừng học tập nâng cao tay nghề và trình độ chuyên môn. Phải được nhân dân tin tưởng, xứng đáng với lời dạy của thủ tướng Phạm Văn Đồng “Nghề cao quý trong các nghề cao quý” [5], trong đó quy chế dân chủ được thực hiện tối đa, pháp lệnh công chức được thực hiện nghiêm túc.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN.
2.2.1. Thuận lợi: 
	Trong những năm qua, đặc biệt là năm học 2018 - 2019. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, trường mầm non Quảng Lưu luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện uỷ - Uỷ ban nhân dân, Phòng GD&ĐT huyện và sự quan tâm chỉ đạo của Lãnh đạo địa phương, sự ủng hộ nhiệt tình và đầy tinh thần trách nhiệm của các ban ngành, đoàn thể, hội phụ huynh học sinh. 
	Ban giám hiệu nhà trường nhiệt tình, năng động, sáng tạo trong công tác quản lý nên đã tích cực chủ động tham mưu với các cấp lãnh đạo huyện, xã để xin định hướng chỉ đạo. Đồng thời còn làm tốt công tác tuyên truyền đối với cộng đồng dân cư về giáo dục Mầm non và công tác xã hội hóa giáo dục, có nhiều biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ. Bên cạnh đó nhà trường có đội ngũ Cán bộ giáo viên cơ bản là nhiệt tình, năng động, sáng tạo có trách nhiệm với công việc được giao, có 100% trình độ chuẩn và trong đó 43 % CBGV có trình độ trên chuẩn. Về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ, trường được đặt ở khu trung tâm văn hóa của địa phương nên phần nào cũng thuận tiện cho các hoạt động chăm sóc, giáo dục trong nhà trường. 
2.2.2. Khó khăn: 
Bên cạnh những thuận lợi lớn trên, khi tiến hành thực hiện đề tài tôi gặp không ít những khó khăn đó là:
 Số lượng cán bộ, giáo viên tương đối đông, song hàng năm nhà trường luôn có sự biến đổi về đội ngũ (người chuyển đi, người chuyển đến, người nghỉ chế độ thôi việc một lần, người nghỉ thai sản...); Trình độ chuyên môn, tuổi đời, tuổi nghề, kiến thức hiểu biết và kĩ năng sư phạm của đội ngũ không đồng đều.
Một số giáo viên, nhân viên còn ngại khó, ngại khổ, ngại đổi mới. 
 Một số giáo viên kinh nghiệm giảng dạy, sự hiểu biết xã hội, ý thức tự rèn
luyện và công tác tự bồi dưỡng còn hạn chế.
         Tinh thần phê và tự phê của đội ngũ chưa cao, còn nể nang, né tránh; đôi khi cán bộ giáo viên nhân viên chưa phân biệt rõ sự khác nhau giữa quyền lợi và nghĩa vụ của cán bộ công chức; ý thức và hành vi còn mâu thuẫn trong một số cán bộ giáo viên nhân viên.
 Lương cán bộ giáo viên nhân viên thấp, đặc biệt là giáo viên hợp đồng, cường độ làm việc cao; kinh phí hạn hẹp nên động viên khen thưởng rất khiêm tốn. Đội ngũ cán bộ giáo viên . Đời sống của nhân dân còn khó khăn chưa ổn định. Các cháu đến trường chủ yếu là con em nông thôn nên sự quan tâm đến việc học tập của trẻ còn rất hạn chế. 
2.2.3. Kết quả thực trạng:
- Tình hình đội ngủ cán bộ giáo viên nhân viên 
Trường mầm non Quảng Lưu có tổng số cán bộ giáo viên nhân viên là 35 đồng chí :Trong đó cán bộ quản lý là 02 đồng chí ( biên chế )
+ Nhân viên: Kế toán 1 (biên chế).
+ Giáo viên: 32 ( biên chế: 10); hợp đồng tỉnh là 10; hợp đồng trường 12 Đ/C
	Về chất lượng đội ngủ :
Tổng số đảng viên 13 ( Cán bộ quản lý;2 Giáo viên 11)
Trình độ chuyên môn ;
+ Đại học 13 ( Quản lý ;2 (CBQL: 2; Giáo viên: 10; Nhân viên: 1);
+ Cao đẳng: 02 (Giáo viên: 02)
+ Trung cấp: 20 (Giáo viên: 20;)
Về tuổi đời:
 Dưới 30 tuổi: 14 đồng chí. Từ  31- 40 tuổi: 16 đồng chí. Từ  41- 50 tuổi: 05 đồng chí.
Nhìn chung đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường tuổi đời bình quân cao. Có giáo viên trẻ mới ra trường lại chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Một số người đã công tác nhiều năm trong nghề nhưng bận rộn công việc gia đình, không có ý thức phân đấu vươn lên, nặng về chủ nghĩa cá nhân, còn đùn đẩy công việc cho nhau, tinh thần đoàn kết, tinh thần làm chủ tập thể chưa cao.
 Đồng chí cán bộ quản lý 1 Đ/C vừa mới bổ nhiệm đôi lúc chưa mạnh dạn chỉ đạo, vẫn để tình cảm chi phối, nhất là đối với những người lớn tuổi.
* Khảo sát về ý thức tự giác của CBGV, nhân viên qua 3 năm gần đây:
-  Ý thức, hành vi (thói quen)
Năm học
Tổng số
CBGVNV
Xếp loại Tốt
Xếp loại Khá
Xếp loại TB
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
Số lượng
Tỷ lệ
2015 - 2016
35
11
31%
13
37%
11
31%
2016- 2017
33
16
48 %
11
33 %
8
20%
2017 - 2018
35
15
43%
11
31,4%
9
25,6%
* Kết quả xếp loại thao giảng dự giờ của giáo viên.
Tổng số GV
Kết quả xếp loại thao giảng dự giờ năm học 2017 – 2018
Giờ giỏi
Giờ khá
Giờ TB
không đạt YC
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ
(%)
35
6
17
11
31
13
37
4
12,4
* Kết quả đánh giá trên trẻ:
Tổng số trẻ 
Kết quả đánh giá trên trẻ năm học 2017 – 2018
Kết quả chăm sóc
Kết quả giáo dục
Trẻ kênh BT
Trẻ suy
DD ở 2 thể
Trẻ đạt
Trẻ chưa đạt
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
Số lượng
Tỷ lệ (%)
432
405
93,7
29
6,3
406
93
30
7
 Từ những hạn chế trên bản thân tôi đã cùng với ban giám hiệu, các tổ trưởng chuyên môn đã nghiên cứu tìm ra các biện pháp để nhanh chóng khắc phục tình trạng trên.
2.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM ĐOÀN KẾT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHĂM SÓC GIÁO DỤC TẠI TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG LƯU HUYỆN QUẢNG XƯƠNG
 Sau khi tìm tòi, nghiên cứu và trải nghiệm thực tế tại trường mầm non Quảng Lưu từ những tháng đầu tiên năm học 2018-2019, tôi nhận thấy để xây dựng được một đội ngũ cán bộ, giáo viên nhà trường, hay nói khác đi là xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết, thống nhất cần phải sử dụng một số giải pháp sau:
2.3.1. Giải pháp 1: Xây dựng khối đoàn kết nội bộ 
	Để có cơ sở xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sư phạm nhà trường, trước hết người cán bộ quản lý nói chung và người Hiệu trưởng nói riêng phải có mối quan hệ gần gũi, gắn bó thấu hiểu về những tình cảm, tâm tư nguyện vọng của từng chị em trong đơn vị, phải nắm bắt được những năng lực, sở trường và tính cách của từng chị em để có cách ứng xử phù hợp, đặt biệt là khi phân công giáo viên: Phân công 1 giáo viên khá với 1 giáo viên yếu hơn, hoặc 1 giáo viên cũ với 1 giáo viên mới để nhằm tạo điều kiện giúp đỡ và truyền kinh nghiệm giảng dạy trong chuyên môn cho nhau, giúp nhau trong công việc, tổ chức thao giảng chung toàn trường nhằm trao đổi và rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, truyền cho nhau những kinh nghiệm về việc làm đồ dùng dạy học, đồ chơi, nhằm tạo ra mối quan hệ qua lại trong tình cảm, thể hiện sự đồng tâm hợp ý trong công tác. Đây là khâu mấu chốt của sự đoàn kết và là khâu quan trọng nhất, bởi vì một tâp thể đoàn kết, biết san sẻ, giúp đỡ nhau trong bầu không khí lành mạnh, thân ái sẽ tạo ra tâm trạng phấn khởi, vui vẻ ở mỗi thành viên, nhằm thể hiện cao tinh thần trách nhiệm, ý thức kỷ luật và hiệu quả công tác sẽ tốt hơn. Chính vì thế tôi thường xuyên tổ chức các buổi họp hội đồng sư phạm nhà trường, cũng như họp chuyên môn nêu rõ mục đích yêu cầu của cuộc họp tạo điều kiện để chị em đươc trao đổi thẳng thắn những suy nghĩ, những vấn đề không vừa ý trong đơn vị cũng như những đề xuất cụ thể, từ đó bàn bạc về những biện pháp khắc phục, giải tỏa những mâu thuẩn nội bộ để cùng thống nhất trong việc xây dựng, giữ gìn khâu đoàn kết trong các mối quan hệ công tác và sinh hoạt của tập thể, cùng giúp đỡ nhau tiến bộ về mọi mặt.
 Qua tổ chức các hoạt động trong trường, tôi chú ý quan sát tinh thần, thái độ của chị em. Với những biểu hiện và chuyển biến tốt trong các mối quan hệ công tác của tập thể tôi nhận xét khích lệ chị em kịp thời nhìn nhận những điểm tốt của mỗi người. Điều này thúc đẩy mỗi người tự tin hơn, thích thể hiện những cái đẹp về nhân cách của mình, thích làm những việc tốt mang lại lợi ích chung cho tập thể và về sự tiến bộ của tập thể sư phạm nhà trường . Ngoài công tác chuyên môn, chúng tôi phối hợp với công đoàn tổ chức những ngày hội, ngày lễ, những nội dung sinh hoạt câu lạc bộ, hay những cuộc vui chơi dã ngoại, những chuyến 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_tap_the_su_pham_doan_ket_nham.doc