SKKN Một số giải pháp xây dựng giờ học hạnh phúc ở tiết Sinh hoạt Lớp - Trường THPT Yên Thành 3
William Arthur Ward từng nói một câu rất nổi tiếng: "Dạy học bao gồm nhiều việc hơn là sự trao đi tri thức, nó đòi hỏi truyền cảm hứng cho sự thay đổi ". Đúng vậy, thầy cô thay đổi để học sinh được hạnh phúc và học sinh hạnh phúc là thầy cô hạnh phúc. Sẽ chẳng có gì hạnh phúc bằng đối với các em học sinh khi “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, các em vừa được trau dồi trí thức, vừa được yêu thương và vừa được cho đi sự yêu thương.
Để có một “ Trường học hạnh phúc” thì cần phải có những “ lớp học hạnh phúc”, “Tiết học hạnh phúc”. Đối với một giáo viên, ngoài công tác giảng dạy, thì công tác chủ nhiệm cũng quan trọng không kém. Chúng tôi thiết nghĩ chính việc là giáo viên chủ nhiệm sẽ có cơ hội nhiều hơn để góp phần vào việc xây dựng một trường học hạnh phúc. Bởi lẽ, giáo viên chủ nhiệm có điều kiện để gần gũi học sinh, đặc biệt là những tiêt sinh hoạt cuối tuần khi không bị gò bó vào việc sẽ hoàn thành bao nhiêu phân trăm kiến thức giáo viên có thể linh hoạt sáng tạo để tạo ra những tiết học vui tươi, thoải mái và ý nghĩa. Thế nhưng trên thực tế, hiệu quả của tiết sinh hoạt cuối tuần đem lại không phải như vậy. Phần lớn các em học sinh được hỏi cảm thấy không hứng thú với các tiết sinh hoạt vì nó đơn điệu, nhàm chán và nặng nề. Thông thường, giáo viên dùng tiết sinh hoạt đề lặp đi lặp lại một việc: Nhận xét tình hình lớp, phê bình học sinh mắc khuyết điểm, đưa ra hình thức xử phạt, phổ biết kế hoạch tuần tiếp theo,….. Và như vậy, nhiều học sinh nhất là học sinh yếu, học sinh hay mắc khuyết điểm còn sợ tiết sinh hoạt. Khổng Từ đã từng nói: “ Biết mà học không bằng thích mà học, thích mà học không bằng vui say mà học”. Vậy tại sao thầy cô giáo chủ nhiệm không tạo ra những tiết học sôi nổi với sự đa dạng của chủ đề, những hình thức tổ chức phong phú để tạo nên sự hứng khởi cho học sinh., để tiết sinh hoạt trở thành những liều thuốc bổ bồi dưỡng tinh thần, tiếp thêm sực mạnh cho các em vui say học tập và tích cực rèn luyện đạo đức.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: “MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIỜ HỌC HẠNH PHÚC Ở TIẾT SINH HOẠT LỚP - TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3” LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Yên Thành, tháng 4 năm 2023 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI “MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG GIỜ HỌC HẠNH PHÚC Ở TIẾT SINH HOẠT LỚP - TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3” LĨNH VỰC: CHỦ NHIỆM Nhóm tác giả: 1. Nguyễn Thị Miến - ĐT: 0985 697 181 2. Nguyễn Thị Thùy Dung - ĐT: 0395 537 345 Năm thực hiện: 2021 - 2023 Yên Thành, tháng 4 năm 2023 theo mô hình “ Tiết học hạnh phúc”..13 2.3.1 Quá trình tiến hành sinh hoạt lớp....13 2.3.2 Thiết kế giáo án21 3 ỨNG DỤNG THỰC TIỄN VÀ KIỂM CHỨNG ĐỀ TÀI......28 4.1 Cơ sở kiểm nghiệm..28 4.2 Kết quả kiểm nghiệm...29 4 KHẢO SÁT SỰ CẤP THIẾT VÀ TÍNH KHẢ THI CỦA CÁC GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT.....30 4.1 Mục đích khảo sát ...30 4.2 Nội dung và phương pháp khảo sát.....30 4.2.1 Nội dung khảo sát........30 4.2.2 Phương pháp khảo sát và thang đánh giá....30 4.3 Kết quả khảo sát...31 III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..33 1 Kết luận.33 2 Kiến nghị và đề xuất........33 PHỤ LỤC.......34 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........35 2 tươi, bổ ích. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Một số giải pháp xây dựng giờ học hạnh phúc ở tiết sinh hoạt lớp – Trường THPT Yên Thành 3” làm sáng kiến kinh nghiệm của chúng tôi trong năm học 2022-2023. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Nâng cao hiệu quả tiết sinh hoạt cuối tuần, vừa đánh giá được việc học tập, rèn luyện của học sinh, vừa tạp tâm lý hứng khởi, thích thú đối với tiết học. Từ đó, tạo động lực cho các em học tập và tích cực rèn luyện, tu dưỡng đạo đức. - Làm cho tiết sinh hoạt sôi nổi, thú vị và ý nghĩa. - Nâng cao kiến thức, hiểu biết, rèn luyện khả năng tư duy và giải quyết tình huống cho học sinh. - Là cơ hội để học sinh được thể hiện tài năng, năng khiếu, tâm tư tình cảm. - Siết chặt, tạo mối quan hệ gắn bó, đồng cảm, thấu hiểu và chia sẽ giữa giáo viên chủ nhiệm với học sinh, học sinh với học sinh. 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài này nghiên cứu việc tổ chức các hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp và các giải pháp đổi mới tiết sinh hoạt lớp theo mô hình “Tiết học hạnh phúc” ở lớp 10A7 (năm học 2021-2022) và 11A7 (2022-2023) - Trường THPT Yên Thành 3 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU - Phương pháp nghiên cứu cơ sở lí luận - Phương pháp quan sát - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế, thu nhập thông tin - Phương pháp thực nghiệm - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu 5. TÍNH MỚI VÀ ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI - Đề tài “Một số giải pháp xây dựng giờ học hạnh phúc ở tiết sinh hoạt lớp” cho học sinh đã từng được một số tác giả nghiên cứu. Tuy nhiên, để phát triển đề tài này cho một đối tượng cụ thể với nhiều đặc điểm riêng biệt như học sinh trường THPT Yên Thành 3 thì chưa có một công trình khoa học nào. - Các giải pháp được đề xuất trong đề tài phù hợp với đặc điểm đối tượng giáo viên, học sinh và môi trường sinh hoạt, học tập ở Trường THPT Yên Thành 3. - Việc đưa ra một số giải pháp mới không chỉ giúp hình thành và phát triển các kỹ năng cho học sinh trường THPT Yên Thành 3 mà còn đưa ra định hướng cụ thể để phát triển văn hóa ứng xử cho một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 4 Mong muốn của học sinh Kết quả 1 Mong cô giáo cười nhiều hơn ở giờ sinh hoạt 94,1% 2 Mong được học tập xen lẫn vui chơi. 91,6% 3 Mong cô nhẹ nhàng hơn khi học sinh làm sai. 84% 4 Mong được khen thưởng nhiều hơn trách móc. 92,4% 5 Mong cô không phê bình trước mặt bạn bè. 81,5% 1.1.2. Vai trò của “giờ học hạnh phúc” đối với học sinh Ông cha ta có câu: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” thể hiện môi trường có vai trò rất lớn đến tính cách mỗi người. Môi trường học tập cũng vậy. Môi trường học tập tốt là rất quan trọng và cần thiết đối với sự phát triển bình thường và toàn diện với học sinh. Gần đây, Đảng, Nhà nước và Bộ giáo dục cũng rất quan tâm đến vấn đề này khi ra sức khuyến khích xây dựng các trường học hạnh phúc, lớp học hạnh phúc và giờ học hạnh phúc. Theo TS Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch hội tâm lý học giáo dục Hà Nội): “Lâu nay chúng ta áp dụng cách giáo dục áp đặt nên đã gây những trở ngại trong học tập cho học sinh. Vì vậy, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi, tạo nên những cởi mở, hòa đồng, chia sẻ trong mối quan hệ giữa thầy và trò”. Và ông cũng cho rằng: “Chúng ta cần xây dựng những giờ học hạnh phúc để giáo viên và học sinh cảm thấy thoải mái, vui vẻ, hứng thú trong dạy và học”. Tiết sinh hoạt cuối tuần theo Điều lệ trường phổ thông cũng là một tiết học chính khóa do giáo viên chủ nhiệm phụ trách. Tiết sinh hoạt lớp có vai trò hết sức quan trọng với học sinh. Tiết sinh hoạt lớp có quan hệ gắn bó hữu cơ với các hoạt động dạy và học trên lớp, các hoạt động lao động và rèn luyện của học sinh, các hoạt động giáo dục theo chủ điểm hàng tháng của nhà trường, các hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chungTiết sinh hoạt lớp góp phần bổ sung, tiếp nối, củng cố, nâng cao, mở rộng chất lượng và hiệu quả giáo dục của các hoạt động đó. Thông qua tiết sinh hoạt lớp, khơi dậy ở học sinh tính tích cực chủ động, sáng tạo, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân, đối với tập thể và cộng đồng; phải hình thành, củng cố và phát triển ở học sinh kỹ năng hoạt động độc lập, kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong các mối quan hệ tập thể lớp và ngoài xã hội. Thông qua tiết sinh hoạt lớp, giáo dục cho học sinh ý thức chính trị, xã hội, đạo đức, lối sống, định hướng lập thân, lập nghiệp; giáo dục các giá trị văn hóa thẩm mỹ lành mạnh, đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần cùng các hoạt động giáo 6 nhiệm phát biểu ý kiến, nhắc lại hoặc giảng dạy thêm một số bài học cuộc sống để học sinh tự đúc rút kinh nghiệm. Bên cạnh đó học sinh còn thụ động nên chưa tích cực chủ động tham gia các hoạt động vui chơi, văn nghệ ngại thể hiện quan điểm trước tập thể. Nhiều học sinh muốn thể hiện mình nhưng còn e ngại, không tự tin vào bản thân, chưa nhận được sự động viên, cổ vũ của thầy cô cũng như bạn bè trong lớp. Kết quả là tiết sinh hoạt lớp thường tẻ nhạt, nhàm chán, khô khan đối với cả học sinh và giáo viên. Học sinh thường có cảm giác rất nặng nề, cảm giác đến tiết sinh hoạt như một cực hình và thường có thái độ thờ ơ, quay lưng lại với giờ sinh hoạt lớp, chỉ ngồi chờ đợi cho hết tiết để về. Vì thế tiết sinh hoạt nhiều lúc bị coi thường, hiệu quả thấp. Thâm nhập vào diễn đàn của tuổi teen, tôi nhận thấy những tâm sự của các em. Có em cho rằng: Với mình và hội bạn ở lớp thì tiết sinh hoạt nhẹ nhõm lắm vì không phải học môn gì cả, tha hồ xả hơi. Cô giáo vừa hiền vừa ít nói chả mấy khi tham gia tiết sinh hoạt, giao hết cho cán bộ lớp. Có em lại tâm sự: Tất nhiên chúng mình chẳng bao giờ đoán được nội dung tiết sinh hoạt. Cô giáo chủ nhiệm với mấy cán bộ lớp sẽ tổng kết lại những gì ghi trong sổ Nam Tào (Sổ ghi đầu bài) rồi phê bình, kiểm điểm trước lớp. Cái mới duy nhất là nín thở chờ xem tuần này anh nào nhà ta bị lên thớt và vận xui tới đâu với mấy hình phạt Năm học 2021-2022, lớp 10A7 – Trường THPT Yên Thành 3, lớp tôi chủ nhiệm có 42 em học sinh, trong đó 19 học sinh nam và 23 học sinh nữ. Về cơ bản các em ngoan, ít có biểu hiện tiêu cực. Không có học sinh cá biệt nên mỗi tiết sinh hoạt cuối tuần đều diễn ra một cách bình lặng, suôn sẻ nhưng tôi nhận thấy học sinh của mình không vui, không thoải mái và không hào hứng đối với mỗi tiết sinh hoạt lớp. Tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu và kết quả thu được như sau: Bảng 1 PHIẾU KHẢO SÁT ( LỚP 10A7- NĂM HỌC 2021-2022 – TRƯỜNG THPT YÊN THÀNH 3) Câu hỏi 1: Cảm nhận của em về tiết sinh hoạt lớp? Rất thích Thích Không thích Câu hỏi 2: Em có muốn thay đổi cách thức sinh hoạt lớp cuối tuần hay không? Có Không 8 trí của học sinh để hiểu các em. - Giáo viên thường phê bình học sinh hơn là khen ngợi (60 – 70%), lẽ ra phải là ngược lại. - Cả giáo viên và học sinh chưa thực sự coi trọng tiết sinh hoạt lớp, chưa có sự đầu tư kĩ lưỡng, tâm huyết cho tiết sinh hoạt. 2. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG “GIỜ HỌC HẠNH PHÚC” Ở TIẾT SINH HOẠT LỚP 2.1. Đổi mới nội dung - Cần lựa chọn nội dung sinh hoạt một cách linh hoạt, hiệu quả. Vừa bám sát vào nhiệm vụ dạy - học của nhà trường vừa vận dụng tình hình của địa phương, vừa căn cứ vào nhiệm vụ và đặc điểm của lớp để lựa chọn nội dung. - Các nội dung chủ yếu: + Sơ kết, tổng kết công tác ( Nhận xét, đánh giá, bình chọn, kiểm điểm,..) + Phổ biến công tác, thảo luận, bàn bạc về kế hoạch và biện pháp thực hiện nhiệm vụ. + Vui chơi, giải trí ( trò chơi, văn nghệ, thể thao,..) + Lao động ( Vệ sinh trường lớp, tôn tạo, bảo quản cơ sở vật chất) + Bổ sung, củng cố kiến thức, kĩ năng (kiến thức học đường, kiến thức xã hội, kỹ năng học tập, kỹ năng sống) 2.2. Đổi mới phương pháp 2.2.1. Phương pháp thảo luận nhóm Thảo luận là một dạng hoạt động mà trong đó các thành viên đều giải quyết một vấn đề cùng quan tâm nhằm đạt tới một sự hiểu biết chung. Thảo luận giúp học sinh kiểm chứng ý kiến của mình, có cơ hội để làm quen với nhau, để hiểu nhau hơn. Khác với dạy học, thảo luận trong trường hợp này là dựa vào trao đổi ý kiến giữa các em học sinh với nhau về một chủ đề, một tình huống nảy sinh trong hoạt động hay một nhiệm vụ được giao. Tuỳ từng hoạt động cụ thể, có thể tổ chức cho học sinh thực hiện thảo luận theo nhóm lớn (cả lớp) hoặc nhóm nhỏ (tổ hoặc nhỏ hơn). Một số cách báo cáo kết quả thảo luận nhóm nhỏ : - Một nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung : Yêu cầu một nhóm báo cáo lại toàn bộ kết quả thảo luận của nhóm mình. Những nhóm còn lại bổ sung những điểm khác biệt của nhóm mình với nhóm vừa báo cáo. - Tất cả các nhóm cùng báo cáo :Từng nhóm một cử người báo cáo lại kết quả làm việc của nhóm mình. Sau đó người điều khiển tổng kết lại ý kiến chung của
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_xay_dung_gio_hoc_hanh_phuc_o_tiet_sinh.doc