SKKN Một số giải pháp rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Ngọc trạo, huyện Thạch Thành thông qua các tiết học
Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Từ xa xưa đến nay, con người muốn trao đổi với nhau, bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân với người khác và được người khác cùng chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông đều thông qua hoạt động giao tiếp. Có thể nói kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng quan trọng nhất của kĩ năng sống.
“Kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng mềm cực kì quan trọng trong thế kỉ 21. Đó là một tập hợp những quy tắc nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hàng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả, thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kĩ năng giao tiếp. Giao tiếp là điều có tính sống còn đối với bất kì mối quan hệ nào của nhân loại. Kĩ năng giao tiếp là phương tiện tiên quyết cho sự thành, bại trong giao tiếp. Mục đích của giao tiếp là truyền tải được những thông điệp từ người nói đến người nghe và ngược lại. Giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục mọi lúc, mọi nơi và là cầu nối giữa người nói với người nghe”[1]. Như chúng ta đã biết, dù cho có kiến thức chuyên môn rất vững vàng, sâu rộng nhưng nếu không biết cách thể hiện những suy nghĩ, những kinh nghiệm đó cho người khác hiểu thì cũng như không, hoặc trong cơ quan, chúng ta có nhiệt huyết với công việc đến bao nhiêu mà không có sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ của mọi người thì sẽ gặp không ít khó khăn. Thầy cô giáo dù giỏi như thế nào nhưng không biết cách tổ chức truyền đạt để học sinh hiểu bài thì chất lượng giáo dục cũng không hiệu quả. Bởi vậy, vai trò của giao tiếp trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng đối với mỗi người. Từ học sinh, sinh viên đến người đi làm; trong gia đình từ ông bà, cha mẹ đến con cháu đều cần có kĩ năng giao tiếp khéo léo, ứng xử hiệu quả trong các tình huống của cuộc sống cũng như ngoài xã hội.
Thời gian gần đây, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến giáo dục kĩ năng sống cũng như cách ứng xử của người Việt trong quá trình giao tiếp. Mặt trái của nền kinh tế thị trường thời mở cửa, cạnh tranh khốc liệt trong việc kiếm kế sinh tồn đã khiến cho đa số con người trở nên vội vã, bận rộn. Dễ nổi nóng, cáu bẳn, nói năng cộc cằn, ứng xử thô lỗ là những đặc trưng của khá nhiều người trong quá trình giao tiếp trong xã hội hiện nay. Đặc trưng đó, có ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội, mọi công việc, ngành nghề, mọi địa bàn cư trú . Qua các thông tin truyền thông cho thấy, hiện nay thái độ giao tiếp và hành vi ứng xử của một bộ phận không nhỏ người Việt đang góp phần làm cho xã hội ngày một nóng lên. Mối quan hệ giữa con người với con người đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp cũng từ văn hóa giao tiếp. Điều nguy hại chính là hệ lụy đối với giới trẻ, đặc biệt là với học sinh sinh viên, trong đó học sinh ở lứa tuổi bậc Tiểu học là đối tượng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM “MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC NGỌC TRẠO, HUYỆN THẠCH THÀNH THÔNG QUA CÁC TIẾT HỌC” Người thực hiện: Thạch Thị Oanh Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ngọc Trạo SKKN thuộc lĩnh vực (môn): chủ nhiệm THANH HOÁ, NĂM 2018 MỤC LỤC Mục Nội dung đề mục Trang 1 MỞ ĐẦU 1 1.1 Lý do chọn đề tài. 1 1.2 Mục đích nghiên cứu. 2 1.3 Đối tượng nghiên cứu. 3 1.4 Phương pháp nghiên cứu. 3 2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 3 2.1 Cơ sở lý luận. 3 2.2 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu. 4 2.2.1 Nguyên nhân dẫn đến thực trạng. 7 2.2.1.1 Nguyên nhân khách quan. 7 2.2.1.2 Nguyên nhân chủ quan. 7 2.3 Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề. 7 2.3.1 Giải pháp 1: Rèn cho học sinh tự tin trong giao tiếp. 8 2.3.2 Giải pháp 2: Rèn cho học sinh trả lời mạch lạc, trôi chảy. 10 2.3.3 Giải pháp 3: Rèn cho học sinh biết lắng nghe, biết chia sẻ và nhận xét. 11 2.3.4 Giải pháp 4: Rèn cho học sinh biết hợp tác. 13 2.3.5 Giải pháp 5: Rèn cho học sinh biết bày tỏ hoặc kìm chế cảm xúc. 13 2.3.6 Giải pháp 6: Thông qua sự giúp đỡ của phụ huynh và đội TNTPHCM. 14 2.4 Hiệu quả của SKKN. 16 3 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 17 3.1 Kết luận. 17 3.2 Kiến nghị. 19 1. MỞ ĐẦU: 1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội. Từ xa xưa đến nay, con người muốn trao đổi với nhau, bày tỏ ý kiến, quan điểm của bản thân với người khác và được người khác cùng chia sẻ, thấu hiểu, cảm thông đều thông qua hoạt động giao tiếp. Có thể nói kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng quan trọng nhất của kĩ năng sống. “Kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng mềm cực kì quan trọng trong thế kỉ 21. Đó là một tập hợp những quy tắc nghệ thuật, cách ứng xử, đối đáp được đúc rút qua kinh nghiệm thực tế hàng ngày giúp mọi người giao tiếp hiệu quả, thuyết phục hơn khi áp dụng thuần thục kĩ năng giao tiếp. Giao tiếp là điều có tính sống còn đối với bất kì mối quan hệ nào của nhân loại. Kĩ năng giao tiếp là phương tiện tiên quyết cho sự thành, bại trong giao tiếp. Mục đích của giao tiếp là truyền tải được những thông điệp từ người nói đến người nghe và ngược lại. Giao tiếp là hoạt động thường nhật xảy ra liên tục mọi lúc, mọi nơi và là cầu nối giữa người nói với người nghe”[1]. Như chúng ta đã biết, dù cho có kiến thức chuyên môn rất vững vàng, sâu rộng nhưng nếu không biết cách thể hiện những suy nghĩ, những kinh nghiệm đó cho người khác hiểu thì cũng như không, hoặc trong cơ quan, chúng ta có nhiệt huyết với công việc đến bao nhiêu mà không có sự thấu hiểu, cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ của mọi người thì sẽ gặp không ít khó khăn. Thầy cô giáo dù giỏi như thế nào nhưng không biết cách tổ chức truyền đạt để học sinh hiểu bài thì chất lượng giáo dục cũng không hiệu quả. Bởi vậy, vai trò của giao tiếp trong công việc, trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng đối với mỗi người. Từ học sinh, sinh viên đến người đi làm; trong gia đình từ ông bà, cha mẹ đến con cháu đều cần có kĩ năng giao tiếp khéo léo, ứng xử hiệu quả trong các tình huống của cuộc sống cũng như ngoài xã hội. Thời gian gần đây, dư luận xã hội đặc biệt quan tâm đến giáo dục kĩ năng sống cũng như cách ứng xử của người Việt trong quá trình giao tiếp. Mặt trái của nền kinh tế thị trường thời mở cửa, cạnh tranh khốc liệt trong việc kiếm kế sinh tồn đã khiến cho đa số con người trở nên vội vã, bận rộn. Dễ nổi nóng, cáu bẳn, nói năng cộc cằn, ứng xử thô lỗ là những đặc trưng của khá nhiều người trong quá trình giao tiếp trong xã hội hiện nay. Đặc trưng đó, có ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp xã hội, mọi công việc, ngành nghề, mọi địa bàn cư trú ... Qua các thông tin truyền thông cho thấy, hiện nay thái độ giao tiếp và hành vi ứng xử của một bộ phận không nhỏ người Việt đang góp phần làm cho xã hội ngày một nóng lên. Mối quan hệ giữa con người với con người đang nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp cũng từ văn hóa giao tiếp... Điều nguy hại chính là hệ lụy đối với giới trẻ, đặc biệt là với học sinh sinh viên, trong đó học sinh ở lứa tuổi bậc Tiểu học là đối tượng phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Hiện nay, một số học sinh do thiếu kĩ năng sống nên thiếu tự tin trong cuộc sống, không năng động sáng tạo, nhất là trong giao tiếp, ứng xử. Một bộ phận không ít học sinh nói năng thô lỗ, tục tĩu, đánh nhau, chụp hình rồi đưa lên mạng xã hội xem như đó là một thú vui mà không lường trước được hậu quả nghiêm trọng của những hành vi ứng xử thiếu văn hóa đó dẫn đến những trường hợp tự tử, bỏ học vì xấu hổ,Tuy nhiên, đó chỉ là một bộ phận nhỏ, chiếm tỉ lệ ít nhưng làm sao để chúng ta có thể ngăn chặn và loại bỏ được những hiện tượng đó trong xã hội hiện nay làm cho xã hội ngày càng phát triển văn minh, hiện đại hơn? Đó chính là trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo và của cả gia đình. Chúng ta cần phải giúp các em có được những kĩ năng sống cần thiết ngay từ bậc Tiểu học để các em tự ý thức trách nhiệm và kiểm soát được các hành vi, ứng xử của bản thân. Trường Tiểu học Ngọc Trạo cơ bản chưa có hiện tượng học sinh đánh nhau, chụp hình, đưa lên mạng, tự tử nhưng đa số các em có thói quen giao tiếp, ứng xử chưa phù hợp; thiếu tự tin trong giao tiếp; nói năng thiếu tế nhị, đôi khi xưng hô chưa đúng ngôi thứ; chưa biết cách thể hiện thái độ biểu cảm trong giao tiếp, thái độ hợp tác giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô giáo còn nhiều hạn chế. Trong thực tế hiện nay có rất ít các tài liệu nghiên cứu bàn sâu về vấn đề này. Là một giáo viên đã nhiều năm công tác trong trường tiểu học, tôi nhận thấy, dạy học không chỉ chú trọng dạy các môn học theo quy định, không chỉ đơn giản là cần đạt Chuẩn kiến thức kĩ năng môn học mà học sinh phải được phát triển một cách toàn diện, cả về tri thức, phẩm chất, năng lực và các kĩ năng cơ bản mới đáp ứng được mục tiêu giáo dục Tiểu học. Song song với việc dạy chữ, dạy tri thức cho học sinh, giáo viên cần phải thường xuyên chú trọng đến việc dạy cho các em cách làm người tốt, dạy cho các em có kĩ năng sống cơ bản, như kĩ năng tự phục vụ bản thân, kĩ năng quản lý thời gian, kĩ năng hợp tác, kĩ năng giao tiếp với mọi người, kĩ năng trình bày ý kiến, bày tỏ tâm tư nguyện vọng, chia sẻ với người khác, kĩ năng ứng xử có văn hóa để các em dễ dàng hòa nhập và thích ứng với mọi môi trường, điều kiện và hoàn cảnh sống trong xã hội một cách tốt nhất. Từ những lí do nêu trên, tôi nhận thấy muốn Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh đạt hiệu quả cao, trước tiên cần phải giúp các em tự tin trong giao tiếp, ứng xử đúng mực, đúng ngôi thứ, phù hợp với từng lứa tuổi và đối tượng giao tiếp. Vì thời gian giáo viên gần gũi, tiếp xúc trực tiếp với học sinh có hạn, chủ yếu trong các tiết học, các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động ngoại khóa, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên trong nội dung nghiên cứu này, tôi lựa chọn: “ Một số giải pháp rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh lớp 5, trường Tiểu học Ngọc Trạo thông qua các tiết học” để nghiên cứu và áp dụng vào quá trình dạy học. ( Dạy kĩ năng giao tiếp cho học sinh nói chung là phạm vi rất rộng. Do đó, trong phạm vi của sáng kiến này, tôi chỉ tập trung rèn kĩ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh với các đối tượng là học sinh với thầy cô giáo; học sinh với học sinh; học sinh với khách đến nhưng đối tượng giao tiếp chủ yếu là thầy cô, bạn bè trong trường, trong lớp). 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Nhằm nâng cao nhận thức lí luận về giao tiếp nói chung và giao tiếp trong trường Tiểu học nói riêng. - Chỉ ra nguyên nhân, hạn chế trong giao tiếp ứng xử của học sinh Tiểu học. - Tìm ra các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giao tiếp cho học sinh ở trường Tiểu học. 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Từ việc nắm được cơ sở lí luận của việc giao tiếp để chỉ ra những hạn chế trong quá trình giao tiếp ứng xử. Từ đó đề ra các biện pháp giúp nâng cao chất lượng giao tiếp ứng xử cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Ngọc trạo. 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1.4.1. Phương pháp quan sát, đàm thoại: Quan sát trong quá trình dạy học, trong các giờ học trên lớp, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hoạt động vui chơi với bạn bè, giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh của học sinh 1.4.2. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nghiên cứu những vấn đề lí luận liên quan đến giáo dục kĩ năng sống; kĩ năng giao tiếp ứng xử. 1.4.3. Phương pháp điều tra: Tìm hiểu, đánh giá thực trạng của vấn đề nghiên cứu, thu thập thông tin về kĩ năng giao tiếp, ứng xử của học sinh thông qua bạn bè, gia đình, thầy cô giáo và các tổ chức Đoàn, Đội... 1.4.4. Phương pháp thực nghiệm: Kiểm nghiệm hiệu quả và tính khả thi các giải pháp đưa ra trong đề tài đối với lớp học. 1.4.5. Phương pháp thống kê toán học: Nhằm xử lí số liệu và kết quả thu được. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp: đàm thoại, phương pháp tổng kết kinh nghiệm. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Để thực hiện mục tiêu Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, hội nhập với các nước trên thế giới thì nguồn nhân lực phải là yếu tố hàng đầu. Phát triển giáo dục là nền tảng tạo nên nguồn nhân lực, là động lực thúc đẩy đất nước, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội. Điều 35 Hiến pháp Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có ghi: “Giáo dục và Đào tạo là quốc sách hàng đầu”. Và Nghị quyết TW2 – Khoá VIII đã khẳng định: “Muốn tiến hành Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa thắng lợi phải phát triển mạnh Giáo dục và Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển nhanh và bền vững”. Để đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội hiện đại thì người học phải xác định được mục tiêu học đó là “ Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để khẳng định mình”. Nhưng học để nâng cao kiến thức thôi thì chưa đủ mà vấn đề đặt ra cho chúng ta hiện nay là làm thế nào để những chủ nhân tương lai của đất nước có đủ trí, đủ tài, đủ đức, năng động, sáng tạo, tự tin và bản lĩnh Để đạt được những điều đó thì cần phải có một nền tảng thật vững chắc. Giáo dục Tiểu học là bậc học nền tảng trong hệ thống giáo dục phổ thông. Mục tiêu của bậc Tiểu học là “ Nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học lên các bậc học tiếp theo” [2]. Bởi vậy ngay từ bậc Tiểu học, để đạt được những điều đó, ngoài việc đảm bảo yêu cầu của Chuẩn kiến thức kĩ năng các môn học, năng lực và phẩm chất, giáo viên cần phải giúp cho học sinh có được những kĩ năng sống cơ bản để tạo tiền đề vững chắc cho học sinh trong những bậc học tiếp theo; giúp các em bước đầu xây dựng và phát triển năng lực cá nhân, tính năng động, tự tin sáng tạo và hình thành nhân cách con người Việt Nam một cách toàn diện trong một xã hội không ngừng phát triển như hiện nay. Nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục kĩ năng sống, nhất là kĩ năng giao tiếp ứng xử cho học sinh trong tất cả các trường học hiện nay luôn được ngành Giáo dục và xã hội đặc biệt quan tâm, chú trọng. Kĩ năng giao tiếp là một trong những kĩ năng quan trọng của kĩ năng sống mà các em cần phải có. Vậy trước tiên ta cần hiểu: Giao tiếp là gì? “Giao tiếp là quá trình hoạt động trao đổi thông tin giữa người nói và người nghe nhằm đạt được mục đích nào đó. Giao tiếp là sự truyền đạt điều muốn nói từ người này sang người khác để đối tượng có thể hiểu những thông điệp truyền đi, Giao tiếp là phương tiện để hiểu người khác và tác động đến người khác,” [3]. Vậy, muốn giáo dục kĩ năng sống cho học sinh có hiệu quả, trước tiên cần rèn cho các em có kĩ năng giao tiếp tốt. Nếu có kĩ năng giao tiếp tốt sẽ giúp các em học sinh tự tin phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập cũng như trong mọi hoạt động. Để làm tốt được điều đó, giáo viên cần phải thường xuyên tăng cường rèn luyện cho học sinh kĩ năng giao tiếp. Vì giao tiếp là nhu cầu không thể thiếu của mỗi người chúng ta. Nhờ có giao tiếp mà tất cả chúng ta có thể chung sống hòa đồng trong một xã hội không ngừng phát triển như hiện nay. Đối với học sinh Tiểu học, giao tiếp giúp các em mạnh dạn trao đổi thông tin trong học tập, rèn luyện; chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, động viên, an ủi lẫn nhau. Nhờ có giao tiếp các em trở nên gần gũi nhau hơn, tự tin bày tỏ thái độ và quan điểm của bản thân với gia đình, bạn bè, thầy cô giáo và mọi người. Để hoạt động giao tiếp của các em có hiệu quả hơn, song song với việc dạy giao tiếp cần dạy cho học sinh biết ứng xử một cách thân thiện, cởi mở khi giao tiếp. Vậy ứng xử trong giao tiếp là gì? “Là làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Như vậy, ứng xử trong giao tiếp được hiểu là sự phản ứng của con người đối với sự tác động của cá nhân, xã hội đến mình trong một tình huống cụ thể, nhất định” [3]. Giao tiếp ứng xử tốt sẽ giúp các em thỏa mãn nhu cầu bộc lộ thái độ thân thiện, tự tin, cởi mở với bạn bè và mọi người xung quanh. Để đạt được những điều đó, người giáo viên cần phải tổ chức các hoạt động giáo dục một cách linh hoạt, sáng tạo, tạo điều kiện tốt cho các em được làm việc hợp tác, quan sát, thảo luận trao đổi, thực hành giao tiếp ứng xử . Thông qua đó, rèn luyện kĩ năng biết lắng nghe, chắt lọc ý, câu, từ để trình bày trôi chảy, mạch lạc vấn đề mà học sinh cần trao đổi. giúp các em tránh khỏi những cảm giác tự ti, sợ sệt, nhụt chí khi gặp một số vấn đề khó khăn trong cuộc sống hoặc mỗi khi các em trả lời sai, làm chưa đúng một việc gì đó. 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU: Cũng như tất cả các trường học trong địa bàn huyện Thạch Thành, Ban giám hiệu trường Tiểu học Ngọc Trạo cũng đã và đang rất chú trọng đến việc chỉ đạo rèn nề nếp và giáo dục kĩ năng sống cho học sinh ở các khối lớp, nhất là rèn cách giao tiếp ứng xử thân thiện, đúng mực cho học sinh trong toàn trường; giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô giáo, giữa học sinh với mọi người xung quanh,. Phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được nhà trường đặc biệt quan tâm, bước đầu đem lại những hiệu quả tốt. Với đặc điểm là một xã miền núi, dân cư chủ yếu là dân tộc Mường, xã Ngọc Trạo (huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa) cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ của hình thái giao tiếp trong thời kì mới. Ngôn ngữ sử dụng giao tiếp bằng lời nói chủ yếu là tiếng mẹ đẻ (tiếng Mường) nên việc tiếp thu, chọn lọc, sử dụng và sử dụng có hiệu quả từ ngữ, tiếng toàn dân trong giao tiếp chung hàng ngày cũng là một trong những khó khăn của người dân nơi đây. Đóng trên địa bàn xã, Trường Tiểu học Ngọc Trạo cũng như các trường khác trong huyện Thạch Thành, được sự quan tâm của chính quyền địa phương và ngành Giáo dục, rất chú trọng đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên , nhân viên và học sinh trong toàn trường. Năm học 2017-2018, nhà trường có 17 cán bộ nhân viên, giáo viên (nay còn 15 đồng chí) và 3 giáo viên đặc thù dạy liên trường. Trong đó, cán bộ quản lí và nhân viên: 3 đồng chí (nay còn 2); 100% giáo viên đạt trình độ chuẩn trở lên. Đa số các đồng chí cán bộ giáo viên ở xa trường, như: Bỉm Sơn, TP Thanh Hóa, Giáo viên trong trường sống đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. 100% cán bộ giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, nghiêm túc thực hiện các nội quy quy chế, bộ quy tắc ứng xử của đơn vị và ngành đề ra. Phần lớn giáo viên có trách nhiệm trong công việc, tự tin trong giao tiếp. Bên cạnh đó có một số ít giáo viên vì hạn chế về ngôn ngữ và chưa biết cách truyền đạt cho người khác hiểu vấn đề cần trao đổi nên thiếu tự tin khi trình bày ý kiến trước tập thể dẫn đến ngại phát biểu ý kiến xây dựng trong các cuộc họp. Trong quá trình giáo dục, đa số các thầy cô giáo đều thương yêu học sinh nhưng chưa biết thể hiện thái độ gần gũi, thân mật, điềm đạm với các em một cách thường xuyên. Trong các giờ học, chưa thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học tạo cơ hội học tập hợp tác cho học sinh. Trong quá trình dạy học, cũng có những trường hợp đôi khi nóng nảy, không kìm chế được cảm xúc, đã buông những lời nói kèm theo thái độ phản ứng thiếu tế nhị, điềm đạm với học sinh làm các em có tâm lí lo sợ, thiếu tự tin dẫn đến sự tương tác giữa thầy-trò trong quá trình giáo dục bị hạn chế. VD: Mỗi khi có học sinh chưa nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ học tập rèn luyện, giáo viên đã xưng hô với học sinh là “tôi”, “anh, chị”, đôi lúc không kìm chế được đã buột miệng gọi “thằng tê, con tê”, hoặc cau có, quát mắng. Đối với học sinh trong toàn trường, đa số các em ngoan nhưng thiếu tự tin trong giao tiếp, chưa biết cách thể hiện thái độ giao tiếp tự nhiên, thân mật với thầy cô, bạn bè và nhất là khi có khách đến, các em thiếu tự nhiên, khép nép; biết chào khách nhưng nói nhỏ. Khi nói chuyện với bạn bè, các em nói bằng tiếng Mường pha tiếng chung, đôi khi xưng hô thiếu tế nhị như “thằng, con, hắn,..”. Đa số các em chưa biết hợp tác trong công việc được giao; chưa biết kìm chế cảm xúc; khi giao tiếp với thầy cô giáo và khách, thường nói thiếu chủ ngữ hoặc vị ngữ, Đối với lớp chủ nhiệm, năm học 2017-2018, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 5A với tổng số 19 em. Trong đó, nam: 12 em, nữ: 7 em, dân tộc thiểu số: 13 em. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn: 2 em. Các em cư trú rải rác ở 5 thôn trong xã. Một số thôn ở xa trường, đường xá đi lại khó khăn, các em thường phải nghỉ học mỗi khi trời mưa to, ngập lụt vì không có ai đưa đón. 100% học sinh thuộc con em gia đình thuần nông. Cha mẹ các em không có nghề nghiệp ổn định. Trong lớp có đến một nửa số học sinh ở với ông bà, chú bác vì bố mẹ đi làm ăn xa và có 2 trường hợp bố mẹ sống li thân. Vì vậy nên phụ huynh không có điều kiện quan tâm chăm sóc các con. Ở với ông bà, chú bác, vì thương con, thương cháu nên thường nuông chiều các em, đôi khi ngại nói mỗi khi con cháu mắc khuyết điểm. Ngược lại đối với những học sinh phải sống xa bố mẹ từ nhỏ thường sống khép mình, ngại giao tiếp, ngại bày tỏ ý kiến của bản thân. Đối với những em được ông bà nuông chiều thái quá, đa số các em có cá tính mạnh mẽ, hiếu thắng, chưa biết nhường nhịn bạn bè, thiếu sự hợp tác với nhau, thường cho rằng mình phải là nhất. Một số em nói năng thiếu chủ ngữ, vị ngữ, trả lời chắp câu,...Dùng từ ngữ xưng hô chưa đúng ngôi thứ và chưa đúng với các đối tượng được giao tiếp. Trong giờ học, các em ngại phát biểu ý kiến hoặc trình bày ý kiến chưa mạch lạc, rõ ràng; trả lời câu hỏi thiếu trôi chảy; nói trống không với thầy giáo, cô giáo; xưng hô với bạn bè thiếu tế nhị, đôi khi còn nói bậy. Trong tiếp xúc hàng ngày với nhau, một bộ phận không nhỏ học sinh cư xử với nhau chưa đúng; chỉ cần một bất hòa nho nhỏ, cũng có thể dẫn đến giận dỗi nhau; Đa số các em chưa biết lắng nghe bạn nói một cách nghiêm túc. Nhìn chung, dù ở với bố mẹ hay ông bà, chú bác thì các em cũng chủ yếu được quan tâm về chế độ ăn uống, học các môn văn hóa, ít được để ý chỉ bảo đến kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, nếu có chăng cũng chỉ dặn dò sơ sơ, hời hợt chứ chưa được rèn luyện thường xuyên mỗi ngày. Từ những thực trạng trên, Để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, ngay từ đầu năm học, sau khi ổn định tổ chức lớp học, tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng về chất lượng giao tiếp ứng xử đối với 19 học sinh trong lớp 5A để tìm ra nguyên nhân và giải pháp giúp cho quá trình giáo dục đạt hiệu quả tốt hơn. Nội dung khảo sát: Kết hợp giữa việc theo dõi thường xuyên qua các tiết học về cách trả lời câu hỏi, giao tiếp, phẩm chất đạo đức, hành vi ứng xử, các mối quan hệ với bạn bè, thầy cô giáo và với mọi người xung quanh của học sinh kết hợp với việc tham khảo ý kiến của phụ huynh học sinh, thầy Tổng phụ thách đội Thiếu niên của trường, các thầy cô giáo bộ môn và tập thể học sinh các khối lớp; sổ theo dõi của đội cờ đỏ về các biểu hiện, thái độ ứng xử của học sinh lớp 5A. Sau khi điều tra kĩ năng giao tiếp, ứng xử của 19 em học sinh lớp 5A, tôi đã thu được kết quả như sau: GIAO TIẾP ỨNG XỬ Mạnh dạn, tự tin và dùng từ ngữ xưng hô phù hợp với hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp. Thiếu tự tin, diễn đạt ý chưa rõ ràng; nói
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_ren_ki_nang_giao_tiep_ung_xu_cho_hoc_s.doc