SKKN Chỉ đạo giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường tiểu học Nga Trường

SKKN Chỉ đạo giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường tiểu học Nga Trường

Sức khoẻ là tài sản quý giá nhất của con người và quốc gia, có sức khỏe tốt con người có cuộc sống vui vẻ, học tập và lao động đạt kết quả cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế phát triển nhanh, khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển năng suất lao động tăng cao đồng nghĩa với mức sống con người ngày càng cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó là tác hại của ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người. Để có sức khỏe tốt chúng ta phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho mỗi người.Trong đó con đường giáo dục là hiệu quả nhất, bời vì học sinh là một lực lượng lớn của xã hội, là tương lai của gia đình và đất nước. Những gì các em sẽ có trong tương lai đó là: sức khỏe, tri thức, tình cảm, đạo đức đều khởi nguồn từ hiện tại.

Trường tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo thế hệ trẻ thành công dân tốt cho đất nước. Mục đích của giáo dục sức khỏe là giúp các em hiểu biết về những vấn đề sức khỏe và nhu cầu sức khỏe của bản thân, hình thành thói quen sống khoa học, ngăn nắp, vệ sinh. Từ đó các em biết cải thiện môi trường sức khỏe trong trường học, gia đình và cộng đồng. Giúp các em hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trường có tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm thế giới xung quanh.

Như vậy nhà trường không chỉ quan tâm đến việc dạy chữ, dạy người, dạy nghề mà còn dạy cho các em biết bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Nếu giáo viên có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống tốt thì hiệu quả của việc giáo dục sức khỏe trong nhà trường sẽ cao. Đồng thời nhà trường phải thực sự là môi trường “chuẩn bị cuộc sống” cho học sinh, giúp các em trở thành công dân cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức và phát triển về trí tuệ, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tào nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. [1]

 

doc 23 trang thuychi01 5061
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Chỉ đạo giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường tiểu học Nga Trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 
Sức khoẻ là tài sản quý giá nhất của con người và quốc gia, có sức khỏe tốt con người có cuộc sống vui vẻ, học tập và lao động đạt kết quả cao. Tuy nhiên trong những năm gần đây tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nền kinh tế phát triển nhanh, khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển năng suất lao động tăng cao đồng nghĩa với mức sống con người ngày càng cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó là tác hại của ô nhiễm môi trường đang là vấn đề nóng bỏng của toàn xã hội ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống con người. Để có sức khỏe tốt chúng ta phải làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho mỗi người.Trong đó con đường giáo dục là hiệu quả nhất, bời vì học sinh là một lực lượng lớn của xã hội, là tương lai của gia đình và đất nước. Những gì các em sẽ có trong tương lai đó là: sức khỏe, tri thức, tình cảm, đạo đức đều khởi nguồn từ hiện tại.
Trường tiểu học là bậc học cơ bản, là cơ sở ban đầu hết sức quan trọng cho việc đào tạo thế hệ trẻ thành công dân tốt cho đất nước. Mục đích của giáo dục sức khỏe là giúp các em hiểu biết về những vấn đề sức khỏe và nhu cầu sức khỏe của bản thân, hình thành thói quen sống khoa học, ngăn nắp, vệ sinh. Từ đó các em biết cải thiện môi trường sức khỏe trong trường học, gia đình và cộng đồng. Giúp các em hình thành thói quen, hành vi ứng xử văn minh, thân thiện với môi trường có tình yêu thiên nhiên, sống hòa đồng với thiên nhiên, quan tâm thế  giới xung quanh. 
Như vậy nhà trường không chỉ quan tâm đến việc dạy chữ, dạy người, dạy nghề mà còn dạy cho các em biết bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Nếu giáo viên có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống tốt thì hiệu quả của việc giáo dục sức khỏe trong nhà trường sẽ cao. Đồng thời nhà trường phải thực sự là môi trường “chuẩn bị cuộc sống” cho học sinh, giúp các em trở thành công dân cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức và phát triển về trí tuệ, đáp ứng yêu cầu nâng cao dân trí, đào tào nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. [1]
Trong thực tế công tác của mình tôi nhận thấy các mục tiêu trên chưa được nhà trường quan tâm đúng mức. Nhiều học sinh chưa có những thói quen vệ sinh cá nhân, chưa biết đánh răng, rửa tay, rửa mặt như thế nào cho sạch và đúng cách. Việc bảo vệ sức khỏe, vệ sinh môi trường để con người phát triển cân đối hài hòa về thể chất, nhân cách chưa được quan tâm. Nội dung giáo dục về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường chưa cụ thể còn chung chung và chưa được kiểm tra, giám sát thường xuyên. Vì vậy vấn đề đặt ra cho các nhà quản lí là làm thế nào để giáo dục nâng cao sức khỏe cho học sinh Tiểu học hiện nay? Từ thực tiễn và kinh nghiệm công tác, tôi xin trao đổi kinh nghiệm “Chỉ đạo giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nhằm nâng cao sức khỏe cho học sinh trường tiểu học Nga Trường”đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện hiện nay.
II.MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 
 	- Giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường mục đích là hướng dẫn, truyền thông, giảng dạy một số nội dung và phương pháp để chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, sửa đổi tập quán, thói quen có hại cho sức khỏe.
- Giúp cho học sinh tự bảo vệ và nâng cao sức khỏe của cá nhân và cộng đồng bằng chính hành động và nỗ lực của cá nhân.
	-Tự chịu trách nhiệm, tự giác chấp nhận , duy trì lối sống lành mạnh và quyết định những hoạt động và biện pháp để bảo vệ sức khỏe của chính mình và công đồng.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 
- Một số văn bản chỉ đạo về xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
- Nội dung chương trình giáo dục hoạt động ngoài giờ lên lớp cấp Tiểu học.
- Nghiên cứu về vệ sinh cá nhân của học sinh, vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học để có các giải pháp giáo dục nâng cao sức khỏe cho học sinh trường tiểu học Nga Trường, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát hoá hệ thống lý luận về vấn đề giáo dục khỏe trong trường học và cộng đồng. 
Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Các phương pháp điều tra; phương pháp thuyết trình, phương pháp nêu gương; phương pháp quan sát; phương pháp thảo luận nhóm, hệ thống hoá, Phương pháp thực nghiệm để kiểm chứng kết quả nghiên cứu, phương pháp toán học
 B- NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I.CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Giáo dục sức khỏe cho học sinh đã được Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) quan tâm từ những năm đầu của thập kỷ 70. Nhất là sau khi có tuyên ngôn Alma-At ra đời với khẩu hiệu “Sức khỏe cho mọi người đến năm 2000” thì việc giáo dục sức khỏe ở các trường học trên Thế giới được triển khai mạnh mẽ. [1] 
Vậy sức khỏe là gì? “Sức khỏe là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không phải chỉ không có bệnh hay thương tật” [1]. Như vậy có thể hiểu 
sức khỏe gồm 3 mặt:
- Sức khỏe thể chất: Thể hiện một cách tổng quát sự sảng khoái và thoải mái về thể chất. Có sức lực dồi dào, sự nhanh nhẹn, sự dẻo dai, khả năng chống đỡ bệnh tật.
- Sức khỏe tinh thần: Là sự hiện thân của sự thỏa mãn về mặt giao tiếp xã hội, tình 
cảm và tinh thần, là nguồn lực để sống khỏe mạnh, là nền tảng cho chất lượng cuộc sống, thể hiện nếp sống lành mạnh, văn minh
- Sức khỏe xã hội: Là sự hòa hợp của cá nhân với cộng đồng, là các mối quan hệ phức tạp giữa thành viên gia đình, nhà trường, bạn bè, nơi công cộng Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói “ Sức khỏe là sức sống, là lao động sáng tạo, là tình yêu và hạnh phúc” [1]
 Trong nhà trường tiểu học nội dung giáo dục sức khỏe chủ yếu là:
* Giáo dục vệ sinh cá nhân bao gồm: vệ sinh thân thể, trang phục, sinh hoạt, lao động, nghỉ ngơi, giải trí...
* Giáo dục vệ sinh môi trường gồm: vệ sinh trường, lớp học, vệ sinh trong học tập để phòng tránh các bệnh học đường (cong vẹo cột sống, cận thị...),vệ sinh trong lao động, phòng chống bệnh dịch...
Trường tiểu học là cấp học nền tảng, là cơ sở ban đầu rất quan trọng đào tạo các em trở thành công dân tốt cho đất nước “cái gì (về nhân cách) không làm được ở cấp Tiểu học thì khó làm được ở các cấp học sau”. Mục đích là hình thành và rèn các thói quen, hành vi, kỹ năng cơ bản của vệ sinh cá nhân, lối sống khoa học, gọn gàng, ngăn nắp, có thói quen bảo vệ giữ vệ sinh môi trường trong, ngoài lớp học và cộng đồng, biết tiết kiệm điện, nước; biết trồng cây xanh, làm cho môi trường xanh- sạch - đẹp. 
II- THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Thực trạng:
Trường tiểu học Nga Trường có tổng số 21 cán bộ giáo viên, trong đó cán bộ quản lý: 2 ; giáo viên giảng dạy 16 ; nhân viên hành chính: 3. Trường có 10 lớp với tổng số học sinh là 240 em, đa số các em là con em nông thôn, ngoan, lễ phép với thầy cô, biết vâng lời cha mẹ, thích tham gia các hoạt động tập thể.
 Trong những năm qua nhà trường luôn quan tâm, đến công tác tuyên truyền
 giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Chỉ đạo giảng dạy lồng ghép nội dung giáo dục sức khỏe, vệ sinh môi trường trong các môn học. Tuy nhiên nội dung này chưa được tổ chức linh hoạt trong hoạt động ngoại khóa; công tác kiểm tra, đánh giá chưa chặt chẽ, chưa có những quy định, tiêu chí cụ thể. 
 Cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài liệu phục vụ cho công tác tuyên truyền còn thiếu thốn. Đặc biệt là nguồn lực con người nhà trường chưa có cán bộ chuyên trách về y tế học đường. 
 Nhận thức về tầm quan trọng, cần thiết của giáo dục sức khỏe cho học sinh 
của một số lực lượng giáo dục còn hạn chế, giáo dục sức khỏe tuổi dậy thì cho học sinh chưa được quan tâm. 
Học sinh chưa có thói quen vệ sinh thân thể, chưa biết rửa tay, đánh răng, rửa mặt đúng quy trình hay ý thức giữ vệ sinh lớp học, bảo vệ môi trường chưa tự giác. 
Nhiều phụ huynh chưa quan tâm giáo dục kĩ năng tự phục vụ hoặc hướng dẫn cho các em một số kỹ năng cơ bản về giáo dục sức khỏe, giáo dục về giới	
2. Kết quả của thực trạng
          Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát thông qua kết quả khám sức khỏe ban đầu của trạm Y tế về một số bệnh về vệ sinh học đường tại thời điểm tháng 9/2016 và khảo sát vệ sinh môi trường các lớp tôi thu được kết quả như sau:
*Về sức khỏe vệ sinh học đường
Tổng số HS
HS mắc bệnh về mắt
HS mắc bệnh về tai, mũi, họng
HS mắc bệnh về răng
HS có ý thức vệ sinh cá nhân tốt
HS chưa có ý thức vệ sinh cá nhân
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
240
50
20,8
32
13,3
97
40,4
150
62,5
90
37,5
*Khảo sát vệ sinh môi trường lớp học
Tổng số lớp
Vệ sinh lớp học
Trang trí lớp học thân thiện
Tham gia giữ vệ sinh môi trường xung quanh
Tốt
Khá
Chưa đạt
Tốt
Khá
Chưa đạt
Tốt
Khá
Chưa đạt
10
3
5
2
1
3
6
1
4
 5
Kết quả trên cho thấy, số học sinh mắc các bệnh sâu răng, đau mắt hột nhiều các em chưa có thói quen chuẩn bị trang phục sạch sẽ, gọn gàng khi đến trường. Chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh lớp học và vệ sinh công cộng. Đây chính là điều tôi băn khoăn suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh chưa có ý thức giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường là do đâu? Vì sao các em lại mắc 
các bệnh về răng, mắt, họng nhiều như vậy?
3.Nguyên nhân
Qua nhiều năm thực tế làm công tác quản lý ở trường tiểu học Nga Trường, 
tôi nhận thấy việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường chưa hiệu quả là do 
những nguyên nhân sau:
     3.1.  Các nhà quản lý chưa làm tốt công tác tổ chức, tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên, học sinh và các bậc phụ huynh hiểu đúng tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cho các em.
3.2.Chưa chỉ đạo sát sao nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường một cách cụ thể để học sinh hiểu và thực hiện.
3.3. Nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường chưa được lồng ghép trong các môn học và các hoạt động ngoại khóa thường xuyên, linh hoạt.
 3.4. Công tác kiểm tra, đánh giá về vệ sinh cá nhân,vệ sinh môi trường chưa thường xuyên, tiêu chí đánh giá chưa cụ thể,.
Từ các nguyên nhân nêu trên, tôi đã tiến hành một số giải pháp sau để giáo dục nâng cao sức khỏe, xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp thân thiện cho học sinh trong trường tiểu học Nga Trường.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1.Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức đến các lực lượng giáo dục về tầm quan trọng của việc giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cho học sinh:
Để làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức đến các lực lượng giáo dục hiểu về bảo vệ sức khỏe cho con người, giúp các em phát triển cân đối hài hòa về thể chất, nhân cách. Tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng thành lập ban chỉ đạo để điều hành công tác chăm sóc sức khỏe học sinh như sau: 
1.1.Công tác tổ chức:
Hiện nay các trường tiểu học trong huyện Nga Sơn chưa có trường nào có cán bộY tế học đường, vì vậy để chăm sóc sức khỏe, phòng chống bệnh tật cho học sinh các trường đều cử cán bộ làm công tác kiêm nhiệm về Y tế học đường. Ngay đầu năm học Ban giám hiệu đã thống nhất các nội dung chương trình, mục tiêu, kế hoạch giáo dục và thành lập các ban chỉ đạo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách từng nội dung công việc. Về công tác chăm sóc giáo dục sức khỏe học sinh Hiệu trưởng đã thành lập ban chỉ đạo gồm:
Trưởng ban: Hiệu trưởng nhà trường
Phó ban: Phó hiệu trưởng và Trưởng trạm y tế xã 
Thường trực: Cán bộ phụ trách công tác chữ thập đỏ, kiêm cán bộ Y tế.
Ủy viên: Tổng phụ trách Đội, đại diện hội CMHS.
+ Ban chăm sóc giáo dục sức khỏe có nhiệm vụ:
-Tuyên truyền, vận động học sinh: Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khỏe cho học sinh theo các văn bản hướng dẫn của các cấp và kế hoạch năm học của nhà trường.
 -Tuyên truyền phòng chống dịch bệnh theo mùa. Kiểm tra việc thực hiện các nội dung về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, xây dựng trường học xanh, sạch, đẹp và đảm bảo an toàn.
 - Tổ chức tập huấn về sơ cứu ban đầu, xử lý các bệnh thông thường. 
- Tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho học sinh. 
- Tổ chức thực hiện các chương trình bảo vệ và chăm sóc sức khỏe do ngành y tế và Phòng giáo dục triển khai hàng năm.
1.2. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức đến các lực lượng giáo dục:
Tuyên truyền đến toàn thể cán bộ, giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh về mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Gắn với thực hiện phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Làm cho các lực lượng giáo dục hiểu rằng: Giáo dục sức khỏe cho học sinh là việc làm hết sức quan trọng, bởi học sinh tiểu học vốn sống, thói quen và hành vi ứng xử của các em về vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường còn rất hạn chế. Việc đưa nội dung giáo dục sức khỏe hình thành các kỹ năng sống vào chương trình giảng dạy và hoạt động ngoại khóa giúp các em phòng tránh các bệnh đơn giản, tạo ấn tượng tốt với những người xung quanh và duy trì một sức khỏe tốt để học tập.
Nội dung và hình thức tuyên truyền:Vào các giờ chào cờ thứ 2 hàng tuần tổ chức tuyên truyền phòng chống các dịch bệnh theo mùa như: cúm, đau mắt đỏ, sốt phát ban, tiêu chảy, thủy đậu,các bệnh học đường: cận thị, cong vẹo cột sống, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp... các em hiểu được nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng chống bệnh. 
Phát tờ bướm, treo băng rôn, áp phích, khẩu hiệu để học sinh đọc hàng ngày. Chỉ đạo Đội thiếu niên thứ hai hàng tuần có bản tin tuyên truyền vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường như: Hát các bài hát về giáo dục sức khỏe, cách rửa tay, rửa mặt, cách phòng bệnh giunQua công tác tuyền các em đã biết cách phòng chống bệnh dịch, mặc trang phục theo mùa, vệ sinh cá nhân, trường lớp sạch sẽ; biết cách ngồi học đúng tư thế để không mắc các bệnh về mắt, cong vẹo cột sống
Tuyên truyền sâu rộng tới toàn thể phụ huynh học sinh về lợi ích của việc tham gia bảo hiểm y tế trong buổi họp phụ huynh đầu năm. Tổ chức mời cán bộ Y tế về khám sức khỏe ban đầu cho các em, phát hiện một số bệnh thông thường hay gặp ở các em như bệnh về răng, mắt, tai mũi họng, bướu cổ để kịp thời thông báo cho gia đình học sinh biết về tình hình sức khỏe của con mình, nhà trường có sổ theo dõi sức khỏe của từng em cập nhật tình hình sức khỏe thường xuyên. 
Chỉ đạo giáo viên đưa nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân để tuyên truyền đến gia đình học sinh như : gia đình phải mua đủ những đồ dùng riêng cá nhân cho các em, hướng dẫn cách rửa tay, cắt móng tay, rửa mặt, đánh răng hàng ngày, quần áo, đầu tóc phải gọn gàng, sạch sẽ khi đến trường, không được mặc quần áo ngủ đi học. Giáo dục các em biết quét nhà, bàn học tập xếp gọn gàng đồ dùng sách vở, biết tham gia lao động vệ sinh đường làng, ngõ xóm để giữ gìn nếp sống văn minh từ khi còn nhỏ đó là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. 
Triển khai các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về giáo dục sức 
khỏe, giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường nâng cao kỹ năng tích hợp, lồng 
ghép giáo dục các nội dung trên trong các giờ học chính khóa và hoạt động ngoại khóa cho giáo viên. 
Tuyên truyền giáo dục môi trường gắn với giáo dục kỹ năng sống.Ví dụ như nên chọn mua sản phầm có ghi "sản phẩm xanh", không độc hại với môi trường, bao bì dễ tiêu hủy trong tự nhiên hoặc có thể dùng lại nhiều lần . . . tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống ma túy, Luật Bảo vệ môi trường.
Tóm lại: Để nâng cao sức khỏe cho học sinh chúng ta cần làm tốt công tác tuyên truyền đến các lực lượng giáo dục nhằm giúp các em biết phân biệt hành vi đúng – sai, tốt - xấu, có thái độ ứng xử phù hợp với bản thân và môi trường xung quanh, biết sống hòa nhập, thân thiện với môi trường. 
2. Chỉ đạo nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường cho học sinh:
2.1. Nội dung giáo dục vệ sinh cá nhân:
Muốn rèn luyện cho các em có thói quen trong việc giữ gìn vệ sinh thân thể không phải dễ dàng ngày một ngày hai đã làm được. Ngay cả người lớn cũng có người chưa thực hiện đúng các quy trình rửa tay, rửa mặt Do đó giáo viên phải là ngưới có kiến thức chuẩn xác về những vấn đề vệ sinh cá nhân, có kĩ năng thực hành chuẩn mực, thành thạo. Tôi đã chỉ đạo hướng dẫn giáo viên và học sinh thực hiện các quy trình đúng về rửa tay, rửa mặt, đánh răng 
*Hướng dẫn quy trình rửa tay: rửa tay bằng xà phòng và nước sạch làm cho vi khuẩn không lây truyền vào thức ăn hoặc vào miệng trực tiếp được. Việc rửa tay bằng xà phòng làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp, bệnh giun sán... Rửa tay được coi là liều vắc xin tự chế, có tính khả thi và hiệu quả vì chi phí thấp có thể cứu sống hàng triệu người. Vậy lúc nào chúng ta cần rửa tay? Phải thường xuyên rửa tay hàng ngày, nhất là các trường hợp sau:
Rửa tay trước khi rửa mặt.
Rửa tay trước khi ăn, cầm thức ăn, chế biến món ăn.
Rửa tay sau khi đi tiểu tiệu, đại tiện.
Rửa tay sau khi chơi bẩn, chơi với các con vật.
Rửa tay sau khi đi học hoặc đi làm về, đếm tiền, quét rác
Rửa tay bất kỳ lúc nào khi muốn rửa tay.
Đồ dùng để rửa tay gồm: Thùng hoặc xô, chậu chứa nước sạch, xà phòng; khăn lau khô. Trong buổi chào cờ đầu tuần tôi hướng dẫn học sinh thực hành quy trình rửa tay bằng xà phòng theo 6 bước: 
+Bước 1: Làm ướt hai bàn tay bằng nước sạch, xoa xà phòng vào lòng bàn tay. Chà 
sát hai lòng bàn tay vào nhau. 
+ Bước 2: Dùng ngón tay và lòng bàn tay này cuốn và xoay lần lượt từng ngón tay 
của bàn tay kia và ngược lại.
 + Bước 3: Dùng lòng bàn tay này chà xát lên mu bàn tay kia và ngược lại.
 + Bước 4: Dùng đầu ngón tay của bàn tay này miết vào kẻ giữa các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.
+ Bước 5: Chụm 5 đầu ngón tay của tay này cọ vào lòng bàn tay kia bằng cách xoay đi xoay lại. 
+ Bước 6: Xả cho tay sạch hết xà phòng bằng nước sạch và lau khô tay bằng khăn.
+Chú ý thời gian mỗi lần rửa tay tối thiểu 30 giây. Các bước 3,4,5 làm đi, làm lại 5 đến 6 lần. Sau khi hướng dẫn xong tôi cho các em nêu lại các bước và thực hành.
HS thực hành rửa tay bằng xà phòng
HS thực hành đánh răng trên mô hình
*Hướng dẫn học sinh vệ sinh răng miệng: Răng có ích lợi nghiền nát thức ăn 
giúp cho tiêu hóa tốt, đảm bảo sức khỏe cho con người. Bộ răng giúp cho việc phát 
âm, nói được rõ ràng và đúng, răng còn làm cho khuôn mặt đẹp. Nếu không giữ vệ 
sinh răng miệng, răng sẽ bị sâu hoặc viêm lợi và liên quan đến xoang hàm và mũi. Vậy hàng ngày các em phải đánh răng sạch sẽ để răng không bị sâu, lợi không bị viêm chảy máu, miệng thơm tho, răng trắng đẹp. Mỗi ngày tối thiểu đánh răng hai lần vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi ngủ dậy, nên đánh răng ngay sau khi ăn khoảng 5-10 phút.
 	Đồ dùng đánh răng gồm: Kem đánh răng, bàn chải đánh răng, cốc dựng nước 
sạch. Trong buổi chào cờ đầu tuần tôi đã lồng ghép để hướng dẫn cho các em cách đánh răng trên mô hình để các em nắm được cách đánh răng theo thứ tự.Đánh hàm trên trước, hàm dưới sau, đánh từ phải sang trái, đánh mặt ngoài- mặt trong-mặt 
nhai- mặt bên. Sau khi đánh răng xong các mặt răng phải súc miệng và họng nhiều lần và nhổ nước đi. Rửa bàn chải thật sạch, vẩy khô, để dốc ngược vào cốc hoặc cắm vào giá. Khi bàn chải bị tưa hoặc cùn thì phải thay bàn chải ngay.
Để bảo vệ hàm răng sạch, đẹp ngoài việc đánh răng hàng ngày, chúng ta không được cắn các vật cứng, không ăn thức ăn nóng với lạnh cùng lúc vì dễ gây rạn nứt men răng. Súc miệng sạch sau khi ăn, nhất là sau khi ăn các chất ngọt.
*Hướng dẫn học sinh quy trình rửa mặt: Đối với học sinh trường tôi là vùng nông thôn không phải em nào cũng được gia đình quan tâm hướng dẫn các em cách rửa mặt sạch sẽ khi đi học, nhiều em khi đến lớp mặt mũi còn lem luốc, thậm chí có em còn không rửa mặt, không chải đầu. Tôi nêu vấn đề chúng ta rửa mặt để làm gì? Rửa mặt như thế nào là đúng quy trình?( Rửa mặt để cho mặt lúc nào cũng được sạch sẽ. Phải rửa mặt khi mặt bẩn, lúc ngủ dậy, sau bữa ăn, lúc đi học, đi chơi về). Hướng dẫn các em quy trình rửa mặt thực hiện qua 7 bước.
 Sau khi hướng dẫn xong tôi cho các em nêu lại các bước trên và thực hành lại. 
 Ngoài ra tôi còn chú ý hướng dẫn các em cách vệ sinh mắt, tai , mũi . Bởi vì đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nó còn làm cho khuôn mặt thêm duyên, thêm đẹp. Mắt là cơ quan thị giác giúp ta nhìn rõ mọi vật xung quanh. Để phòng các bệnh nhiễm khuẩn như mắt hột, đau mắt đỏ. Mỗi ngư

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chi_dao_giao_duc_ve_sinh_ca_nhan_ve_sinh_moi_truong_nha.doc