SKKN Chiến thuật và phương pháp huấn luyện học sinh giỏi thể dục thể thao môn bóng đá 5 người ở trường Tiểu học Nga Điền 2

SKKN Chiến thuật và phương pháp huấn luyện học sinh giỏi thể dục thể thao môn bóng đá 5 người ở trường Tiểu học Nga Điền 2

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngay từ năm 1941, dưới sự lãnh đạo của Người, chương trình Việt Minh ghi: "Cần khuyến khích nền thể dục quốc dân, làm cho giống nòi ngày càng thêm mạnh"[1]. Trên cơ sở hiểu một cách đúng đắn về sức khỏe và vị trí của công tác luyện tập thể dục thể thao, Bác khẳng định: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”[1].

Thật vậy, môn thể dục có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các trường học nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Thể dục thể thao đã góp phần tích cực để giáo dục, rèn luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, có tinh thần sáng suốt, có thể chất cường tráng.

Bóng đá là một nội dung quan trọng trong môn học thể dục. Trong các hội thi thể dục thể thao mà ngành tổ chức thì nội dung bóng đá mi ni được các trường hết sức quan tâm. Nó là môn thể thao mang tính chất rèn luyện sức khỏe và trí tuệ một cách toàn diện nhất.

Mặc dù vậy, ở các trường Tiểu học, việc huấn luyện học sinh giỏi thể dục thể thao nói chung và môn bóng đá 5 người nói riêng vẫn còn có nhiều bở ngỡ, bất cập. Đội ngũ giáo viên thể dục còn rất hạn chế trong công tác tuyển chọn và huấn luyện. Hầu hết các đồng chí đều luyện học sinh theo sự hiểu biết của bản than, chưa có kinh nghiệm và kĩ thuật cơ bản. Trước thực trạng đó, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi để có những kiến thức quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh. Nhiều năm gần đây, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công huấn luyện đội bóng đá. Với tâm huyết, kinh nghiệm nhiều năm huấn luyện học sinh giỏi thể dục thể thao môn bóng đá, tôi xin đề xuất “Chiến thuật và phương pháp huấn luyện học sinh giỏi thể dục thể thao môn bóng đá 5 người ở trường Tiểu học Nga Điền 2” với mong muốn nâng cao chất lượng học thể dục thể thao nói chung và nội dung bong đá 5 người nói riêng trong trường Tiểu học.

 

doc 21 trang thuychi01 6601
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Chiến thuật và phương pháp huấn luyện học sinh giỏi thể dục thể thao môn bóng đá 5 người ở trường Tiểu học Nga Điền 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
 Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân. Ngay từ năm 1941, dưới sự lãnh đạo của Người, chương trình Việt Minh ghi: "Cần khuyến khích nền thể dục quốc dân, làm cho giống nòi ngày càng thêm mạnh"[1]. Trên cơ sở hiểu một cách đúng đắn về sức khỏe và vị trí của công tác luyện tập thể dục thể thao, Bác khẳng định: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là cả nước yếu ớt, mỗi một người dân mạnh khỏe tức là cả nước mạnh khỏe”[1]. 
Thật vậy, môn thể dục có một vị trí rất quan trọng trong hệ thống các trường học nói chung và bậc tiểu học nói riêng. Thể dục thể thao đã góp phần tích cực để giáo dục, rèn luyện học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, có tinh thần sáng suốt, có thể chất cường tráng.
Bóng đá là một nội dung quan trọng trong môn học thể dục. Trong các hội thi thể dục thể thao mà ngành tổ chức thì nội dung bóng đá mi ni được các trường hết sức quan tâm. Nó là môn thể thao mang tính chất rèn luyện sức khỏe và trí tuệ một cách toàn diện nhất.
Mặc dù vậy, ở các trường Tiểu học, việc huấn luyện học sinh giỏi thể dục thể thao nói chung và môn bóng đá 5 người nói riêng vẫn còn có nhiều bở ngỡ, bất cập. Đội ngũ giáo viên thể dục còn rất hạn chế trong công tác tuyển chọn và huấn luyện. Hầu hết các đồng chí đều luyện học sinh theo sự hiểu biết của bản than, chưa có kinh nghiệm và kĩ thuật cơ bản. Trước thực trạng đó, bản thân tôi luôn trăn trở, tìm tòi để có những kiến thức quan trọng trong công tác bồi dưỡng học sinh. Nhiều năm gần đây, tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công huấn luyện đội bóng đá. Với tâm huyết, kinh nghiệm nhiều năm huấn luyện học sinh giỏi thể dục thể thao môn bóng đá, tôi xin đề xuất “Chiến thuật và phương pháp huấn luyện học sinh giỏi thể dục thể thao môn bóng đá 5 người ở trường Tiểu học Nga Điền 2” với mong muốn nâng cao chất lượng học thể dục thể thao nói chung và nội dung bong đá 5 người nói riêng trong trường Tiểu học.
1.2: Mục đích nghiên cứu.
- Nghiên cứu để tìm ra một số biện pháp hữu hiệu giúp các em học sinh tập luyện môn bóng đá mini có chất lượng hơn
- Tạo được cơ sở nền tảng vững chắc cho đội bóng của nhà trường nói riêng và đào tạo hạt giống cho đội bóng đá huyện nhà nói chung.
- Giúp học sinh thường xuyên tập luyện thể dục thể thao thông qua tập 
luyện môn bóng đá mini này.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
 - Đội bóng đá nam trường Tiểu học Nga Điền 2 huyện Nga Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
 - Phương pháp nghiên cứu tư liệu. 
 - Phương pháp làm mẫu. 
 - Phương quan sát. 
 - Phương pháp rèn luyện thực hành . 
 - Phương pháp đàm thoại. 
 - Phương pháp thống kê . 
 - Phương pháp sử dụng trò chơi. 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận.
Bóng đá là môn thể thao đã có từ hơn một thế kỷ nay và hiện đang phát triển mạnh mẽ, nó trở thành một trong những môn thể thao mang tính nghệ thuật cao, là một món ăn tinh thần đối với chúng ta, là môn thể thao hấp dẫn quần chúng nhất. Nó đi sâu vào tiềm thức của nhân dân, khiến cho hàng triệu triệu con tim ăn cùng bóng đá, ngủ cùng bóng đá và đã được suy tôn là môn thể thao vua.
Một trận đấu bóng đá nói chung được tổ chức gồm có 2 đội. Bóng đá 5 người cũng vậy, mỗi đôi có 5 cầu thủ thi đấu chính thức ( kể cả thủ môn) và tối đa là 7 cầu thủ dự bị.[2]. 
Các cầu thủ tiến hành thi đấu trên sân hình chữ nhật, phẳng, Các cầu thủ, dùng các bộ phận của cơ thể (trừ thủ môn trong khu vực phát bóng sân mình được dùng tay) một cách hợp lý để chuyền, đưa bóng vào cầu môn đối phương và tiến hành ngăn cản đối phương tấn công cầu môn bên mình, sau một thời gian thi đấu quy định. Đội nào đá bóng (chơi bóng đúng luật) vào cầu môn đối phương nhiều hơn thì đội đó thắng cuộc.
Trong quá trình thi đấu, các cầu thủ cần thực hiện hai nhiệm vụ cơ bản là khi có bóng thì tổ chức tấn công cầu môn đối phương; khi mất bóng thì chuyển sang phòng thủ. Trong tấn công cũng như phòng thủ, các cầu thủ cần khắc phục những hoạt động đối kháng, cản trở của đối phương bằng cách linh hoạt chạy, dừng đột ngột, giữ bóng, chuyền bóngtạo cho hành động của mình phối hợp với tình huống xảy ra trên sân.
	Sự phòng thủ và đa dạng của bóng đá được rút lại thành 3 đặc điểm lớn sau đây: 	
- Tính tập thể cao: Đó là cuộc thi đấu bóng đá gồm 2 tập thể đông người, tiến hành trên sân rộng nên nếu chỉ dựa vào vai trò của từng cá nhân cầu thủ thì rất khó giành được phần thắng, bởi vì: Không có một cá nhân ưu tú nào có thể vượt qua khoảng không gian rộng lớn, lọt qua cả một tập thể 5 người để ghi bàn thắng và có đủ sức phòng ngự trước sự tấn công của toàn đội đối phương. Điều đó có nghĩa là sức mạnh của đội bóng là ở tính tập thể của đội đó, tập thể đội bóng đá lớn nên tính hợp đồng phải cao, phải biết phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu của đội. 
Vì vậy, nâng cao tính tập thể ở một đội bóng cùng với trình độ kỹ thuật, chiến thuật điêu luyện sẽ có một uy lực rất lớn. 
- Tính chiến đấu cao: Trong thi đấu bóng đá, cầu thủ hai đội được quyền tràn lấn sang sân đối phương, để tranh giành bóng hợp lệ, nên sự đối kháng mang tính chất trực tiếp. Các cầu thủ của hai đội đều phải quyết tâm, giành giật phần thắng trong từng pha bóng, tạo ra từng cơ hội thuận lợi nhỏ nhất cho đội mình. Bên cạnh hình ảnh toàn cục là cuộc đấu của 2 tập thể 5 người riêng lẻ, có những cuộc đấu tay đôi: Giữa hậu vệ đội này với tiền vệ đội kia, giữa tiền vệ đội này, với tiền vệ đội kiaĐương nhiên, chúng ta không nên hiểu tính chiến đấu cao, có nghĩa là các cầu thủ ra sức xô đẩy nhau, gây gỗ nhau theo nghĩa xấu mà đây là sự thi đua, giành giật về tài nghệ, kỹ thuật, chiến thuật, tinh thần, ý chí, “ xô, chạm hợp lệ” để giành phần thắng.
- Tính đa dạng, phức tạp: Bóng đá là môn thể thao mà các cầu thủ trên sân không chỉ giữ chức năng di chuyển cơ thể như các môn thể thao khác mà còn nhận một nhiệm vụ rất quan trọng, phức tạp là thực hiện các động tác điều khiển bóng. Đôi chân đã thực hiện các kỹ thuật giữ bóng, dẫn bóng, động tác giả, đá bóng, chuyền bóngvô cùng đa dạng và linh hoạt khiến người ta nghĩ rằng ngay đến đôi tay khéo léo, mềm dẻo cũng khó có thể làm nổi. 
2.2: Thực trạng các vấn đề về phong trào bóng đá của trường Tiểu học Nga Điền 2.
	* Về phía giáo viên:
	Đội ngũ cán bộ giáo viên nhà trường hầu hết còn trẻ khỏe, nhiệt tình công tác, đặc bệt là công tác thể dục thể thao. Có 6 đồng chí nam đều yêy thích phong trào đóng đá. Bản thân tôi làm giáo viên thể dục cũng là một trong những đồng chí yêu thích thể thao, hết lòng vì phong trào thể dục thể thao của nhà trường.
	Mặc dù vậy, các đồng chí giáo viên văn hóa không có chuyên môn nghiệp vụ về thể dục thể thao. Giáo viên thể dục cũng chỉ nắm được những nội dung hết sức cơ bản trong dạy học, không được đào tạo chuyên sâu bóng đá, chưa đi sâu vào kĩ thuật bóng đá 5 người. Do đó công tác luyện tập còn hạn chế. Chất lượng bóng đá học sinh chưa được như mong muốn.
	* Về phía học sinh:
Đại đa số học sinh còn chưa hiểu biết hết về tác dụng, ý nghĩa cũng như luật và cách chơi bóng đá. Vì vậy học sinh ở đây chỉ biết chơi bóng một cách đơn thuần “ thích là chơi, thích là đá, không có chiến thuật, không trọng tài, không luật chơi”. Ai cũng có thể làm tiền vệ, ai cũng có thể làm thủ môn và người chơi nào cũng tự đưa ra luật chơi của mình.Cho nên ảnh hưởng rất nhiều đến công tác giảng dạy cũng như huấn luyện học sinh giỏi thể dục thể thao .
	* Về phía cơ sở vật chất nhà trường.
Diện tích trường còn hẹp, khuôn viên trường không được rộng lớn, sân tập không đủ diện tích. Mặt sân không được bằng phẳng, hệ thống thoát nước trên sân không được tốt cho nên mỗi khi trời mưa thì lầy lội, trơn trượt. Trời nắng thì oi bức, không có bóng cây che mát. 
	Trước tình trạng trên, bản thân tôi luôn trăn trở, làm thế nào để phong trào bóng đá học sinh của nhà trường tăng lên, làm thế nào để học sinh có điều kiện tham gia một cách tốt nhất. Sau 2 năm nghiên cứu, tôi xin đề xuất giải pháp như sau:
2.3: Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Biện pháp 1: Tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động thể dục thể thao trong năm học.
 Phong trào luyện tập bóng đá là một hoạt động góp một phần lớn tạo nên 
nội dung rèn luyện thể dục thể thao cho học sinh. Xác định được giá trị của hoạt 
động, tôi luôn coi trọng và tổ chức cho học sinh tham gia đầy đủ các nội dung 
về thể dục thể thao. Đồng thời tham mưu với ban giám hiệu nhà trường đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị để học sinh có điều kiện luyện tập được tốt nhất.
 Nhà trường đã xây dựng được bãi tập có khuôn viên rộng, bằng phẳng, đạt tiêu chuẩn để học sinh có nơi tập luyện, vui chơi. Bãi tập được phân chia thành các khu vực như khu vui chơi bóng đá, khu điền kinh (Chạy, bật xa, ném bóng), khu chơi cầu lông Ngoài ra, năm học 2018- 2019 này, để thuận lợi cho việc tập luyện, nhà trường đã đầu tư mua sắm 2 cầu môn, 5 quả bóng đá, 2 bộ đồng phục bóng đá có in tên trường, số áo để phục vụ việc học sinh tập luyện và đi giao lưu. Ngoài ra, nhà trường còn phát động phụ huynh các lớp 4,5 mua sắm trang phục riêng cho lớp mình để giao lưu bóng đá kỉ niệm ngày thành lập đoàn 26/3.
 Hàng tháng, dựa theo các chủ điểm hoạt động ngoài giờ lên lớp tôi thường tham mưu với Hiệu trưởng tổ chức cho các khối lớp tham gia giao lưu một hoạt động thể thao nào đó. Chào mừng ngày 15/10 và 20/10 tổ chức cho học sinh tham gia giao lưu các nội dung về điền kinh cấp trường theo từng khối lớp. Ngày 20/11 tổ chức cho các lớp khối 4,5 giao lưu bóng đá cấp trường. Ngày 26/3 tổ chức giao lưu bóng đá với một số trường trong cụm: Tiểu học Nga Điền 1, tiểu học Nga Phú... Mỗi đợt thi đấu, nhà trường đều trao giải và coi đó là kết quả thi đua thể dục thể thao của lớp. Lấy kết quả đó làm kết quả thi đua cuối năm. Chính vì vậy học sinh trong trường rất vui vẻ, thoải mái, các em phấn chấn tham gia hoạt động học tập các ngày sau đó. 
Đội bóng khối 5 của nhà trường
Học sinh đang tham gia giao lưu.
 Dưới sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, sự tham gia thường xuyên của các em học sinh, dần dần lòng yêu bóng đá của các em đã được hình thành. Nó như ngọn lửa lan truyền từ lứa học sinh này đế lứa học sinh khác. Chính vì thế, phong trào thể dục thể thao nói chung và bóng đá nói riêng của nhà trường đã từng bước được cải thiện. Nó đã góp một phần không nhỏ trong việc giáo dục toàn diện và nhân cách học sinh.
Biện pháp 2. Nắm vững các nguyên tắc và chu kỳ trong huấn luyện bóng đá.
	Thông qua qúa trình huấn luyện bóng đá cũng như trong quá trình tích 
lũy kinh nghiệm. Tôi nhận thấy đối với mỗi huấn luyện viên bóng đá cần phải 
tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản và chu kỳ huấn luyện cụ thể sau:
2.1. Nguyên tắc huấn luyện:
	- Nguyên tắc tự giác và tích cực.
	- Nguyên tắc trực quan.
	- Nguyên tắc hệ thống và liên tục.
	- Nguyên tắc củng cố và nâng cao.
	- Nguyên tắc sử dụng hợp lý lượng vận động. [4]. 
2.2. Chu kỳ huấn luyện:
	Một trong những yêu cầu cơ bản của công tác huấn luyện bóng đá 5 người hiện đại là: Thực hiện việc huấn luyện liên tục trong cả năm hoặc trong một thời gian dài. Đó là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi phải chính xác, khoa học. Trong các môn thể thao thì huấn luyện bóng đá thuộc vào loại phức tạp nhất và đòi hỏi nhiểu thời gian nhất. Qua công tác nghiên cứu, tôi đã đưa công tác huấn luyện về 2 dạng huấn luyện cơ bản, với hình thức chính là “huấn luyện chuẩn bị và huấn luyện thi đấu”.
	Huấn luyện chuẩn bị và huấn luyện thi đấu là cách phân chia chung nhất và có tính chất tổng quát, đáp ứng với các yêu cầu, nội dung của huấn luyện. Dựa vào đặc điểm và tâm sinh lý lứa tuổi, tôi đã chia công tác huấn luyện thành 4 giai đoạn (hay chu kỳ huấn luyện). Mỗi giai đoạn (hay chu kỳ) là việc thực hiện các loại huấn luyện có tính chất khác nhau để phù hợp với nhiều nhiệm vụ khác nhau được phân chia trong một năm (hay trong thời gian huấn luyện và thi đấu). Cụ thể như sau:
2.2.1. Thời kỳ chuẩn bị cơ bản.
	Thời kỳ chuẩn bị cơ bản thường được kéo dài từ 2-3 tuần. Mục đích của thời kỳ này là tăng cường thể lực cho vận động viên một cách toàn diện, nhằm tạo cơ sở cho việc phát triển thể lực chuyên môn sau này.
	Thời kỳ này cũng sẽ tiến hành một số công việc khác như kiểm tra y học. Trong điều kiện cho phép sẽ tiến hành kết hợp giữa tập luyện và du lịch. Nhằm chuần bị tinh thần thoải mái cho vận động viên. Cũng là chuẩn bị các điều kiện cho thời kỳ tiếp theo.
2.2.2. Thời kỳ vào giải.
	Đây là thời kỳ chuẩn bị một cách đầy đủ, trực tiếp nhất cho các trận đấu sắp tới, tức là giai đoạn đầu giải. Thời kỳ này thường kéo dài từ 2-3 tuần, nhưng cũng phụ thuộc vào tình hình cụ thể của từng đội mà có thể rút ngắn hoặc tăng thêm thời kỳ huấn luyện.
Ví dụ: Nếu đội có nhiều thay đổi về cầu thủ mới; hoặc cần thay đổi chiến thuật, cách chơi về cơ bản, thì cần kéo dài sự tập luyện ở giai đoạn này hơn. Nếu đội có kỹ thuật, chiến thuật tương đối ổn định, nhưng thể lực lại kém thì thời kỳ này có thể rút ngắn và tăng thời gian ở thời kỳ chuẩn bị cơ bản.
	Mục đích của thời kỳ vào giải là phát triển thể lực chuyên môn tới mức 
cao nhất, nhằm đáp ứng những đòi hỏi của các trận thi đấu sắp tới, đồng thời ổn định về kỹ thuật, phục vụ chiến thuật chung của toàn đội. Thông qua phong cách chơi chung cho toàn đội mà hướng tới nâng cao trình độ điêu luyện cho từng vận động viên và cho từng nhóm chiến thuật của đội. Mặt khác đây cũng là thời kỳ bồi dưỡng cho vận động viên những kiến thức mới của bóng đá. Cũng như củng cố kiến thức chuyên môn, đặc biệt là việc hiểu biết và sử dụng luật bóng đá trong thi đấu.
2.2.3. Thời kỳ thi đấu
	Đây là thời kỳ mà hàng tuần có tới 2-3 trận đấu; do đó công tác huấn luyện trở nên phức tạp hơn. Đây cũng là thời kỳ mà mọi sự chuẩn bị trước đây về năng lực, trình độ của vận động viên, về sự thống nhất trong cách chơi của đội được thể hiện rõ ràng nhất. Đồng thời cũng là thời kỳ đua tranh về tài năng, sức lực, mưu trí của vận động viên. Đối với huấn luyện viên, thời kỳ này là căng thẳng, nặng nề nhất. 
	Mục đích của thời kỳ này là giữ vững những kết quả đã đạt được trong suốt quá trình chuẩn bị trước đây để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đồng thời tổ chức tập luyện hợp lý để đưa toàn đội tới phong độ hoàn chỉnh cao hơn nữa.
2.2.4.Thời kỳ chuyển tiếp.
	Tức là chuyển tiếp từ vòng thứ nhất sang các vòng sau nữa hay từ giải này, sang giải khác. Thông thường thời kỳ này kéo dài từ 1-2 tuần. Nếu đội có trình độ thấp thì cần kéo dài thời kỳ này hơn nữa.
Tỷ lệ khối lượng vận động của các thời kỳ huấn luyện theo số liệu thống kê của (N.N Yakoplep- liên xô) như sau: Thời kỳ thi đấu, vận động là 100% ; Thời kỳ chuẩn bị cơ bản là 80%. Riêng thời kỳ chuyển tiếp sẽ chia ra 3 giai đoạn: Giai đoạn đầu là 65-70%, phần tiếp theo 45-50%, phần cuối là 65-70%. Như vậy, sự chuyển tiếp là liên tục, không có yêu cầu tăng khối lượng, mà chủ yếu là giữ thể lực của vận động viên không bị giảm sút xuống dưới mức trung bình và “hồi phục” về tinh thân sau những ngày thi đấu căng thẳng. 
Biện pháp 3. Hướng dẫn học sinh một số chiến thuật trong bóng đá.
Chiến lược trong bóng đá là phương pháp tổ chức và sử dụng lực lượng của đội mình để đạt được mục đích cuối cùng trong một giải bóng đá. Chiến lược bao gồm đội hình chiến thuật và chiến thuật.
	Đội hình chiến thuật: Là hình thức tiến hành thi đấu với sự phân công nhiệm vụ chiến thuật nhất định cho từng cầu thủ.
	Chiến thuật: Là tổng hợp các phương pháp thi đấu bóng đá. Chiến thuật là một phần của chiến lược, nó phụ thuộc và phục vụ cho mục đích của chiến lược. Nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của chiến thuật là xác định những biện pháp, phương pháp và hình thức thi đấu phù hợp nhất với tình huống cụ thể của trận đấu và bảo đảm thành quả của chiến lược. Nếu chiến lược là mục đích cuối cùng thì chiến thuật giải quyết những nhiệm vụ trong từng trận đấu. 
	* Sự lựa chọn chiến thuật bóng đá phải dựa trên: 
- Khả năng kỹ thuật của các cầu thủ đội mình và đối phương.
- Thể lực, tầm vóc cả hai đội.
Luật bóng đá.
Nắm vững những điều kiện như: Thời tiết, chất lượng, kích thước sân bãi, vị trí chiến lược của trận đấu.
Tâm lý chiến thuật.
3.1. Chiến thuật trong bóng đá.
 	Đối với chiến thuật thì có 2 loại chính, đó là : Chiến thuật tấn công và chiến thuật phòng thủ.
3.2. Chiến thuật tấn công.
3.2.1. Chiến thuật cá nhân:
	Chiến thuật cá nhân là bộ phận tạo thành chiến thuật tập thể, vì vậy chiến thuật tập thể là tổng hợp hàng loạt chiến thuật cá nhân. Trong thi đấu các cầu thủ phải biết vận dụng tốt chiến thuật cá nhân nhằm hoàn thành một cách sáng tạo chiến thuật của toàn đội.
	Trong thi đấu, động tác chiến thuật cá nhân tương đối nhiều nhưng chủ yếu là: Chạy chỗ, dẫn bóng, qua người, sút và đánh đầu vào cầu môn đối phương.
Chiến thuật cá nhân chạy chỗ qua người.
3.2.2. Chiến thuật nhóm:
	Chiến thuật nhóm là phương pháp phối hợp chiến thuật cơ bản nhất, có tổ chức nhất giữa 2,3 cầu thủ trên sân. Chiến thuật nhóm thường được sử dụng nhất là chuyền bóng phối hợp 2 qua 1 hoặc 3 đánh 2.
3.2.3. Chiến thuật cố định:
	Là loại loại chiến thuật, chỉ sự cố định lúc bóng không di động như: Giao bóng, đá phạt từ cầu môn,phạt góc,ném biên,đá phạt trực tiếp,gián tiếp. Trong mỗi trận đấu trường hợp cố định thường xảy ra. Nếu đội nào có khả năng vận dụng tốt chiến thuật này thì có rất nhiều cơ hội làm bàn. Chính vì vậy nên chiến thuật cố định được các đội bóng chú ý. Nắm được và sử dụng tốt một vài chiến thuật cố là điều cần thiết đối với mỗi đội bóng.
3.2.4. Chiến thuật tấn công đồng đội.
	Được chia là hai loại đó là tấn công nhanh và tấn công trận địa. Chiến thuật tấn công nhanh và tấn công bằng trận địa là 2 bộ phận hữu cơ tạo thành chiến thuật tấn công đồng đội. Hai loại tấn công này vừa mẫu thuẫn vữa thống nhất với nhau. Chiến thuật tấn công nhanh là sản phẩm tất nhiên của sự phát triển cao về tố chất thân thể và sự hoàn thiện về kỹ thuật của môn bóng đá hiện nay và tương lai. Trong quá trình thi đấu, không nên bỏ lỡ thời cơ vận dụng chiến thuật tấn công nhanh. Nhưng trong thực tế thi đấu, không phải lúc nào cũng có thời cơ áp dụng được. Trong một trận đấu cơ hội để áp dụng chiến thuật tấn công nhanh không nhiều; Chiến thuật tấn công trận địa được áp dụng 
phổ biến hơn. Vì phòng ngự đối phương rất chú ý phòng thủ lối tấn công nhanh.
3.3. Chiến thuật phòng thủ.
Trong thi đấu, tấn công và phòng thủ được thay nhau tiến hành, mỗi cầu thủ trên sân đều phải có nhiệm vụ tấn công và phòng thủ. Theo nguyên tắc tấn công toàn diện, phòng thủ toàn diện nên trong lối tấn công có phòng thủ và trong phòng thủ có tấn công. Phòng thủ là quá trình nhằm duy trì thắng lợi, giữ cục diện trận đấu và tranh thủ tấn công.
3.3.1. Chiến thuật phòng thủ cá nhân.
	Chiến thuật phòng thủ cá nhân là sự hoạt động chính xác của mỗi cầu thủ trên sân, là cơ sở cấu tạo thành chiến thuật tập thể. Chiến thuật phòng thủ cá nhân gồm kèm người, đúng vị trí tranh và cướp bóng. Cần căn cứ vào tình hình cụ thể của bản thân, của đối phương ( Kỹ thuật, tốc độ, tố chất vân vân), đồng thời tùy theo địa điểm và thời gian mà vận dụng một cách hợp lý. Mỗi động tác chiến thuật cần phải phù hợp với sự phối hợp chiến thuật và yêu cầu của chiến thuật phòng thủ toàn đội.
3.3.2. Phối hợp chiến thuật phòng thủ nhóm:
	Sự phối hợp nhịp nhàng của 2,3 cầu thủ trong lúc phòng ngự gọi là phối hợp chiến thuật phòng thủ nhóm. Phòng thủ nhóm là một bộ phận tạo thành chiến thuật phòng thủ của toàn đội.Các cầu thủ muốn nắm quyền chủ động trong thi đấu thì phải đảm bảo tuyến phòng thủ luôn được kiên cố, nhằm đạt mục đích phòng giữ cầu môn và tìm cơ hội để tấn công đối phương. Muốn vậy giữa các cầu thủ phòng ngự phải tiến hành phối hợp “ bọc lót” cho nhau, thay đổi người kèm “ phối hợp tranh cướp bóng”
Phối hợp tranh cướp bóng phòng thủ theo nhóm
3.3.3. Chiến thuật cố định:
	Căn cứ vào sự phối hợp chiến thuật của toàn đội. Thông thường chúng ta sử dụng một số sự phối hợp phòng thủ sau:
Phối hợp phòng thủ lúc đối phương đang giao bóng.
Phối hợp phòng thủ lúc đối phương đá phạt góc.
Phối hợp phòng thủ lúc đối phương đá phạt.
Phối hợp phòng thủ lúc đối phương đá penanty.
Phối hợp phòng thủ lúc đối phương phát bóng từ cầu môn lên.
3.3.4. Chiến

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_chien_thuat_va_phuong_phap_huan_luyen_hoc_sinh_gioi_the.doc