SKKN Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học Thanh Sơn - Tĩnh Gia

SKKN Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học Thanh Sơn - Tĩnh Gia

Văn hóa là cái còn lại khi con người đã đi qua. Văn hóa quyết định sự ổn định của xã hội và có vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Người Trung Quốc có câu “Thập niên chi kế mạc như thụ mộc/ Bách niên chi kế mạc như thụ nhân” (Tính kế mười năm không gì hay hơn là trồng cây/ Mưu chuyện trăm năm không gì hay hơn là trồng người), còn Bác Hồ viết: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Cái gốc của văn hóa là giáo dục, gieo trồng và chăm sóc. Điều ấy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhà trường. Bởi lẽ, hơn bất kì một tổ chức nào khác, tính văn hóa là tính chất đặc thù của nhà trường. Điều này được xác định dựa trên những căn cứ sau: 1/ nhà trường là nơi bảo tồn và trao truyền các giá trị văn hóa nhân loại; 2/ nhà trường là nơi đào luyện những lớp người mới, những chủ nhân giữ gìn và sáng tạo văn hóa cho tương lai; 3/ nhà trường là nơi mà thầy và trò cùng tham gia vào các hoạt động chiếm lĩnh các mục tiêu văn hóa, dựa trên những cách thức, phương tiện văn hóa. Tất cả những hoạt động ấy vừa diễn ra trong môi trường văn hóa đại chúng, vừa có nét văn hóa mang bản sắc riêng phù hợp với mỗi địa phương, vùng miền.

 Có thể khẳng định rằng, động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố. Trong đó, văn hóa là một yếu tố nền tảng, động lực. Dù mang tính vô hình, là nội lực tinh thần nhưng nó có sức mạnh khích lệ rất lớn trong dạy và học, nâng cao trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng, xã hội. Văn hóa nhà trường giúp mỗi cán bộ, giáo viên thấy rõ mục tiêu, định hướng phát triển, bản chất công việc mình làm. Văn hóa nhà trường phù hợp, tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên góp phần xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh. Văn hóa nhà trường giúp giáo viên và học sinh xây dựng mối quan hệ thầy trò tốt đẹp, thân thiện. Quan trọng hơn, việc xây dựng văn hóa nhà trường sẽ tạo ra tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Mỗi cá nhân trong môi trường văn hóa vì thế đều tích cực phấn đấu vì những điều tốt đẹp. Rõ ràng, văn hóa là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo, đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học. Đây là điều quan trọng đối với hoạt động sư phạm, mà đối tượng là sự tương tác giữa người tri thức và con người, với môi trường xung quanh.

 

doc 24 trang thuychi01 2168914
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học Thanh Sơn - Tĩnh Gia", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. PHẦN MỞ ĐẦU
 1.1 Lí do chọn đề tài
 Văn hóa là cái còn lại khi con người đã đi qua. Văn hóa quyết định sự ổn định của xã hội và có vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội. Người Trung Quốc có câu “Thập niên chi kế mạc như thụ mộc/ Bách niên chi kế mạc như thụ nhân” (Tính kế mười năm không gì hay hơn là trồng cây/ Mưu chuyện trăm năm không gì hay hơn là trồng người), còn Bác Hồ viết: “ Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây/ Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Cái gốc của văn hóa là giáo dục, gieo trồng và chăm sóc. Điều ấy có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với nhà trường. Bởi lẽ, hơn bất kì một tổ chức nào khác, tính văn hóa là tính chất đặc thù của nhà trường. Điều này được xác định dựa trên những căn cứ sau: 1/ nhà trường là nơi bảo tồn và trao truyền các giá trị văn hóa nhân loại; 2/ nhà trường là nơi đào luyện những lớp người mới, những chủ nhân giữ gìn và sáng tạo văn hóa cho tương lai; 3/ nhà trường là nơi mà thầy và trò cùng tham gia vào các hoạt động chiếm lĩnh các mục tiêu văn hóa, dựa trên những cách thức, phương tiện văn hóa. Tất cả những hoạt động ấy vừa diễn ra trong môi trường văn hóa đại chúng, vừa có nét văn hóa mang bản sắc riêng phù hợp với mỗi địa phương, vùng miền. 
 Có thể khẳng định rằng, động lực sư phạm được tạo nên bởi nhiều yếu tố. Trong đó, văn hóa là một yếu tố nền tảng, động lực. Dù mang tính vô hình, là nội lực tinh thần nhưng nó có sức mạnh khích lệ rất lớn trong dạy và học, nâng cao trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng, xã hội. Văn hóa nhà trường giúp mỗi cán bộ, giáo viên thấy rõ mục tiêu, định hướng phát triển, bản chất công việc mình làm. Văn hóa nhà trường phù hợp, tạo ra các mối quan hệ tốt đẹp giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên góp phần xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh. Văn hóa nhà trường giúp giáo viên và học sinh xây dựng mối quan hệ thầy trò tốt đẹp, thân thiện. Quan trọng hơn, việc xây dựng văn hóa nhà trường sẽ tạo ra tạo ra một môi trường làm việc thoải mái, vui vẻ, lành mạnh. Mỗi cá nhân trong môi trường văn hóa vì thế đều tích cực phấn đấu vì những điều tốt đẹp. Rõ ràng, văn hóa là nền tảng tinh thần cho sự sáng tạo, đổi mới, nâng cao chất lượng dạy học. Đây là điều quan trọng đối với hoạt động sư phạm, mà đối tượng là sự tương tác giữa người tri thức và con người, với môi trường xung quanh. 
 Văn hóa nhà trường tích cực giúp cho người dạy, người học và những người xung quanh có cảm giác tự hào, hãnh diện vì mình được là thành viên của tổ chức nhà trường; được làm việc vì những mục tiêu cao cả. Muốn tạo động lực, dĩ nhiên văn hóa nhà trường cần phải khơi dậy, đánh thức những chân giá trị hữu ích cho con người và cuộc sống. Những giá trị ấy phải thực sự đáp ứng nhu cầu chính đáng của mọi người. Nó khác với những giá trị nhất thời, hoặc giá trị ảo. Nhiều người thường cho rằng, động lực đối với người thầy giáo hôm nay chỉ là đồng lương. Tuy nhiên, khi thu nhập đạt đến một mức nào đó đảm bảo cho cuộc sống, người lao động nói chung, nhà sư phạm nói riêng sẵn sàng đánh đổi giữa mức thu nhập cao lấy một mức thu nhập thấp hơn, với điều kiện giá trị của con người được tôn trọng, đề cao hơn. Nếu trao quyền tự chủ cho trường học, việc giáo viên chọn mức thu nhập thấp hơn để được làm việc trong một môi trường hòa đồng, thân thiện, thoải mái, được cống hiến, sáng tạo, được thừa nhận, tôn vinh sẽ xảy ra. Tất nhiên, chọn mức thu nhập cao và môi trường văn hóa cao thì hoàn toàn lý tưởng. Đây là mục tiêu phấn đấu mà những nhà quản lí hôm nay đang nỗ lực xây dựng.
 Đối với học sinh Tiểu học, các em đang ở lứa tuổi hình thành và phát triển nhân cách nên các giá trị, các hành vi ứng xử hàng ngày của thầy cô, bạn bè sẽ có tác động rất sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm và nhận thức của các em. Xây dựng văn hóa nhà trường sẽ tạo cho nhà trường một bản sắc riêng, một thương hiệu riêng, một tiếng nói riêng trong việc thực hiện vai trò, sứ mệnh nhà trường. 
 Xác định văn hóa là một lĩnh vực hàng đầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đảng ta khẳng định quyết tâm “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” (Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ V). Tiếp nữa, bước vào giai đoạn xây dựng đất nước trong giai đoạn hội nhập toàn cầu, Đảng ta nhấn mạnh: “Tiếp tục phát triển sâu rộng nâng cao chất lượng nền văn hóa tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực đời sống xã hội” (Văn kiện Đại hội lần thứ X). Trong bối cảnh thế giới có nhiều thay đổi, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt Nam tiếp tục công cuộc đổi mới toàn diện giáo dục, mở ra nhiều triển vọng phát triển giáo dục nói chung và giáo dục tiểu học nói riêng. Đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức với sự phát triển giáo dục đào tạo. Những thách thức, tồn tại trong giáo dục mà chúng ta cần phải quan tâm như: chất lượng giáo dục đạo đức ở một bộ phận học sinh còn hạn chế, việc xây dựng giá trị, chuẩn mực, niềm tin và hành vi ứng xử của các thành viên trong nhà trường chưa được quan tâm thích đáng và chưa thể hiện được nét riêng trong bản sắc văn hóa nhà trường so với các trường khác. Việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như cảnh quan, môi trường sư phạm một số nơi đầu tư cũng chưa thật sự đáp ứng nhu cầu. Trong bối cảnh ấy, việc xây dựng giá trị đạo đức, văn hóa, xây dựng hệ thống các giá trị của nhà trường là rất cần thiết.
 Với nhiệm vụ được phân công là Bí thư chi bộ, Phó hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn nhà trường, bản thân tôi thấy tâm huyết với vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường. Bằng kinh nghiệm ấp ủ, học tập và triển khai trong những năm học qua, tôi xin đưa ra những biện pháp xây dựng hệ thống giá trị lòng tin của học sinh, phụ huynh và mọi người. Chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học Thanh Sơn- Tĩnh Gia”, tôi hy vọng sẽ làm tốt nhiệm vụ giáo dục ở một vùng đất có truyền thống hiếu học, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề tài nhằm đề xuất một số biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường có tính khả thi, phù hợp với thực tế nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng quản lý nhà trường và giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh, phấn đấu xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia mức độ 2. Mặt khác, giúp học sinh có điều kiện học tập và rèn luyện tốt hơn, xây dựng được hệ thống giá trị, niềm tin trong nhà trường.
 1.3 Đối tượng nghiên cứu.
 Các biện pháp xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Tiểu học Thanh Sơn- Tĩnh Gia năm học 2016-2017.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 - Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
 - Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
 - Phương pháp thu thập thông tin, xử lí số liệu, tổng kết kinh nghiệm
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 2.1 Cơ sở lí luận. 
 Trước hết, nhìn văn hóa nhà trường dưới góc độ truyền thống, năm 1983, hai nhà nghiên cứu Schein và Deal và Peterson cho rằng : Văn hóa nhà trường là một tổ hợp bao gồm những tiêu chuẩn, quy phạm, giá trị, niềm tin, nghi lễ, những biểu tượng và sự kiện đã tạo nên “ nét riêng” của nhà trường. Tiếp tục hướng nghiên cứu này, năm 1995, hai nhà nghiên cứu Stolp và Smith viết: Văn hóa nhà trường có thể được định nghĩa như là các kiểu ý nghĩa được lưu truyền theo lịch sử. Nó bao gồm những chuẩn mực, giá trị, niềm tin, các lễ hội, các lễ nghi, những câu chuyện thần thoại và được hiểu theo các mức độ khác nhau bởi các thành viên trong cộng đồng nhà trường. Hệ thống ý nghĩa này định hướng suy nghĩ của mọi người và cách họ hành xử hoặc văn hóa nhà trường phổ thông được hiểu là tập hợp các nguyên tắc, giá trị và niềm tin, nghi thức và nghi lễ, các biểu tượng và câu chuyện hay giai thoại tạo nên cái “tôi” của nhà trường và định hướng các thành viên trong nhà trường cùng làm việc. Cùng hướng nghiên cứu này, năm 1993, Banks cho rằng : Nhà trường là một hệ thống xã hội có văn hóa riêng của mình. Văn hóa đó bao gồm “các quy phạm, cơ cấu xã hội, niềm tin, giá trị và mục tiêu”
 Tiếp nữa, vào năm 1993, nhìn văn hóa nhà trường dựa trên nguyên tắc ứng xử, hai nhà nghiên cứu Deal và Bower đưa ra một cách hiểu khác về văn hóa nhà trường: Văn hóa nhà trường phổ thông là cách để các thành viên trong nhà trường làm việc với nhau. Năm 2004, Tableman nhìn văn hóa nhà trường dưới góc độ giá trị và niềm tin và sự đồng thuận trong việc thực hiện giáo dục nhân cách con người, ông viết: Văn hóa nhà trường phảm ảnh các ý tưởng được chia sẻ về các nhất trí cơ bản, về các giá trị và niềm tin và các hiện thực văn hóa tạo nên sự đồng nhất của nhà trường và là chuẩn cho hành vi mong đợi.
 Có thể hiểu một cách tổng quát: Văn hóa nhà trường là nhất trí cơ bản, niềm tin và các giá trị được chia sẻ tạo nên cái tôi và cách làm việc của nhà trường, cũng như định hướng cách cư xử giữa các thành viên của nhà trường với nhau, được phản ánh qua các hiện thực văn hóa.
 Trong đó, các nhất trí cơ bản chính là cái mà tất cả thành viên của nhà trường 
đều thừa nhận hay nhất trí khi làm việc với nhau; niềm tin được tạo nên từ các nhất trí cơ bản và chính là tiền đề được cho là đúng để định hướng hành vi; giá trị được tạo nên từ các nhất trí cơ bản và niềm tin. Đó chính là những cái được cho là quan trọng, hay ý thức về việc cần phải làm để tạo nên các nguyên tắc ứng xử. Nói cách khác, hành vi và cái tôi chính là tính đồng nhất hay duy nhất của nhà trường giúp phân biệt giữa trường này với trường khác. Văn hóa nhà trường được hình thành, phát triển trong quá trình xây dựng nhà trường và thường được thể hiện thông qua các hiện thực văn hóa như : biểu tượng, nghi thức, nghi lễ, các câu chuyện, giai thoại, ngôn ngữ, trang phục, hay mẫu hành vi, cách ứng xử được sử dụng trong nhà trường.
 Các giá trị và chuẩn mực này phải tương đối bền vững, nghĩa là phải qua trải nghiệm và thử thách của thời gian, phải biến thành niềm tin trong hành động của mọi thành viên và trở thành biểu tượng trong từng mặt hoạt động của nhà trường. Do đó, văn hóa nhà trường là sự thể hiện bản sắc tập thể, thông qua đó mà các thành viên của nhà trường được kết nối với nhau để phấn đấu cho mục tiêu chung, trách nhiệm chung.
 2.2. Thực trạng việc xây dựng văn hóa nhà trường ở Trường Tiểu học Thanh Sơn 
 2.2.1. Đặc điểm tình hình địa phương.
 Thanh Sơn là một xã thuần nông nằm về phía tây bắc huyện Tĩnh Gia, cách trung tâm huyện khoảng 18 km. Đời sống của đại bộ phận người dân tương đối ổn định do ngoài sản xuất nông nghiệp nhiều hộ phát triển kinh doanh buôn bán nhỏ, chăn nuôi. Nhất là từ khi khu công nghiệp ở huyện Tĩnh Gia phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương nên đời sống của nhân dân được nâng lên. Thanh Sơn còn là một địa phương có truyền thống hiếu học. Trường Tiểu học là một trong hai trường ra đời đầu tiên (cùng với trường Tiểu học Hải Yến) của huyện Tĩnh Gia. Đặc biệt các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương luôn quan tâm tới giáo dục. Đa số phụ huynh đều chăm lo tới việc học hành của con em. Hằng năm, số lượng học sinh giỏi các cấp, học sinh đậu vào đại học cao. Tình hình an ninh trật tự ổn định, không có học sinh trên địa bàn mắc vào các tệ nạn xã hội.
 Bên cạnh những thuận lợi, tình hình giáo dục ở Thanh Sơn vẫn gặp không ít khó khăn như: một bộ phận nhân dân có đời sống khó khăn như thôn Phượng Áng (Vùng Công giáo) do nhiều gia đình đông con nên việc chăm lo cho con em chưa thật sự chu đáo, hay ở thôn Thanh Trung, nhiều phụ huynh đi làm ăn xa nhà, để con em ở nhà với ông bà. Chính vì vậy, việc học tập và giáo dục các em học sinh ít nhiều bị ảnh hưởng.
 2.2.2. Khái quát tình hình nhà trường.
 Trước hết, là trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1, trường Tiểu học Thanh Sơn luôn duy trì và củng cố các tiêu chuẩn theo qui định.Trong những năm học qua, nhà trường đã có những chuyển biến rõ nét, đặc biệt là cảnh quan khuôn viên trường lớp ngày càng khang trang Xanh – Sạch – Đẹp với hệ thống cơ sở vật chất tương đối đầy đủ phục vụ cho công tác dạy và học. Mạng lưới trường lớp được qui hoạch ổn định, cơ sở vật chất hàng năm được nâng cấp theo hướng kiên cố hoá. 
 Chất lượng giáo dục trong những năm gần đây từng bước được nâng cao. Nhà trường thực hiện dạy đủ, dạy đúng các môn học theo qui định. thực hiện nghiêm túc chương trình đổi mới phương pháp dạy học. Chú trọng giáo dục các mặt chất lượng giáo dục đại trà và chất lượng mũi nhọn, đổi mới cách học theo phương pháp tích cực, học sinh tự phát huy tính tích cực và sáng tạo trong học tập. Thường xuyên tổ chức tốt các hoạt động bổ trợ khác, các cuộc thi, các đợt vận động do ngành tổ chức nhằm góp phần vào việc giáo dục học sinh phát triển 
toàn diện. 
 Đội ngũ giáo viên nhà trường đã dần được ổn định về số lượng và chất lượng. 
Năm học
Số cán bộ GV
GV đạt chuẩn 
 %)
GV trên 
chuẩn (%)
Số SKKN được công nhận
GV giỏi
Huyện
Tỉnh
Huyện
Tỉnh
2014- 2015
26
100
73,9
1
1
2015- 2016
26
100
73,9
4
1
1
2016-2017
25
100
96
 Tổng hợp chất lượng giáo dục 3 năm gần đây:
 Đánh giá theo thông tư 32
Năm học
Hạnh kiểm
Văn hoá đại trà
Số học sinh giỏi
HSHTCTTH
THĐĐ
CĐĐ
G
K
TB
Y
Trường
Huyện
Tỉnh
2013- 2014
558
0
102
233
210
13
102
32
3
116
 Đánh giá theo thông tư 30
Năm học
Phẩm chất
Năng lực
Kiến thức, kĩ năng
Học sinh được khen thưởng
HSHTCTTH
Đạt
Đạt
Hoàn thành
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2014-2015
538
100
528
98,1
528
98,1
358
93
2015-2016
558
100
550
98,2
550
98,2
387
112
 Bên cạnh những thành tích đã đạt được, nhà trường vẫn còn có đối mặt với những khó khăn nhất định như: Chất lượng đội ngũ: Trình độ chuyên môn chưa đồng đều, việc đổi mới phương pháp dạy học của số ít giáo viên thực hiện chưa được hiệu quả, giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện còn thấp. Một bộ phận học sinh phải tự lập khi bố mẹ đi làm ăn ở xa, hoặc bố mẹ mải làm ăn không có thời gian quan tâm đến các em (thôn Thanh Trung). Một bộ phận học sinh điều kiện kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng đến việc học tập của các em (thôn Phượng Áng). 
 Về cơ sở vật chất, nhà trường vẫn còn thiếu các phòng chức năng theo yêu cầu. 
 2.2.3. Thực trạng các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học Thanh Sơn trong những năm qua. 
 Trong những năm qua, nhà trường cũng đã tạo ra được những giá trị cốt lõi trong văn hóa nhà trường, mà nổi bật trong đó là: đoàn kết, sáng tạo, chất lượng, tự tin, thân thiện. Tuy nhiên, nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng văn hóa nhà trường đó là: 1/ Việc xác định các thành tố cấu thành trong văn hóa nhà trường còn lúng túng; 2/ Nhận thức của một bộ phận cán bộ giáo viên, nhân viên về việc xây dựng giá trị cốt lõi trong văn hóa nhà trường có những lúc chưa đúng đắn; 3/ Các giá trị văn hóa có nhiều giá trị đã có, có nhiều giá trị đang được xây dựng và phát triển nhưng chưa được mọi người thừa nhận và xem như đó là mục tiêu cần được quan tâm, chú ý xây dựng và phát triển hàng ngày; 4/ Một bộ phận nhỏ cán bộ giáo viên nhân viên có biểu hiện thiếu tinh thần trách nhiệm (xuất hiện sức ì, không muốn phấn đấu, không quan tâm đến chất lượng hiệu quả công việc, hay quan tâm đến quyền lợi cá nhân, so bì) khó tiếp nhận cái mới, ngôn ngữ, trang phục không phù hợp với môi trường công tác; 5/ Việc bổ sung cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó khăn do thiếu về nguồn lực tài chính. Nhà trường còn thiếu phòng làm việc của Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng và các phòng chức năng khác.
 Những khó khăn trên đây có tác động không nhỏ trong quá trình xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học Thanh Sơn. Vấn đề đặt ra là phải tìm ra những biện pháp phù hợp với điều kiện nhà trường để có thể xây dựng văn hóa nhà trường phát triển hiệu quả. Xây dựng được hệ giá trị cốt lõi để khẳng định được vị trí và thương hiệu của nhà trường.
 2.3. Các biện pháp thực hiện
 2.3.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, hiệu quả quản lý của Ban Giám hiệu trong việc thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà trường văn hoá.
 Đây là giải pháp có tính chất quyết định tới việc nâng cao chất lượng và hiệu quả xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học Thanh Sơn trong giai đoạn hiện nay. Xây dựng văn hóa nhà trường nhằm đáp ứng những nhu cầu văn hoá, giáo dục học sinh, góp phần hình thành và hoàn thiện nhân cách của học sinh. Xây dựng văn hóa nhà trường tốt đẹp cần thiết có sự chỉ đạo và tham gia của các cấp uỷ Đảng, sự quản lý của Ban giám hiệu Nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ.
 Trên thực tế, hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường ở trường Tiểu học Thanh Sơn trong những năm qua đã cho thấy sự lãnh đạo, chỉ đạo của chi bộ Đảng và quản lý của Ban giám hiệu có vai trò đặc biệt quan trọng, mang tính chất quyết định.
 a.Đối với Chi bộ nhà trường:
 - Phối hợp cùng với chính quyền tổ chức học tập, quán triệt các chủ trương nghị quyết của Đảng, chế độ chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội qui, qui định của ngành, của nhà trường, địa phương về giáo dục. Từ đó, cần nhận thức đầy đủ về vai trò của văn hoá và xây dựng văn hóa nhà trường trong thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước. Khắc phục cái nhìn phiến diện về xây dựng văn hóa nhà trường, coi xây dựng văn hóa nhà trường đơn thuần chỉ là các hoạt động mang tính chất bề nổi, không quan tâm đến chiều sâu.
 - Chỉ đạo cho Ban giám hiệu và Ban chấp hành Công đoàn phối hợp triển khai và hướng dẫn Ban chỉ đạo nhà trường vận động Cán bộ giáo viên, nhân viên trong cơ quan đăng ký xây dựng đơn vị có đời sống Văn hóa cấp Tỉnh.
 - Chỉ đạo thành lập ban vận động xây dựng trường học có đời sống văn hóa tốt năm học 2014- 2015, 2015 - 2016, 2016 - 2017
 Kinh nghiệm cho thấy, ở cơ sở nào có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp uỷ Đảng, có sự đi sâu, đi sát trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra, đánh giá các phong trào, các hoạt động thì ở đó hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường có sự chuyển biến tốt. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi ở cơ sở nào vai trò lãnh đạo, sự chỉ đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước được thực hiện tốt thì từ việc hoạch định chương trình, kế hoạch hoạt động đến việc tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện xây dựng văn hóa nhà trường đều đạt kết quả cao.
 b.Đối với Ban giám hiệu nhà trường :
 Thực hiện hình thức tuyên truyền, nhằm giáo dục cho cán bộ giáo viên, học sinh trong nhà trường về xây dựng nếp sống văn minh, đời sống văn hóa trong nhà trường, tham mưu với phụ huynh trồng mới thêm nhiều cây xanh, tạo cảnh quan môi trường luôn xanh - sạch - đẹp.
 Vận động 100% Cán bộ giáo viên, nhân viên đăng ký xây dựng đơn vị có đời sống văn hóa tốt và thực hiện có hiệu quả phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Cổng trường em sạch đẹp - an toàn”.
 Vận động các em học sinh biết chăm sóc sức khỏe, giữ gìn vệ sinh chung và cá nhân, bảo vệ sinh môi trường - xanh – sạch - đẹp. Tổ chức 100% khám sức khỏe ban đầu cho học sinh và tuyên truyền phòng bệnh học đường, các bệnh truyền nhiễm khác.
 c. Đối với Ban chấp hành Công đoàn :
 Phối hợp tổ chức tốt các hoạt động văn hóa văn nghệ; thể dục thể thao. Thông qua các hoạt động này nhằm xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, ngăn ngừa và phòng chống có hiệu quả các tệ nạn xã hội xâm nhập vào trường; hoàn thành tốt các chỉ tiêu thi đua Nghị quyết Đại hội chi bộ, Đại hội Công đoàn và Hội nghị cán bộ - công chức từng nhiệm kỳ đề ra.
 Luôn có sự phối hợp chặt chẽ, đầy trách nhiệm, tất cả vì sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo ở trường; chung vai gánh vác, chia sẻ trách nhiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho mỗi cá nhân phát triển.
 Vận động 100% Đoàn viên công đoàn trong đơn vị đăng ký xây dựng đơn vị có đời sống văn hóa tốt và vận động mỗi đoàn viên công đoàn là hạt nhân tích cực hưởng ứng thực hiện xây dựng đời sống văn hóa ở nhà trường. Chỉ đạo toàn thể đoàn viên đăng ký thực hiện các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa gắn liền với cuộc vận động “Dân chủ - kỷ cương - tình thương - trách nhiệm”
 2.3.2. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên và học sinh về tầm quan trọng của công tác xây dựng văn hoá nhà trường.
 Mục đích của việc làm trên là làm cho cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh thấy rõ vai trò ý nghĩa tốt đẹp, tầm quan trọng của công tác xây dựng văn hóa nhà t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_van_hoa_nha_truong_o_truong_t.doc