SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian ở trường tiểu học

SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian ở trường tiểu học

Như chúng ta đã biết, bên cạnh hoạt động chủ đạo của của học sinh tiểu học là học tập, thì hoạt động vui chơi cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của các em. Các em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà còn có nhu cầu vui chơi, giải trí. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với học sinh tiểu học và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa.

 Nhắc đến trò chơi dân gian thì ai trong số chúng ta chắc cũng không thể nào quên những trò chơi đơn giản mà vô cùng lý thú đối với tuổi thơ như: cướp cờ, chơi ô ăn quan, kéo co, chơi chuyền, bịt mắt bắt dê .Vậy trò chơi dân gian bắt nguồn từ đâu? Khi tham gia chơi có tác dụng ra sao? Đây là những câu hỏi mà nhiều người tham gia trò chơi đều muốn có câu trả lời.

Trò chơi dân gian là một nét sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng, trò chơi dân gian xưa được xem như là hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một di sản văn hoá dân tộc.

 Trong hoàn cảnh công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, học sinh hầu hết bị lôi cuốn với những trò chơi điện tử, các đồ chơi bạo lực trên mạng. chính điều đó đã và đang làm cho các trò chơi dân gian có phần bị mai một, lãng quên. Vì vậy, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học đã tạo điều kiện cho các em được tham gia nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống cho dân tộc Việt Nam.

 Trong trường học sau những giờ học căng thẳng, các em được chơi các trò chơi dân gian bổ ích sẽ tạo nên hứng thú cho những giờ học tiếp theo. Thông qua hoạt động tiếp cận của học sinh khi chơi trò chơi dân gian thì chính các em là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hoá dân tộc ở lứa tuổi quan trọng nhất hình thành văn hoá dân tộc.

 

doc 19 trang thuychi01 6240
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GD&ĐT TP THANH HÓA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ KINH NGHIỆM
NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHI TỔ CHỨC
CÁC TRÒ CHƠI DÂN GIAN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
Người thực hiện: Đỗ Thị Loan
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường TH Quảng Hưng
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): HĐNG
THANH HOÁ NĂM 2017
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU .1
 1.1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:................................................................ 1
 1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: .......................................................2
 1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: .........................................................2
 1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: ....................................................2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN .......................................................................2
 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN: ...........................................................................2
 2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: ......................................................3
 2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: ..........................4
 2.4 HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN: ......................................................13
3. KẾT LUẬN -KIẾN NGHỊ .....................................................................14
 3.1. KẾT LUẬN: ....................................................................................14
 3.2. NHỮNG KIẾN NGHỊ:.................................................................. 15
 1. MỞ ĐẦU
LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Như chúng ta đã biết, bên cạnh hoạt động chủ đạo của của học sinh tiểu học là học tập, thì hoạt động vui chơi cũng rất quan trọng đối với sự phát triển của các em. Các em không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà còn có nhu cầu vui chơi, giải trí. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với học sinh tiểu học và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. 
 Nhắc đến trò chơi dân gian thì ai trong số chúng ta chắc cũng không thể nào quên những trò chơi đơn giản mà vô cùng lý thú đối với tuổi thơ như: cướp cờ, chơi ô ăn quan, kéo co, chơi chuyền, bịt mắt bắt dê.Vậy trò chơi dân gian bắt nguồn từ đâu? Khi tham gia chơi có tác dụng ra sao? Đây là những câu hỏi mà nhiều người tham gia trò chơi đều muốn có câu trả lời.
Trò chơi dân gian là một nét sinh hoạt văn hóa do nhân dân sáng tạo trong quá trình lao động, sản xuất và được lưu truyền tự nhiên, rộng rãi trong cộng đồng, trò chơi dân gian xưa được xem như là hình thức giáo dục đơn giản, giúp hình thành nhân cách cũng như phát triển thể chất cho trẻ nhỏ. Trò chơi dân gian được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một di sản văn hoá dân tộc.
 Trong hoàn cảnh công nghệ thông tin bùng nổ như hiện nay, học sinh hầu hết bị lôi cuốn với những trò chơi điện tử, các đồ chơi bạo lực trên mạng. chính điều đó đã và đang làm cho các trò chơi dân gian có phần bị mai một, lãng quên. Vì vậy, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học đã tạo điều kiện cho các em được tham gia nhiều hoạt động vui chơi lành mạnh, góp phần gìn giữ nét văn hóa truyền thống cho dân tộc Việt Nam.
 Trong trường học sau những giờ học căng thẳng, các em được chơi các trò chơi dân gian bổ ích sẽ tạo nên hứng thú cho những giờ học tiếp theo. Thông qua hoạt động tiếp cận của học sinh khi chơi trò chơi dân gian thì chính các em là những người nuôi dưỡng và phổ biến văn hoá dân tộc ở lứa tuổi quan trọng nhất hình thành văn hoá dân tộc. 
 Chính vì vậy, việc đưa và tổ chức trò chơi dân gian trong trường học là phù 
hợp và cần thiết. Vì nó không chỉ là một giải trí đơn thuần mà thông qua việc chơi cũng đã góp phần vào việc giáo dục có hiệu quả, giúp học sinh tăng cường sức khoẻ, phát triển giao tiếp, bình đẳng giới, hình thành nhân cách con người Việt Nam ở các em và trong toàn xã hội. 
 Vậy tổ chức cho các em chơi trò chơi dân gian như thế nào là phù hợp mà mang lại hiệu quả cao? Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm nhằm nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian ở trường tiểu học” làm đề tài nghiên cứu.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Dựa trên nghiên cứu về lí luận và thực tiễn về trò chơi dân gian trong nhà trường Tiểu học, đề tài đề xuất những giải pháp phù hợp dể đưa trò chơi dân gian vào các hoạt động vui chơi của học sinh Tiểu học, trên cơ sở đó từng bước nâng cao chất lượng hoạt động vui chơi của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Giải pháp nâng cao hiệu quả khi tổ chức các trò chơi dân gian vào nhà trường Tiểu học
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
-Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin	
- Phương pháp thống kê, phân tích số liệu, xử lí số liệu
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
 Đối với trẻ thơ, trò chơi dân gian là một trong những yếu tố hình thành nên bản sắc văn hoá dân tộc, là nguồn sữa nuôi dưỡng thế giới tinh thần, là nhịp cầu nối tâm thức các em với mọi bài học về cuộc sống xã hội bởi vì nó có sức hấp dẫn, lôi cuốn mạnh mẽ nhất đối với các em. Tổ chức cho các em chơi các trò chơi dân gian là phương tiện giúp các em phát triển tình cảm, đạo đức, tình đoàn kết, mở rộng nhận thức, tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, qua đó góp phần giáo dục các em về truyền thống văn hoá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
 Trò chơi dân gian cũng là một di sản quý báu của dân tộc. Nó được kết thành từ quá trình lao động và sinh hoạt, trong đó tích tụ cả trí tuệ và niềm vui cuộc sống của bao thế hệ người Việt xưa. Đặt biệt đối với trẻ em, trò chơi dân gian với những chức năng đặc biệt của nó đã mang lại cho thế giới trẻ thơ nhiều điều thú vị, bổ ích.
 Trò chơi đặc biệt là trò chơi dân gian là một hoạt động thu hút được thiếu nhi, bởi tính hấp dẫn của nó. Với đặc điểm tâm lí của trẻ em là hiếu động, thích cái mới, cái hấp dẫn, ham chơi, khi tổ chức các hoạt động cho thiếu nhi Phụ trách Đội không thể không đưa nội dung trò chơi vào nội dung hoạt động của liên đội, chi đội.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
Hiện nay, ngoài giờ học, một số học sinh thường chơi game, nghe nhạc, xem ti vi ...có nhiều em quá mê game nên quên cả học, quên ăn uống. Ngồi chơi và xem ti vi lâu quá sẽ ảnh hưởng đến đôi mắt và cột sống. Có em nhỏ tuổi đã bị béo phì vì ăn nhiều chất mà thiếu vận động, có em mới học lớp 1 đã đeo cặp kính cận dày, đi lệch vai, vẹo cột sống... 
 Vì vậy trò chơi dân gian giúp cho các em rèn luyện thể chất, sự khéo léo, trở nên nhanh nhẹn hoạt bát, tạo sự hoà đồng, thân thiện, đoàn kết... Những phút vui chơi thoải mái, lành mạnh sẽ giúp các em thêm hào hứng để học tập và sống hồn nhiên hơn. Hơn nữa, việc vui chơi lành mạnh còn tạo ra nhiều đức tính tốt đẹp, hạn chế những tật xấu, đồng thời rèn luyện thể chất và tâm hồn các em theo chiều hướng tốt hơn.
     Để văn hóa truyền thống thấm dần vào tâm hồn trẻ thơ, không có cách nào hay hơn là áp dụng trò chơi dân gian vào trường học. Sự kết hợp giữa các trò chơi dân gian, trò chơi có tính trí tuệ trong giải toán tuổi thơ, trò chơi có tính ứng xử trên cơ sở “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” sẽ giúp các em được ôn luyện, trau dồi thêm kiến thức về lịch sử dân tộc, văn hóa dân gian
 Ở Trường Tiểu học Quảng Hưng hiện nay, Học sinh đa phần là con em làm công nhân, nông nghiệp, các em ít được tham gia các hoạt động ngoại khóa, ít được đi tham quan đó đây, khả năng giao tiếp còn hạn chế nên rất khó khăn cho việc học tập và tham gia các hoạt động tập thể.Thêm vào đó trò chơi dân gian là những trò chơi đôi khi còn xa lạ với các em chỉ một số trò chơi dân gian gắn với cuộc sống và được các anh chị lớp trên hay chơi truyền lại mà các em biết. Chẳng hạn như: kéo co, chơi chuyền còn các trò chơi dân gian khác gắn với các bài Đồng giao thì các em ít được tiếp xúc. Có khi các em có biết nhưng lời hát do “ Tam sao thất bản” nên đã bị thay đổi và sai lệch so với bản chính rất nhiều làm cho ý nghĩa của nó cũng bị thay đổi theo.. Chính vì vậy việc lôi kéo các em vào tham gia các trò chơi cũng gặp không ít khó khăn.
 Theo khảo sát đầu năm học 2016 – 2017: Khi tôi tổ chức một số trò chơi cho 30 học sinh lớp 3C tại Trường TH Quảng Hưng, thu được kết quả như sau: 
Số học sinh không thích tham gia trò chơi dân gian là
Số học sinh ham thích trò chơi dân gian là
Số học sinh hiểu biết về trò chơi dân gian là 
Số học sinh tự dạn, tự tin khi tham gia là 
Số học sinh biết tự tổ chức trò chơi là
Số học sinh sáng tạo khi chơi trò chơi là
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
 20
66,7%
10
33,3%
3
10%
15
50%
7
23,4%
5
16,6%
Tôi nhận thấy rằng với tỷ lệ này là rất thấp nên tôi cần phải tìm ra các giải pháp để các em ham thích và tham gia trò chơi hiệu quả hơn. 
2.3. CÁC GIẢI PHÁP VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
2.3.1. Sưu tầm và chọn lọc các trò chơi phù hợp với học sinh, bố trí thời gian, không gian hợp lí:
 Sau khi nghiên cứu các dạng trò chơi dân gian thông dụng, hiện nay các trường tiểu học thường tổ chức cho các em chơi, mặt khác dựa vào đặc trưng của trò chơi ta có thể phân các trò chơi dân gian vào 4 nhóm chính sau:
 Nhóm 1: Trò chơi luyện tinh mắt dẻo chân như: Trồng nụ trồng hoa, nhảy lò cò, nhảy dây, đá cầu, bắn bi, nu na nu nống, 
Đây là những trò chơi vận động nên phải bố trí không gian và thời gian phù hợp để nâng cao hiệu quả cho trò chơi.
Một số lưu ý về không gian và thời gian:
+ Về không gian: Cần lựa chọn không gian rộng, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, an toàn để tổ chức cho các em tham gia chơi. 
+ Về thời gian: Tổ chức đều trong tất cả các tháng trong năm, vào các buổi hoạt động người giờ, các hoạt động tập thể, các ngày lễ như: khai giảng, chào mừng 26/3, 15/ 5
 Nhóm 2 : Trò chơi luyện sự phán đoán tính toán chính xác: Ô ăn quan, cờ gánh, chơi chuyền.
Đây là những trò chơi sự phán đoán tính toán chính xác nên không gian và thời gian chuẩn bị như sau:
 +Về không gian: không cần không gian rộng mà chỉ cần những khoảng không gian nhỏ hẹp như: trong lớp, ngoài hè của phòng hoc miễn sao sạch sẽ hợp vệ sinh là có thể tổ chức cho các em chơi được
 + Về thời gian: Tổ chức cho các em trong tất cả các tháng trong năm, vào các buổi hoạt động người giờ, các hoạt động tập thể, các ngày lễ như: khai giảng, chào mừng 26/3, 15/ 5, những buổi ra chơi, sinh hoạt ngoại khóa
 Học sinh trường TH Quảng Hưng đang chơi trò chơi : Chơi ô ăn quan
Nhóm 3: Trò chơi phát hiện sự nhanh nhẹn, khéo léo, rèn sức khỏe, phát huy tinh thần tập thể: Kéo co, rồng rắn lên mây, cướp cờ, mèo đuổi chuột. 
 Học sinh trường TH Quảng Hưng đang chơi trò chơi: Mèo đuổi chuột
 Đây là những trò chơi vận động nên phải bố trí không gian và thời gian phù hợp để nâng cao hiệu quả cho trò chơi.
 + Về không gian: Cần lựa chọn không gian rộng, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, an toàn để tổ chức cho các em tham gia chơi
 + Về thời gian: Tổ chức đều trong tất cả các tháng trong năm, vào các buổi hoạt động người giờ, các hoạt động tập thể, các ngày lễ như: khai giảng, chào mừng 26/3 
Nhóm 4: Trò chơi rèn luyện sự phán đoán thính tai: Bịt mắt bắt dê, bỏ khăn, bịt mắt đánh trống 
Học sinh trường TH Quảng Hưng đangchơi trò chơi: Bịt mắt bắt dê
Đây là những trò chơi vận động nên phải bố trí không gian và thời gian phù hợp để nâng cao hiệu quả cho trò chơi. 
+Về không gian: Cần lựa chọn không gian rộng, thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ, an toàn để tổ chức cho các em tham gia chơi.
 + Về thời gian: Tổ chức đều trong tất cả các tháng trong năm, vào các buổi hoạt động người giờ, các hoạt động tập thể, các ngày lễ như: khai giảng, chào mừng 26/3
 Tóm lại: Mỗi trò chơi đều đem lại cho các em niềm vui, sự phấn khích khác nhau. Mỗi một trò chơi đều rèn cho các em một đức tính riêng phù hợp với từng trò chơi đó. Tuy vậy, khi tham gia trò chơi cần phải phù hợp với không gian và thời gian thì mới phát huy được tác dụng của nó
2.3.2. Phải đảm bảo các nguyên tắc khi tổ chức trò chơi dân gian 
- Nguyên tắc 1: Học sinh nắm và hiểu rõ tên, yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi.
+ Tên trò chơi có tác dụng gây hứng thú cho học sinh khi chơi: vì vậy phải đảm bảo tất cả học sinh phải nắm được tên trò chơi.
+ Đối với trò chơi có tác dụng định hướng quá trình tổ chức, các em phải nắm chắc yêu cầu mới có thể tham gia chơi tích cực và phù hợp.
+ Nội dung trò chơi giúp cho học sinh biết cần làm gì trong khi chơi.
+ Cách thức tổ chức trò chơi giúp cho học sinh cần phải làm thế nào trong khi chơi. 
- Nguyên tắc 2: Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trong quá trình tổ chức chơi.
Tùy vào điều kiện từng nơi để chúng ta tổ chức sao cho phù hợp, đối với học sinh trường TH Quảng Hưng do các em còn rụt rè nên tôi tổ chức như sau:
- Giáo viên chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi. Tổ chức vài lần yêu cầu HS chú ý sau đó để học sinh tự tổ chức trò chơi.
Nếu Học sinh thực hiện được ta có thể tổ chức như sau:
- Giáo viên chọn và hướng dẫn trò chơi, còn học sinh tự tổ chức trò chơi.
- Giáo viên chọn trò chơi, còn học sinh tự nghiên cứu và tự tổ chức trò chơi.
Tổ chức theo cách nào không quan trọng miễn sao chúng ta lôi cuốn được nhiều em vào tham gia và tham gia trò chơi thật hiệu quả là được.
- Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi được tự nhiên, không gò ép. 
Khi tổ chức các trò chơi tôi thường giúp học sinh tham gia một cách tự nhiên, không gò ép, các em được vui chơi thoải mái.
Ngoài ra khi tổ chức chúng ta cần tổ chức luân phiên trò chơi một cách hợp lí, thay đổi trò chơi để các em không bị nhàm chán. 
Thêm vào đó vào những thời gian thích hợp chúng ta tổ chức cho các em thi đua có thưởng giữa các đội các lớp với nhau, để chúng ta có thể nhận xét đánh giá cụ thể từng các nhân, tập thể nhằm gây hứng thú cho các em tham gia nhiệt 
tình khi chơi.
2.3.3. Giáo viên hãy tham gia chơi cùng trẻ:
- Là một giáo viên trong dạy học cũng như các hoạt động khác để hiểu được tâm tư nguyện vọng của trẻ hãy yêu trẻ và đặt mình vào cương vị của trẻ. Đặc biệt là khi tổ chức trò chơi, nếu không tham gia cùng trẻ vô tình chúng ta đang tạo một khoảng cách với trẻ, như vậy sẽ rất khó khăn trong việc lôi cuốn trẻ vào trò chơi. 
- Trong trò chơi, người quản trò rất quan trọng, cuộc chơi có hào hứng hấp dẫn hay không là nhờ sự khéo léo, linh hoạt nhạy bén của người quản trò.
- Trong quá trình tổ chức trò chơi cho học sinh, bản thân chúng ta phải luôn gần gũi, động viên, vui vẻ cởi mở tạo không khí vui tươi hào hứng bằng dáng vẻ hài hước, dí dỏm, hấp dẫn gây tiếng cười làm cho học sinh cảm thấy thoải mái và sảng khoái trong khi chơi. Qua đó, học sinh mạnh dạn, tự tin hơn, sẵn sàng bày tỏ nguyện vọng của mình với giáo viên và tự khẳng định mình trong tập thể.
2.3.4. Chuẩn bị tốt các bài đồng dao tập cho học sinh để phục vụ cho trò chơi ( Đối với những trò chơi có bài Đồng dao):
Một phần không thể thiếu trong một số không ít trò chơi dân gian là các bài vè, các bài Đồng dao lồng vào khi chơi.Vì vậy, để tổ chức tốt trò chơi cho học sinh chúng ta phải sưu tầm và tập cho học sinh học thuộc các bài Đồng dao phục vụ cho trò chơi. Có thuộc các bài thơ, Đồng dao thì trò chơi mới sinh động, lí thú.
 Ví dụ 1: Bài Đồng dao cho trò chơi: “Thả đỉa ba ba”:
Thả đỉa ba ba
Chớ bắt đàn bà
Phải tội đàn ông
Cơm trắng như bông
Gạo hiền như tấm
Đổ mắm đổ muối
 Đổ chuối hạt tiêu
 Đổ niêu nước chè
 Đổ phải nhà nào
 Nhà ấy phải chịu
 Ví dụ 2: Bài đồng dao cho trò chơi: “Lộn cầu vồng”
 Lộn cầu vồng, 
 Nước trong nước chảy, 
 Có cô mười bảy, 
 Có chị mười ba,
 Hai chị em ta 
 Cùng lộn cầu vồng
2.3.5. Làm tốt công tác chuẩn bị và tổ chức trò chơi.
 - Công tác chuẩn bị:
 Người ta thường nói nếu chuẩn bị tốt chúng ta đã hoàn thành 50% nhiệm vụ cần làm. Trong tổ chức trò chơi dân gian cũng vậy nếu chuẩn bị tốt chúng ta sẽ tổ chức trò chơi rất đơn giản và dễ thành công. Vậy chúng ta cần chuẩn bị những gì?
Theo bản thân tôi chuẩn bị như sau:
 - Thiết kế kịch bản cho trò chơi, Bao gồm:
+ Tên trò chơi.
+ Lời ca bài Đồng dao(nếu có).
+ Mục đích, yêu cầu của trò chơi.
+ Cách chơi, luật chơi.
+ Các phương tiện đồ dùng cần thiết cho trò chơi (sân bãi, đồ dùng thiết bị phục vụ trò chơi)
+ Cách đánh giá, thang điểm và gải thưởng(nếu có).
+Chuẩn bị thêm đồ dùng y tế ( nếu cần dùng)
- Tiến hành tổ chức trò chơi:
Sau khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất chúng ta tổ chức cho các em tham gia chơi. Thông thường tôi tổ chức như sau:
+ Nêu tên trò chơi và giải thích ngắn gọn ý nghĩa của trò chơi.
+ Nêu yêu cầu của trò chơi.
+ Phổ biến luật chơi, nêu rõ cách chơi, hiệu lệnh, phân việc, cách thức làm việc.
+ Công bố trọng tài (có thể là giáo viên cùng với học sinh trong lớp).
+ Tiến hành trò chơi: Hô hiệu lệnh dứt khoát cho các nhóm đồng loạt tiến hành. Trọng tài chú ý quan sát, điều chỉnh, giúp đỡ các thành viên về cách chơi, kịp thời uốn nắn những lệch lạc.
- Kết thúc trò chơi:
Giáo viên(hoặc trọng tài) tập hợp lớplàm một số việc sau:
+ Thu dọn đồ dùng đã dùng để chơi trò chơi.
+ Làm một số động tác thư giãn (nếu chơi trò vận động).
+ Tính tổng điểm của từng nhóm và công bố kết quả.
+ Tuyên dương học sinh, đặc biệt là cá nhân (nhóm) có cố gắng.
2.3.6. Thiết kế kịch bản một số trò chơi dân gian
Trò thứ nhất: Trò chơi dân gian: “ Kéo co”. 
1.Mục tiêu: 
- Nhằm rèn luyện sức khỏe, tính đồng đội, kỷ luật.
- Tạo không khí sôi nổi, vui tươi trong học tập, sinh hoạt
2. Chuẩn bị: Sân bãi rộng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn.
3. Cách chơi:
 - Cách chơi 1: 
  + Quản trò chia các bạn chơi thành 2 đội có số người bằng nhau, đứng đối diện nhau. 
 + Cách đứng như sau: hai bạn đứng đầu của 2 đội đan 2 bàn tay vào nhau rồi lồng vào nhau. Các bạn còn lại ôm bụng bạn đứng trước. 
 + Các đội đứng ở vạch của đội mình. 
 + Khi có hiệu lệnh chuẩn bị thì hai bạn ở đầu hàng của mỗi đội vòng tay lồng vào nhau để chuẩn bị kéo.
    + Khi có hiệu lệnh bắt đầu hai đội tìm cách kéo đội bạn qua vạch của mình 
 + Nếu một đội kéo được đội bạn qua đến vạch giới hạn của đội mình thì đội đó thắng cuộc. Hoặc nếu một đội nào đó bị ngã, bị đứt đoạn thì cũng thua cuộc.
 + Tiến hành kéo 3 keo, nếu bên nào thắng 2 keo thì đội đó thắng trong lượt chơi đó.
- Tuyên dương, Thưởng đội thắng (nếu là tổ chức thi)
Học sinh trường TH Quảng Hưng đang chơi trò chơi : Kéo co (dùng tay kéo)
 - Cách chơi 2:
 + Quản trò chia các bạn chơi thành 2 đội có số người bằng nhau, đứng đối diện nhau. 
   + Dùng 1 dây thừng dài có buộc một cái khăn hay dải vải màu vào chính giữa dây và cho 2 đội nắm vào dây.
 + Khi có hiệu lệnh chuẩn bị thì hai đội vào vị trí, tay cầm dây thừng đứng phía dưới vạch giới hạn của đội mình và trong tư thế chuẩn bị.
+ Khi có hiệu lệnh bắt đầu, các đội tìm cách kéo đội bạn qua được vạch quy định giữa sân và kéo sang vạch giới hạn của đội mình thì đội đó thắng cuộc. Hoặc nếu một đội nào đó bị ngã, bị đứt đoạn thì cũng thua cuộc.
 + Tiến hành kéo 3 keo, nếu bên nào thắng 2 keo thì đội đó thắng trong lượt chơi đó.
 4.Tiến hành chơi: 
 - Giáo viên hoặc quản trò chọn đội và tổ chức cho các em chơi thử sau đó chơi thật. Giáo viên quan sát giúp đỡ các đội chơi. Khi thấy các độ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_nham_nang_cao_hieu_qua_khi_to_chuc_c.doc