SKKN Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24 - 36 tháng đạt hiệu quả tại trường Mầm Non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24 - 36 tháng đạt hiệu quả tại trường Mầm Non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa

 Như chúng ta đã biết ngôn ngữ đối với con người nói chung, với sự phát triển của trẻ mầm non nói riêng (đặc biệt là trẻ 2 - 3 tuổi) có một vị thế hết sức quan trọng. Nó là một trong những cơ sở, tiền đề để cho trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Ngôn ngữ giúp cho sự phát triển tư duy của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện giúp cho chúng ta và nhất là trẻ em giao tiếp với mọi người và giúp trẻ dễ dàng hoà đồng vào cuộc sống một cách thân thiện nhất, nói sao cho mọi người hiểu, hiểu khi người khác nói đó là điều cần thiết khi giao tiếp. Đồng thời, thông qua giao tiếp giúp trẻ phát triển trí tuệ để nhận biết thế giới xung quanh và phát triển tình cảm của trẻ.

Ở độ tuổi Nhà Trẻ (trẻ 24- 36 tháng) chủ yếu sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp và tìm hiểu về thế giới xung quanh và là thời kỳ tích luỹ vốn từ của trẻ. Để trẻ không bị mắc các tật về ngôn ngữ sau này, thời kỳ này giáo viên cần hết sức chú ý đến rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc điểm tâm lý của trẻ trong giai đoạn 24 - 36 tháng tuổi là trẻ hết sức hiếu động, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ. Để thực hiện việc giáo dục trẻ ở bậc học mầm non đạt kết quả tốt thì cần nắm chắc đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ và thực hiện phương châm giáo dục “học bằng chơi, chơi mà học”. Trò chơi là một trong những phương tiện quan trọng nhất để phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và thể lực. Riêng với trẻ 2 - 3 tuổi, ngoài hoạt động đối với đồ vật là hoạt động chủ đạo thì trò chơi không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Chơi là nhu cầu tự nhiên của trẻ, trẻ cần chơi như cần cơm ăn, nước uống, không khí để thở. Qua trò chơi giúp trẻ lĩnh hội những trí thức tiên tiến, khoa học một cách nhẹ nhàng, thoải mái giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tích luỹ vốn từ. Trò chơi còn giúp trẻ phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh và khéo léo. Việc tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi có mục đích, có nội dung phong phú theo yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục sẽ có tác động mạnh mẽ đến trẻ về cả ý thức tình cảm, ý chí và hành vi của trẻ. [1]

 

doc 25 trang thuychi01 42825
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24 - 36 tháng đạt hiệu quả tại trường Mầm Non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ 
CHO TRẺ ĐỘ TUỔI 24 - 36 THÁNG ĐẠT HIỆU QUẢ 
TẠI TRƯỜNG MẦM NON NGA THẮNG - HUYỆN NGA SƠN - TỈNH THANH HÓA
 Người thực hiện: Vũ Thị Thanh
 Chức vụ: Giáo Viên
 Đơn vị công tác: Trường Mầm non Nga Thắng
 SKKN lĩnh vực: Chuyên môn
 THANH HÓA NĂM 2019
 MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
2
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi được áp dụng SKKN
3
2.2.1.Thuận lợi
3
2.2.3. Khó khăn
4
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
4
2.3.1. Tạo môi trường ngôn ngữ phong phú trong và ngoài lớp 
5
2.3.2. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ định
7
2.3.3. Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động ngoài trời
13
2.3.4. Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động góc
14
2.3.5. Sử dụng một số trò chơi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ
14
2.3.6. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động đón trẻ, giờ ngủ trưa, hoạt động trả trẻ
6
2.3.7. Tuyên truyền phói hợp với phụ huynhtrong công tác giáo dục trẻ phát triển ngôn ngữ
18
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động giáo dục với bản thân và đồng nghiệp và nhà trường.
18
3. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
* Tài liệu tham khảo
* Danh mục SKKN qua các năm
* Phụ lục
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Như chúng ta đã biết ngôn ngữ đối với con người nói chung, với sự phát triển của trẻ mầm non nói riêng (đặc biệt là trẻ 2 - 3 tuổi) có một vị thế hết sức quan trọng. Nó là một trong những cơ sở, tiền đề để cho trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất lẫn tinh thần. Ngôn ngữ giúp cho sự phát triển tư duy của trẻ. Ngôn ngữ là phương tiện giúp cho chúng ta và nhất là trẻ em giao tiếp với mọi người và giúp trẻ dễ dàng hoà đồng vào cuộc sống một cách thân thiện nhất, nói sao cho mọi người hiểu, hiểu khi người khác nói đó là điều cần thiết khi giao tiếp. Đồng thời, thông qua giao tiếp giúp trẻ phát triển trí tuệ để nhận biết thế giới xung quanh và phát triển tình cảm của trẻ. 
Ở độ tuổi Nhà Trẻ (trẻ 24- 36 tháng) chủ yếu sử dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp và tìm hiểu về thế giới xung quanh và là thời kỳ tích luỹ vốn từ của trẻ. Để trẻ không bị mắc các tật về ngôn ngữ sau này, thời kỳ này giáo viên cần hết sức chú ý đến rèn luyện phát âm và phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Đặc điểm tâm lý của trẻ trong giai đoạn 24 - 36 tháng tuổi là trẻ hết sức hiếu động, hoạt động với đồ vật là hoạt động chủ đạo của trẻ. Để thực hiện việc giáo dục trẻ ở bậc học mầm non đạt kết quả tốt thì cần nắm chắc đặc điểm phát triển tâm lý của trẻ và thực hiện phương châm giáo dục “học bằng chơi, chơi mà học”. Trò chơi là một trong những phương tiện quan trọng nhất để phát triển trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ và thể lực. Riêng với trẻ 2 - 3 tuổi, ngoài hoạt động đối với đồ vật là hoạt động chủ đạo thì trò chơi không thể thiếu trong cuộc sống của trẻ. Chơi là nhu cầu tự nhiên của trẻ, trẻ cần chơi như cần cơm ăn, nước uống, không khí để thở. Qua trò chơi giúp trẻ lĩnh hội những trí thức tiên tiến, khoa học một cách nhẹ nhàng, thoải mái giúp trẻ phát triển ngôn ngữ tích luỹ vốn từ. Trò chơi còn giúp trẻ phát triển các tố chất vận động nhanh, mạnh và khéo léo. Việc tổ chức, hướng dẫn trẻ chơi các trò chơi có mục đích, có nội dung phong phú theo yêu cầu và nhiệm vụ giáo dục sẽ có tác động mạnh mẽ đến trẻ về cả ý thức tình cảm, ý chí và hành vi của trẻ. [1]
Ngôn ngữ là phương tiện giữ gìn bảo tồn, truyền đạt và phát triển những kinh nghiệm lịch sử và phát triển xã hội của loài người . Trẻ em sinh ra đầu tiên là những cơ thể sinh học, nhờ có ngôn ngữ là phương tiện giao lưu bằng hoạt động tích cực của mình dưới sự giáo dục và dạy học của người lớn trẻ em dần chiếm lĩnh được những kinh nghiệm lịch sử- xã hội của loài người và biến nó thành cái riêng của mình. Trẻ em lĩnh hội ngôn ngữ sẽ trở thành những chủ thể có ý thức, lĩnh hội kinh nghiệm của loài người xây dựng xã hội ngày càng phát triển hơn. Ngôn ngữ là phương tiện để phát triển tư duy, là công cụ hoạt động trí tuệ và là phương tiện để giáo dục tình cảm, thẩm mỹ cho trẻ. Như vậy ngôn ngữ có vai trò to lớn đối với xã hội và đối với con người. Vấn đề phát triển ngôn ngữ một cách có hệ thống cho trẻ ngay từ nhỏ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. [2]
Ý thức được điều đó, là một cô giáo Mầm Non trực tiếp dạy trẻ 24- 36 tháng tôi luôn có những suy nghĩ trăn trở làm sao để dạy các con phát âm chuẩn, chính xác đúng Tiếng Việt. Vì thế tôi đã dạy các con thông qua các môn học khác nhau và dạy các con ở mọi lúc mọi nơi qua các hoạt động hàng ngày, từ đó trẻ khám phá hiểu biết về mọi sự vật hiện tượng, về thế giới xung quanh trẻ, phát triển tư duy. Tôi thấy mình cần phải đi sâu tìm hiểu kỹ vấn đề này để từ đó rút ra nhiệm vụ giáo dục cho phù hợp với yêu cầu phát triển của lứa tuổi. Chính vì vậy nên tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Một số giải pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ độ tuổi 24- 36 tháng đạt hiệu quả tại trường Mầm Non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa” nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ đáp ứng chương trình GDMN mới hiện nay.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài này là muốn nâng cao hiệu quả phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi lớp Hoa Hồng tại trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Trẻ 24 -36 tháng tuổi tại trường mầm non Nga Thắng - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc các tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề khám phá khoa học cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi.
- Phương pháp điều tra, khảo sát, trao đổi với đồng nghiệp, với các cháu. 
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
- Phương pháp quan sát, đàm thoại
- Phương pháp trò chơi.
- Phương pháp thực hành trải nghiệm: 
2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Ngày nay chúng ta đang sống trong thời đại công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, nền kinh tế không ngừng phát triển với một sự thay đổi cơ bản về cơ cấu xã hội để tiếp cận với một nền văn minh phát triển cao. Trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. “Con người muốn tồn tại thì phải gắn bó với cộng đồng. Giao tiếp là một đặc trưng của con người. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất” V. Lê Nin. [3]
 Trong hoạt động trẻ thực hiện với phương thức “thử - sai” dần dần trẻ hiểu được chức năng của đồ vật và biết phương thức sử dụng chúng, từ đó làm giàu ở trẻ các biểu tượng về thế giới xung quanh, nó giúp cho việc hình thành các hoạt động khác. Hoạt động vui chơi học tập, năng lực  hình thành nên những yếu tố đầu tiên của nhân cách con người. Chính hoạt động vui chơi là nơi để trẻ thể hiện tốt nhất tính độc lập của mình là nơi thoả mãn nhu cầu tự khẳng định, nhu cầu tìm kiếm, khám phá thế giới xung quanh. Từ đó giúp trẻ hình thành động cơ chơi. Đây chính là nền tảng để chuyển sang giai đoạn mới, tuổi mẫu giáo. Trò chơi có tác dụng rất lớn đối với trẻ, trò chơi nhằm thu hút sự tập trung chú ý, nó giúp cho trẻ tham gia một cách hào hứng, thoải mái và khắc sâu ở trẻ những kiến thức đã thu lượm được trong bài học đồng thời mở rộng ra tất cả những kiến thức về đời sống xung quanh một cách hợp lý. Đặc biệt, quan sát trẻ giao tiếp trong khi trẻ chơi, kích thích trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tích cực. Tôi thấy một số trò chơi dân gian rất phù hợp để phát triển các khả năng trên của trẻ, đặc biệt là rèn luyện khả năng nghe, luyện phát âm, từ đó phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Bác Hồ đã từng nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc, chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó.” [4]
Trong quá trình phát triển toàn diện nhân cách con người nói chung và trẻ Mầm Non nói riêng thì ngôn ngữ có một vai trò rất quan trọng không thể thiếu được. Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp quan trọng nhất đặc biệt đối với trẻ nhỏ, đó là phương tiện giúp trẻ giao lưu cảm xúc với những người xung quanh hình thành những cảm xúc tích cực. Ngôn ngữ là công cụ giúp trẻ hoà nhập với cộng đồng và trở thành một thành viên của cộng đồng. Nhờ có những lời chỉ dẫn của người lớn mà trẻ dần dần hiểu được những quy định chung của xã hội mà mọi người đều phải thực hiện theo những quy định chung đó.
Ngôn ngữ còn là phương tiện giúp trẻ tìm hiểu khám phá, nhận thức về môi trường xung quanh, thông qua cử chỉ lời nói của người lớn trẻ sẽ được làm quen với các sự vật, hiện tượng có trong môi trường xung quanh. Nhờ có ngôn ngữ mà trẻ sẽ nhận biết ngày càng nhiều màu sắc, hình ảnh của các sự vật , hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày.
Đặc biệt đối với trẻ 24- 36 tháng cần giúp trẻ phát triển mở rộng các loại vốn từ, biết sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên nói chuyện với trẻ về những sự vật, hiện tượng, hình ảnh. mà trẻ nhìn thấy trong sinh hoạt hành ngày, nói cho trẻ biết đặc điểm, tính chất, công dụng của chúng từ đó hình thành ngôn ngữ cho trẻ .
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Thuận lợi:
* Về phía cơ sở vật chất, nhà trường:
- Trường mầm non Nga Thắng là một trường chuẩn quốc gia. Khuôn viên nhà trường nhiều cây xanh bóng mát, điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị tương đối đảm bảo cho công tác giảng dạy của giáo viên, môi trường trong và ngoài lớp sạch sẽ đáp ứng yêu cầu giáo dục trẻ. 
- Luôn được sự quan tâm chỉ đạo của quản lý nhà trường tạo điều kiện về đời sống tinh thần cùng với chuyên môn trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
 * Về phía giáo viên:
- Bản thân có trình độ nghiệp vụ sư phạm, là giáo viên trẻ nhiệt tình, có trình độ đại học, yêu quý trẻ, và có kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục trẻ vững vàng, được phụ huynh tin yêu.
- Lớp tôi chủ nhiệm có 17 cháu, các cháu đều học đúng độ tuổi, các cháu đi học thường xuyên và ngoan. Trong các giờ học, giờ chơi trẻ chú ý. Các hoạt động trẻ đều tích cực tham gia.
* Về phía bậc phụ huynh:
- Các bậc phụ huynh lớp tôi rất quan tâm đến con em mình và phối hợp rất tốt với cô giáo trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng, giáo dục con em mình.
- Các bậc phụ huynh đã hiểu rõ về tầm quan trọng của việc đưa con em đến trường mầm non, biết được con đến trường học được những gì. Nên họ có ý thức cho con đi học đều, đưa đón đúng giờ quy định.
2.2.2. Khó khăn:
* Về phía nhà trường: Các trang thiết bị hiện đại chưa được đầu tư đồng bộ để kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ.
* Về phía giáo viên: Bản thân tôi chưa có nhiều hình thức sáng tạo, lôi cuốn trẻ hoạt động.
* Về phía phụ huynh:
- Một số bộ phận phụ huynh quá chú trọng đến việc phát triển kinh tế, ít quan tâm đến việc học hành của con cái, chưa thực sự coi trọng giáo dục mầm non, có phụ huynh chỉ nghĩ trẻ mầm non vài việc hát hò là xong còn các môn học khác của trẻ chưa quan tâm đến.
- Do tập tục và nền văn hóa địa phương, phụ huynh ở đây nói sai lỗi chính tả nhiều so với tiếng phổ thông như nói sai dấu hỏi và dấu ngã, phát âm sai phụ âm đầu. Khi giao tiếp với trẻ hằng ngày ở nhà thì phụ huynh còn hay nói nựng sai âm và tiếng.
* Về phía học sinh:
- Vì các cháu bắt đầu đi học nên còn khóc nhiều chưa thích nghi với điều kiện sinh hoạt của lớp nên còn bỡ ngỡ. Mỗi cháu lại có những sở thích và cá tính khác nhau.
- Trình độ nhận thức của trẻ trong lớp không đồng đều. Tháng tuổi của trẻ chênh lệch nhau về tháng sinh quá xa ở lứa tuổi này sẽ dẫn đến sự chênh lệch về trình độ nhận thức, sự hiểu biết, ngôn ngữ.
- Trí nhớ của trẻ còn nhiều hạn chế, trẻ chưa nhớ hết trật tự của các âm khi sắp xếp thành câu vì thế trẻ thường xuyên bỏ bớt từ, bớt âm khi nói.
- 60% trẻ phát âm chưa chính xác hay ngọng, phát âm theo tiếng địa phương và tiếng nựng của người lớn(chữ x- s, dấu ngã - dấu sắc, dấu hỏi - dấu nặng).
Ngay từ đầu năm học căn cứ vào cơ sở lý luận, thực trạng, kết quả thực tế năm học trước tôi đã xây dựng kế hoạch đưa ra tiêu chí khảo sát chất lượng ban đầu cho trẻ như sau:
(Kèm theo bảng khảo sát kết quả trên trẻ đầu năm ở phụ lục 1)
- Từ kết quả trên bản thân tôi rất băn khoăn phải làm gì và bằng biện pháp như thế nào để cho trẻ được phát triển ngôn ngữ được tốt điều này đã thôi thúc tôi mạnh dạn xúc tiến nội dung phương pháp để kích thích sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ 24 - 36 tháng.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau:
2.3.1. Giải pháp1: Tạo môi trường ngôn ngữ phong phú ở trong và ngoài lớp:
Việc xây dựng môi trường ngôn ngữ trong trường mầm non một cách có hiệu quả sẽ tạo ra những đứa trẻ mạng dạn, tự tin, năng động, sáng tạo, ham hiểu biết, biết suy nghĩ và biết giao tiếp. Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ đạt kết quả cao thì bản thân tôi phải chuẩn bị môi trường cho trẻ hoạt động, vì môi trường đóng vai trò rất quan trọng. Môi trường có phù hợp, đa dạng, phong phú thì sẽ gây hứng thú cho trẻ. 
* Môi trường ngôn ngữ cho trẻ hoạt động trong nhóm trẻ.
 Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ: Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan tâm của mình đối với mọi người, đối với sự vật hiện tượng gần gũi xung quanh. 
Trong phòng nhóm có các đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu đa dạng, phong phú, có các tranh, hình ảnh các nhân vật ngộ nghĩnh, hấp dẫn trẻ, tạo môi trường ngôn ngữ để trẻ tương tác và phát triển các kỹ năngTrong lớp học tôi trang trí, sắp xếp phòng, lớp các góc chơi đảm bảo thẩm mĩ, thân thiện, an toàn, phù hợp với nội dung giáo dục đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo cần tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những nhân vật ngộ nghĩnh Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. [5]
 Hình ảnh trang trí các khu vực hoạt động trong nhóm trẻ 
* Môi trường bên ngoài lớp học:
Môi trường ngoài lớp học là yếu tố góp phần tích cực trang các hoạt động nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục toàn diện trẻ. Trường đã tập trung xây dựng môi trường giáo dục ngoài lớp học an toàn, đẹp, hấp dẫn trẻ. Nhà trường bố trí các khu vực cho trẻ hoạt động vui chơi, sinh hoạt, học tập ngoài trời một cách khoa học và phù hợp, bố trí diện tích sân tập thể dục cho trẻ toàn trường, sân vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ gồm: chơi bật vòng, lăn bóng, bò qua ghế và một số trò chơi khác. Khu vực chơi với đồ chơi ngoài trời (cầu trượt, đu quay, đu bay, bập bênh, nhà bóng); khu vực chơi “giao thông”; khu vực chơi với đất, cát, nước, đá, sỏi; khu vực trẻ trồng rau, trồng cây và chăm sóc cây cối, con vật nuôi; khu chơi với các nhân vật cổ tích, hay còn gọi là “vườn cổ tích”; khu “sân khấu ngoài trời”, khu trồng cỏ, trồng hoa, trồng cây cảnh, cây ăn quả, cây bóng mát trên sân trường; khu tạo sân cỏ hệ thống đường đi lối lại trên sân; độ cao của hệ thống tường bao, độ rộng của cổng và biển trường; khu đặt bảng tuyên truyền, hộp thư cha mẹ. Các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, khu vực hoạt động, mọi gốc cây đều được treo, gắn tên biển hiệu để kích thích sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Ngoài ra trên các mảng tường trống bên ngoài lớp học và tường rào nhà trường đã cho vẽ những hình ảnh có chứa nội dung các câu chuyện, bài thơ phù hợp với lứa tuổi để khi trẻ đi dạo, đi chơi cô trò chuyện với trẻ về nội dung các bức tranh trên tường, để kích thích trẻ trả lời, luyện phát âm các từ. Cô đặt ra các câu hỏi, khuyến khích trẻ trả lời, cô định hướng, nhắc nhở, giúp đỡ khi trẻ không tự trả lời được. Cô cho nhiều trẻ được trả lời và sau mỗi câu trả lời cho nhiều trẻ nhắc lại. Như vậy vốn từ của trẻ sẽ được phát triển.[5]
Kết quả: Sau khi tổ chức cho trẻ thực hiện ở môi trường trong và ngoài lớp thì tôi thấy ngôn ngữ và tư duy của trẻ phát triển tất tốt, trẻ mạnh dạn, tự tin hứng thú hoạt động. Kết quả 16/17cháu đạt khả năng diễn đạt ngôn ngữ mạch lạc khi giao tiếp = 94%
Cổ
 Hình ảnh vườn cổ tích cho trẻ trải nghiệm
2.3.2. Giải pháp 2: Phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động chơi tập có chủ định:
Ở giải pháp này muốn trẻ hứng thú vào các hoạt động để phát triển tư duy và ngôn ngữ thì giáo viên phải chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi thật đa dạng, phong phú, màu sắc bắt mắt, phù hợp với trẻ:
* Thông qua hoạt động học nhận biết 
Đây là môn học quan trọng nhất đối với sự phát triển ngôn ngữ và cung cấp vốn từ vựng cho trẻ.
Trẻ ở lứa tuổi 24 - 36 tháng đang bắt đầu học nói, bộ máy phát âm chưa hoàn chỉnh, vì vậy trẻ thường nói không đủ từ, nói ngọng, nói lắp. Cho nên trong tiết dạy cô phải chuẩn bị đồ dùng trực quan đẹp, hấp dẫn để gây hứng thú cho trẻ. Bên cạnh đó cô phải chuẩn bị một hệ thống câu hỏi rõ ràng ngắn gọn trong khi trẻ trả lời cô hướng dẫn trẻ nói đúng từ, đủ câu không nói cộc lốc.
 Ví dụ 1: Trong bài nhận biết ‘‘cái bát, cái thìa” của chủ đề ‘‘đồ dùng đồ chơi của bé”. Thì cô cho trẻ sử sụng các giác quan để trẻ quan sát, nhận biết cái bát đựng cơm và cái thìa. 
Trong quá trình cho trẻ nhận biết tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi để phát triển ngôn ngữ cho trẻ như sau:
 + Đây là cái? (Cái bát)
- Tôi cho trẻ cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân phát âm ‘‘cái bát, cái thìa” 1-2 lần 
 + Đây là bát đựng gì? (Đựng cơm)
 + Cái bát này có màu gì? (màu xanh)
 + Đây là cái gì? (cái thìa)
 + Cái thìa để làm gì? (xúc cơm)
 - Sau mỗi câu trả lời của trẻ tôi đều cho trẻ phát âm‘‘cái bát, đựng cơm, màu xanh, cái thìa” nhiều lần theo hình thức cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân. 
 - Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói được cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói cộc lốc , thiếu từ cô phải sửa ngay cho trẻ.	
Ví dụ 2: Trong bài nhận biết ” Quả cam” cô muốn cung cấp từ “ cam ” cho trẻ cô phải chuẩn bị một quả cam thật để cho trẻ quan sát. Trẻ sẽ sử dụng các giác quan như: sờ, nhìn.Nhằm phát huy tính tích cực của tư duy, rèn khả năng ghi nhớ có chủ đích.
- Để giúp trẻ hứng thú tập trung vào đối tượng quan sát và phát triển ngôn ngữ cho trẻ tôi đưa ra hệ thống câu hỏi:
+ Đây là quả gì? ( Quả cam ). Cho cả lớp nói từ quả cam, tổ phát âm 1-2 lần, nhóm phát âm ,cá nhân trẻ phát âm. 
+ Quả cam có màu gì? Cho cả lớp nói màu vàng, tổ phát âm 2-3 lần, nhóm phát âm, cá nhân trẻ phát âm. 
+ Ăn cam cung cấp chất gì? (Vi ta min)
+ Ăn cam có vị gì ? (cho trẻ nếm)
Trong khi trẻ trả lời cô phải chú ý đến câu trả lời của trẻ. Trẻ phải nói được cả câu theo yêu cầu câu hỏi của cô. Nếu trẻ nói cộc lốc, thiếu từ cô phải sửa ngay cho trẻ
(Hình ảnh: minh họa trẻ hoạt động nhận biết “Quả cam”)
Ví dụ 3: Bài nhận biết‘‘Ô tô’’ của chủ đề ‘‘Bé thích đi bằng phương tiện giao thông gì’’
Khi vào bài tôi đặt câu đố :
	‘‘Xe gì bốn bánh
	 Chạy ở trên đường 
	 Còi kêu bim bim
 	 Chở hàng chở khách’’(Ô tô )
- Trẻ trả lời đó là ô tô tôi đưa chiếc ô tô cho trẻ xem và hỏi	
 + Xe gì đây? (Ô tô )
 Cô cho trẻ phát âm lại từ ‘‘Ô tô’’ theo cả lớp, tổ, nhóm, cá nhân từ 1- 2 lần
	+ Ô tô có màu gì? (Màu đỏ ạ )
	+ Còi ô tô kêu như thế nào? (bíp bíp )
	+ Đây là cái gì? (Cô hỏi từng bộ phận của ô tô và yêu cầu trẻ trả lời )
 - Sau mỗi câu trả lời của trẻ tôi đều cho trẻ phát âm từ ‘‘ô tô, màu đỏ, bíp bíp, đầu xe, thân xe, bánh xe’’ theo hình thức cả lớ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_phat_trien_ngon_ngu_cho_tre_do_tuoi_24.doc