SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi
“ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”
Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của gia đình, xã hội và đặc biệt là trách nhiệm của người giáo viên mầm non.
Bởi “ Giáo dục mầm non là tiền đề trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền móng đầu tiên cho sự nghiệp trồng người”.
Ngày nay chúng ta coi trọng giáo dục mầm non, vì mầm non là nền tảng của ngành giáo dục. Cho nên giáo viên mầm non là người có trách nhiệm tìm những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ nhằm tạo ra những con người phát triển toàn diện.
Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biêt giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ càng có ý nghĩa quan trong hơn bởi giáo dục thể chất là một trong những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ không chỉ đơn thuần dạy múa hay dạy vận động mà mục đích là để phát triển cơ, bắp, xương khớp toàn thân thông qua các động tác là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ . Hơn nữa GDTC cho trẻ mầm non càng có ý ngĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ đẽ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Đông thời củng cố cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh như tư thế của động vật, những hiện tượng tự nhiên, xã hội. Ngoài ra thông qua giáo dục phát triển thể chất còn giúp trẻ phát triển tình cảm, xã hội, vì giáo dục thể chất sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết bản thân, phát triển ở trẻ một số thói quen, phẩm chất đạo đức như ý chí, tinh thần tập thể, hứng thú với hoạt động chung, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, khiêm tốn, tính trung thực, công bằng
Như vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc , bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Là giáo viên ngành học mầm non nhất lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông thôn vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường ra sao?
Xuất phát từ những vấn đề trên , đễ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong ngành học mầm non tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi” .
PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG ĐẠT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÊN ĐỀ TÀI MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO TRẺ 4 – 5 TUỔI Người thực hiện: Lê Thị Hà Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: Trường Mầm non Hoằng Đạt SKKN thuộc lĩnh vực : Phát triển vận động HOẰNG HÓA, NĂM 2018 MỤC LỤC TT NỘI DUNG Trang 1 MỞ ĐẦU 3 2 NỘI DUNG 4 2.1 Cơ sở lý luận 4 2.2 Thực trạng của vấn đề 5 2.2.1 Thuậnlợi 5 2.2.2 Khó khăn 5 2.3 Các giải pháp 6 2.3.1 Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động 6 2.3.2 Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ 9 2.3.3 Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng 12 2.3.4 Sử dụng đồ dùng trực quan 14 2.3.5 Làm đồ dùng phục vụ phát triển vận động từ nguyên vật liệu phế thải. 15 2.3.6 Xây dựng bài tập vận đảm bảo tính khoa học và hệ thống đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ 16 2.3.7. Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic vào bài tập phát triển chung 17 2.3.8 Tổ chức cho trẻ giao lưu vận động với các trẻ lớp khác trong khối. 18 2.3.9 Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ 19 2.4 Hiệu quả. 20 3 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 21 3.1 Kêt luận 21 3.2 Kiến nghị 22 1. Mở đầu Lý do chọn đề tài. “ Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai” Trẻ em hôm nay là những công dân của thế giới ngày mai. Việc bảo vệ và chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm của gia đình, xã hội và đặc biệt là trách nhiệm của người giáo viên mầm non. Bởi “ Giáo dục mầm non là tiền đề trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền móng đầu tiên cho sự nghiệp trồng người”. Ngày nay chúng ta coi trọng giáo dục mầm non, vì mầm non là nền tảng của ngành giáo dục. Cho nên giáo viên mầm non là người có trách nhiệm tìm những biện pháp hữu hiệu để chăm sóc, giáo dục và bảo vệ nhằm tạo ra những con người phát triển toàn diện. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biêt giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ càng có ý nghĩa quan trong hơn bởi giáo dục thể chất là một trong những lĩnh vực giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục phát triển thể chất cho trẻ không chỉ đơn thuần dạy múa hay dạy vận động mà mục đích là để phát triển cơ, bắp, xương khớptoàn thân thông qua các động tác là cơ hội phát huy năng lực vận động tiềm ẩn của đứa trẻ . Hơn nữa GDTC cho trẻ mầm non càng có ý ngĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ thể trẻ còn non yếu dễ đẽ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể trẻ mà không thể khắc phục được. Trẻ được vận động một cách phù hợp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thần kinh, giúp cho quá trình cảm giác, tri giác, trí nhớ, tư duy phát triển tốt. Đông thời củng cố cho trẻ những kiến thức về sự vật hiện tượng xung quanh như tư thế của động vật, những hiện tượng tự nhiên, xã hội. Ngoài ra thông qua giáo dục phát triển thể chất còn giúp trẻ phát triển tình cảm, xã hội, vì giáo dục thể chất sẽ giúp trẻ nâng cao nhận biết bản thân, phát triển ở trẻ một số thói quen, phẩm chất đạo đức như ý chí, tinh thần tập thể, hứng thú với hoạt động chung, lòng mong muốn giúp đỡ lẫn nhau, tính thẳng thắn, khiêm tốn, tính trung thực, công bằng Như vậy việc tìm hiểu cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ để từ đó tìm ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ là một việc làm rất quan trọng trong việc chăm sóc , bảo vệ sức khoẻ của trẻ. Là giáo viên ngành học mầm non nhất lại là giáo viên dạy ở trường mầm non nông thôn vấn đề đặt ra hiện nay đối với tôi là cách tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi ở trường ra sao? Xuất phát từ những vấn đề trên , đễ nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong ngành học mầm non tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi” . Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu, nghiên cứu thực trạng việc tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ từ đó chọn lọc các hình thức giáo dục thể chất phù hợp nhất. Ngoài ra tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích giúp tôi mạnh dạn sáng tạo hơn trong việc giảng dạy. Đối tượng nghiên cứu. “ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi” ở Trường mầm non Hoằng Đạt. Phương pháp nghiên cứu. Để tổ chức được tốt hoạt động này tôi dùng các phương pháp sau: Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động. Giải pháp 2: Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ . Giải pháp 3: Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng: + Hình thức cả lớp. + Hình thức theo dòng chảy. + Hình thức luân phiên thay đổi bài tập. + Hình thức tập theo nhóm. + Hình thức tập cá nhân. + Hình thức trò chơi. Giải pháp 4: Sử dụng đồ dùng trực quan. Giải pháp 5: Làm đồ dùng phục vụ phát triển vận động từ nguyên vật liệu phế thải. Giải pháp 6: Xây dựng bài tập vận đảm bảo tính khoa học và hệ thống đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ.. Giải pháp 7: Lồng ghép các bài hát vào tiết thể dục và đưa bài tập Erobic vào bài tập phát triển chung. Giải pháp 8: Tổ chức cho trẻ giao lưu vận động với các trẻ lớp khác trong khối. Giải pháp 9: Tổ chức cho trẻ tham gia vận động ở mọi lúc, mọi nơi để củng cố và nâng cao khả năng vận động cho trẻ. 2. Nội dung 2.1. Cơ sở lý luận. Khi nói đến thể chất chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong học tập, lao động, thể thao...Vận động có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, ở mỗi một giai đoạn thì nhu cầu vận động của trẻ là khác nhau. Vì vậy khi lập chương trình giáo dục thể chất nhằm phát triển vận động cần dựa trên những cơ sở sau: + Các bài tập vận động phải phù hợp với từng độ tuổi làm sao gây được hứng thú cho trẻ. + Các bài tập vận động có tác dụng chung đến toàn bộ cơ thể, kích thích được cơ thể. + Cùng với việc dạy trẻ các bài tập vận động chúng ta cũng phải chú ý đến việc phát triển các kỹ năng, tố chất vận động. + Cần tăng cường ưu tiên các nhóm cơ bắp còn yếu về mặt sinh lý và giáo dục tư thế đúng cho trẻ, giúp trẻ có một thân hình cân đối, các động tác nhẹ nhàng chính xác. + Sự phát triển vận động được thực hiện thông qua nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm phát triển của trẻ mẫu giáo như trò chơi vận động, thể dục sáng, tiết học thể dục, dạo chơi, các trò chơi thể thao lao động. Do đó phát triển tính tích cực vận động trong giáo dục thể chất cho trẻ em cần được tiến hành một cách mạnh mẽ, toàn diện, cần được sự quan tâm ủng hộ của toàn xã hội, tạo điều kiện cho trẻ phát triển tốt nhất. 2.2: Thực trạng. Năm học: 2017 - 2018, tôi được phân công chủ nhiệm lớp 4 – 5 tuổi, tổng số trẻ 40 cháu: Trong đấy 23 nữ, 17 nam, trong quá trình thực hiện và tổ chức hoạt động tại lớp tôi đã gặp phải những thuận lợi và khó khăn sau: 2.2.1 Thuận lợi: Năm học: 2013 - 2014 nhà trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1. Năm học: 2015 – 2016 được sở giáo dục đánh giá trường đạt tiêu chuẩn chất lượng mức độ 2. Đội ngũ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Trường lớp khang trang sạch sẽ, có tương đối đầy đủ các tiện nghi cần thiết, đặc biệt trong năm học 2016 - 2017 nhà trường được cấp thêm 2 ti vi màn hình rộng kết nối internet cho khối 3 – 4 tuổi. Như vậy nhà trường đã có 6 ti vi kết nối internet để phục vụ cho việc học và chơi của trẻ. Và làm thêm các đồ dùng đồ chơi tương đối đầy đủ phục vụ cho việc học tập và vui chơi của trẻ. Hàng năm chúng tôi được học lớp bồi dưỡng trong hè và dự các buổi chuyên đề của phòng, của trường bạn và nhà trường tổ chức. Đó cũng là điều kiện để tôi được học tập, củng cố thêm kiến thức phục vụ cho tiết dạy của mình. Ngay từ đầu năm học và trong năm học tôi căn cứ vào kế hoạch chuyên môn mà hiệu phó đã xây dựng để lên kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề. Đối với trẻ, đa số trẻ của lớp nhanh nhẹn, có sức khoẻ tốt để tham gia vào các hoạt động của lứa tuổi. 2.2.2.Khó khăn: Bên cạnh những điều kiện thuận lợi trên song cũng không thể tranh khỏi những khó khăn: Trẻ 4 - 5 tuổi chưa có nhiều vốn sống nên cũng còn hạn chế nhiều trong các trò chơi. Một số trẻ khi ở nhà được bố mẹ nuông chiều và chưa quan tâm đến việc rèn kỹ năng cho trẻ, để trẻ chơi tự do là chủ yếu nên khi đến trường các kỹ năng của trẻ còn hạn chế, đặc biệt là các kỹ năng chơi trong hoạt động vui chơi. Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động ít giao lưu trong giờ chơi. Trong lớp có trẻ còn nói ngọng, nói lắp, khả năng kiềm chế hành vi, cảm xúc kém. - Sân tập không có khu tập riêng biệt. - Một số dụng cụ thể dục chưa đầy đủ, chưa phong phú . - Nhận thức của phụ huynh về môn giáo duc thể chất không quan trọng mà chỉ là một môn phụ không cần quan tâm. - Đa số phụ huynh không quan tâm việc đến trường các cháu được học những gì, mà chỉ thích cho trẻ viêt chữ, làm toán như lớp 1 phổ thông. Để mang lại hiệu quả giáo dục cao nhất là điều mà những người làm công tác giáo dục phải quan tâm. Tôi cho rằng thành công của công tác này không thể thiếu sự kết hợp chặt chẽ từ ba lực lượng: Gia đình- Nhà trường - Xã hội. 2.3: Giải pháp thực hiện. 2.3.1: Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức cho trẻ vận động và xây dựng góc vận động - Dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi. Căn cứ vào thời gian/ thời điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học. Căn cứ vào mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng bài tập và sắp xếp theo trình tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại vận động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện . Khi lập được kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất yên tâm và thực hiện rất hiệu quả. VD: Kế hoạch tổ chức các hoạt động Giáo dục thể chất: KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT LỚP 4A NĂM HỌC 2017 – 2018 STT CHỦ ĐỀ NỘI DUNG YÊU CẦU CẦN ĐẠT 1 Trường Mầm non - Đi và chạy. - Đập bắt bóng tại chỗ. - Bò dích dắc qua 5 điểm. - Biết đi, chạy bằng 2 chân thay đổi theo hiệu lệnh của cô. - Đập bóng thẳng hướng bằng 2 tay và bắt đươc bóng. - Biết bò liên tục qua các điểm. 2 Bản thân - Bật liên tục về phía trước - Chuyền bóng qua chân. - Tung bóng lên cao và bắt bóng. - Bò bằng bàn tay – bàn chân 3 – 4m. - Bật nhảy bằng cả 2 chân Chuyền đúng không làm rơi bóng. -Tung bóng lên thẳng hướng, không làm rơi bóng và bắt bóng bằng 2 tay. - Bò luôn phiên tay nọ chân kia. 3 Gia đình Đập bắt bóng tại chỗ. Bò thấp chui qua cổng. Ném xa bằng 1 tay, hai tay. Tung bóng với người đối diện. -Đập bóng thẳng hướng bằng 2 tay và bắt đươc bóng. - Tự tin khi chui qua cổng . - Biết cách cầm bao cát và ném mạnh về phía trước - Biết cách tung và bắt bóng không làm rơi bóng. 4 Nghề nghiệp - Chạy nhanh 15m trong khoảng 10 giây. - Bật liên tục về phía trước. - Bò dích dắc qua 5 điểm. - Chạy nhanh đều. Bật nhảy bằng cả 2 chân. Biết bò qua khe của hộp, không làm chạm hộp 5 Thế giới thực vật Chuyền bóng qua đầu, qua chân Chuyền, bắt bóng sang 2 bên theo hàng ngang. Đi bằng gót chân. Đi khụy gối đi lùi. - Chuyền đúng không làm rơi bóng. - Chuyền đúng hướng, không làm rơi bóng. Biết cách đi kiễng gót. Biết cách đi khụy sau đó đó lùi lại. 6 Thế giới động vật Tung và bắt bóng Bò chui qua ống dài 1,2x0,6m. Bò dích dắc qua 5 điểm. -Tung bóng lên thẳng hướng , không làm rơi bóng và bắt bóng bằng 2 tay. Tự tin khi chui qua ống dài 1,2 x 0,6m. Biết bò liên tục qua các điểm 7 Giao thông Ném xa. Chuyền bóng qua đầu qua chân. Ném bóng trúng đích. - Biết cách cầm bao cát và ném mạnh về phía trước. Chuyền đúng không làm rơi bóng. Biết cách cầm bao cát và ném trúng đích. 8 Một số hiện tượng tự nhiên Chạy theo đường dích dắc. Đi trong đường hẹp.Tung và bắt bóng. Trườn theo hướng thẳng. Trườn qua vật cản - Biết chạy thay đổi hướng theo đường dích dắc. - Khi đi mắt nhìn thẳng. Tung bóng lên thẳng hướng , không làm rơi bóng và bắt bóng bằng 2 tay. - Biết trườn phối hợp tay nọ chân kia Trườn qua vật cản phối hợp tay nọ chân kia. 9 Quê hương – Đất nước – Bác Hồ - Bật chụm, tách chân, đập và bắt bóng. - Đi trên ghế thể dục, tung và bắt bóng - Trèo qua ghế dài 1,5m x 30cm - Bật xa 50 cm Trườn sấp, bò chui qua cổng - Bật liên tục tách và chụm chân, đập bóng và bắt bóng bằng 2 tay không làm rơi bóng. Bật nhảy và tiếp đất bằng cả 2 chân - Đi thăng bằng trên ghế , tung bóng lên cao và bắt bóng bằng 2 tay không làm rơi bóng. - Trèo lên bằng tay nọ chân kia - Chạm đất nhẹ nhàng bằng hai đầu bàn chân và giữ được thăng bằng. - Trườn áp sát ngực vào sát ghế phối hợp tay nọ chân kia, bò chui qua cổng không chạm vào cổng. Sau khi xây dựng kế hoạch nội dung các vận động tập luyện cho trẻ tôi tiếp tục xây dựng “góc vận động”. Xây dựng góc vận động , để thuận tiện cho trẻ sử dụng tôi sắp xếp các đồ dùng dụng cụ để cho trẻ dễ lấy, dễ sử dụng. Đến mỗi hoạt động như thể dục sáng, giờ học thể dục, hoạt động ngoài trời trẻ có thể tự lấy đồ dùng đồ chơi phù hợp với vận động mà giáo viên yêu cầu. Ngoài ra khi xây dựng góc vận động trẻ có thể tự tham gia vận động khi trẻ được bố mẹ đón và cho chơi ở sân trường, trẻ có thể rủ bạn cùng tập lại bài tập mà buổi sáng đã học cho bố mẹ xem. Khi xây dựng góc vận động tôi nhận thấy trẻ lớp tôi tiến bộ nhiều hơn, trẻ tham gia vận động tự nhiên và tích cực hơn, đồng thời phụ huynh lớp tôi thấy được rõ hơn tầm quan trọng của giáo dục thể chất, họ quan tâm hơn đến sự vận động của con mình, xem với vận động này, vận động kia con mình thực hiện được đến đâu, có thực hiện tốt bài tập không, có mạnh dạn tự tin khi trèo thang hay đi trên cầu thăng bằng không Giải pháp 2: Tập luyện thường xuyên liên tục đúng giờ . Đối với thể dục sáng: Hình ảnh: Trẻ tập thể dục sáng Như chúng ta đã biết ,tác dụng của thể dục buổi sáng đối với trẻ em hàng ngày có ý nghĩa to lớn về giáo dục và sức khỏe cho trẻ em, đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo và mầm non. Buổi sáng ngay sau khi ngủ dậy tập thể dục đơn giản, trẻ tích lũy được sự sảng khoái cho cả ngày. Tập luyện thường xuyên như vậy , cơ thể của trẻ nâng cao hoạt động của các cơ quan của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển những kỹ năng vận động cần thiết, củng cố các nhóm cơ, hình thành tư thế đúng đắn. Thể dục sáng hàng ngày cho trẻ vào một thời gian nhất định trước bữa ăn sáng. Vì vậy tôi cho trẻ tập thể dục sáng hàng ngày vào một thời gian nhất định sau giờ đón trẻ. Thời gian tập khoảng 10 phút. Cũng như các buổi tập khác, trẻ nên mặc quần áo thích hợp để dễ vận động , Trang bị dụng cụ như gậy, nơ, vòng, thể dục phù hợp với động tác để tạo hứng thú cho trẻ tập. Giáo viên nên quan sát cách đứng của trẻ, tư thế đầu, vai, mông và đặc biệt là cột sống của trẻ. Trẻ cần đứng thẳng, vai thả đều, không lên gân, tay cử động thoải mái, không cúi đầu. Giữ cho trẻ tư thế đứng ngay cả khi nghỉ, khi đi bộ, chạy và làm các cử động khác. Số lần lặp lại mỗi bài tập phụ thuộc vào tính chất mỗi động tác, cũng như trình độ thể lực của trẻ. Những bài tập khó, có khối lượng vận động lớn chỉ nên lặp lại 2- 3 lần, còn động tác phát triển chung đối với tay, chân thì nên từ 4- 6 lần. Chọn động tác và sắp xếp bài tập cho trẻ cần theo một số quy định. Trước hết động tác phải phù hợp và hấp dẫn đối với trẻ em. Bài tập phải có tác động hoàn thiện kĩ năng đi, chạy, trèo, ném, thúc đẩy sự hình thành tư thế đúng, gây sự hoạt động tích cực của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, các nhóm cơ Sẽ rất tốt nếu tổ chức thể dục buổi sáng bằng các trò chơi vận động có chủ đề gồm 3 – 4 động tác thể dục. Không nên quên đi bộ, các bài tập củng cố cơ vai, cơ chân, tay lưng, bụng, chạy 10- 15giây và đi bộ kết thúc nhằm hồi tĩnh hô hấp, điều hòa hoạt động tim, chuyển dần cơ thể vào trạng thái yên tĩnh bình thường. Mỗi lần tập thể dục sáng cần thay đổi chủ đề trò chơi. Sự đa dạng đó phụ thuộc vào óc tưởng tượng của mỗi chúng ta. * Thể dục giờ học : + Khởi động: Để trẻ tập trung chú ý, tôi sử dụng tín hiệu khác nhau như : trống, xắc xô,Ngoài ra, tôi còn sử dụng tín hiệu âm thanh- âm nhạc, đó là tín hiệu dễ thu hút sự chú ý của trẻ. Tuy nhiên, trong một tiết học tôi chỉ sử dụng một loại dụng cụ tín hiệu thống nhất để khỏi ảnh hưởng đến sự chú ý của trẻ. Bên cạnh những tín hiệu trên, tôi có thể sử dụng khẩu lệnh, mệnh lệnh. Tôi cho trẻ đi bộ thành vòng tròn khép kín, cô đi vào phía trong vòng tròn ngược chiều với trẻ để theo dõi và điều khiển trẻ tập. Cho trẻ đi thường phối hợp với các kiểu đi: đi kiễng gót, đi thường, đi bằng gót chân, đi thường, đi như vậy khoảng 2 - 3lần. Sau đó, cho trẻ chuyển sang chạy thay đổi tốc độ: chậm- nhanh- chậm. Hoặc cuối phần khởi động, tôi có thể cho trẻ chơi một trò chơi vận động nhẹ nhàng như: “Tiếng gọi của ai?”, “Chuông reo ở đâu?”, có tác dụng làm cho trẻ phấn khởi, thích thú trước khi chuyển sang phần trọng động. + Trọng động: Tập những động tác mới, hoặc ôn động tác cũ hay nâng cao trình độ luyện tập của trẻ. - Rèn luyện phát triển thân thể toàn diện và các tố chất thể lực. Bồi dưỡng và giáo dục ý chí, phẩm chất đạo đức tốt cho trẻ. -Thực hiện bài tập phát triển chung: - Phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính; cơ bả vai, cơ chân, cơ mình, những động tác phát triển hệ hô hấp và những động tác hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Ví dụ: Bài tập vận động cơ bản là “Bật xa”thì khi chọn động tác cho bài tập phát triển chung, tôi chú ý chọn động tác chân và động tác bật nhảy và tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Hoặc bài tập vận động cơ bản là “tung bóng”, nhiệm vụ chính là chọn động tác tay đưa từ dưới lên cao và tập động tác này số lần nhiều hơn các động tác còn lại. Khi tập, nên cho trẻ cầm các dụng cụ như cờ, nơ, gậy thể dục,nhưng các dụng cụ đó phải phù hợp với vận động và không gây mệt mỏi cho trẻ. Các dụng cụ đó phải tạo cho trẻ lượng vận động chính xác, được sắp đặt theo từng thể loại để dễ lấy và phân phát cho trẻ. Khi chia dụng cụ cho trẻ, giáo viên phải lựa chọn các biện pháp sao cho không mất thời gian và phải được tiến hành nhanh, gọn. Cần chú ý kết hợp sử dụng dụng cụ và tập tay không cho trẻ để trẻ có cảm giác đúng về động tác khi tập không có dụng cụ. +Vận động cơ bản Hình thành và vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ. Cô cần hướng dẫn tỉ mỉ tiến hành theo các bước sau : Cho 1 trẻ lên làm mẫu, cô tập mẫu, cho một số trẻ tập thử, cả lớp tập. Tôi áp dụng các hình thức tổ chức: Cả lớp, nhóm, cá nhân tùy thuộc vào bài tập và khả năng của trẻ. Ví dụ : Dạy cho trẻ thực hiện bài tập “Bật chụm tách chân“ cô giáo có thể gợi ý : - Cô giới thiệu hôm nay là sinh nhật bạn búp bê đấy. Bạn nhờ cô mời các con đến dự sinh nhật cùng với bạn. Nhưng bạn lại muốn các con khi đến nhà bạn phải thi bật chụm tách chân xem ai đến nhà bạn trước hơn. Bạn nào giỏi lên bật đến nhà bạn búp bê trước nào. Cô chú ý kỹ năng, cho trẻ nhận xét. -Cô làm mẫu lần 1. -Cô làm mẫu lần 2 giải thích :Tư thế chuẩn bị cô dứng trước vạch xuất phát 2 tay cô chống hông, 2 chân chụm, khi có hiệu lệnh cô bắt đầu nhún 2 chân dùng sức mạnh bật chụm tách chân liên tục về phía trước. -Lớp thực hiện lần lượt (cô quan sát sửa sai ) - Chia 2 nhóm thi đua thực hiện { cô bao quát và sửa sai ) Hình ảnh: Trẻ bật chụm tách chân * Trò chơi vận động Củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Tôi lựa chọn những trò chơi vận động cơ bản như trò chơi: chuyền bóng qua đầu , Chó sói xấu tính , bắt
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_chat_luong_giao_duc_the.doc