SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với tác phẩm văn học (tiết kể chuyện) cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường Mầm non Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa
Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, nó thức tỉnh và phát triển tâm hồn con người. Văn học là một ngoại hình nghệ thuật, là một bộ phận hoạt động tinh thần làm nên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt làm nảy sinh tư tưởng, tình cảm, trí tưởng tượng, niềm tin và hành động nhân đạo của con người trong môi trường xã hội và tự nhiên. Văn học là nghệ thuật ngôn từ, phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, là nguồn sống quan trọng của tri thức, kinh nghiệm sống của nhân loại mà con người cần tiếp thu và phát triển. [1]
Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ của trẻ được trau chuốt, ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn , biết tỏ thái độ không đồng tình với những việc xấu ảnh hưởng không tốt đến con người và môi trường sống xung quanh mình. Không những thế việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học mang tính nhân văn còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt là ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, sử dụng đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp.
Văn học đóng vai trò quan trọng trong giáo dục và nhân cách của trẻ, đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về bản thân, về cuộc sống xung quanh, văn học ảnh hưởng đến đời sống con người trên nhiều phương diện: Đạo đức, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ. ở lứa tuổi mầm non với tâm hồn thơ ngây, trong sáng chưa có nhiều những trải nghiệm cá nhân, nhận thức về thế giới xung quanh còn hạn chế. nên việc tiếp xúc với văn học là cơ sở để trẻ cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí. Những câu truyện cổ tích không những nuôi dưỡng trẻ mà con phát triển ở trẻ trí tưởng tượng óc sáng tạo nghệ thuật. Thông qua nội dung các câu chuyện kể giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ, biết phân biệt tốt – xấu, đúng – sai [2]
MỤC LỤC NỘI DUNG Trang I. Mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 2 2. Mục đích nghiên cứu 3 3. Đối tượng nghiên cứu 3 4. Phương pháp nghiên cứu 3 II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3 1. Cơ sở lí luận của Sáng kiến kinh nghiệm 3-4 2. Thực trạng trước khi áp dụng Sáng kiến kinh nghiệm 5 Thuận lợi 5 Khó khăn 5 Khảo sát 5-6 3. Các biện pháp sủ dụng để giải quyết vấn đề 6 Giải pháp 1: Giúp trẻ làm quen với kể chuyện qua việc học bằng chơi. 6-8 Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức hoạt động học. 8-12 Giải pháp 3: Sử dụng đồ dùng trực quan trong việc dạy trẻ làm quen với kể chuyện. 12-14 Giải pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ kể chuyện ở mọi lúc mọi nơi. 14-15 *Giải pháp 1Phối kết hợp với các bậc phụ huynh giúp trẻ kể chuyện tốt hơn. 14-15 4. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm 15 III. Kết luận – kiến nghị 16 1. Kết luận 16 2. Kiến nghị 16-17 I. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nghệ thuật bắt nguồn từ cuộc sống, nó thức tỉnh và phát triển tâm hồn con người. Văn học là một ngoại hình nghệ thuật, là một bộ phận hoạt động tinh thần làm nên sự phong phú của nhân cách, đặc biệt làm nảy sinh tư tưởng, tình cảm, trí tưởng tượng, niềm tin và hành động nhân đạo của con người trong môi trường xã hội và tự nhiên. Văn học là nghệ thuật ngôn từ, phản ánh cuộc sống bằng hình tượng, là nguồn sống quan trọng của tri thức, kinh nghiệm sống của nhân loại mà con người cần tiếp thu và phát triển. [1] Từ khi lọt lòng mẹ đến lúc chập chững tập đi, tập nói, đến lúc trẻ biết viết, đọc thì văn học là chiếc cầu nối, là phương tiện dẫn dắt trẻ. Nói những tiếng nói, đi những bước đi đầu tiên, ngôn ngữ của trẻ được trau chuốt, ca dao, chuyện kể là tấm gương mẫu mực về lời ăn tiếng nói cho trẻ học tập là phương tiện hữu hiệu trong việc giáo dục trẻ lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, tình yêu mến bạn bè, với những người thân, biết được việc làm tốt, biết yêu cái đẹp, cái thiện, kính yêu Bác Hồ, thật thà, ngoan ngoãn , biết tỏ thái độ không đồng tình với những việc xấu ảnh hưởng không tốt đến con người và môi trường sống xung quanh mình. Không những thế việc cho trẻ làm quen với các tác phẩm văn học mang tính nhân văn còn là phương tiện hình thành các phẩm chất đạo đức trong sáng, mà đặc biệt là ngôn ngữ của trẻ được phát triển mạnh mẽ, trẻ nói mạch lạc, nói diễn cảm, sử dụng đúng câu, đúng từ và đúng ngữ pháp. Văn học đóng vai trò quan trọng trong giáo dục và nhân cách của trẻ, đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về bản thân, về cuộc sống xung quanh, văn học ảnh hưởng đến đời sống con người trên nhiều phương diện: Đạo đức, trí tuệ, tình cảm, thẩm mĩ. ở lứa tuổi mầm non với tâm hồn thơ ngây, trong sáng chưa có nhiều những trải nghiệm cá nhân, nhận thức về thế giới xung quanh còn hạn chế... nên việc tiếp xúc với văn học là cơ sở để trẻ cảm nhận được vẻ đẹp về một thế giới bao la đầy âm thanh, màu sắc và sự huyền bí. Những câu truyện cổ tích không những nuôi dưỡng trẻ mà con phát triển ở trẻ trí tưởng tượng óc sáng tạo nghệ thuật. Thông qua nội dung các câu chuyện kể giáo dục trẻ biết yêu quý người hiền lành, biết ơn và kính yêu ông bà, bố mẹ, anh chị, bạn bè, biết nhường nhịn em nhỏ, biết phân biệt tốt – xấu, đúng – sai [2] Những câu truyện cổ tích còn như một người bạn đồng hành cùng trẻ thơ, cung cấp cho trẻ một vốn từ ngữ khổng lồ, đặc biệt là những từ ngữ nghệ thuật. Khi trẻ được tiếp xúc với văn học, vốn từ của trẻ trở nên phong phú và sống động hơn. [2] Có thể nói các tác phẩm văn học nói chung và những câu truyện nói riêng là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ nhất là lứa tuổi mẫu giáo. Đối với trẻ Mẫu giáo 4 - 5 tuổi, quá trình được tiếp xúc với những câu truyện phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức - Ngôn ngữ - tình cảm xã hội và thẩm mỹ. tuy nhiên khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi người giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo và lựa chọn những tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục trẻ để từ đó đưa ra những biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt khả năng cảm thụ về tác phẩm văn học. Thông qua hoạt động dạy và học dưới hình thức như tạo hình, khám phá khoa học, khám phá xã hội, làm quen với toán, với văn học sẽ giúp trẻ phát triển trí tuệ, óc sáng tạo, nhân cách con người. Trong đó làm quen với văn học nói chung và kể chuyện nói riêng là một hoạt động không thể thiếu được đối với trẻ ở lứa tuổi Mầm non, vì hoạt động làm quen với kể chuyện là loại hình nghệ thuật, đặc sắc, không thể thiếu được trong đời sống con người. Đặc biệt nó rất gần gũi với trẻ thơ, từ buổi đầu thơ ấu trẻ đã sống chan hòa trong lời ru “ầu ơ” đầy yêu thương tận tình của mẹ, của bà và đó cũng là cánh cửa mở ra chân trời nhận thức cho trẻ. Qua đó còn hình thành ở trẻ những tình cảm đạo đức tốt đẹp, những cảm xúc thẫm mỹ, phát triển trí tưởng tượng như: Lòng yêu thiên nhiên con vật, cây cối, lòng kính trọng yêu thương gần gũi và giúp đỡ những người thân xung quanh trẻ như ông bà, bố mẹ, cô giáo, anh chị emPhát huy khả năng hiểu biết, trí tưởng tượng của trẻ về thế giới xung quanh. Thực tế, trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo 4 – 5 tuổi chưa diễn đạt được hết những suy nghĩ và ý tưởng của mình, nhưng ngược lại trẻ rất thích đọc thơ, kể truyện, thích tự mình thể hiện tính cách của các nhân vật trong truyện. Chính vì vây việc nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với tác phẩm văn học là điều vô cùng cần thiết để giúp trẻ có thể đọc thơ lưu loát, diễn cảm và kể lại những câu truyện một cách thành thạo và điều quan trọng hơn là giúp trẻ hiểu được ý nghĩa của câu truyện và các nhân vật trong truyện. Với những lí do trên tôi đã quyết định chọn và nghiên cứu đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen với tác phẩm văn học (tiết kể chuyện) cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi tại trường Mầm non Thiệu Châu, huyện Thiệu Hóa”. 2. Mục đích nghiên cứu. Giúp trẻ trong độ tuổi mẫu giáo (4 - 5 tuổi) mở rộng sự hiểu biết cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật như hình tượng con người, con vật, bức tranh thiên nhiên được vẽ nên bằng ngôn ngữ văn học, từ đó nhằm góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động, làm nên sức mạnh của cộng đồng trong giáo dục Mầm non. 3. Đối tượng nghiên cứu. Trẻ mẫu giáo (4 – 5 tuổi) trường mầm non Thiệu Châu. 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp quan sát, đàm thoại. - Phương pháp thực hành trải nghiệm. - Phương pháp điều tra - Phương pháp thống kê và xử lý số liệu. II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 1. Cơ sở lý luận: Văn học là một loại hình nghệ thuật độc đáo, đó là nghệ thuật ngôn từ, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Đến với văn học trẻ được sống trong thế giới riêng của mình, hấp dẫn và mới lạ với những cảm xúc trong sáng và hồn nhiên. Văn học không những góp phần mở rộng nhận thức cho trẻ về thế giới môi trường xung quanh mà còn làm giầu tâm hồn, hướng trẻ đến những tình cảm đạo đức tốt đẹp trong cách ứng xử giữa con người với con người, với thiên nhiên và cảnh vật xung quanh. Trẻ biết được cái tốt, cái xấu, biết yêu những điều hay lẽ phải trong cuộc sống. Biết dành tình cảm tốt đẹp cho cha mẹ, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh. [1] Trong mỗi tác phẩm văn học, thế giới mới của cuộc sống thực tại bao gồm thiên nhiên, xã hội, con người được diển tả, biểu đạt, truyền đạt trong những hình thức đa dạng độc đáo. Văn học nói về thế giới loài vật, cỏ cây, hoa lá, mọi hiện tượng thiên nhiên xung quanh mà trẻ nhìn thấy được, cũng nói về những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như làng quê, cánh đồng, dòng sông, phiên chợ, lớp học, khu phố... Trong văn học, trẻ được gặp ông bụt, bà tiên tốt bụng với những phép biến hóa, những nàng công chúa xinh đẹp, những chàng hoàng tử thông minh... Đây cũng là đối tượng miêu tả của văn học làm nên sự phong phú, hấp dẫn của đời sống tinh thần. [2] Văn học còn là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Trẻ 4 – 5 tuổi khả năng ngôn ngữ có những bước tiến mới đáng kể, vốn từ của trẻ đã được tăng lên rất nhiều không chỉ về số lượng từ mà điều quan trọng là lĩnh hội được các cấu trức ngữ pháp đơn giản. Ở trẻ đã hình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu, âm tiết... Tuy nhiên dưới tác động của cảm xúc trẻ có thể nghe nhầm, phát âm nhầm. Chính vì thế, việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở độ tuổi này là rất cần thiết, giúp trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt mạch lạc, biết sử dụng từ đúng lúc, đúng chỗ, không những thế văn học còn giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Tác phẩm văn học chỉ ra mức độ, giới hạn, yêu cầu của việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học qua nghệ thuật đọc và kể chuyện của cô giáo. Hoạt động này nhằm dẫn dắt, hướng dẫn trẻ cảm nhận những giá trị nội dung, nghệ thuật phong phú trong tác phẩm, khơi gợi ở trẻ sự rung động, hứng thú đối với văn học, có ấn tượng về những hình tượng nghệ thuật, cái hay cái đẹp của tác phẩm và thể hiện sự cảm nhận đó qua các hoạt động mang tính chất văn học nghệ thuật như đọc thơ. Kể chuyện, chơi trò chơi đóng kịch, kể chuyện theo tưởng tượng của mình, góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Bên cạnh đó trẻ rất nhạy cảm với nghệ thuật ngôn từ, âm điệu, hình tượng của các bài hát, bài thơ, những câu chuyện cổ tích, thần thoại rất hấp dẫn đối với trẻ thơ. Chính vì vậy, cho trẻ tiếp xúc với văn học, cụ thể là hoạt động dạy trẻ kể chuyện là con đường phát triển ngôn ngữ cho trẻ tốt nhất. Thông qua hoạt động dạy trẻ kể chuyện, đặc biệt là kể chuyện sáng tạo sẽ giúp trẻ giúp trẻ phát triển tư duy, óc tưởng tượng bay bổng, phát triển khả năng mạnh dạn, tự tin vào chức năng tâm lý của chính bản thân, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, rõ ràng hơn. Kể chuyện giữ vai trò quyết định sự phát triển của tâm lý của trẻ, là phương tiện phát triển năng lực tư duy, sáng tạo, biết yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp để giáo dục trẻ một cách toàn diện bao gồm sự phát triển về đạo đức, tư duy nhận thức và các chuẩn mực hành vi văn hoá. Hiểu được điều đó tôi luôn cố gắng tìm tòi, nghiên cứu tìm ra một số biện pháp nhằm giúp trẻ có được một môi trường tốt nhất, tạo điều kiện cho trẻ có cơ hội tự do sáng tạo, tích lũy được những kiến thức về thế giới xung quanh một cách tự nhiên nhất, giúp cho trẻ mở rộng vốn từ một cách chủ động, luyện phát âm, phát triển khả năng biểu đạt, trẻ biết trình bày ý kiến, suy nghĩ, tự tin khi kể về một sự vật hay một câu chuyện nào đó bằng chính ngôn ngữ của mình. 2. Thực trạng * Thuận lợi Luôn được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, chị em đồng nghiệp trong nhà trường. Trong năm học này, trường luôn có kế hoạch đầu tư về cơ sở vật chất, bổ sung làm mới thêm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho môn văn học. Nhà trường chỉ đạo và có kế hoạch thực hiện chương trình và bồi dưỡng giáo viên đạt kết quả tốt, trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên học các đợt chuyên đề do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức, giáo viên được thường xuyên được dự các giờ dạy trong trường. Bản thân luôn nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động làm quen văn học, luôn cố gắng dành thời gian mọi lúc, mọi nơi để làm thêm nhiều đồ dùng, đồ chơi và đi sâu nghiên cứu môn học, nhằm truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách tốt nhất, nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao nhất. Phụ huynh nhiệt tình, quan tâm tạo mọi điều kiện giúp đỡ giáo viên trong việc làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động văn học cho trẻ. * Khó khăn: Trẻ tham gia vào các hoạt động không đồng đều, đặc biệt là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Khả năng phát âm của đa số trẻ còn kém, cách diễn đạt chưa mạch lạc, nhiều trẻ nói tiếng địa phương, nhiểu trẻ còn nói ngọng. Số trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh chưa nhiều và còn một số trẻ chậm chạp, nhút nhát, Đa số trẻ mới chỉ biết đọc theo quán tính mà chưa kể lại từng đoạn câu chuyện theo yêu cầu. Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề kể chuyện của trẻ. * Kết quả thực trạng khảo sát: Từ cơ sở lý luận và thực trạng trên, ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng trên trẻ. Dưới đây là bảng thống kê trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm được khảo sát ngày 20/09/3028 S TT Nội dung Tổng số trẻ Mức độ % trên trẻ Đạt Chưa đạt Số trẻ % Số trẻ % 1 Trẻ nghe hiểu nội dung truyện 26 14 53,8 12 46,2 2 Trẻ kể chuyện lưu loát, diễn cảm 26 13 50 13 50 3 Trẻ biết sử dụng từ ngữ đúng, diễn đạt tốt 26 13 50 13 50 Qua bảng thống kê cho thấy: Trẻ chưa đạt ở các kĩ năng còn chiếm tỷ lệ cao: 46,2%. Còn nhiều trẻ kể chuyện chưa lưu loát, diễn cảm chiếm: 50% Từ thực trạng kết quả khảo sát ban đầu tôi cảm thấy kết quả trẻ đạt chưa cao. Vì vậy, tôi đã tìm ra những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng làm quen với kể chuyện cho trẻ. 3. Các giải pháp thực hiện: *Giải pháp 1: Giúp trẻ làm quen kể chuyện qua việc “Học bằng chơi”. Đây là biện pháp quan trọng nhằm phát triển khả năng nghe và hiểu cho trẻ. Để trẻ nghe, hiểu và sử dụng từ ngữ được tốt trẻ cần phải được luyện nghe các âm thanh của ngôn ngữ, nghe các âm thanh khác nhau trong các từ các câu, nghe ngữ điệu thể hiện các sắc thái tình cảm khác nhau, nghe các biểu cảm giọng nói khác nhau. Đối với trẻ mầm non nói chung thì mỗi một độ tuổi có một đặc điểm phát triển ngôn ngữ khác nhau. Trẻ 4- 5 tuổi đã hình thành những cảm xúc ngôn ngữ qua giọng nói, ngữ điệu, âm tiết...Do đó cần đưa trẻ làm quen với tác phẩm văn học đạt hiệu quả tốt nhất. Sự tiếp nhận tác phẩm văn học bằng đọc gián tiếp mang tính tập thể và chứa đựng khả năng tưởng tượng mạnh mẽ. Trẻ mầm non rất hiếu động, tò mò ham học hỏi, tìm hiểu và khám phá thế giới xung quanh. Đối với trẻ vui chơi là hoạt động chủ đạo, trẻ được học mà chơi, chơi mà học. Tuy nhiên để trẻ lĩnh hội tốt được bài thông qua hoạt động này thì đều cần có sự dẫn dắt, hướng dẫn của cô giáo. Tôi luôn quan tâm đến việc lựa chọn nội dung sao cho kiến thức trẻ được tiếp cận tích hợp trong các nội dung chơi nhưng không làm cho trò chơi trở nên khô khan, gò bó đối với trẻ. Tôi tái hiện lại những câu chuyện bằng cảm nhận của mình, đọc kể diễn cảm tác phẩm. Qua kể chuyện trẻ có thể học, có thể chơi thông qua các trò chơi đóng kịch, tập làm sách truyện, tập kể chuyện theo nhóm, tập kể chuyện theo tranh, Ví dụ: Câu truyện “Cô bé quàng khăn đỏ” ở chủ đề: Gia đình sau khi học xong tôi đã cho trẻ tái hiện lại hình ảnh của các nhân vật thông qua trò chơi “Đóng vai theo chủ đề” cho trẻ nhận vai chơi mà mình thích từ đó vừa khắc sâu cho trẻ về nội dung câu truyện vừa tạo được hứng thú, phấn khởi của trẻ khi được trải nghiệm làm nhân vật mình yêu thích. Qua đó kết hợp giáo dục trẻ biết vâng lời ông bà, cha mẹ, vâng lời người lớn, không la cà, đi đến nơi về đến chốn. Cho trẻ làm quen với kể chuyện thông qua các trò chơi. Đối với trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 - 5 nói riêng, trẻ được làm quen với kể chuyện thông qua các trò chơi tạo cho trẻ hứng thú, tham gia tích cực vào mọi hoạt động, giúp trẻ nhớ nhanh và khắc sâu hơn về kiến thức, mặt khác trò chơi còn giúp tăng cường vốn tiếng việt cho trẻ. Trò chơi cũng là một hoạt động thu hút trẻ nhiều nhất, thông qua trò chơi, trẻ thể hiện được niềm vui, tự khẳng định mình và thể hiện được tính năng động vốn có của lứa tuổi. Đối với trẻ mầm non, chơi bằng học và học qua chơi, nếu không chơi trẻ sẽ không thể phát triển được. Trò chơi không chỉ giúp trẻ lớn lên, học tập và khám phá, mà trò chơi còn gợi cho trẻ trí tò mò, xây dựng niềm tin và sự tự tin cho trẻ, trẻ được đọc truyện, được nghe các câu chuyện, hay hóa thân vào các nhân vật trong truyện cổ tích... điều đó giúp mở rộng kiến thức cho trẻ về văn học. Ví dụ: Trong trò chơi dân gian: Lộn cầu vồng, trước khi chơi, trẻ sẽ được lắng nghe cô kể về câu chuyện về hai chị em trong trò chơi, sau đó có thể cho trẻ kể lại. Qua trò chơi này, trẻ không những được chơi, được vận động qua chơi trẻ hiểu được ý nghĩa, nguồn gốc của trò chơi qua lời kể chuyện của cô [3]. Ví dụ: Trò chơi: "Cáo và thỏ" trong giờ thể dục Sau khi phân vai và hướng dẫn trẻ chơi, khi chơi trẻ làm các chú thỏ đi kiếm ăn, vừa nhảy vừa giơ hai bàn tay lên đầu vẫy vẫy và đọc bài thơ: Trên bãi cỏ Đang rình đấy Các chú thỏ Thỏ nhớ nhé Tìm rau ăn Chạy cho nhanh Rất vui vẻ Kẻo cáo gian Thỏ nhớ nhé Tha đi mất [3] Có cáo gian Trong trò chơi này, không chỉ giúp trẻ vui vẻ, thoải mái mà còn giúp trẻ biết thêm về câu truyện giữa chú cáo và chú thỏ. Cáo thì gian ác, xảo quyệt, thỏ thì hiền lành, tốt bụng Ví dụ: Trò chơi học tập: Dệt vải Tôi tổ chức cho trẻ đứng thành từng đôi một, quay mặt vào nhau, hai tay úp vào nhau, đẩy từng tay theo nhịp bài thơ. Trò chơi này vừa giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và nhịp điệu vừa giúp trẻ ôn luyện củng cố bài thơ và qua đó biết thêm về nghề dệt vải qua lời giới thiệu của cô. Dệt vải Dích dắc dích dắc Gánh ì gánh nặng Khung cửi mắc vô Đến mai trời sang Xâu go từng sợi Đem vải ra phơi Chân mẹ đạp vội Đến mốt đẹp trời Chân mẹ đạp vàng Đem ra may áo [3] Mặt vải mịn màng Trong quá trình chơi trẻ được củng cố lại những câu chuyện, những nhân vật và nội dung truyện. Đây là hình thức cho trẻ trải nghiệm những gì mình có sẵn và học tập ở cô và các bạn, trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn. Vậy nên khi tổ chức cho trẻ chơi tôi tổ chức một cách linh hoạt, lựa chọn nội dung chơi phù hợp đề tài và tôi thấy rằng trò chơi thực sự đã đem lại hiệu quả trong việc phát triển vốn văn học cho trẻ. Như vậy học thông qua vui chơi hình thành và phát triển những năng lực trí tuệ, ngôn ngữ, tình cảm và xúc cảm thẩm mỹ cho trẻ. Qua các trò chơi trẻ làm quen với ngôn ngữ giao tiếp, ngôn ngữ nói qua các trò chơi trẻ sử dụng ngôn ngữ để kể lại những việc, những sự kiện diễn ra xung quanh trẻ, giúp trẻ nhớ lại tình tiết câu chuyện thông qua hệ thống câu hỏi gợi mở của cô giáo từ đó giúp trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ. Giải pháp 2: Xây dựng môi trường giáo dục và tổ chức hoạt động học: “Môi trường giáo dục” là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy và học các hoạt động. Xây dựng được môi trường giáo dục gần gũi với trẻ sẽ tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, chủ động và tích cực tham gia vào các hoạt động. Đây là động cơ để trẻ phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, từ đó lôi cuốn trẻ đến với bài học một cách tự tin và hứng thú. Đồng thời giúp trẻ hình thành các kỹ năng ban đầu cơ bản và cần thiết, phù hợp với sự phát triển chung của trẻ như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận thức Để giúp trẻ có hứng thú khi tham gia hoạt động làm quen với kể chuyện, việc đầu tiên tôi bổ xung đầy đủ đồ dùng, đồ chơi phong phú, đa dạng, hấp dẫn để thu hút trẻ tham gia vào hoạt động một cách chủ động, tích cực và sáng tạo. Ngoài việc trang trí các hình ảnh sinh động theo đúng chủ đề thực hiện xung quanh lớp, thì ở góc làm quen với văn học tôi đã trang bị rất nhiều sách truyện về văn học có sẵn trong chương trình, đồng thời tôi cho trẻ cùng làm những mẫu truyện tranh mà trẻ đã được học. Bên cạnh đó tôi còn khuyến khích trẻ tham gia xây dựng môi trường giáo dục cùng cô. Ví dụ: Câu truyện “Cáo - Thỏ và Gà trống” ở chủ đề “thế giới động vật” tôi đã chuẩn bị các nhân vật bằng rối tay, sau đó cho trẻ vẽ thêm mắt, mũi, tai và trang trí cho nhân vật thêm sinh động và hướng dẫn trẻ cách sử dụng rối trong giờ hoạt động góc, trẻ được trực tiếp điều khiển các nhân vật theo diễn biến nội dung truyện làm cho trẻ rất thích thú và nhập vai rất tốt vào các tác phẩm văn học. Môi trường kể chuyện tạo sự hứng thú đối với trẻ chỉ là bước đầu của sự chuẩn bị. Khi tiếp cận với các câu chuyện, tôi cho trẻ hiểu được nội dung, giá trị của mỗi câu chuyện đó. Đây không phải là việc làm của mỗi hoạt động học của lớp mà tôi phải có kế hoạch làm ở mọi lúc, mọi nơi phải có sự chuẩn bị rất chu đáo, kết hợp giữa thực tế và những chi tiết hư cấu của tác phẩm, phải có sự tác động qua lại giữa người truyền thụ và người người tiếp thu. Quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với kể chuyện được xây
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_lam_quen.doc