SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THCS thông qua mối quan hệ trong và ngoài nhà trường

SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THCS thông qua mối quan hệ trong và ngoài nhà trường

 Cách mạng Việt Nam đang ở giai đoạn mới- Giai đoạn xây dựng đất nước theo mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” (1). Mội trong những biện pháp mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta lựa chọn đó là: Mở rộng hội nhập Quốc tế. Trong xu thế mở cửa, hội nhập, nền kinh tế tri thức đang là xu thế phát triển chủ đạo của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới; mà ở đó đòi hỏi cần có một lực lượng lao động có tri thức cao, đủ khả năng tiếp cận và phát huy ưu thế của khoa học công nghệ làm cho hàm lượng “trí tuệ” trong các sản phẩm lao động ngày càng có tỷ lệ cao.

 Là một yếu tố có tính then chốt cho sự thành công của cách mạng, cho công cuộc đổi mới đất nước- ngành giáo dục và đào tạo cũng cần có sự đổi mới để đáp ứng đươch yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hướng vào mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh. Đúng như định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa nêu rõ:

“Coi gi¸o dôc vµ ®µo t¹o lµ quèc s¸ch hµng ®Çu. NhËn thøc s©u s¾c gi¸o dôc - ®µo t¹o cïng víi khoa häc vµ c«ng nghÖ lµ nh©n tè quyÕt ®Þnh kinh tÕ vµ ph¸t triÓn x• héi, ®Çu t­¬ cho gi¸o dôc - ®µo t¹o lµ ®Çu t­¬ ph¸t triÓn”. Điều đó được kết tinh vào hệ thống giáo dục mới. Là một cán bộ quản lý Giáo dục, tôi nhận thức sâu sắc vấn đề trên và hiểu rõ: Để nền giáo dục phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội cần có sự cải tiến một cách sâu sắc về nội dung, phương pháp và cách quản lý trong nội bộ ngành. Như vậy vai trò của của người quản lý là phải làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục, có như vậy mới được sản phẩm là những con người có khoa học kỹ thuật.

 Cùng với sự phát triển của ngành GD&ĐT, trong những năm gần đây, ngành GD&ĐT Thọ Xuân đã thực sự chú trọng tới giáo dục, đã tạo ra bước chuyển biến mới về chất lượng giáo dục toàn diện. Hiệu quả GD&ĐT Thọ Xuân đang có những chuyển biến tích cực và trở thành một trong những huyện có phong trào học tập tốt. Đặc biệt phòng giáo dục đã sớm tham mưu để ban chấp hành Đảng bộ Huyện Thọ Xuân ban hành và triển khai Nghị Quyết 07- Một Nghị Quyết riêng về giáo dục Thọ Xuân và hiện nay đang tiếp tục tham mưu cho HĐND-UBND Huyện thực hiện đề án “Trường THCS chuẩn Quốc Gia chất lượng cao” tại trường THCS Lê Thánh Tông. Có thể nói ngành giáo dục Thọ Xuân đã sớm quan tâm và có những chính sách hiệu quả trong việc đầu tư cho giáo dục.

 

doc 20 trang thuychi01 14011
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THCS thông qua mối quan hệ trong và ngoài nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TRANG
 Phụ lục
1
Mở đầu
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
4
1.4. Phương pháp nghiên cứu
4
2.Nội dung
5
2.1 sở lý luận
5
2.2 Trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN
5
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
6
Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, kỷ cương nền nếp, ý thức trách nhiệm cho giáo viên và học sinh.
6
Biện pháp 2: Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội xây dựng cho học sinh phương pháp dạy học có hiệu quả.
8
Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng  sinh hoạt tổ chuyên môn, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy - học và kiểm tra đánh giá.
8
Biện pháp 4: Tăng  cường dự giờ thăm lớp, giúp đỡ giáo viên của tổ để nâng cao chất lượng dạy và học.
10
Biện pháp 5: Nâng cao năng lực tự học thông qua hoạt động của mỗi học sinh.
10
Biện pháp 6: Xây dựng tổ nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến.
13
Biện pháp 7: Phối hợp giáo dục học sinh, đặc biệt là năng lực tự học của học sinh thông qua mối quan hệ ngoài nhà trường.
13
Biện pháp 8: Làm tốt công tác thi đua dạy tốt học tốt- khen thưởng, động viên sự phấn đấu của giáo viên  và học sinh.
15
2.4. Hiệu quả của SKKN
15
2.4.1. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với bản thân.
17
2.4.2 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục.
17
2.4.3. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với đồng nghiệp và nhà trường.
18
 3. Kết luận và đề xuất
19
 Kết luận
19
 Một số ý kiến đề xuất
19
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
 Cách mạng Việt Nam đang ở giai đoạn mới- Giai đoạn xây dựng đất nước theo mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” (1). Mội trong những biện pháp mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta lựa chọn đó là: Mở rộng hội nhập Quốc tế. Trong xu thế mở cửa, hội nhập, nền kinh tế tri thức đang là xu thế phát triển chủ đạo của hầu hết các nền kinh tế trên thế giới; mà ở đó đòi hỏi cần có một lực lượng lao động có tri thức cao, đủ khả năng tiếp cận và phát huy ưu thế của khoa học công nghệ làm cho hàm lượng “trí tuệ” trong các sản phẩm lao động ngày càng có tỷ lệ cao.
	Là một yếu tố có tính then chốt cho sự thành công của cách mạng, cho công cuộc đổi mới đất nước- ngành giáo dục và đào tạo cũng cần có sự đổi mới để đáp ứng đươch yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hướng vào mục tiêu: Dân giàu, nước mạnh. Đúng như định hướng chiến lược phát triển giáo dục-đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hóa-Hiện đại hóa nêu rõ:
“Coi gi¸o dôc vµ ®µo t¹o lµ quèc s¸ch hµng ®Çu. NhËn thøc s©u s¾c gi¸o dôc - ®µo t¹o cïng víi khoa häc vµ c«ng nghÖ lµ nh©n tè quyÕt ®Þnh kinh tÕ vµ ph¸t triÓn x· héi, ®Çu t­ cho gi¸o dôc - ®µo t¹o lµ ®Çu t­ ph¸t triÓn”. Điều đó được kết tinh vào hệ thống giáo dục mới. Là một cán bộ quản lý Giáo dục, tôi nhận thức sâu sắc vấn đề trên và hiểu rõ: Để nền giáo dục phát triển đáp ứng được nhu cầu của xã hội cần có sự cải tiến một cách sâu sắc về nội dung, phương pháp và cách quản lý trong nội bộ ngành. Như vậy vai trò của của người quản lý là phải làm sao để nâng cao chất lượng giáo dục, có như vậy mới được sản phẩm là những con người có khoa học kỹ thuật.
 Cùng với sự phát triển của ngành GD&ĐT, trong những năm gần đây, ngành GD&ĐT Thọ Xuân đã thực sự chú trọng tới giáo dục, đã tạo ra bước chuyển biến mới về chất lượng giáo dục toàn diện. Hiệu quả GD&ĐT Thọ Xuân đang có những chuyển biến tích cực và trở thành một trong những huyện có phong trào học tập tốt. Đặc biệt phòng giáo dục đã sớm tham mưu để ban chấp hành Đảng bộ Huyện Thọ Xuân ban hành và triển khai Nghị Quyết 07- Một Nghị Quyết riêng về giáo dục Thọ Xuân và hiện nay đang tiếp tục tham mưu cho HĐND-UBND Huyện thực hiện đề án “Trường THCS chuẩn Quốc Gia chất lượng cao” tại trường THCS Lê Thánh Tông. Có thể nói ngành giáo dục Thọ Xuân đã sớm quan tâm và có những chính sách hiệu quả trong việc đầu tư cho giáo dục. 
	Nằm trong sự phát triển chung đó của giáo dục huyện nhà, tôi luôn xác định và thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Bí thư huyện ủy tại buổi triển khai nhiệm vụ năm học 2016-2017 của ngành giáo dục huyện Thọ Xuân đó là “Thực hiện giảng dạy toàn diện, coi trọng giáo dục đạo đức, nâng cao chất lượng tất cả các bộ môn. Đồng thời có biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh, phụ đạo học sinh yếu kém”. Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác nâng cao chất lượng toàn diện, nhiều năm qua, nhà trường đã tìm tòi, xác định hướng đi, cải tiến, thí nghiệm những biện pháp mới áp dụng vào thực tiễn nhà trường trong từng thời điểm và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Kết quả xếp loại chất lượng đại trà ngày càng tăng, năm sau cao hơn năm trước. 
	Là một cán bộ quản lý, với 26 năm trong nghề, tôi đã có 12 năm trực tiếp làm công tác giảng dạy tại các nhà trường. Trong suốt 12 năm làm giáo viên và 14 năm làm cán bộ quản lý, từ thực tiễn và qua học tập đồng nghiệp tôi càng nhận thức sâu sắc hơn bao giờ hết về vị trí, tầm quan trọng của công tác quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. 
	Trong thực tế những năm gần đây, chất lượng đại trà đang có chiều hướng đi xuống, điều này được thể hiện qua chất lượng các kỳ thi chuyển cấp, kỳ thi tốt nghiệp THPT thì vấn đề nâng cao chất lượng toàn diện càng trở nên cấp bách, cần phải được các nhà quản lý giáo dục quan tâm nhằm thực hiện đúng nội dung tinh thần của cuộc vận động “Hai không” mà đặc biệt là nội dung “Không để học sinh ngồi nhầm lớp” góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảm dần số học sinh yếu, đáp ứng nhu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đây là lương tâm, trách nhiệm của một nhà quản lý cần phải nhìn thẳng vào sự thật để từng bước khắc phục những yếu kém đó.
	Chất lượng giáo dục có được không phải là kết quả riêng của “Thầy, cô” hay nói cách khác của mỗi nhà trường, thực tế học sinh chỉ được học tại trường mỗi buổi 4 đến 5 tiết. Về kiến thức các em mới được “Cày vỡ”. Kiến thức đó được khai phá nâng cao, đào sâu chỉ khi các em về nhà làm bài tập dưới sự dạy dỗ, quan tâm của cha mẹ. Ngoài ra các em học hỏi lẫn nhau, trao đổi bài, truy bài với bạn, tự học trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu giờ do tổng phụ trách đội tổ chức. Nhiều em ý thức học chưa cao cần được sự nhắc nhở của các tổ chức đoàn thể, đoàn thanh niên...Như vậy, chất lượng giáo dục được nâng cao cần có sự vào cuộc của các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Sau 02 năm vận dụng, kết quả giáo dục được nâng lên. Xuất phát từ nhận thức trên cùng với những kết quả thu được tuy còn khiêm tốn. Với mong muốn được đóng góp công sức, sự hiểu biết, kinh nghiệm ít ỏi của mình vào công tác giáo dục nên tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THCS thông qua mối quan hệ trong và ngoài nhà trường”, nhằm tập hợp kinh nghiệm, giúp giáo viên có định hướng và có giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong giai đoạn hiện nay. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Tìm ra những giải pháp để huy động các lực lượng tham gia công tác giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh trường THCS... thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” để đạt được nội dung “Không để học sinh ngồi nhầm lớp” 
	Thông qua mối quan hệ trong và ngoài nhà trường để nâng cao chất lượng giáo dục, qua đó để khẳng định chất lượng giáo dục phải có sự vào cuộc của toàn xã hội đúng theo mục tiêu: Nhà trường - Gia đình - xã hội.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Tạo mối liên kết hữu cơ giữa nhà trường và tổ chức chính trị xã hội của địa phương, nhằm thông qua mối quan hệ này để kết hợp nâng cao chất lượng giáo dục học sinh THCS xã nhà.
1.4.Phương pháp nghiên cứu
1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết
-Nghiên cứu tâm lý học
-Phương pháp giáo dục
-Lý luận giáo dục
2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
-Điều tra chất lượng giáo dục trường THCS...năm học 2013-; 2014-2015 và áp dụng phương pháp qua năm học 2015-2016 và 2016-2017.
-Thông qua gia đình điều tra việc học ở nhà của học sinh
-Điều tra mức độ quan tâm của Gia đình và Xã hội
-Điều tra nội dung sinh hoạt 15 phút của tổng phụ trách đội.
 2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận
	Chất lượng dạy và học là mối quan tâm hàng đầu của tất cả nền giáo dục trên thế giới, hầu hết các nước đều ra sức tìm mọi biện pháp để nâng cao chất lượng dạy và học. Mong muốn là làm sao để người dạy truyền đạt được kiến thức một cách dễ dàng, người học nắm bắt được kiến thức đó trong thời gian ngắn nhất và do vậy càng lúc càng đặt ra những yêu cầu thiết yếu trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và cách đánh giá người học như thế nào là khách quan, công bằng, là động lực thúc đẩy. Nhà trường quan tâm chất lượng dạy học, phải làm sao người học thấy đó là động lực, mục tiêu phấn đấu như bữa cơm hàng ngày. Ai cũng biết rằng kiến thức chính là chìa khóa vạn năng để mở mọi cánh cửa ở tương lai và kiến thức chính là sự kế thừa thế hệ trước và sự phát triển của thế hệ nối tiếp sau. Qua kết quả thi đua ở các đơn vị  trường, một bằng chứng khá hiển nhiên là nơi nào có người đứng đầu nhiệt tình, năng động, có uy tín đối với tập thể thì đơn vị đó sẽ luôn gặt hái thành công. Chính việc chỉ đạo đúng hướng, sự quan tâm đúng mức của thủ trưởng, việc khen thưởng kịp thời, chính xác đúng người, đúng việc đã tạo ra động lực phấn đấu, thu hút sự tham gia của mọi thành viên trong tập thể, làm cho phong trào thi đua phát triển cả chiều rộng lẫn bề sâu. Công tác quản lý hoạt động giáo dục của hiệu trưởng các trường THCS trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng và đi vào nền nếp, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế. Việc quản lý còn mang nặng tính hành chính, giấy tờ, ít đi vào thực chất, thậm chí chưa bao quát hết các nội dung, quản lý hoạt động giáo dục theo tinh thần đổi mới.
	Trách nhiệm này đặt lên vai của ngành giáo dục nói chung, của mỗi nhà trường nói riêng, đòi hỏi mỗi cán bộ quản lý cần trăn trở tìm tòi để nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu hiện nay.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm	
	Sau khi điều tra chất lượng hai năm học 2013-2014 và 2014-2015 tại trường THCS Hạnh Phúc bản thân đã trăn trở, đặt ra câu hỏi vì sao chất lượng học sinh kém như vậy. Ban giám hiệu tiến hành điều tra:
 -Tiến hành dự giờ tất cả các bộ môn trong một tuần. Qua điều tra cho thấy: Một số học sinh không chịu học bài cũ, ít xây dựng bài tại lớp, nói chuyện trong giờ học, khảo sát cuối tiết học chỉ 25% số học sinh làm được bài vừa mới học. Kiến thức cũ rỗng nhiều...
	- Điều tra qua giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. Kết quả: Một số em ít làm bài tập ở nhà, lười học...Giáo viên chủ nhiệm chỉ phối hợp với gia đình khi các em vi phạm kỷ luật nhà trường như đánh nhau, phá hoại của công..., chưa quan tâm phối hợp với gia đình về việc các em học tập kém. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ không có buổi cho các em chữa bài tập hoặc truy bài... 
	- Điều tra qua gia đình; Kết quả: Một số gia đình chưa kiểm soát được việc học của con, chưa theo dõi con học ở nhà thế nào, chưa kiểm tra vở học của con...
 * Chất lượng hạnh kiểm: 
Năm học
Số 
HS
Tốt
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2013-2014
78
60
76.9
13
16.7
5
6.4
0
0
0
0
2014-2015
70
63
90.0
6
8.6
1
1.4
0
0
0
0
	 * Chất lượng học lực 
Năm học
Số HS
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2013-2014
78
5
6.4
25
32.1
38
48.7
10
12.8
0
0
2014-2015
70
4
5.7
21
30
35
50
10
14.3
0
0
2.3. Giải pháp và tổ chức thực hiện
2.3.1. Giải pháp thực hiện
1.1. Nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, kỷ cương nền nếp, ý thức trách nhiệm cho giáo viên và học sinh.
1.2. Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội xây dựng cho học sinh phương pháp dạy học có hiệu quả.
1.3. Nâng cao chất lượng  sinh hoạt tổ chuyên môn, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy - học và kiểm tra đánh giá.
1.4. Tăng  cường dự giờ thăm lớp, giúp đỡ giáo viên của tổ để nâng cao chất lượng dạy và học.
1.5. Nâng cao năng lực tự học thông qua hoạt động của mỗi học sinh.
1.6. Xây dựng tổ nhóm học tập, đôi bạn cùng tiến.
1.7. Phối hợp giáo dục học sinh, đặc biệt là năng lực tự học của học sinh thông qua mối quan hệ ngoài nhà trường. 
1.8. Làm tốt công tác thi đua dạy tốt học tốt- khen thưởng, động viên sự phấn đấu của giáo viên  và học sinh.
2.3.2. Các biện pháp tổ chức thực hiện 
          * Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị, kỷ cương nền nếp, ý thức trách nhiệm cho giáo viên và học sinh.
          Bồi dưỡng để nâng cao năng lực chính trị cũng như năng lực sư phạm nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy. Bồi dưỡng để xây dựng nhận thức, tạo sự đồng thuận trong giáo viên và học sinh. Giáo viên có nhận thức được trách nhiệm đối với chất lượng giáo dục thì mới toàn tâm, toàn ý đầu tư cho công tác giảng dạy. Học sinh có nhận thức được học để có kiến thức, nghề nghiệp và cuộc sống tốt hơn cho bản thân, gia đình và xã hội mới cố gắng học tập tốt. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, học sinh theo các văn bản hướng dẫn của nhà nước và của ngành. Tạo ra sự nhận thức qua sinh hoạt Hội đồng sư phạm, qua thực hiện các cuộc vận động và phong trào thi đua, sinh hoạt các đoàn thể, chi bộ, giáo viên chủ nhiệm để xây dựng ý thức trách nhiệm, tinh thần tận tụy.
          Chú trọng xây dựng nền nếp, trật tự trong nhà trường. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy, trường muốn đạt được chất lượng cao phải có nền nếp, trật tự tốt. Vì vậy, Ban Giám hiệu cũng như các đồng chí quản lí tổ Chuyên môn luôn chú ý đến việc xây dựng nền nếp, trật tự, kỷ cương trong nhà trường không chỉ đối với học sinh mà cả giáo viên. Đối với giáo viên, phải nghiêm túc thực hiện kỷ luật lao động, đảm bảo ngày, giờ công. Đối với học sinh, với phương châm lấy ngăn ngừa và giáo dục là chính, đầu mỗi năm học, tổ chức cho học sinh  học nội quy, kí cam kết thực hiện nội quy của trường, lớp. Nâng cao trách nhiệm và vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp, kịp thời nhắc nhở, uốn nắn học sinh. Nghiêm khắc xử lý các học sinh vi phạm, tùy theo mức độ, giúp học sinh sửa chữa, đồng thời còn có tác dụng ngăn ngừa, giáo dục các học sinh khác.
          Khi đề ra chủ trương chú ý đến yếu tố con người, lợi ích tập thể gắn với lợi ích cá nhân nên đã động viên tất cả mọi người cống hiến tự giác, hết mình vì tập thể. Song song với các quy định về chuyên môn, nhà trường kết hợp với công đoàn quan tâm đến đời sống gia đình cán bộ giáo viên, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của đoàn viên công đoàn. Công đoàn đã thường xuyên làm tốt công tác giúp đỡ các giáo viên khó khăn, tạo điều kiện để mọi người yên tâm tư tưởng, hết mình vì tập thể, vì lợi ích của nhà trường. Đây là biện pháp “an dân” nên mọi người đều đồng tâm hiệp, toàn tâm, toàn ý trong công việc.
	Nội dung bồi dưỡng mà nhà trường chú trọng gồm:
          -Bồi dưỡng về chính trị tư tưởng, chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các quy định của ngành, của địa phương. Thường xuyên cập nhật thời sự của ngành, của địa phương để mọi người nắm bắt điều chỉnh hành vi của bản thân.
          -Tổ chức phong trào viết Sáng kiến kinh nghiệm.
          Tổ chức phong trào thi đua theo yêu cầu của ngành cũng như của nội bộ 
nhà trường.
          Tổ chức chuyên đề theo khối, tổ nhóm, nhà trường.
          Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tham gia học tập để nâng cao trình độ 
chuyên môn nghiệp vụ như Trung cấp Chính trị, Bồi dưỡng quản lý, Học đại
học Từ xa, Tại chức, tin học.
          Tổ chức học các chuyên đề của ngành nghiêm túc và đầy đủ. Mỗi giáo viên bộ môn phải có kế hoạch nghiên cứu thật kỹ nội dung chương trình, phân phối chương trình để biết phần nào nặng, phần nào quá tải đối với học sinh. Nhà trường yêu cầu giáo viên bộ môn phải tìm được phương pháp giảng dạy phù hợp. Một giáo viên lên lớp rất cần phong cách đĩnh đạc, tự tin, làm chủ bài giảng. Giáo viên cần đến yếu tố phi ngôn ngữ để đạt được thành công
 trong công tác giảng dạy.
          Giáo viên trong giờ dạy phải dành nhiều thời gian quan tâm đặc biệt đến học sinh yếu kém: kiểm tra sách vở, sách giáo khoa, vở bài tập. Khi giảng bài cần đưa ra nhiều dạng câu hỏi gợi mở từ thấp đến cao, khuyến khích học sinh ở các trình độ khác nhau. Bài soạn phải mạng tính khoa học, sắp xếp các hoạt động của giáo viên và học sinh hợp lý, hiệu quả, câu hỏi gợi mở phù hợp với nhiều đối tượng, kích thích học sinh yêu thích bộ môn.
          Thầy chủ đạo, trò chủ động trong việc dạy và học là vô cùng quan trọng trọng việc nâng cao chất lượng dạy và học. Đối với học sinh nhà trường có giải pháp để các em đáp ứng những yêu cầu sau:
          - Học sinh phải có kĩ luật tốt, lễ phép.
          - Học sinh phải có đầy đủ sách giáo khoa.Tập trả lời câu hỏi theo SGK.
          - Chuẩn bị công việc bên ngoài lớp, đưa ra những suy nghĩ nhận xét của mình khi quan sát để lớp thảo luận, trao đổi cùng các bạn.
          - Tự đặt câu hỏi sau khi đã đọc trước bài.
          - Khuyến khích các em tham các hoạt động phong trào mang tính giáo dục cộng đồng và tham gia các hoạt động ngoại khoá; vừa giúp thầy trò thư giãn và tạo sự gần gũi, đoàn kết.
 * Biện pháp 2: Phối hợp giữa giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, tổng phụ trách đội xây dựng cho học sinh phương pháp học có hiệu quả.
 	 - Ở lớp tập trung chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ,(vừa kết hợp nghe và ghi)
tích cực tham gia xây dựng bài, luyện tập ở lớp .
 	- Mỗi học sinh cần phải có vở ghi, vở bài tập về nhà đối với mỗi môn hình học và đại số, vở nháp, các dụng cụ học tập như thước thẳng, ê ke, com pa, máy tính bỏ túi...
 	- Có kế hoạch học tập hợp lý, mỗi ngày ít nhất phải có được ba giờ tự học.
 	- Về nhà phải ôn lại bài, dành 15 phút ngồi tư duy lại bài học hôm đó (xem lại nội dung bài học), sau đó làm các bài tập về nhà. Những vấn đề nào chưa hiểu xem lại vở ghi và SGK, những bài tập nào không hiểu, không làm được có thể tham khảo tài liệu như sách bài tập ... xem bài giải mẫu sau đó tự mình giải lại để hình thành kỹ năng, đồng thời làm một số bài tập tương tự để rèn luyện kỹ năng. Nếu vẫn chưa hiểu thì đến lớp hỏi bạn, hỏi cô, thầy.
 	 - Sáng dậy sớm để học thuộc những điều cần ghi nhớ và xem trước nội dung bài mới. Yêu cầu học sinh khi trống vào học rồi thì phải vào lớp ổn định tổ chức, chuẩn bị sách vở sẵn sàng cho việc học tập, tránh hiện tượng giáo viên vào tới lớp học sinh mới chạy vào mất khá nhiều thời gian của một giờ dạy. Những học sinh ổn định chậm được ghi vào sổ đầu bài đánh giá vào giờ dạy, hoặc gọi lên bảng kiểm tra bài cũ.
* Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng  sinh hoạt tổ chuyên môn, chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy - học và kiểm tra đánh giá.
Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn là vô cùng quan trọng vì tổ là một nhà trường thu nhỏ với tính chất chuyên sâu rất cao. Tổ chuyên môn mạnh sẽ quyết định to lớn chất lượng dạy và học. Trường đã nâng cao chất lượng tổ chuyên môn bằng các hình thức sau:
Triển khai các chuyên đề: Tổ chuyên môn là nơi triển khai chuyên đề phù hợp và hiệu quả bởi vì ở đó có sự đồng điệu về chuyên môn nghiệp vụ, sự am hiểu tương đối giống nhau. Tổ đã triển khai các chuyên đề như Chuyên đề Đổi mới phương pháp dạy học. Ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới kiểm tra đánh giá... Soạn giảng những bài khó, cần trao đổi lại. Bổ sung lại trong PPCT những vấn đề trọng tâm phù hợp với điều kiện của nhà trường. Trường đã cử những giáo viên có năng lực về công nghệ thông tin dạy thao giảng để nhà trường rút kinh nghiệm, nên đã có nhiều giáo viên áp dụng tốt phương pháp dạy có ứng dụng CNTT. Trong kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện phần thực hành có 3 tiết sử dụng máy chiếu đều đạt tiết giỏi. Các chuyên đề giao cho từng giáo viên đảm nhận có thu hoạch, có kiểm tra kết quả. Qua các chuyên đề do tổ thực hiện trình độ của giáo viên nâng lên rõ rệt.
Rèn luyện kỹ năng sư phạm của giáo viên là rất cần thiết. Kỹ năng sư phạm ảnh hưởng đến chất lượng giờ dạy. Ở các buổi sinh hoạt tổ đã trao đổi về kỹ năng sư phạm, góp ý giúp đỡ lẫn nhau sữa chữa những tồn tại, những nhược điểm trong phong cách lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt, cách trình bày bảng. Nhà trường đã chọn những giáo viên tự tin trong phong cách, chữ viết đẹp, ngôn từ chuẩn để thao giảng dự giờ, rút kinh nghi

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_hoc_sinh.doc