SKKN Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giúp đỡ học sinh khuyết tật vươn lên học tốt ở trường THPT

SKKN Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giúp đỡ học sinh khuyết tật vươn lên học tốt ở trường THPT

Trong điều kiện hiện nay đất nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, hay trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2011 đến 2020 có nêu: phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của khoa học và công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát triển, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; Đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.

doc 18 trang thuychi01 5351
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giúp đỡ học sinh khuyết tật vươn lên học tốt ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH, NHÀ TRƯỜNG VÀ XÃ HỘI TRONG VIỆC GIÚP ĐỠ HỌC SINH KHUYẾT TẬT VƯƠN LÊN HỌC TỐT Ở TRƯỜNG THPT.
Người thực hiện: Trịnh Thị Liễu
Chức vụ: Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực: Công tác chủ nhiệm
THANH HOÁ NĂM 2018
MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1. 1. Lý do chọn đề tài:
Trong điều kiện hiện nay đất nước đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội - thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài, hay trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2011 đến 2020 có nêu: phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững. Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn. Đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đa dạng, đa tầng của khoa học và công nghệ và trình độ phát triển của các lĩnh vực, ngành nghề. Thực hiện liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, cơ sở sử dụng lao động, cơ sở đào tạo và nhà nước để phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu xã hội. Thực hiện các chương trình, đề án đào tạo nhân lực chất lượng cao đối với các ngành, lĩnh vực chủ yếu, mũi nhọn. Chú trọng phát triển, bồi dưỡng, phát huy nhân tài; Đào tạo nhân lực cho phát triển kinh tế tri thức.
Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình và xã hội...[1]. Và đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định: Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng xâu, vùng xã, vùng khó khăn. Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật....[2] 
Trong khi nền kinh tế thế giới đang dần chuyển sang nền kinh tế tri thức, hòa chung vào nhịp thở ấy Đảng, nhà nước và nhân dân ta luôn quan tâm đến vấn đề giáo dục và đào tạo, coi giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Ở mỗi cấp độ chúng ta lại có cái nhìn riêng, có chính sách riêng, cụ thể cho từng loại đối tượng học sinh. Vậy đối với các em khuyết tật thuộc diện gia đình nghèo khó thì chúng ta – các lực lượng giáo dục cần phải làm gì để giúp đỡ các em hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong học tập.
Nền kinh tế của nước nhà hiện nay là nền kinh tế thị trường, ngoài những 
Mục 1.1. tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1 . số 2 . 
mặt có tác động tích cực ra thì vẫn còn những mặt hạn chế có tác động không tốt đến việc hình thành nhân cách của các em.
 Ví dụ: - Về phía gia đình: Các gia đình làm kinh tế giỏi, thiếu quan tâm đến đời sống tình cảm của con cái, các em xin được nhiều tiền thì dễ tham gia vào các băng, nhóm, tụ tập, hội hè, ăn chơi đàn đúm. Còn các gia đình nghèo khó thì lại khuyên con, em nghỉ học ở nhà làm kinh tế; Cha mẹ có vấn đề, rạn nứt tình cảm dẫn đến con cái chán nản, bỏ học...
- Về phía xã hội: Còn nhiều tệ nạn xã hội, chưa tạo được các sân chơi bổ ích, chưa có đủ hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện học tập đáp ứng được nhu cầu phát triển ngày càng cao của các em; Các loại tệ nạn xã hội đang lan tràn, xâm nhập vào trong phạm vi trường học (đây là môi trường được cho là lành mạnh nhất); Các tổ chức xã hội còn chưa chú trọng nhiều tới vấn đề quan tâm, giúp đỡ các em là học sinh khuyết tật, có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
- Về phía nhà trường: Đâu phải giáo viên nào cũng yêu ngành, yêu nghề, yêu học sinh. Có số ít giáo viên rất có ác cảm với những học sinh cá biệt, đánh nhau, bỏ học, thậm chí cả những học sinh khuyết tật, con nhà nghèo nữa, tại sao? Là nhà giáo dục thì những việc làm thiết thực nhất đó là truyền thụ cho các em những tri thức về đạo đức, pháp luật...( bộ môn GDCD) để các em từ đó mà phát triển nhân cách của mình. Giáo viên phải gần gũi, tiếp cận học sinh cá biệt, nhằm tìm hiểu tâm, sinh lý cá nhân và hoàn cảnh gia đình để có được giải pháp tối ưu nhằm giúp các em vươn lên học tốt.
- Đối với bạn bè: Còn có những học sinh tỏ ra khinh rẻ sự nghèo khó, chế giễu, đùa cợt với những học sinh khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn. Những học sinh này thấy mình bị thầy cô coi khinh, bạn bè chế giễu... thì rất dễ dẫn đến quyết định là bỏ học và sau khi bỏ học rồi thì các em rất dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn xã hội...
Giả thiết đặt ra: Nếu không có sự quan tâm, giúp đỡ thì các em là học sinh khuyết tật, có hoàn cảnh khó khăn có tự mình vươn lên học tốt được hay không? Theo tôi ngoài yếu tố nội lực từ bản thân học sinh, nếu nhận được sự quan tâm, giúp đỡ một cách thiết thực, nhiệt tình của gia đình, nhà trường và xã hội thì các em sẽ cảm thấy mình đang được quan tâm, giúp đỡ, các em sẽ lấy đó làm nguồn động viên, khích lệ. Đó cũng là một phần động lực thúc đẩy các em cố gắng vươn lên trên sự khuyết tật, nghèo khó để dành lại cho mình những kết quả cao đáng khích lệ trong học tập và rèn luyện.
Vậy với đối tượng các em là học sinh khuyết tật thì chúng ta phải làm gì để giúp các em hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong học tập? Chúng ta - những nhà giáo dục cần phải thấy được tầm quan trọng của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giúp đỡ học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong học tập. Bởi bên cạnh yếu tố nội lực - sự cố gắng của học sinh là chủ yếu thì yếu tố môi trường, điều kiện khách quan để các em phát triển nhân cách lại giữ vai trò quan trọng, quyết định đến việc hình thành nhân cách của các em .
	Để việc phối, kết hợp ba môi trường giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã hội và ba lực lượng giáo dục là gia đình, nhà trường và xã hội có được hiệu quả ngày càng cao đặc biệt là trong việc giúp đỡ học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong học tập. Đây còn là vấn đề đang thu hút sự quan tâm của các lực lượng giáo dục. Trước những mặt tích cực và những hạn chế còn vướng mắc khiến tôi chọn đề tài này làm nội dung cho bài sáng kiến kinh nghiệm của mình.
	Qua số liệu đã thu thập và kết quả điều tra cho tôi thấy cần phải đi sâu nghiên cứu vào đối tượng cụ thể và với phạm vi một sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ có thể tìm hiểu được một đối tượng. ( tôi sẽ trình bày ở phần sau)
1. 2. Mục đích nghiên cứu:
Với khuôn khổ một đề tài, mục đích của sáng kiến kinh nghiệm này là: 
Thứ nhất: Chính sách của Đảng, Nhà nước về vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh.
Thứ hai: Tìm hiểu vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giúp đỡ học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong học tập ở địa bàn huyện Yên Định.
Thứ ba: Trên cơ sở lý luận chung và cụ thể của Yên Định, chúng ta đi sâu nghiên cứu thực trạng của sự phối, kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giúp đỡ học sinh khuyết tật vươn lên học tốt ở trường THPT trên địa bàn và các giải pháp tích cực.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
 Học sinh trường THPT Yên Định II, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.
1. 4. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu của bài sáng kiến kinh nghiệm gồm những phương pháp sau: phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin, phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2. 1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm:
Để phối kết hợp tốt mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội, phương châm của tôi là: Xây dựng mối quan hệ tốt, nghiêm túc, trong sáng, tôn trọng và tin cậy lẫn nhau, trên cơ sở mối tương quan chặt chẽ giữa hai lực lượng quyết định và quan trọng với cha mẹ học sinh. Phát huy và tận dụng vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh, chủ động góp ý với cha mẹ học sinh trong phương pháp giáo dục và giúp đỡ con em... ở đâu và trong bất kỳ vấn đề gì cũng đều phải dành được sự nhất trí cao và toàn bộ của cha mẹ học sinh khi đề xuất hoặc chấp nhận những biện pháp giáo dục, giúp đỡ nhằm tác động vào con em họ.
2. 1. 1. Nhà trường kết hợp gia đình và làng xã: 
- Giáo viên chủ nhiệm cần phải báo cáo đầy đủ quá trình phấn đấu, rèn luyện của từng em trong mỗi kỳ họp.
+ Kết quả về điểm số học tập của từng bài trong từng môn và nhận xét khái quát về những kết quả đó so với thời gian trước .
+ Những biểu hiện phát triển về hành vi đạo đức .
+ Tuyên dương những học sinh có sự chuyển biến toàn diện hoặc từng mặt, gặp riêng cha mẹ của những học sinh yếu kém để trao đổi.
- Giáo viên hướng dẫn cặn kẽ các yêu cầu và biện pháp quản lý các em, nhất là các yêu cầu và biện pháp quản lý các em học tập ở nhà.
+ Yêu cầu mỗi góc học tập của các em phải có một thời khóa biểu học tập ở lớp và một thời khóa biểu học tập hàng ngày ở nhà đã có chữ ký của giáo viên chủ nhiệm lớp.
+ Dựa vào thời khóa biểu để kiểm tra và nhắc nhở sự chuẩn bị của các em trước mỗi buổi đến lớp: Học bài, làm bài tập, sách vở, đồ dùng học tập...
- Tùy thời gian trong năm học mà gia đình cần phải có những sự quan tâm, đôn đốc cụ thể:
* Đầu năm học cần phải tích cực học tập, tích lũy dần kiến thức tránh tình trạng nước đến chân mới nhảy.
+ Nếu chăm học từ đầu sẽ hình thành ở các em thói quen và kiên nhẫn học, khắc phục tình trạng quen chơi đến khi ngồi vào bàn học thì rất ngại, học không vào thì không tập trung được.
+ Học từ đầu, điểm kiểm tra cao thì các em sẽ hứng thú học.
+ Kiến thức cơ bản nằm trong phần đầu năm học sẽ là kiến thức cơ bản của cả năm học: Khái niệm, định luật, định lý...
* Mùa lạnh: Gia đình cần quan tâm đến sức khỏe và giờ giấc học tập của các em.
+ Nhắc nhở các em giữ đủ ấm cho cơ thể.
+ Trời lạnh nhanh tối, các em thường có cảm giác đã khuya nên sẽ đi ngủ rất sớm. Cha mẹ cần nhắc nhở về giờ giấc và tránh tình trạng các em nằm học hoặc đắp chăn ngồi học.
* Thời kỳ nóng nực: Cha mẹ cần nhắc nhở các em mang mũ, nón khi ra ngoài. Buổi tối nhắc các em học tập đúng giờ giấc tránh tình trạng thức quá khuya sẽ ảnh hưởng đến tinh thần học tập ở lớp vào ngày hôm sau.
* Thời kỳ ôn tập: Vào mỗi thời điểm trước thời kỳ ôn tập – học nhiều, giáo viên chủ nhiệm phải thông báo cho cha mẹ học sinh biết về sự cần thiết phải tăng cường thời gian tự học ở nhà và những vất vả của các em trong kỳ thời ôn tập. Giáo viên chủ nhiệm đề nghị cha mẹ học sinh một mặt nhắc nhở, động viên các em tích cực học tập, mặt khác cần sắp xếp công việc của gia đình sao cho các em có nhiều thời gian nhất để học tập và nghỉ ngơi. Các gia đình cần cố gắng bồi dưỡng thêm vật chất cho các em để tăng sức khỏe cho thời kỳ học tập nhiều này.
	Gia đình cần phải tạo điều kiện về vật chất, tinh thần và thời gian cho các em, giúp đỡ các em nhiều hơn nữa để các em đủ khả năng vươn lên học tốt.
2. 1. 2. Nhà trường kết hợp với cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội:
- Dựa vào ban đại diện cha mẹ học sinh để tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh của học sinh, từ đó có giải pháp giúp đỡ.
- Thông qua ban chăm sóc và ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp để uốn nắn những biểu hiện chưa tốt của gia đình, từ đó gia đình sẽ tạo điều kiện cho các em học tập: Thời gian, vật chất và tinh thần.
Tìm hiểu hoạt động của học sinh ở gia đình, ở làng xã để thấy được sự giúp đỡ của gia đình và tổ chức làng xã đối với các em.
- Dựa vào các ban, các đoàn thể để quản lý và giáo dục các em ở nhà và ở làng, xã. 
	Ngoài việc yêu cầu từng gia đình quản lý và nhắc nhở con em mình tu dưỡng và học tập, giáo viên chủ nhiệm phải chú ý kết hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh và ban chăm sóc để kiểm tra, nhắc nhở và giúp đỡ các em. Nhà trường kết hợp với làng, xã để tổ chức cho học sinh thi đua rèn luyện ở nhà và ở làng, xã nhằm giúp các em thực hiện “học đi đôi với hành”, lấy kiến thức đã học vận dụng vào cuộc sống. Từ đó giúp các em vững vàng hơn, làm chủ được kiến thức cuả mình. 
2. 1. 3. Để góp phần giúp đỡ học sinh khuyết tật vươn lên học tốt ở trường THPT:
Các lực lượng giáo dục cần phối hợp đấu tranh với những người lớn thiếu gương mẫu có ảnh hưởng không tốt đến hành vi đạo đức của các em. Xây dựng những yếu tố giáo dục và ngăn chặn những ảnh hưởng xấu tới hành vi đạo đức của các em. Cần phải hướng dẫn và giúp đỡ các em trong lúc tự học. Ngoài ra, các lực lượng giáo dục cũng cần phải có sự phối hợp để giúp đỡ các em học sinh khuyết tật về mặt tài chính, ngân sách, đây cũng là một việc làm hết sức cần thiết đối với những học sinh khuyết tật.
2. 2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
 Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn cấp bách đối với việc giúp đỡ học sinh khuyết tật hòa nhập cộng đồng, vươn lên trong học tập ở trường THPT trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước. Đại hội XI của Đảng đã quan tâm hơn đến giáo dục và đào tạo, đề cao vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từ năm 2011 đến 2020 có nêu: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới cơ chế tài chính giáo dục. Thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, đào tạo ở tất cả các bậc học. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội...[1]. Và đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII xác định: Quan tâm hơn tới phát triển giáo dục, đào tạo ở vùng xâu, vùng xã, vùng khó khăn. Bảo đảm công bằng xã hội trong giáo dục; thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với người và gia đình có công, đồng bào dân tộc thiểu số, học sinh giỏi, học sinh nghèo, học sinh khuyết tật....[2] 
2. 3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: 
Qua điều tra trên 1214 học sinh học tại trường THPT Yên Định II cho thấy:
- Số các em học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo là: 284 học sinh. [3]
- Số học sinh khuyết tật là: 11 học sinh. [3]
- Số học sinh được các tổ chức xã hội giúp đỡ bằng các loại quỹ hỗ trợ, khuyến học, học bổng là: 13 học sinh. [4]
- Số học sinh nhận được ngân sách của nhà trường thông qua quỹ khuyến học là: 1031 học sinh.( Đây là số học sinh giỏi và học sinh tiên tiến của năm học 2017-2018). [4]
- Số học sinh khuyết tật nhận được ngân sách hỗ trợ của nhà nước là: 11 học sinh. [3]
- Số học sinh khuyết tật được các tổ chức xã hội giúp đỡ thông qua các loại quỹ hỗ trợ, khuyến học, học bỗng là: 02 học sinh. [5]
Cụ thể qua số liệu tổng hợp được trong phạm vi trường THPT Yên Định II có tới 284 / 1214 học sinh thuộc diện học sinh con hộ nghèo, cận nghèo và trong đó có 11 học sinh khuyết tật. Trong đó có 81 / 284 học sinh (HS nghèo) và có 11/11 học sinh (HS khuyết tật) đã được nhà trường xét trợ cấp khó khăn thường xuyên vào dịp tết Mậu Tuất [6]. Có 13 / 284 học sinh và 02 / 11 học sinh nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội thông qua các xuất học bổng, quỹ hỗ trợ...[4]
Từ những việc làm thiết thực trên. Sự phối, kết hợp giữa ba lực lượng giáo dục đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các em tham gia học tập một cách đầy đủ hơn, chăm chỉ hơn, tiến bộ hơn, đặc biệt là đối với các em học sinh 
 Mục 2.2. tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 1 . số 2 . 
 Mục 2.3. tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 3. số 4 . số 5. số 6.
khuyết tật đã và đang cố gắng vươn lên học tốt ở trường THPT. Ví dụ học sinh: Lê Hữu Cương – học sinh lớp 12A7 Trường THPT Yên Định II mà tôi sẽ giới thiệu trong bài viết của mình.
Bên cạnh những thành quả đã đạt được như vậy thì vẫn còn những mặt hạn chế có tác động không tốt đến việc học tập và rèn luyện đạo đức của các em.
Về phía xã hội vẫn tồn tại nhiều loại tệ nạn xã hội đang xâm nhập vào lứa tuổi học sinh, lan tràn vào môi trường lành mạnh ( trường học ). Xã hội chưa tạo ra được các sân chơi lành mạnh, bổ ích, hoặc về cơ sở vật chất, phương tiện học tập chưa đủ để đáp ứng nhu cầu hiểu biết ngày càng cao của các em. Và còn nhiều tổ chức chưa thực sự quan tâm giúp đỡ các em học sinh khuyết tật.
Về phía gia đình, thì vẫn còn những gia đình chỉ lo phát triển kinh tế mà sao nhãng việc kiểm tra, đôn đốc con cái học tập. Chưa quan tâm đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần của con em mình. Có những gia đình giàu có thì sẵn sàng cho con tiền mỗi khi con xin chứ không biết con xin để làm gì. Hoặc lại có những gia đình nghèo, khó không cho con tiền nộp học mà luôn mong chờ sự miễn, giảm của nhà trường. Gia đình thiếu quan tâm, chưa đôn đốc, giúp đỡ các em học tập, chưa dành thời gian cần thiết cho các em tự học ở nhà ... Và cũng qua điều tra mà tôi nắm được thực trạng hiện nay. Trước thực trạng như thế, tôi nhận thấy một điều rằng: Việc “ phối, kết hợp giữa ba lực lượng giáo dục là: gia đình, nhà trường và xã hội” chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Vậy để thực hiện tốt mục tiêu giáo dục thì tôi thấy cần phải có các giải pháp cụ thể:
- Một là, các lực lượng giáo dục phải phát huy hết vai trò của mình.
- Hai là, gia đình cần phải quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ các em về mọi mặt: vật chất, tinh thần và thời gian.
- Ba là, các tổ chức xã hội cần phải gần gũi, quan tâm, giúp đỡ các em, đặc biệt là phải tạo ra một số loại quỹ nhằm giúp đỡ, khuyến khích những học sinh là người khuyết tật nhưng không quên nhiệm vụ học tập và rèn luyện ở trường THPT.
- Bốn là, trong nhà trường đối với mỗi giáo viên chủ nhiệm cần phải tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh, tâm lý từng học sinh cụ thể để từ đó có những ưu tiên, ưu đãi đối với những học sinh thuộc diện chính sách, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn luôn nỗ lực vượt lên trên cái gọi là khuyết tật để phấn đấu theo học đạt kết quả ngày càng cao.
	Bên cạnh sự nỗ lực vươn lên của các em, nếu sự phối, kết hợp giúp đỡ giữa ba lực lượng giáo dục diễn ra một cách đúng đắn, nhịp nhàng và ăn khớp như các bánh xe trong một cỗ máy thì các em sẽ yên tâm hơn trong quá trình học tập và rèn luyện của mình.
	Thực tế cho thấy, đối với các em thuộc diện chính sách hoặc các em là những học sinh khuyết tật nếu mà nhận được sự khuyến khích, giúp đỡ về mọi mặt thì có thể vượt lên trên mọi khó khăn, cản trở để vươn lên học tập tốt, rèn luyện đạo đức tốt và phấn đấu trở thành người công dân vừa có đức lại vừa có tài.
	Và sau đây tôi xin được đi sâu nghiên cứu một đối tượng học sinh cụ thể là em: Lê Hữu Cương, học sinh lớp 12A7, trường THPT Yên Định II.
2. 3. 1. Hoàn cảnh gia đình:
Em được sinh ra và lớn lên trên mảnh đất quê hương mà nhiều thế hệ ông cha đã sinh sống và cống hiến, đó là một làng quê có cuộc sống nghèo nàn và lạc hậu. Người dân trong huyện vẫn gọi vùng đất này là “ Ven Sông Cầu Chày”. Đó là xã Yên Lạc, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Nếu có dịp chúng ta hãy về đây dù chỉ một lần thôi để thấu hiểu cái gọi là nghèo nàn và lạc hậu của vùng quê này.
- Cha: Lê Hữu Cường Tuổi: 45 Nghề nghiệp: làm ruộng 
- Mẹ: Trương Thị Phương Tuổi: 43 Nghề nghiệp: làm ruộng
- Em trai: Lê Hữu Xuân, sinh năm 2001, hiện là học sinh lớp 11B7 trường THPT Yên Định II.
Thu nhập bình quân đầu người 450.000/ năm. Do vậy đời sống kinh tế của gia đình là vô cùng khó khăn.
2. 3. 2. Đặc điểm học sinh:
Lê Hữu Cương là con đầu trong gia đình có hai anh em, Cương sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống hiếu học, em đã kế thừa được truyền thống đó, mặc dù hoàn cảnh gia đình có khó khăn, bản thân là người khuyết tật ( khuyết tật trí tuệ, mức độ nặng) có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_vai_tro_cua_gia_dinh_nha_truong_va_xa_hoi_trong_viec_gi.doc