SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non Nga Thạch huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa
Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng nói !
“Trẻ em như búp trên cành.
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”[1].
Thật vậy, đó là điều ai ai cũng mong muốn. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Sự quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục ngay từ nhỏ, sẽ tạo ra một đứa trẻ khoẻ mạnh, hồn nhiên “Ăn ngon,ngủ ngoan, tích cực hoạt động”[2]. Đây là nền tảng quan trọng để trẻ phát triển toàn diện nhân cách.Các cháu đến trường được cân đo khám sức khoẻ định kỳ, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý theo đúng độ tuổi để phát triển toàn diện. Cụ thể của các mục tiêu đó là phát triển ở trẻ thể lực đúng yêu cầu chuẩn độ tuổi, hình thành ở trẻ các khả năng ban đầu về nhân cách con người và phát triển toàn diện các mặt giáo dục.
“Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất, vì sức khoẻ là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non. Ở lứa tuổi này cơ thể của trẻ còn non nớt chưa chủ động được, chưa có ý thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu dinh dưỡng không đảm bảo được chất lượng thì rất dễ phát triển lệch lạc mất cân đối do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu được
chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục một cách hợp lý, khoa học”[3].
Chính vì vậy công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta phải có đội ngũ làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu cơ bản trên, trong đó đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng có vai trò then chốt là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non. Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay là vấn đề nâng cao chất lượng làm sao để trẻ ăn ngon, đủ lượng, đủ chất và hết suất là mối quan tâm không chỉ riêng phụ huynh mà còn là mối quan tâm của các trường mầm non.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỮA ĂN VÀ PHÒNG CHỐNG SUY DINH DƯỠNG CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON NGA THẠCH HUYỆN NGA SƠN - TỈNH THANH HÓA Người thực hiện: Phạm Thị Hằng Chức vụ: P. Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Nga Thạch Huyện Nga Sơn – Tỉnh Thanh Hóa SKKN lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA NĂM 2019 MỤC LỤC Tên đề mục Trang 1. Mở đầu 1 1.1. Lý do chọn đề tài 1 1.2. Mục đích nghiên cứu 2 1.3.Đối tượng nghiên cứu 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 2 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. 4 2.3.1: Tham mưu với Ban giám hiệu, kế toán xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng cho trẻ. 4 2.3. 2: Tự bồi dưỡng nâng cao khả năng chê biến món ăn và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên nuôi. 6 2.3.3: Quản lý tốt quỹ tiền ăn của trẻ và xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ. 7 2.3.4: Lồng ghép dinh dưỡng và sức khỏe vào các hoạt động học và các hoạt động trong ngày của trẻ tại trường mầm non. 8 2.3. 5: Chỉ đạo đội ngũ cô nuôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo đúng quy định 12 2.3.6: Tuyên truyền phòng chống suy dinh dưỡng đến cha, mẹ trẻ 13 2.3.7: Phối hợp với Cha, mẹ trẻ nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ thông qua các hội thi. 16 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 18 3. Kết luận, kiến nghị. 18 3.1.Kết luận. 18 3.2. Kiến nghị. 19 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài: Sinh thời Bác Hồ kính yêu đã từng nói ! “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”[1]. Thật vậy, đó là điều ai ai cũng mong muốn. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước. Sự quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục ngay từ nhỏ, sẽ tạo ra một đứa trẻ khoẻ mạnh, hồn nhiên “Ăn ngon,ngủ ngoan, tích cực hoạt động”[2]. Đây là nền tảng quan trọng để trẻ phát triển toàn diện nhân cách.Các cháu đến trường được cân đo khám sức khoẻ định kỳ, có chế độ chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý theo đúng độ tuổi để phát triển toàn diện. Cụ thể của các mục tiêu đó là phát triển ở trẻ thể lực đúng yêu cầu chuẩn độ tuổi, hình thành ở trẻ các khả năng ban đầu về nhân cách con người và phát triển toàn diện các mặt giáo dục. “Trong các mặt giáo dục trên thì giáo dục thể chất cho trẻ là nhiệm vụ hàng đầu, quan trọng nhất, vì sức khoẻ là vốn quý giá nhất và có ý nghĩa sống còn với con người, đặc biệt đối với trẻ mầm non. Ở lứa tuổi này cơ thể của trẻ còn non nớt chưa chủ động được, chưa có ý thức đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu dinh dưỡng không đảm bảo được chất lượng thì rất dễ phát triển lệch lạc mất cân đối do vậy trẻ chỉ có thể phát triển tốt nếu được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục một cách hợp lý, khoa học”[3]. Chính vì vậy công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ mầm non có một vị trí quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo con người. Nhiệm vụ đặt ra cho chúng ta phải có đội ngũ làm công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục có đủ điều kiện để thực hiện mục tiêu cơ bản trên, trong đó đội ngũ nhân viên nuôi dưỡng có vai trò then chốt là lực lượng nòng cốt quyết định chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non. Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, hiện nay là vấn đề nâng cao chất lượng làm sao để trẻ ăn ngon, đủ lượng, đủ chất và hết suất là mối quan tâm không chỉ riêng phụ huynh mà còn là mối quan tâm của các trường mầm non. “Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của đất nước. Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”[4]. Vì vậy việc chăm sóc nuôi dưỡng vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non là việc làm hết sức quan trọng. Vấn đề chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ không tốt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và nó ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ. Do vậy, việc nuôi dưỡng, giáo dục và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ là hết sức cần thiết. Chính vì vậy trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn uống ngon miệng, nhưng vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm vẫn giữ vị trí quan trọng. [5]. Hiện nay vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ ở trường mầm non là vấn đề cần thiết, để thực hiện được nhiệm vụ năm học về nâng cao chất lượng nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Tôi đã băn khoăn, trăn trở xem mình phải làm gì và làm thế nào để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường, giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện. Đây cũng là một thông điệp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm đến việc nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tại trường mầm non. Vì vậy việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non vẫn luôn được quan tâm và chú trọng. Để có món ăn ngon, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng một cách an toàn, hợp lý không phải là đơn giản, nhất là bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non. Xuất phát từ nhận thức trên bản thân tôi là một cán bộ quản lí phụ trách công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ trong trường mầm non Nga Thạch - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa” 1.2. Mục đích nghiên cứu: Xuất phát từ những lý do đã trình bày ở trên tôi viết sáng kiến này nhằm trao đổi một số kinh nghiệm của bản thân, giúp các đồng chí tìm ra cách chế biến món ăn phong phú hơn, hấp dẫn hơn, mùi vị thơm ngon hơn và phối hợp được nhiều loại thực phẩm sẵn có ở địa phương. Đảm bảo cho trẻ có được nguồn dinh dưỡng hợp lý, giữ được vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Giúp cho trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất và cơ thể của trẻ đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng cần thiết. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng áp dụng sáng kiến này là đội ngũ giáo viên, tất cả các cháu học sinh trong trường mầm non Nga Thạch - Huyện Nga Sơn - Tỉnh Thanh Hóa. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình thực hiện sáng kiến này tôi đã sử dụng một số phương pháp cơ bản sau: - Phương pháp nghiên cứu: (Đọc, tìm hiểu các loại tài liệu có liên quan và nghiên cứu tình hình thực tế ) -Phương pháp thực hành:(Mang ý tưởng, sáng kiến vào thực hành trong thực tế để đánh giá và tích lũy kinh nghiệm). - Phương pháp quan sát: (Dùng quan sát, khả năng thực hiện) và một số phương pháp khác. 2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. 2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm. Trẻ em là chủ nhân tương lai của đất nước. Vì vậy, ăn uống giúp cho trẻ em có một thể lực tốt, và ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể, đảm bảo đủ về lượng và chất thì cơ thể mới phát triển toàn diện được. Nhu cầu dinh dưỡng là nội dung quan trọng để chăm sóc sức khỏe của mỗi người, trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực, trí tuệ, nếu trẻ không được nuôi dưỡng tốt sẽ chậm lớn, chậm phát triển về mọi mặt và ngược lại nếu trẻ được nuôi dưỡng tốt sẽ mau lớn khỏe mạnh. Đời sống nhân dân ngày được nâng cao là nhờ có nền kinh tế phát triển. Vì vậy, nhu cầu chăm sóc sức khỏe cũng dần được chú trọng nhiều hơn, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em ngày nay có thông minh, khỏe mạnh, có khả năng học tập tốt thì mới tạo ra một tương lai phát triển vững mạnh”[6] Tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn, uống đây là nhu cầu hàng ngày, một nhu cầu cấp bách, cần thiết không thể không có, không chỉ đơn thuần là giải quyết chống lại cảm giác đói. Mà còn giúp để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, các axit amin, các Vitamin, chất khoáng là những chất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì các tế bào, tổ chức Nếu thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng nói trên đều có thể gây bệnh hoặc ảnh hưởng bất lợi cho sức khoẻ. Muốn có một cơ thể khoẻ mạnh cần ăn uống hợp lý và được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ. Ở trẻ em tuổi cơ thể đang phát triển mạnh nhu cầu dinh dưỡng rất lớn, nếu thiếu ăn trẻ sẽ là đối tưọng đầu tiên chịu hậu quả các bệnh về dinh dưỡng. Ăn uống là cơ sở của sức khoẻ, ăn uống theo đúng yêu cầu dinh dưỡng thì thể lực và trí tuệ phát triển tốt trẻ em mạnh khoẻ học giỏi thông minh và phát triển một cách toàn diện”[7] Như ta đã biết trong thức ăn có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết. Do đó mà chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ, vấn đề đảm bảo chế độ ăn hàng ngày cho trẻ an toàn, hợp vệ sinh, cân đối giữa các chất là rất quan trọng và cần thiết trong bữa ăn của trẻ. Vì vậy để chế biến được những món ăn phong phú, hấp dẫn đạt tiêu chuẩn phải đòi hỏi các cô nuôi luôn luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra các món mới, ăn ngon và hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường. Bên cạnh đó phải tuyên truyền và phối kết hợp với phụ huynh về công tác chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng trẻ. 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Để tiến hành thực hiện nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong trường mầm non tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: * Những thuận lợi: Nhà bếp được đầu tư xây dựng theo quy trình bếp một chiều thuận lợi cho việc giao nhận thực phẩm cũng như chế biến món ăn. Ngoài cơ sở vật chất, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường được tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm và được cấp giấy xác nhận kiến thức. Đội ngũ cô nuôi có lòng nhiệt tình, tự giác và có ý thức trách nhiệm, thường xuyên tìm hiểu và tham khảo tài liệu để nâng cao trình độ, chăm sóc, nuôi dưỡng và chế biến thức ăn cho trẻ. Căn cứ vào thực tế bữa ăn của trẻ với mức đóng góp của phuynh là 15.000đồng/1 trẻ/1 ngày. Trẻ ăn tại trường, đối với trẻ mẫu giáo một bữa chính và một bữa phụ, trẻ nhà trẻ hai bữa chính và một bữa phụ. Được sự tin tưởng và ủng hộ kịp thời của các bậc phụ huynh lên tỷ lệ trẻ ăn bán trú tại trường đạt 100%. * Khó khăn: Cô nuôi đa phần tuổi đời còn trẻ, kinh nghiệm chưa nhiều trong việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện mua sắm trang thiết bị phục vụ cho khâu nuôi dưỡng nhưng vẫn còn một số đồ dùng chưa đảm bảo và đúng quy cách. Do giá cả thực phẩm trên thị trường không ổn định, gây khó khăn trong việc lựa chọn thực phẩm. Để chọn được những thực phẩm tươi ngon mà giá cả lại hợp lý đó cũng là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó cũng làm ảnh hưởng một phần đến quá trình nâng cao chất lượng bữa ăn đủ dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Ban giám hiệu nhà trường nhiều năm qua đã chỉ đạo thực hiện đều đặn việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ nhưng chưa tạo được sự thi đua giữa giáo viên trong nhà trường. * Kết quả của thực trạng: - Từ những thực trạng trên, đầu năm học tôi tiến hành khảo sát về tình trạng sức khỏe của trẻ. (Kèm theo phụ lục 1 – Bảng 1 và bảng 2) Bảng 1: Kết quả khảo sát về tình trạng sức khỏe của trẻ tại thời điểm tháng 9 năm 2018. Bảng 2: Kết quả khảo sát về chất lượng giáo dục dinh dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm tại thời điểm tháng 9 năm 2018. - Song song với việc khảo sát trẻ tôi tiến hành khảo sát chất lượng đầu năm đối với giáo viên về nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại thời điểm tháng 9 năm 2018 cho thấy: (Kèm theo phụ lục 2 – Bảng 1) Bảng 1: Khảo sát chất lượng đầu năm đối với giáo viên về nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ tại thời điểm tháng 9 năm 2018. Nhìn vào kết quả của bảng khảo sát trên, đã giúp tôi tìm ra các giải pháp nhằm cải tiến nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn và phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ như sau: 2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề: Với trách nhiệm là người chỉ đạo trực tiếp công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trong nhà trường, nhìn chung cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường rất quan tâm tới việc nâng cao chất lượng bữa ăn và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên làm tốt việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ tại trường mầm non. Cụ thể như sau: 2.3.1. Tích cực tham mưu với Ban giám hiệu, xây dựng thực đơn giàu dinh dưỡng cho trẻ. Nói về tầm quan trọng của việc xây dựng thực đơn. Để nâng cao được chất lượng bữa ăn, trước hết cần phải tham khảo món ăn, kết hợp cùng kế toán xây dựng thực đơn sao cho đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm đảm bảo về lượng và chất. Bên cạnh đó, cần phải biết kết hợp nhiều loại thực phẩm đa dạng phong phú tạo sự hấp dẫn. Sau đây là 1 số thực đơn tôi xây dựng: Xây dựng thực đơn 1 tuần cho trẻ. (Kèm theo phụ lục 3) - Thực đơn xây dựng 1 tuần cho trẻ Mẫu giáo (Kèm theo phụ lục 3.1) - Thực đơn xây dựng 1 tuần cho trẻ Nhà trẻ (Kèm theo phụ lục 3.2) Nhận thức được tầm quan trọng chăm sóc dinh dưỡng của trẻ, cùng với lòng yêu nghề, tinh thần trách nhiệm cao ngay từ đầu năm học tôi đã nghiên cứu thực đơn của nhà trường. Bên cạnh đó, tôi cũng tham mưu phối hợp cùng với hiệu trưởng, kế toán nhà trường xây dựng thực đơn của trẻ hợp lý, thay đổi theo ngày, tuần, phù hợp theo mùa, cân đối về dinh dưỡng. Nghĩa là phải đủ chất, đủ lượng, cân đối giữa thức ăn động vật và thực vật, đảm bảo tỷ lệ các chất đầy đủ 4 nhóm thực phẩm sau: - Nhóm cung cấp chất đạm như: Thịt, cá, tôm, cua, các loại đỗ hạt, đậu tương giúp xây dựng cơ bắp tạo kháng thể đặc biệt là sự phát triển của các tế bào. - Nhóm cung cấp chất béo (Lipit) như: Dầu, mỡ, lạc, vừng, nhóm vừa cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thu sử dụng tốt các Vitamin trong chất béo như Vitamin A, D, B, K - Nhóm cung cấp Vitamin và khoáng chất như: Rau quả đặc biệt các loại rau có màu xanh thẫm như rau ngót, rau muống, rau dền, rau cải, mồng tơivà các loại quả có màu đỏ hoặc vàng như chuối, đu đủ, xoài chín, cam, cà chua, gấc, nhóm cung cấp các loại vi chất dinh dưỡng đóng vai trò là chất xúc tác giữa các thành phần hóa học trong cơ thể. - Nhóm chất bột, đường (gluxit) như: Bột, cháo, cơm, mỳ nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ bắp. Dựa vào thực tế của địa phương tôi tìm ra một số món mới, nguồn thực phẩm thay thế cho trẻ để thêm vào thực đơn giúp trẻ ăn ngon miệng mà vẫn đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Sau đây là một số món ăn mà bản thân tôi đã tự nghiên cứu ra: STT Tên món ăn Bữa chính Bữa phụ 1 - Thịt bò hầm cà rốt, khoai tây. - Canh ngao rau mồng tơi. - Cải ngọt xào tôm nõn. - Bún vịt - Uống sữa GowIQ 2 - Tôm rim thịt. - Canh cua rau đay. - Bí xanh xào thịt bò. - Cháo gà - Uống sữa GowIQ 3 - Thịt ngan rim bí đỏ. - Canh nước dùng ngan rau ngót - Đậu xào thịt bò. - Cháo tôm. - Bánh canxi 4 - Lạc vừng rang - Ruốc cá thu. - Canh ngao rau vặt. - Giá xào tim cật. - Bún thịt gà. - Uống sữa GowIQ 5 - Thịt rim trứng. - Canh rau ngót nấu thịt. - Lươn xào đậu phụ. - Cháo ngao. - Uống sữa GowIQ Nhà trường đã áp dụng một số thực đơn của tôi xây dựng, luôn luôn thay đổi theo mùa, theo tuần. Nhờ vậy, bữa ăn của trẻ hàng ngày luôn đa dạng nguồn thực phẩm tươi ngon, an toàn, đáp ứng với yêu cầu bữa ăn của trẻ phải đảm bảo và đa dạng các loại thực phẩm.Vì mỗi loại thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu ta chế biến hỗn hợp nhiều loại thực phẩm thì ta sẽ có thêm nhiều chất dinh dưỡng và các chất sẽ bổ sung cho nhau để tạo cho trẻ có một bữa ăn ngon cân đối, đủ chất và đảm bảo. Đồng thời, Khi xây dựng thực đơn trong bữa ăn của trẻ cần phải cân đối: Cơ thể có đủ các chất dinh dưỡng, đủ năng lượng để duy trì sự phát triển, vui chơi, giải trí phải nhờ có một khẩu phần ăn cân đối, điều độ và đảm bảo chế độ dinh dưỡng. Trẻ em chỉ cần ăn đủ chất và hoạt động, vui chơi đều đặn sẽ phát triển bình thường. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng sẽ gây béo phì. Nhưng nếu để trẻ ăn không đủ chất, đủ lượng trẻ sẽ mệt mỏi, hoạt động kém và dẫn đến suy dinh dưỡng. + Cần phải xây dựng thực đơn đảm bảo theo mùa, theo tuần ... + Tính khẩu phần ăn cân đối hàng ngày. + Khoảng cách các bữa ăn hàng ngày của trẻ phải đảm bảo. + Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm phải thực hiện tốt. 2.3.2: Tự bồi dưỡng nâng cao khả năng chế biến món ăn và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên nuôi. Đây là biện pháp vô cùng quan trọng vì bản thân các cô nuôi phải có kiến thức, sự hiểu biết về tầm quan trọng của dinh dưỡng như: Thế nào là dinh dưỡng hợp lý? Thế nào là khẩu phần ăn hợp lý? Chăm sóc dinh dưỡng cho lứa tuổi mầm non như thế nào? Vì sao?. Từ đó sẽ quyết định đến chất lượng thực phẩm, chất lượng bữa ăn của trẻ. * Tự bồi dưỡng nâng cao khả năng chế biến món ăn. Như chúng ta đã biết dù có làm việc gì đi chăng nữa, chúng ta cũng không chỉ làm việc mà phải luôn luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn của mình được tốt hơn, đặc biệt là các cô nuôi là người trực tiếp chế biến ra các món ăn để chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường mầm non thì vấn đề nâng cao khả năng chế biến món ăn và đảm bảo VSATTP càng quan trọng. Vì có nhiều kinh nghiệm thì các cô nuôi mới có thể làm tốt được công tác của mình. Bên cạnh đó các cô phải thường xuyên thay đổi thực đơn cho trẻ và chế biến như thế nào để giúp trẻ ăn ngon miệng, hết suất. Chính vì vậy tôi luôn không ngừng tìm tòi học hỏi những người xung quanh, đồng nghiệp và trên mọi kênh thông tin có liên quan đến vần đề chế biến các món ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm. Tôi luôn tự học hỏi đồng nghiệp, dành thời gian nghiên cứu tài liệu chuyên môn để có kiến thức, kinh nghiệm chế biến cho trẻ sao cho đúng kỹ năng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm mà giữ lại các chất dinh dưỡng trong món ăn mà trẻ vẫn dễ ăn, ăn ngon miệng. Do đó, tôi luôn tìm hiểu những cuốn sách hay nói về nghệ thuật chế biến món ăn để thức ăn có mùi vị và màu sắc hấp dẫn trẻ, tìm những chuyên mục nhỏ về sự phối hợp giữa các thực phẩm, thực phẩm nào kết hợp với nhau để tăng thêm lượng dinh dưỡng, thực phẩm nào sung khắc không nên kết hợp có thể là giảm lượng dinh dưỡng và sinh ra những chất có hại gây ngộ độc thức ăn. Cùng với sự bùng nổ về CNTT, các kiến thức về dinh dưỡng, nội trợ nuôi dưỡng cũng được phổ biến rộng rãi trên mạng Internet. Tôi tìm hiểu từ bạn bè, đồng nghiệp các địa chỉ trang Wed liên quan đến công việc chuyên môn của mình, thường xuyên truy cập mạng để tìm kiếm, cập nhật những công thức, kỹ thuật chế biến những món ăn mới như: Tôm xào súp lơ nấm hương. Sau khi học hỏi kinh nghiệm tôi luôn ghi chép cẩn thận và lưu giữ những công thức chế biến, các bí quyết nấu ăn, các phương pháp kết hợp dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ của trẻ như: Chế độ dinh dưỡng họp lý giúp trẻ phát triển chiều cao “Những thực phẩm an toàn cho bé” dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ, cho trẻ ăn nhiều hải sản để phòng thiếu máu, thiếu sắt, 6 nguyên tắc cơ bản để có 1 chế độ ăn tốt nhất cho bé. Dầu gấc cà rốt, đu đủ - tốt hay xấu đối với trẻ em? Phối hợp thức ăn để bé có bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng một cách có hệ thống trong sổ tay “Cẩm nang dinh dưỡng” và sử dụng thường xuyên khi thực hiện công việc. VD: - Dầu gấc: có chứa các vi chất rất cần thiết cho trẻ như Vitamin E, chất béo thực vât, sắt, kẽm..giúp trẻ phát triển hệ thần kinh, sáng mắt, khỏe - Cà rốt: không chỉ chứa nguồn dinh dưỡng quý giá như vitaminA, khoáng chất, các loại tinh dầu của các axit béo Cà rốt còn ngăn ngừa một số bệnh nguy hiểm như tim mạch, tăng cường thị lực cho trẻ vv Chính vì vậy công việc quản lý chỉ đạo tổ nuôi chế biến các món ăn ngày càng đạt hiệu quả cao hơn, chất lượng bữa ăn cũng được nâng lên rõ rệt. * Nâng cao trình độ cho giáo viên nuôi: Các cô trong tổ nuôi dưỡng phải có kỹ năng chế biến các món ăn cho trẻ mầm non, có như vậy khi chế biến các cô mới thực hiện nghiêm túc thực đơn đã đề ra. Đảm bảo thường xuyên thay đổi các món ăn giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết xuất. Các cô trong tổ nuôi dưỡng phải biết tính khẩu phần ăn cho trẻ, để biết được lượng Kcal cung cấp cho trẻ trong ngày đạt bao nhiêu % so với nhu cầu cần đạt. Kcal do các chất cung cấp có được cân đối, hợp lý hay không? Các bữa ăn của trẻ trong ngày phải có khoảng cách đảm bảo, không nên quá gần nhau và phải bổ sung kịp thời năng lượng cho trẻ. Cũng không nên cho trẻ ăn khi trẻ vẫn còn no, như vậy sẽ gây lên sự chán ăn ở trẻ. Thực hiện tốt chế độ vệ sinh an toàn thự
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_bua_an_va_phong_ch.doc