SKKN Một số giải pháp khai thác và sử dụng các trang thiết bị dạy học góp phần đổi mới PPDH ở trường THCS Đông Cương – Thành phố Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp khai thác và sử dụng các trang thiết bị dạy học góp phần đổi mới PPDH ở trường THCS Đông Cương – Thành phố Thanh Hóa

Nghị quyết 29 hội nghị Trung ương Đảng lần 8 khóa XI khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” là tạo chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới đánh giá năng lực học tập nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của học sinh (HS).

Thực tế PPDH ở Trường trung học cơ sở (THCS) hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu chuẩn bị cho việc đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015. PPDH của giáo viên chủ yếu theo hướng thông báo đồng loạt, việc đánh giá kết quả học tập của HS chủ yếu là đánh giá “kết thúc”, đánh giá “tổng kết”, hình thức thi chủ yếu là tự luận nên không khích lệ được thường xuyên người học phát huy năng lực cá nhân trong quá trình học tập, việc ứng dụng công nghệ thông tin (ƯDCNTT) trong dạy học chủ yếu mang tính trình chiếu. Việc tự học của HS chưa mang tính tích cực, chủ động (còn mang tính thụ động). Do đó, HS khi tốt nghiệp vẫn còn hạn chế một số năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nguyên nhân chủ quan là do đội ngũ giáo viên chưa tăng cường các hình thức tổ chức dạy học nhằm tích cực hóa các hoạt động của người học, năng lực khai thác và sử dụng phương tiện dạy học đặc biệt là phương tiện hiện đại còn hạn chế. Nguyên nhân khách quan là do hệ thống phòng học chưa đầy đủ, thiết bị phục vụ giảng dạy thiếu thốn (Chẳng hạn như máy tính các phòng thực hành, máy chiếu các phòng học), nên khó tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa.

Để thực hiện được việc đổi mới PPGH trong điều kiện thực tế của trường THCS Đông Cương cần áp dụng nhiều yếu tố, một trong yếu tố rất quan trọng đó là ứng dụng các trang thiết bị dạy học trong giảng dạy sao cho hiệu quả luôn được sự quan tâm của các cán bộ quản lý. Là một cán bộ quản lý (CBQL) tôi trăn trở và chọn đề tài: “Một số giải pháp khai thác và sử dụng các trang thiết bị dạy học góp phần đổi mới PPDH ở trường THCS Đông Cương – Thành phố Thanh Hóa” với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm học của nhà trường.

 

doc 22 trang thuychi01 17854
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp khai thác và sử dụng các trang thiết bị dạy học góp phần đổi mới PPDH ở trường THCS Đông Cương – Thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết 29 hội nghị Trung ương Đảng lần 8 khóa XI khẳng định: “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” là tạo chuyển biến căn bản về chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo. Một trong những định hướng cơ bản của việc đổi mới giáo dục là chuyển từ nền giáo dục mang tính hàn lâm, kinh viện, xa rời thực tiễn sang một nền giáo dục chú trọng việc hình thành năng lực hành động, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người học. Định hướng quan trọng trong đổi mới là đổi mới phương pháp dạy học (PPDH) và đổi mới đánh giá năng lực học tập nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của học sinh (HS).
Thực tế PPDH ở Trường trung học cơ sở (THCS) hiện nay chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu chuẩn bị cho việc đổi mới giáo dục phổ thông sau 2015. PPDH của giáo viên chủ yếu theo hướng thông báo đồng loạt, việc đánh giá kết quả học tập của HS chủ yếu là đánh giá “kết thúc”, đánh giá “tổng kết”, hình thức thi chủ yếu là tự luận nên không khích lệ được thường xuyên người học phát huy năng lực cá nhân trong quá trình học tập, việc ứng dụng công nghệ thông tin (ƯDCNTT) trong dạy học chủ yếu mang tính trình chiếu. Việc tự học của HS chưa mang tính tích cực, chủ động (còn mang tính thụ động). Do đó, HS khi tốt nghiệp vẫn còn hạn chế một số năng lực cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nguyên nhân chủ quan là do đội ngũ giáo viên chưa tăng cường các hình thức tổ chức dạy học nhằm tích cực hóa các hoạt động của người học, năng lực khai thác và sử dụng phương tiện dạy học đặc biệt là phương tiện hiện đại còn hạn chế. Nguyên nhân khách quan là do hệ thống phòng học chưa đầy đủ, thiết bị phục vụ giảng dạy thiếu thốn (Chẳng hạn như máy tính các phòng thực hành, máy chiếu các phòng học), nên khó tạo điều kiện cho giáo viên đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa. 
Để thực hiện được việc đổi mới  PPGH trong điều kiện thực tế của trường THCS Đông Cương cần áp dụng nhiều yếu tố, một trong yếu tố rất quan trọng đó là ứng dụng các trang thiết bị dạy học trong giảng dạy sao cho hiệu quả luôn được sự quan tâm của các cán bộ quản lý. Là một cán bộ quản lý (CBQL) tôi trăn trở và chọn đề tài: “Một số giải pháp khai thác và sử dụng các trang thiết bị dạy học góp phần đổi mới PPDH ở trường THCS Đông Cương – Thành phố Thanh Hóa” với mong muốn nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục, góp phần hoàn thành nhiệm vụ năm học của nhà trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm tìm hiểu thực tế, thực trạng các thiết bị dạy học và quá trình sử dụng chúng trong các bộ môn từ đó đưa ra các giảng pháp đã và đang áp dụng để nâng cao năng lực khai thác và sử dụng các trang thiết bị dạy học cho giáo viên góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường
3. Đối tượng nghiên cứu
	- Thiết bị dạy học của các bộ môn trong trường THCS Đông Cương
	- Quá trình khai thác và sử dụng các thiết bị dạy học đó.
	- Các thiết bị dạy học hiện đại, cách áp dụng vào giảng dạy 
4. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp thu thập thông tin
- Phường pháp điều tra, khảo sát, đánh giá tình hình thực tế
- Phương pháp thông kê, phân tích, xử lí số liệu.
- Phương pháp thực nghiệm
5. Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm (SKKN)
- Đề tài áp dụng mở rộng sang các môn Thể dục - Mỹ thuật – Âm nhạc. 
- Kế hoạch trang bị nội thất, thiết bị của các phòng học chức năng và chuẩn bị kế hoạch xây dựng phòng tập đa năng trong giai đoạn 2019 - 2022.
- Định hướng mới của đề tài là nghiên cứu phát triển thêm các giải pháp mới
II. NỘI DUNG
1.Cơ sở lí luận.
Để đổi mới giáo dục và đào tạo thì giải pháp trọng tâm là phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp dạy học. Một trong những điều kiện để đổi mới phương pháp giảng dạy là cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
1.1. Khái niệm cơ sở vật chất (CSVC) và thiết bị dạy học (TBDH):  
Là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục đích giáo dục.
1.2. Nội dung cơ sở vật chất và thiết bị dạy học.
Thiết bị dạy và học bao gồm các thiết bị dùng chung, các thiết bị trực quan, thực nghiệm và các thiết bị kỹ thuật, các phương tiện (nghe - nhìn). Thiết bị dạy học các bộ môn được sử dụng thường xuyên nhất, chúng trực tiếp tham gia vào quá trình giảng dạy và học tập, gắn liền với nội dung và phương pháp trong từng tiết học nên được xem là bộ phận quan trọng góp phần đổi mới về nội dung và phương pháp dạy học.
Thiết bị dạy học được sản xuất, cung cấp hàng loạt, đồng bộ theo những tiêu chuẩn kỹ thuật xác định của quốc tế hoặc trong nước là các thiết bị dạy học chính quy.
Ngoài ra còn có các thiết bị dạy học không chính quy do giáo viên và học sinh tự làm hoặc sưu tầm, tận dụng cũng góp phần không nhỏ trong việc dạy học.
1.3. Vị trí CSVC và TBDH: 
Là một bộ phận cấu thành không thể thiếu của quá trình giáo dục, dạy học 
1.4. Vai trò.
Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học. TBDH là điều kiện để thực hiện nguyên lý "Trực quan" và nguyên lý "học đi đôi với hành, lý luận gắn với thực tiễn". Đứng về mặt nội dung và phương pháp dạy học thì CSVC và TBDH đóng vai trò hỗ trợ tích cực. Vì có TBDH tốt thì ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, đưa người học tham gia thực sự vào quá trình này, từ khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dạy.
Thiết bị dạy học (nhất là các phương tiện dạy học hiện đại: máy tính, máy chiếu đa năng, máy chiếu, máy chiếu vật thể, ti vi thông minh ) góp phần mở rộng nguồn tri thức cho học sinh, giúp việc lĩnh hội một khối lượng tri thức lớn nhanh chóng hơn, đồng thời góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên. TBDH không chỉ đóng vai trò minh hoạ cho bài giảng của giáo viên, cho học sinh quen với các đặc tính bên ngoài, bên trong của sự vật và hiện tượng, diễn biến của quy trình công nghệ mà còn đảm bảo cho học sinh nhận biết sâu sắc các vấn đề đó, tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn. Tính trực quan trong hoạt động dạy học thường được thực hiện nhờ TBDH. Các TBDH thay thế cho những sự vật, hiện tượng và giúp cho người học khai thác kiến thức một các trực quan và sâu sắc nhất, TBDH còn giúp người học có được kỹ năng, kỹ xảo thực hành, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực hành động, năng lực cộng tác làm việc của HS
1.5. Tại sao phải đổi mới PPGH ?
Nhược điểm trong PPGH truyền thống là nặng về truyền đạt một chiều (nổi bật là thầy đọc trò ghi), lối dạy này trò thụ động tiếp nhận kiến thức, vận dụng nhiều khả năng ghi nhớ, sao chép ít được thực hành và thể hiện sự độc lập trong tư duy.
Cách dạy học này không phải là môi trường tốt cho HS phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tiếp nhận kiến thức, không được rèn luyện cách làm việc theo nhóm dẫn tới khi ra mới trường HS như một “tủ sách” nhiều lý thuyết nhưng kém thực hành. Do thói quen thụ động tiếp thu kiến thức, HS hạn chế sự sáng tạo, năng động, tự nghiên cứu và giải quyết các vấn đề phức tạp.
Xã hội phát triển cần đội ngũ nhân lực có khả năng đáp ứng được những đòi hỏi mới của xã hội và thị trường lao động như năng lực hành động, tính năng động, sáng tạo, tính tự lực và trách nhiệm cũng như năng lực cộng tác làm việc, năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.
2. Thực trạng
2.1. Đặc điểm tình hình nhà trường.
Trường THCS Đông Cương thuộc phường Đông Cương nằm ở ở phía Bắc thành phố Thanh Hóa. Vốn là một xã ngoại thành thuần nông, những năm gần đây kinh tế xã hội của địa phương đang trên đà phát triển cùng với sự phát triển của toàn thành phố, đời sống của nhân dân tương đối ổn định, dân trí được nâng lên từng bước đáng kể. Từ 19/8/2013 xã được cấp có thẩm quyền quyết định trở thành phường Đông Cương.
Tình hình đội ngũ giáo viên, học sinh và cơ sở vật chất và thiết bị dạy học phục vụ nhiệm vụ năm học 2017 - 2018 như sau:
* Đội ngũ cán bộ giáo viên: 28 (Thạch sĩ 1, Đại học 25, Cao đẳng 1, Trung cấp 1)
Hiện tại thiếu GV: Địa, Công Nghệ, Sinh học; thiếu nhân viên: Thư viện, phụ tá thí nghiệm
* Học sinh: 15 lớp. Tổng số: 604 HS  
* Cơ sở vật chất: - diện tích 10 834 m2.
- Số phòng học: 15 phòng học (có 7 phòng học lắp máy chiếu đa năng cố định, 8 ti vi thông minh) trong đó có:
+ 12 phòng học cơ bản (trên 1 dãy nhà 2 tầng) 
+ 1 phòng học được chuyển từ phòng thư viện
+ 1 phòng học được chuyển từ phòng thiết bị thí nghiệm
+ 1 phòng học được chuyển từ văn phòng 
Phòng tin học gồm 24 máy tính (dùng cho HS) đã kết nối Internet
Phòng Hiệu trưởng, phòng Phó hiệu trưởng, phòng chờ GV, phòng kế toán thủ quỹ có 4 máy tính đã kết nối Internet
Có 1 máy chiếu đa năng di động, có 3 máy chiếu vật thể.        
- Không còn các phòng thư viện (đạt chuẩn quốc gia) và phòng thiết bị thí nghiệm (bộ thiết bị thí nghiệm, tranh ảnh mô hình hóa học, sinh học, vật lý, toán học được cấp từ trước năm 2000) bởi được dồn hết vào phòng nhỏ (ban đầu là phòng Đoàn đội -Chữ thập đỏ)
2.2. Thực trạng khai thác và sử dụng thiết bị dạy học:
* Từ năm học 2012 -2013 trở về trước, nhà trường chỉ có 3 máy chiếu di động, chỉ sử dụng trong các giờ thao giảng, hoặc kỳ tổ chức hội thi. Phòng thiết bị thí nghiệm có 1 nhân viên phụ tá thí nghiệm và dụng cụ hóa chất thí nghiệm còn lại một số lượng ít có thể sử dụng được thì hầu hết các giờ dạy có thí nghiệm đều được giáo viên (GV) đăng ký và phụ tá thí nghiệm chuẩn bị sẵn trước mỗi giờ dạy và sau giờ dạy thiết bị được làm sạch, bảo quản ngay sau khi sử dụng, hàng năm có kiểm kê theo đúng quy định của Nhà nước.
* Từ năm học 2013 – 2014 đến 2014 - 2015: Nhà trường đã lắp được 6 máy chiếu cố định trên các phòng học của khối 8 và khối 9 nên số giờ học được ứng dụng công nghệ thông tin nhiều hơn. Phòng thiết bị thí nghiệm có GV phụ trách kiêm nhiệm chéo ban do phụ tá thí nghiệm về hưu, đồng thời các dụng cụ hóa chất thí nghiệm đã phần lớn không còn sử dụng được sau hơn 15 năm được cấp về vì vậy số giờ dạy có thí nghiệm thực hành giảm đi rõ rệt, không đáp ứng được yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học trong tình hình hiện nay.
Qua theo dõi sổ mượn thiết bị dạy học của nhà trường, từ 2012 - 2013 đến 2013 - 2014, tỉ lệ thiết bị dạy học được sử dụng so với thiết bị nhà trường hiện có của một số môn. 
Năm học
Toán
Hoá
Sinh
Lí
Văn
Sử
Địa
T Anh
2012 - 2013
10%
38%
42%
35%
5%
24%
15%
25%
2013 - 2014
18%
43%
45%
40%
8%
30%
17%
32%
TD
MT
Nhạc
2012 - 2013
5%
0%
6%
2013 - 2014
5%
0%
6%
Qua theo dõi sổ đầu bài và sổ đăng ký giảng dạy của giáo viên của nhà trường, từ 2012 - 2013 đến 2013 - 2014, tỉ lệ sử dụng máy chiếu và các phương tiện hiện đại trên tổng số giờ dạy. 
Năm học
Toán
Hoá
Sinh
Lí
Văn
Sử
Địa
T Anh
2012 - 2013
3%
6%
6% 
6%
3%
6%
 6%
4%
2013 - 2014
7%
14%
12%
12%
6%
10%
10%
10%
TD
MT
Nhạc
2012 - 2013
0%
0%
6%
2013 - 2014
0%
0%
6%
Qua theo dõi kết quả các bài kiểm tra của học sinh, đặc biệt là các câu hỏi, bài tập về thực hành và kỹ năng thực hành môn hóa học năm học 2013 – 2014 nhận thấy tỉ lệ phân loại như sau:
Khối
Số HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8
111
3
2,7
18
16,3
22
19,8
47
42,3
21
18,9
9
115
5
4,4
21
18,3
29
25,2
45
39,1
15
13,0
2.3. Nguyên nhân
Sở dĩ những trang thiết bị dạy học, những thành tựu về công nghệ thông tin chưa được ứng dụng nhiều trong quá trình dạy học cho HS hoặc có sử dụng nhưng chưa đạt được hiệu quả cao là do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
- Về phía giáo viên: 
Trước hết là do phần lớn giáo viên vẫn còn thói quen dạy học theo kiểu truyền thụ kiến thức một chiều, ngại đầu tư, ngại thay đổi trong soạn giảng hoặc năng lực sử dụng thiết bị dạy học, đặc biệt là các thiết bị hiện đại còn hạn chế. Khi tiến hành đổi mới phương pháp dạy học, không ít giáo viên lo lắng, băn khoăn như khi áp dụng những phương pháp mới có thể không thành công bằng phương pháp thuyết giảng; sợ thiết kế áp dụng CNTT, kỹ thuật dạy theo phương pháp mới sẽ không đủ thời gian thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy 
Thứ hai là trong thực tế đã có những giờ dạy học, giáo viên còn lạm dụng CNTT, sử dụng không đúng lúc, đúng chỗ, không phối hợp với các phương tiện khác, làm cho giờ dạy học thụ động, ít kiến tạo được tri thức, HS học "như xem phim", trong khi CNTT chỉ là phương tiện dạy học. Hoặc sử dụng chỉ để "thay bảng đen" chứ không phát huy được khả năng tuyệt vời của phương tiện dạy học này. Ngoài ra, một số thiết bị thí nghiệm đã cũ, hóa chất để lâu khi sử dụng thí nghiệm không thành công. Tất cả các khuynh hướng trên đều không phát huy được vai trò, vị trí, ưu điểm của thiết bị dạy học hiện nay.
- Về phía học sinh:
Tồn tại lớn nhất là thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên đã giảng, chỉ biết những kiến thức mà giáo viên đã cung cấp. Đa phần học sinh chưa có thói quen chủ động nghiên cứu tìm hiểu thông tin, phát hiện kiến thức. Một lý do cách ra đề kiểm tra, đề thi đều theo hướng tự luận, rất ít khi kiểm tra về kỹ năng thực hành, kiến thức liên hệ thực tế, dẫn đến học chỉ với mục đích làm bài thi, không phát huy năng lực sáng tạo, khả năng làm việc và giải quyết các vấn đề thực tế cho HS.
Bên cạnh đó, sự thiếu thốn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đặc biệt là các phòng học đa phương tiện, các thiết bị nghe, nhìn để minh họa cho bài giảng của giáo viên đã khiến cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng trang thiết bị thí nghiệm vào dạy học gặp nhiều bất lợi, dẫn đến tình trạng dạy chay, học chay. Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để, sử dụng không thường xuyên do thiếu kinh phí, do tốc độ đường truyền chậm.
2.4. Thuận lợi - khó khăn 
2.4.1. Thuận lợi
- Được sự đầu tư của UBND Thành Phố và sự quan tâm của hội CMHS nhà trường tạo điều kiện đầu tư CSVC, trang bị mua tặng trang thiết bị dạy học tạo điều kiện thuận lợi cho GV và HS được dạy học những tiết học có ứng dụng CNTT, được sử dụng trang thiết bị hiện đại nâng cao chất lượng.
- Cán bộ giáo viên tương đối ổn định, 100% đạt trình độ chuẩn và 1 số trên chuẩn, có lòng nhiệt tình công tác và ý thức ham học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khả năng hiểu biết.
- Ban giám hiệu thực sự quan tâm tới công tác TBDH, luôn trăn trở tìm hướng giải quyết tối ưu nhất nhằm tăng cường số lượng, chất lượng trang thiết bị dạy học đảm bảo hỗ trợ hiệu quả nhất cho quá trình đổi mới PPDH phù hợp với chiến lượng phát triển của nhà trường. Phân công một lãnh đạo trực tiếp chỉ đạo công tác TBDH và bố trí cán bộ làm công tác TBDH ổn định , mua sắm trang bị cho phòng học giúp cho việc dạy học của giáo viên học sinh được thuận lợi.
2.4.2. Khó khăn
- Một số TBDH đã cũ (bàn đồ, tranh ảnh..) hoặc quá hạn sử dụng (hóa chất). Một số dụng cụ, hóa chất không được cung cấp kịp thời, thường xuyên. Nhiều máy chiếu đa năng lắp đặt từ 2012 đến nay trong quá trình sử dụng đã hư hỏng không còn sử dụng được.
- Chưa khai thác hết chức năng của TBDH do giáo viên ít sử dụng TBDH chưa nắm rõ được cách sử dụng. Trình độ tin học của một số GV còn hạn chế nên gặp khó khăn trong việc áp dụng CNTT và tìm tài liệu trên mạng.
- Hoạt động cho giáo viên và học sinh sử dụng TBDH hàng ngày gặp những khó khăn nhất định TBDH còn thiếu và hỏng hóc nên một số tiết dạy giáo viên không chuẩn bị được TBDH để dạy 
- Cán bộ phụ tá thí nghiệm kiêm nhiệm nên không được đào tạo chính quy còn gặp nhiều khó khăn trong khâu quản lý
- Không có phòng thí nghiệm, phòng trang thiết bị dạy học và thí nghiệm bố trí cùng với phòng thư viện (do nhà trường thiếu phòng học) nên chưa đủ chỗ bố trí đựng thiết bị dạy học gặp khó cho việc bảo quản cất giữ thiết bị .
3. Giải pháp và tổ chức thực hiện       
Qua phân tích ở trên, chúng ta đã phần nào có được một cái nhìn tổng quát về thực trạng của việc ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng thiết bị thí nghiệm vào dạy học cho HS hiện nay. Từ đó, tìm ra những giải pháp để ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng triệt để các thiết bị thí nghiệm sẵn có trong nhà trường, khai thác tiềm năng tạo nguồn tư liệu, phương tiện dạy học trong đội ngũ giáo viên phù hợp trong quá trình dạy học ở nhà trường nhằm đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của người học. Để cán bộ giáo viên không còn lúng túng trong quá trình soạn giáo án và giảng dạy, mà tự tin hơn trong việc hướng dẫn học sinh học tập đem lại hiệu quả cao nhất cho giờ giảng, để “Phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” - Luật Giáo dục. Chúng tôi đã thực hiện các giải pháp sau:
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc quản lý và sử dụng TBDH.
Giải pháp 2: Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận: Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, cán bộ phòng thí nghiệm, giáo viên, học sinh trong việc quản lý và sử dụng TBDH.
Giải pháp 3: Bồi dưỡng nâng cao khả năng ứng dụng CNTT trong giảng dạy của đội ngũ GV. 
Giải pháp 4: Đầu tư, bổ sung, cải tạo các trang thiết bị dạy học.
 	Giải pháp 5: Tăng cường kiểm tra đánh giá, xếp loại
3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm, kỹ năng sử dụng cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc quản lý và sử dụng TBDH. 
3.1.1. Giáo dục, tuyên truyền, vận động
Chỉ đạo các tổ chuyên môn phổ biến các văn bản pháp lý của nhà nước về công tác quản lý, sử dụng thiết bị dạy học: Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của BộKết hợp với các văn kiện của Đảng, Nhà nước về quan điểm phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay, qua đó nâng cao nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của việc sử dụng thiết bị dạy học đối với việc đổi mới phương pháp dạy học. Thông qua các giờ học, nhất là các giờ thực hành giáo viên phải phổ biến cho học sinh cách sử dụng thiết bị, các điểm cần lưu ý khi sử dụng các thiết bị có sử dụng hoá chất, sử dụng hệ thống điện trên lớp, giáo dục ý thức bảo vệ tài sản chung của nhà trường cho học sinh.
Cần tăng cường chỉ đạo, động viên, tạo mọi điều kiện để giáo viên tích cực nghiên cứu tìm hiểu về vai trò, tầm quan trọng, xu thế tất yếu của CNTT trong dạy học hiện nay, nhằm giúp họ nắm lấy "cơ hội vàng" này để nâng cao năng lực công tác, đẩy nhanh đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội. Về lí luận dạy học cần làm rõ vấn đề đang đặt ra là: Việc sử dụng CNTT vào dạy học có phải là một "phương pháp dạy học hiện đại, tích cực" hay chỉ là "phương tiện dạy học" hoặc là "biện pháp kĩ thuật hỗ trợ cho đổi mới phương pháp dạy học"? Nếu có câu trả lời rõ ràng, khoa học thì mới có lí luận soi đường cho đổi mới phương pháp dạy học trên cơ sở áp dụng CNTT, tránh tình trạng vừa làm vừa rút kinh nghiệm có khi phải trả giá đắt.
3.1.2. Nâng cao kỹ năng cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong việc quản lý và sử dụng TBDH.
Vận động giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ về sử dụng và bảo quản TBDH, cử giáo viên tham gia các lớp tập huấn về sử dụng và bảo quản TBDH, về áp dụng phần mền trong thiết kế và soạn giảng bài. 
Tổ chức tập huấn, hội thảo về CNTT, nâng cao trình độ tin học và khả năng sử dụng trang thiết bị dạy học hiện đại (máy chiếu đa năng, máy chiếu vật thể, sử dụng hiệu quả hệ thống camera)
Hướng dẫn cán bộ phụ trách phòng thiết bị thí nghiệm và giáo viên tuân thủ nội quy, qui định về sử dụng và bảo quản TBDH.
- Sử dụng TBDH có hiệu quả đúng mục đích, đúng yêu cầu của phân phối chương trình..
- Kết hợp với cán bộ phòng thí nghiệm chuẩn bị và thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả TBDH.
- Kết hợp với tổ bộ môn xây dựng kế hoạch bổ sung, sửa chữa, sử dụng TBDH của cá nhân hoặc của nhóm bộ môn.
3.1.3. Xây dựng kế hoạch và qui chế bảo quản và sử dụng TBDH.
Xây dựng qui chế bảo quản và sử dụng TBDH dựa trên qui chế bảo quản và sử dụng đồ dùng dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo quyết định số 37/2008/QĐ-BGD & ĐT: qui định rõ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_khai_thac_va_su_dung_cac_trang_thiet_b.doc