SKKN Kinh nghiệm tổ chức học sinh ngoại khóa về chủ đề “tiết kiệm điện” tại trường thcs Thiệu Tân

SKKN Kinh nghiệm tổ chức học sinh ngoại khóa về chủ đề “tiết kiệm điện” tại trường thcs Thiệu Tân

 Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Để phục vụ cho cuộc sống hiện đại, các nhà máy thủy điện ra đời nhưng đồng thời các nhà máy thủy điện cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến môi trường sống của con người. Những nhà môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thủy điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh, sự phát điện của nhà máy điện cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường của dòng sông bên dưới. Thứ nhất, nước sau khi ra khỏi turbine thường chứa rất ít cặn lơ lửng, có thể gây ra tình trạng xối sạch lòng sông và làm sạt lở bờ sông. Thứ hai, vì các turbine thường mở không liên tục, có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng và bất thường của dòng chảy. Một số dự án thủy điện cũng sử dụng các kênh, thường để đổi hướng dòng sông tới độ dốc nhỏ hơn nhằm tăng áp suất có được. Trong một số trường hợp, toàn bộ dòng sông có thể bị đổi hướng để trơ lại lòng sông cạn . dẫn đến môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.

 Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, đối lập với nó, tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước, đất và không khí. Theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Hạn hán, xâm nhập mặn ở miền Tây, ở đồng bằng sông Cửu Long làm hàng trăm nghàn ha lúa bị thiệt hại. Chuyên gia xác định ngoài biến đổi khí hậu, các đập thủy điện ở Trung Quốc, lào, Campuchia không thể ngoài cuộc. Theo tài liệu do Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước vừa công bố tại Cần Thơ, 10 hệ thống sông ngòi chính ở nước ta đang bị thách thức nặng nề bởi khoảng 7.500 nhà máy thủy điện, đập dâng, hồ chứa, công trình thủy lợi.

 

doc 18 trang thuychi01 7280
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Kinh nghiệm tổ chức học sinh ngoại khóa về chủ đề “tiết kiệm điện” tại trường thcs Thiệu Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THIỆU HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
KINH NGHIỆM TỔ CHỨC HỌC SINH NGOẠI KHÓA VỀ CHỦ ĐỀ
 “ TIẾT KIỆM ĐIỆN” TẠI TRƯỜNG THCS THIỆU TÂN
Người thực hiện: Trần Thị Huyền
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường THCS Thiệu Tân
SKKN thuộc lĩnh mực (môn): HĐGDNGLL
 THANH HOÁ, NĂM 2016
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Kinh nghiệm tổ chức HS ngoại khóa về chủ đề “ tiết kiệm điện” tại Trường THCS Thiệu Tân.
 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
 Thủy điện là nguồn điện có được từ năng lượng nước. Đa số năng lượng thủy điện có được từ thế năng của nước được tích tại các đập nước làm quay một tuốc bin nước và máy phát điện. Để phục vụ cho cuộc sống hiện đại, các nhà máy thủy điện ra đời nhưng đồng thời các nhà máy thủy điện cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến môi trường sống của con người. Những nhà môi trường đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thủy điện lớn có thể phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái xung quanh, sự phát điện của nhà máy điện cũng có thể ảnh hưởng đến môi trường của dòng sông bên dưới. Thứ nhất, nước sau khi ra khỏi turbine thường chứa rất ít cặn lơ lửng, có thể gây ra tình trạng xối sạch lòng sông và làm sạt lở bờ sông. Thứ hai, vì các turbine thường mở không liên tục, có thể quan sát thấy sự thay đổi nhanh chóng và bất thường của dòng chảy. Một số dự án thủy điện cũng sử dụng các kênh, thường để đổi hướng dòng sông tới độ dốc nhỏ hơn nhằm tăng áp suất có được. Trong một số trường hợp, toàn bộ dòng sông có thể bị đổi hướng để trơ lại lòng sông cạn. dẫn đến môi trường bị ô nhiễm trầm trọng.
 Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Hiện nay, cuộc sống đang phát triển ngày càng hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được cải thiện, tuy nhiên, đối lập với nó, tình trạng ô nhiễm môi trường lại có những diễn biến phức tạp. Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề không chỉ của riêng một vùng nào, mà ở khắp nơi, cả nông thôn, thành thị, miền núi, miền biển, cả các nguồn nước, đất và không khí. Theo nghiên cứu của các tổ chức bảo vệ môi trường, ở nước ta, 70% các dòng sông, 45% vùng ngập nước, 40% các bãi biển đã bị ô nhiễm, hủy hoại về môi trường; 70% các làng nghề ở nông thôn đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm nghiêm trọng. Hạn hán, xâm nhập mặn ở miền Tây, ở đồng bằng sông Cửu Long làm hàng trăm nghàn ha lúa bị thiệt hại. Chuyên gia xác định ngoài biến đổi khí hậu, các đập thủy điện ở Trung Quốc, lào, Campuchia không thể ngoài cuộc. Theo tài liệu do Trung tâm Bảo tồn và Phát triển Tài nguyên Nước vừa công bố tại Cần Thơ, 10 hệ thống sông ngòi chính ở nước ta đang bị thách thức nặng nề bởi khoảng 7.500 nhà máy thủy điện, đập dâng, hồ chứa, công trình thủy lợi.
 Cùng với đó, tình trạng nước biển xâm nhập vào đất liền; đất trống, đồi núi trọc và sự suy thoái các nguồn gien động thực vật đang có chiều hướng gia tăng là hệ quả của việc hủy hoại môi trường. Bảo vệ môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Thiếu hụt điện năng đang trong tình trạng báo động. Tiết kiệm điện là một trong những giải pháp hữu hiệu để bảo vệ môi trường. 
Lâu nay vấn đề điện năng là vấn đề của các công ty điện lực, của nhà nước chứ không phải vấn đề của các trường học tiểu học, THCS. Các trường dùng hết bao nhiêu điện thì trả tiền, gia đình các em HS dùng hết bao nhiêu điện thì trả tiền, lớp học các em dùng hết bao nhiêu điện đã có nhà trường trả tiền..... Vì thế các em HS dửng dưng làm ngơ, và thậm chí là không hay biết về sự thiếu hụt nguồn điện trầm trọng đang diễn ra. Và các em cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc tiết kiệm điện sinh hoạt nơi trường lớp.
 Để khắc phục những hậu quả trên phải cần một thời gian dài, liên tục, quyết liệt, ngay từ bây giờ và tốn kém nhiều công sức và tiền của. Giáo dục cho học sinh ý thức tiết kiệm điện cũng là một giải pháp hữu hiệu, cần thiết để bảo vệ môi trường cho tương lai. Việc tiết kiệm điện nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho mọi người dân, nhất là cho học sinh. 
Mục tiêu giáo dục xã hội, sự phối kết hợp giữa các công ty điện lực với các nhà trường và với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức cá nhân về vấn đề sử dụng điện tiết kiệm đang đặt ra những yêu cầu cấp thiết cần phải giải quyết. Nhất là sự phối kết hợp giữa công ty điện lực với các nhà trường để làm tốt công tác giáo dục ý thức tiết kiệm điện cho HS.
Hiện tại chưa có các tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu vào vấn đề này, đồng nghiệp, nhà trường chưa có kinh nghiệm, thói quen để giải quyết, khắc phục vấn đề giáo dục HS ý thức tiết kiệm điện ở trường học. Khi có kế hoạch phối kết hợp giữa công ty điện lực Thanh Hóa về trường THCS Thiệu Tân để làm chương trình cuộc thi tìm hiểu tiết kiệm điện thì có một bộ phận không nhỏ cán bộ giáo viên, học sinh và phụ huynh không muốn hợp tác vì lo ngại ảnh hưởng đến giờ học văn hóa. 
Từ đó, tôi khẳng định việc thực hiện các tiết dạy ngoại khóa cho HS về vấn đề tiết kiệm điện ở các nhà trường là vấn đề quan trọng, cấp thiết. Trong năm học 2014 – 2015 trường THCS Thiệu Tân chúng tôi đã thực hiện và rất có hiệu quả. Vì vậy tôi viết đề tài Kinh nghiệm tổ chức HS ngoại khóa về chủ đề tiết kiệm điện tại Trường THCS Thiệu Tân để các trường tham khảo.
 1.2. Mục đích nghiên cứu
 Tôi nghiên cứu đề tài này vì mục đích là để giáo dục cho học sinh – thế hệ trẻ có ý thức, có trách nhiệm với cuộc sống với bản thân, gia đình, xã hội và có trách nhiệm với tương lai của loài người. Cụ thể là giáo dục các em có ý thức sử dụng tiết kiệm điện nhằm bảo vệ, tiết kiệm nguồn điện quốc gia, đóng góp một phần nhỏ vào việc bảo vệ môi trường - bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu
 Đề tài này sẽ nghiên cứu về vấn đề giáo dục HS biết sử dụng điện tiết kiệm và tổng kết về vấn đề thực hiện kế hoạch giáo dục HS về chủ đề tiết kiệm điện ở trường THCS Thiệu Tân.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu
 Các phương pháp nghiên cứu mà tôi đã sử dụng trong đề tài là: Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết từ việc tìm hiểu về các hoạt động của nhà máy thủy điện, cách sử dụng điện; Phương pháp điều tra khảo sát thực tế - khảo sát về ý thức sử dụng điện của HS trường THCS Thiệu Tân trước và sau khi được nhà trường đưa chương trình ngoại khóa về sử dụng điện tiết kiệm, thu thập thông tin; phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 
  Tiết kiệm điện là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng nhằm khắc phục một phần tình trạng thiếu hụt điện năng, nhất là vào thời điểm mùa khô. Nói về tiết kiệm điện, có rất nhiều biện pháp để thực hiện. Thế nhưng, việc tiết kiệm điện có đạt hiệu quả cao hay không thì còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự giác của mỗi một tổ chức, cá nhân... Việc đưa tuyên truyền tiết kiệm điện vào trường học chính là một trong những giải pháp mà Công ty Điện lực Thanh Hóa chú trọng và chỉ đạo cho các Điện lực huyện thực hiện trong thời gian qua để mở rộng đối tượng tham gia tiết kiệm điện...
 Chương trình tuyên truyền tiết kiệm điện trong trường học đã được ngành điện phối hợp với Bộ giáo dục và đào tạo tổ chức trên phạm vi cả nước. Đây là một hoạt động tuyên truyền có hiệu quả, có sức lan tỏa lớn đến các hộ gia đình và cộng đồng dân cư. Từ đầu năm 2015 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chương trình tuyên truyền tiết kiệm điện trong trường học đã được Điện lực Thanh Hóa phối hợp tổ chức tại một số trường THPT và các trường THCS, Tiểu học trên địa bàn tỉnh, dưới hình thức sinh hoạt dưới cờ đầu tuần và các giờ học ngoại khóa nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về tiết kiệm điện của các em học sinh ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
 Nói về tiết kiệm điện, có rất nhiều biện pháp để thực hiện; tuy nhiên, trong thực hiện mỗi biện pháp, đạt hiệu quả hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào ý thức tự giác của mỗi người.
 Như chúng ta đã biết để làm thay đổi thói quen, ý thức của một người là điều vô cùng khó khăn và để mỗi người hình thành được thói quen, ý thức tự giác tiết kiệm điện lại là chuyện càng khó hơn. Đây là công việc rất nặng nề không thể hoàn thành một sớm một chiều mà đòi hỏi phải có thời gian, cùng với sự quyết tâm, nỗ lực và thực hiện xuyên suốt của các cấp, các ngành.
 Xuất phát từ vấn đề, câu hỏi đặt ra “Tại sao chúng ta không giáo dục, rèn luyện ý thức tự giác tiết kiệm điện cho mọi người ngay từ lúc nhỏ để hình thành thói quen?”, giống như câu “Dạy con từ thuở còn thơ”, vì ở trẻ em thường rất nhạy bén, cập nhật kiến thức, thông tin nhanh, dễ bắt chước, nên đây là thế mạnh của trẻ cần được khai thác. Do đó, để chủ trương tiết kiệm điện gặt hái được kết quả, cần tập trung giáo dục để trẻ em hình thành thói quen tiết kiệm điện. Trước hết, phải xác định môi trường “trường học” và “gia đình” là nơi giáo dục, rèn luyện, tập cho trẻ hình thành thói quen, ý thức tự giác tiết kiệm điện tốt nhất.
 Về môi trường “trường học”: Mọi đứa trẻ khi sinh ra và lớn lên đều phải trải qua thời gian theo học tập tại trường học. Vì vậy trường học là nơi tốt nhất để đưa chủ trương tiết kiệm điện vào (nhất là bậc mầm non, tiểu học, THCS). Từ lâu lĩnh vực an toàn giao thông đã được một số điểm trường lồng ghép vào một số buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa để tuyên truyền về an toàn giao thông cho các em học sinh và đã hình thành được thói quen rất tốt đối với các em. Lĩnh vực tiết kiệm điện cũng vậy, có tầm quan trọng không kém, vì vậy cần sớm đưa chủ trương này vào trường học để giáo dục, rèn luyện các em tiết kiệm điện ngay từ nhỏ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
Để kiểm tra được nhận thức, ý thức trách nhiệm trong việc sử dụng điện ở gia đình cũng như ở nhà trường của HS. Tháng 1 năm 2015 tôi đã phối kết hợp với Công ty Điện lực Thanh Hóa tiến hành khảo sát thực trạng sử dụng điện ở nhà trường của 100 HS trong trường THCS Thiệu Tân – Thiệu Hóa – Thanh Hóa. Kết quả khảo sát như sau: 
Số HS được khảo sát
Số HS có ý thức, hành động sử dụng điện tiết kiệm
Số HS chưa có ý thức, hành động sử dụng điện tiết kiệm
SL
TL%
SL
TL%
100
10
10
90
90
 Thật đáng buồn và quá bất ngờ kết quả là 90% HS không phân biệt được thiết bị tiết kiệm điện năng và thiết bị không tiết kiệm điện năng, ví dụ đưa ra 4 loại bóng đèn thể hiện qua các thời kỳ gồm bóng sợi đốt, bóng đèn huỳnh quang (bóng ne-on), bóng com pắc, và công nghệ mới nhất bây giờ là bóng đèn LED. Các em không biết bóng điện nào là loại bóng tiết kiệm điện. Đặc biệt có ¾ lớp HS giờ ra chơi, giờ thể dục ngoài trời không tắt điện, tắt quạt trong lớp. Đây là vấn đề chúng ta cần trăn trở phải có biện pháp để giáo dục các em ý thức tiết kiệm điện. 
 Hiện nay hầu hết các trường đều chưa có hoặc chỉ thực hiện tuyên truyền khi phát động phong trào, nhất là vào những thời điểm toàn quốc đang khó khăn về năng lượng. Còn về lâu dài vẫn chưa được chú trọng và quan tâm. Để tránh tình trạng cứ đến thời điểm cao điểm khan hiếm điện là Nhà nước lại phải bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để phát động phong trào tiết kiệm điện, việc đưa nội dung giáo dục tiết kiệm điện vào các môn học trong chương trình chính khóa của học sinh một cách thường xuyên, liên tục là rất cần thiết và có tác dụng lâu dài.
 Việc đưa giáo dục tiết kiệm điện vào trường học đã thể hiện hiệu quả không chỉ cho học sinh mà còn cho nhiều đối tượng khác. Bởi vì, các em học sinh sẽ là hình ảnh tốt nhất để cho những người lớn phải suy nghĩ và làm theo. Mặt khác, việc tuyên truyền cho các em học sinh còn là sự đầu tư lâu dài cho thế hệ tương lai. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, việc đầu tư tuyên truyền vẫn chủ yếu nhắm đến những đối tượng là người lớn, còn tuyên truyền cho đối tượng học sinh rất hạn chế.
Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề. Những biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
 Để các điểm trường triển khai thực hiện chủ trương tiết kiệm điện, thu hút đông đảo các em học sinh nhiệt tình hưởng ứng, tham gia tích cực, về phía nhà trường cần áp dụng nhiều biện pháp, trong đó.
- Phải có sự phối kết hợp giữa nhà trường với ngành điện lực, để được hỗ trợ về nhân lực, tài liệu hướng dẫn và một số hoạt động khác.
- Phát tờ rơi, tờ bướm, khẩu ngữ, băng rôn tuyên truyền tiết kiệm điện với nhiều thông tin và hình ảnh hữu ích, thiết thực, dễ hiểu, dễ nhớ giúp các em tiếp cận nhanh.
- Tổ chức buổi ngoại khóa, hướng dẫn các em cách sử dụng các thiết bị điện trong gia đình tiết kiệm tối ưu theo hình thức truyền đạt sáng tạo để trẻ dễ dàng nhận thức và tiếp thu, theo hướng “học mà chơi, chơi mà học”. Người hướng dẫn cần gợi mở vấn đề, mời một em học sinh lên kể lại một số thiết bị điện trong gia đình, sau đó lần lượt hướng dẫn các em cách sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, không vội vàng, hướng dẫn đến đâu giúp các em ghi nhớ đến đó.
- Tổ chức giao lưu, sinh hoạt tập thể hàng tuần, yêu cầu mỗi lớp cử từ 2 đến 3 em học sinh tường thuật, kể lại những câu chuyện, việc làm tốt về việc sử dụng các thiết bị điện trong gia đình, ở trường mà bản thân học sinh đã làm được hay các em đã làm gì để giúp thành viên trong gia đình sử dụng các thiết bị điện tiết kiệm Nhà trường cần tặng phần quà “bút, thước, vở” để khuyến khích các em tham gia đầy đủ.
 Việc đưa chủ trương tiết kiệm điện vào trường học là việc làm rất cần thiết, bổ ích và có ý nghĩa đối với học sinh, đồng thời giáo dục thói quen tiết kiệm điện cho các em ngay từ nhỏ.
 Về môi trường gia đình: Để duy trì và hình thành được thói quen tiết kiệm điện cho các em, bên cạnh sự giáo dục của nhà trường thì rất cần sự động viên, khuyến khích, hỗ trợ thường xuyên của gia đình. Ở trường các em được giáo dục kiến thức tiết kiệm điện, gia đình là nơi để các em thực hiện việc làm đó, chính vì vậy, về phía gia đình cần phải nỗ lực hơn nữa, tạo môi trường thuận lợi để các em thực hành việc làm tiết kiệm điện. Gia đình cần làm gương cho trẻ học theo; mặc dù được giáo dục từ nhà trường, nhưng khi về nhà nếu các em không được kèm cập hoặc bị tác động trước thói quen sử dụng các thiết bị điện một cách tùy tiện, không tiết kiệm của gia đình thì dù có giáo dục mấy hiệu quả mang lại sẽ không cao, thậm chí làm ảnh hưởng đến các em. Việc giáo dục trẻ tiết kiệm điện, vừa tập thói quen tốt cho trẻ, vừa tiết kiệm điện (kinh tế) cho gia đình, do đó đây là việc làm rất cần thiết, các bậc phụ huynh cần quan tâm hơn.
 Chính từ ý tưởng “đưa chủ trương tiết kiệm điện vào trường học” rất cần được nghiên cứu, sớm triển khai thực hiện và nhân rộng mô hình. Nên ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức cho HS ngoại khóa về chủ đề tiết kiệm điện tại trường. Kế hoạch đó như sau:
 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN TIẾT KIỆM SỬ DỤNG ĐIỆN 
           Căn cứ Công văn số 1215/BGDĐT-KHCNMT ngày 9/3/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường thực hiện tiết kiệm điện; căn cứ vào tình hình thực tế, trường THCS Thiệu Tân xây dựng kế hoạch thực hiện tết kiệm sử dụng điện theo các nội dung sau: 
           I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
    1. Nâng cao ý thức tự giác, gương mẫu thực hành tiết kiệm điện trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh bằng cách sử dụng điện hợp lý. 
  2. Tạo phong trào tiết kiệm điện trong toàn trường góp phần cùng toàn dân thực hành chính sách sử tiết kiệm điện và hiệu quả. 
 3.Tiết kiệm trong sử dụng điện là nội dung thi đua, rèn luyện đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong quá trình làm việc, học tập tại trường học.
   II. NỘI DUNG THỰC HIỆN 
          1. Đối với nhà trường xây dựng và ban hành quy định về sử dụng điện, thay thế, sửa chữa trang thiết bị sử dụng điện phù hợp với điều kiện cụ thể tại trường học theo nguyên tắc sau: 
          1.1. Tận dụng ánh sáng và thông gió tự nhiên có thể tắt bớt đèn chiếu sáng, điều hòa nhiệt độ (nếu có) khi số người làm việc trong phòng ít. Tắt các thiết bị dùng điện không cần thiết khi ra khỏi phòng và cắt hẳn nguồn điện khi không sử dụng các thiết bị sau giờ làm việc (máy vi tính, máy in, máy photo, quạt). Sử dụng hợp lý số lượng đèn chiếu sáng chung (vào ban đêm) ở hành lang, sân, vườn, hàng rào ở cơ quan, trường học.
          1.2. Không để các thiết bị sử dụng điện hoạt động không tải, hạn chế sử dụng điện để trang trí, thắp sáng vào ban ngày. Chỉ sử dụng quạt khi thời tiết nắng nóng.
         1.3. Khi cải tạo hoặc trang bị mới phải sử dụng phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng hiệu suất cao theo quy định hoặc thiết bị sử dụng điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng; nghiêm cấm thay thế, mua sắm mới đèn nung sáng. 
         1.4. Tuân thủ nghiêm các quy định tại địa phương về chiếu sáng tiết kiệm và hiệu quả, sẵn sàng cắt, giảm nhu cầu sử dụng điện khi có thông báo của Điện lực tại địa phương trong trường hợp xảy ra thiếu điện; sử dụng các loại bóng đèn chiếu sáng tiết kiệm năng lượng;
         1.5. Tổ hành chính làm công tác giám sát tiết kiệm điện, đưa công tác tiết kiệm điện vào các hoạt động thi đua giữa các lớp trong nhà trường, xét mức độ hoàn thành nhiệm vụ, chấp hành kỷ luật nội bộ và thi đua khen thưởng hàng năm. 
          2. Đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh phải thực hiện đúng những quy định của cơ quan, trường học về tiết kiệm điện khi làm việc, học tập, đồng thời vận động gia đình, nhân dân nêu cao ý thức tự giác, tiết kiệm điện, sử dụng hợp lý, tự điều chỉnh cắt, giảm các nhu cầu chưa cần thiết, đặc biệt trong các giờ cao điểm (ban ngày từ 09h30’ đến 11h30’; buổi tối từ 17h đến 20h chỉ thắp một bóng ngoài hành lang). 
           III. CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN
           1. Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của ngành giáo dục về thực hiện các giải pháp tiết kiệm điện cho cán bộ, nhân viên, giáo viên và học sinh đồng thời tuyên truyền phổ biến rộng rãi các biện pháp cụ thể trong sử dụng điện, vận động mọi thành viên trong và ngoài cơ quan, nhà trường thực hiện có hiệu quả việc tiết kiệm điện. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. 
          2. Tăng cường giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người học, nhà giáo, cán bộ, nhân viên về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, cụ thể là: 
          2.1. Nâng cao chất lượng giảng dạy chính khóa thông qua hình thức tích hợp các nội dung giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các môn học của các cấp học và các trình độ đào tạo. 
         2.2. Tổ chức cuộc thi viết “tiểu phẩm về tiết kiệm điện”; cuộc thi “đồng hành cùng năng lượng”; thi sáng tác khẩu hiệu, vẽ tranh cổ động với chủ đề “An toàn và tiết kiệm điện” cho học sinh. Phối hợp với các đơn vị liên quan mở các lớp tập huấn về tiết kiệm điện cho cán bộ quản lý, đoàn thể về công tác tiết kiệm điện để triển khai rộng rãi trong toàn đơn vị.
        2.3. Lựa chọn các áp phích, khẩu hiệu dán ở những nơi thích hợp trong cơ quan, trường học để nhắc nhở ý thức tiết kiệm điện cho mọi người. 
         3. Tuyên dương những cá nhân, tập thể thực hiện tốt việc tiết kiệm năng lượng điện hiệu quả. 
         4. Xây dựng các tiêu chí đánh giá thi đua giữa các khối lớp, các bộ phận trong cơ quan, trường học, trong cán bộ, giáo viên, nhân viên và tiêu chí đánh giá rèn luyện đối với học sinh về ý thức, hành vi sử dụng điện tiết kiệm theo nội dung đã quy định. 
        5. Phối hợp với Công đoàn, đoàn đội trong cơ quan, trường học nhằm tạo sự hoạt động nhịp nhàng đồng bộ, có hiệu quả trong phong trào tiết kiệm điện. 
 6. Lập kế hoạch kiểm tra việc triển khai thực hiện các biện pháp tiết kiệm điện tại cơ quan, đơn vị. Xử lý nghiêm các hành vi lãng phí điện. Lưu ý: Tiết kiệm điện, không có nghĩa là không sử dụng điện, mà phải cân nhắc, tính toán sử dụng sao cho tiện ích, vừa tiết kiệm được thời gian, năng lượng điện và mang lại hiệu quả cao nhất. 
 7. Phối kết hợp với công ty điện lực Thanh Hóa tổ chức tốt cuộc thi “ tiết kiệm điện” tại trường THCS Thiệu Tân.Thành phần tham gia cuộc thi: Mời phó giám đốc sở điện lực Thanh Hóa.Trưởng phòng kỹ thuật công ty điện lực Thanh Hóa, các đồng chí đại diện các ban ngà

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_to_chuc_hoc_sinh_ngoai_khoa_ve_chu_de_tiet.doc