SKKN Đưa kĩ năng sống vào giảng dạy trong nhà trường

SKKN Đưa kĩ năng sống vào giảng dạy trong nhà trường

Tôi vô cùng ấn tượng về câu chuyện của một người thầy suốt đời làm nghề dạy học, thầy đã dạy lớp lớp học sinh trưởng thành theo năm tháng Nhưng ở những năm cuối của nghề dạy học thầy đã không ngừng trăn trở về học sinh của mình, bản thân tôi đã nhận ra sự trăn trở của thầy thông qua dòng lưu bút thầy dành cho khóa học cuối mà thầy chủ nhiệm.

 “ Chuyện lớp tôi.

 Lớp có 42 học sinh.

 Bốn mươi hai học sinh đi học bằng xe đạp .

 Bốn mươi hai học sinh có khả năng đỗ đại học.

 Nhưng bốn mươi học sinh không biết phân biệt lốp xe, vành xe và

càng không biết sửa chữa những lỗi đơn giản cho chính chiếc xe mình vẫn đi hàng ngày.”

Rõ ràng câu chuyện trên chính là những tâm tư của thầy, đồng thời đề cập tới một thực trạng phổ biến trong xã hội và trong môi trường học đường. Thực trang đó chính là học sinh thiếu kĩ năng sống. Đồng thời trong thực tế hiện nay, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa thực sự được chú trọng, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, cũng có giáo viên đề cập đến việc lồng ghép, giảng day tích hợp kĩ năng sống cho học sinh nhưng hiệu quả chưa cao. Từ thực trạng ấy, đã thôi thúc tôi trình bày nhưng suy nghĩ của mình trong sáng kiến kinh nghiệm này. Như vậy việc giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cần thiết trong nhà trường hiện nay.

Trước hết, nhìn từ yêu cầu chung của xã hội hiện đại: xã hội đang có những thay đổi to lớn về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, lối sống vì vậy để bắt kịp xu thế hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới nền giáo dục của nước ta cũng có những thay đổi. Như vậy việc dạy kiến thức văn hóa là điều kiện cần thiết để người học thích ứng nhanh với nền kinh tế tri thức nhưng điều kiện không thể thiếu là những con người lao động ấy phải có kĩ năng sống thì mới đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hiện đại.

Nhìn từ góc độ giáo dục: Đảng và Nhà nước ta vẫn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu trong đó chú trọng hơn việc đào tạo những con người toài diện. Như vậy kĩ năng sống của người học là một biểu hiện của chất lượng giáo dục cần được các nhà trường chú trọng hơn nữa.

Nhìn từ góc độ chính trị: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chính là cách nhà trường trang bị cho học sinh quyền và nghĩa vụ của một người con đối với các thành viên trong gia đình, rộng hơn là quyền và nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước.

 

doc 14 trang thuychi01 5430
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Đưa kĩ năng sống vào giảng dạy trong nhà trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN I. MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Tôi vô cùng ấn tượng về câu chuyện của một người thầy suốt đời làm nghề dạy học, thầy đã dạy lớp lớp học sinh trưởng thành theo năm thángNhưng ở những năm cuối của nghề dạy học thầy đã không ngừng trăn trở về học sinh của mình, bản thân tôi đã nhận ra sự trăn trở của thầy thông qua dòng lưu bút thầy dành cho khóa học cuối mà thầy chủ nhiệm.	
 “ Chuyện lớp tôi.
 Lớp có 42 học sinh.
 Bốn mươi hai học sinh đi học bằng xe đạp .
 Bốn mươi hai học sinh có khả năng đỗ đại học.
 	Nhưng bốn mươi học sinh không biết phân biệt lốp xe, vành xe và
càng không biết sửa chữa những lỗi đơn giản cho chính chiếc xe mình vẫn đi hàng ngày.”
Rõ ràng câu chuyện trên chính là những tâm tư của thầy, đồng thời đề cập tới một thực trạng phổ biến trong xã hội và trong môi trường học đường. Thực trang đó chính là học sinh thiếu kĩ năng sống. Đồng thời trong thực tế hiện nay, việc rèn kĩ năng sống cho học sinh chưa thực sự được chú trọng, nguyên do chính là trong tư tưởng giáo viên, phụ huynh chỉ chú trọng đến việc dạy kiến thức, cũng có giáo viên đề cập đến việc lồng ghép, giảng day tích hợp kĩ năng sống cho học sinh nhưng hiệu quả chưa cao. Từ thực trạng ấy, đã thôi thúc tôi trình bày nhưng suy nghĩ của mình trong sáng kiến kinh nghiệm này. Như vậy việc giáo dục kĩ năng sống là yêu cầu cần thiết trong nhà trường hiện nay. 
Trước hết, nhìn từ yêu cầu chung của xã hội hiện đại: xã hội đang có những thay đổi to lớn về mọi mặt như kinh tế, văn hóa, lối sống vì vậy để bắt kịp xu thế hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới nền giáo dục của nước ta cũng có những thay đổi. Như vậy việc dạy kiến thức văn hóa là điều kiện cần thiết để người học thích ứng nhanh với nền kinh tế tri thức nhưng điều kiện không thể thiếu là những con người lao động ấy phải có kĩ năng sống thì mới đáp ứng được những yêu cầu của xã hội hiện đại.
Nhìn từ góc độ giáo dục: Đảng và Nhà nước ta vẫn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu trong đó chú trọng hơn việc đào tạo những con người toài diện. Như vậy kĩ năng sống của người học là một biểu hiện của chất lượng giáo dục cần được các nhà trường chú trọng hơn nữa.
Nhìn từ góc độ chính trị: Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chính là cách nhà trường trang bị cho học sinh quyền và nghĩa vụ của một người con đối với các thành viên trong gia đình, rộng hơn là quyền và nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước.
Tóm lại, việc đưa kĩ năng sống vào giảng dạy trong nhà trường và cụ thể là trong môn ngữ văn là một hướng đi đúng đắn và bức thiết bởi có như vậy người học sẽ biết linh hoạt ứng dụng những nguyên tắc phát triển bền vững trong cuộc sống của chính mình sau này.
1.2. Mục đích nghiên cứu. Trước hết, khi nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy bộ môn ngữ văn và tổ chức các hoạt động ngoại khóa trong Trung tâm GDNN-GDTX Triệu Sơn, bản thân tôi nhằm mục đích đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích hợp các hoạt động ngoại khóa nhằm trang bị kĩ năng mềm tạo hứng thú cho học sinh trong môn học và có hứng thú để đến trường. 
- Ngoài ra , tôi nghiên cứu và áp dụng đề tài này vào thực tiễn giảng dạy còn với mục đích trang bị cho học sinh kĩ năng sống cơ bản nhất, góp phần làm cho người học được phát triển toàn diện, đáp ứng mục tiêu đào tạo nhân lực nhằm thích ứng được những yêu cầu của một người lao động mới.
- Đồng thời, khi nghiên cứu đề tài này bản thân tôi hi vọng tìm ra hướng đi phù hợp với xu thế mới để trung tâm ngày càng phát triển: cụ thể là nhằm thu hút sự chú ý của người học, hơn nữa người học xem trung tâm là điểm đến tin cậy để học tập và phát huy những năng lực của bản thân.Từ đó chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình và phát triển hơn nữa việc dạy kĩ năng sống cho học sinh các cấp trên địa bàn toàn huyện Triệu Sơn.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.	
	Là học sinh khối 10,11, khối 12 tại trung tâm GDNN- GDTX Triệu Sơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu. 
	a.Phương pháp nghiên cứu lí luận.
Áp dụng phương pháp này nhằm mục đích thu thập các thông tin lí luận để xây dựng cơ sở lí luận của đề tài như:
	- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
	- Phương pháp khái quát hóa các nhận định.
	b.Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
 	Áp dụng phương pháp này bản thân đã thu thập những thông tin từ thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài như:
	- Phương pháp điều tra.
	- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.
	- Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm.
1.5 . Những điểm mới của sáng kiến kinh nghiêm.
- Từng bước làm thay đổi quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục rèn luyện của học sinh.
- Vai trò giáo dục giá trị sống, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được nâng lên chiếm một vị trí quan trọng trong công tác giáo dục.
- Thống nhất giữa bồi dưỡng về nhận thức với thực tế công tác tổ chức thực hiện và các nhiệm vụ đặt ra từ thực tiễn.
- Thu hút, huy động nhiều lực lượng trong và ngoài nhà trường cùng tham gia.
- Vai trò của cha mẹ học sinh, các tổ chức xã hội, chính quyền đoàn thể, thể hiện đậm nét, có tác động mạnh mẽ đến hiệu quả của các hoạt động giáo dục, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
- Tận dụng các thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục và kinh nghiệm tiên tiến trong hoạt động này.
- Xây dựng tập thể GV đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình, có kỹ năng phối hợp công tác tốt, cùng nhau hổ trợ trong hoạt động giáo dục.
- Dần hình thành lực lượng nòng cốt học sinh của trường làm nhiệm vụ tư vấn rèn luyện kỹ năng sống cho các học sinh khác.
- Đặc biệt là việc dạy kĩ năng sống cho học sinh trung tâm, chúng tôi xem những hoạt động ấy như một mô hình thực nghiệm để chúng tôi nhân rộng mô hình này trên địa bàn toàn huyện với tất cả các cấp học.
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lí luận:
Kĩ năng sống là những kĩ năng tâm lý – xã hội cơ bản giúp cho cá nhân tồn tại và thích ứng trong cuộc sống, giúp cho cá nhân vững vàng trước cuộc sống có nhiều thách thức nhưng cũng nhiều cơ hội trong thực tại Kĩ năng sống đơn giản là tất cả điều cần thiết mà chúng ta phải biết để có được khả năng thích ứng với những thay đổi diễn ra hằng ngày trong cuộc sống.
Bên cạnh đó, chương trình giáo dục phổ thông hiện hành quan tâm chủ yếu tới cung cấp kiến thức cho học sinh. Chương trình như vậy được xây dựng theo hướng tiếp cận nội dung dạy học, khác với một chương trình được xây dựng theo hướng tiếp cận năng lực, tức là xuất phát từ các năng lực mà mỗi học sinh cần có trong cuộc sống và kết quả cuối cùng phải đạt các năng lực ấy bằng việc xây dựng chuẩn đầu ra về năng lực mà học sinh cần phải đạt được sau một quá trình dạy - học. Khác với cách tiếp cận nội dung, tiếp cận năng lực chú trọng vào việc yêu cầu học sinh học xong phải thể hiện được, làm được; biết vận dụng những kiến thức để giải quyết các tình huống đặt ra trong cuộc sống, ... Vì thế, việc học tập theo hướng tiếp cận này trở nên gần gũi và thiết thực đối với cá nhân và cộng đồng.Theo đó, nội dung, phương pháp dạy học, phương pháp kiểm tra đánh giá đều phải hướng tới năng lực tự học, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề trong học tập, trong cuộc sống; coi trọng rèn luyện kỹ năng sống.
Trong thời gian qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức một số hoạt động hướng tới việc rèn luyện năng lực cho học sinh như: Tổ chức Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA với cách đánh giá kỹ năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong cuộc sống; tổ chức cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn; triển khai phương pháp dạy học "Bàn tay nặn bột", là phương pháp dạy học khoa học được tiến hành dưới sự giúp đỡ của giáo viên, chính học sinh tìm ra câu trả lời cho các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho mình. Ở Việt Nam, với Đề án đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo, mục tiêu giáo dục đang chuyển hướng từ trang bị kiến thức nặng lý thuyết sang trang bị những năng lực cần thiết và phẩm chất cho người học. Điều đó cũng khẳng định thêm tầm quan trọng và yêu cầu thiết yếu đưa giáo dục KNS vào trường học cùng với các môn học và các hoạt động giáo dục. Có nhiều cách tiếp cận khái niệm kỹ năng sống (KNS). Tuy nhiên, có thể tiếpcận khái niệm KNS qua 4 trụ cột của giáo dục theo UNESCO: Học để biết (learning to know), học để khẳng định bản thân (learning to be), học để chung sống (learning to live together) và học để làm việc (learning to do).Tiếp cận theo 4 trụ cột trên thì KNS có thể hiểu là: kỹ năng học tập, kỹ năng làm chủ bản thân, kỹ năng thích ứng và hòa nhập với cuộc sống, kỹ năng làm việc. Tuy nhiên, kỹ năng sống (life skills) có thể hiểu là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác, với xã hội và khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
2.Thực trạng của vấn đề.
Trong thực tế, khi xây dựng chương trình dạy học, nội dung dạy học trên lớp, giáo viên đều phải xây dựng 3 mục tiêu: cung cấp kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành thái độ. Đây là yêu cầu mang tính nguyên tắc trong dạy học và giáo viên đều nhận thức sâu sắc yêu cầu này. Tuy nhiên, có thể nói rằng do phải chạy theo thời gian, phải chuyển tải nhiều nội dung trong khi thời gian có hạn, giáo viên có khuynh hướng tập trung cung cấp kiến thức mà ít quan tâm rèn luyện kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng ứng xử với xã hội, ứng phó và hòa nhập với cuộc sống. 
Trong thời gian gần đây, giáo dục KNS cho học sinh được quan tâm nhiều hơn. Giáo dục KNS cho học sinh Trung tâm GDNN-GDTX hiện nay không bố trí thành một môn học riêng trong hệ thống các môn học của nhà trường bởi KNS phải được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi khi có điều kiện, cơ hội phù hợp. Do đó, giáo dục KNS phải thực hiện thông qua từng môn học và trong các hoạt động giáo dục. Vì vậy, cơ hội thực hiện giáo dục KNS rất nhiều và rất đa dạng. Có thể đề cập tới một số phương thức tổ chức sau: Thông qua dạy học các môn học; qua chủ đề tự chọn; qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp; qua hoạt động trải nghiệm.Sự phối hợp chặt chẽ giáo dục KNS với các hoạt động giáo dục vốn đã được lồng ghép vào chương trình giáo dục từ nhiều năm nay như giáo dục bảo vệ môi trường, phòng chống ma tuý, giáo dục pháp luật, sức khỏe sinh sản vị thành niên,  tạo nhiều cơ hội và điều kiện để triển khai giáo dục KNS.
Bên cạnh đó thực trạng kỹ năng sống của học sinh tại Trung tâm GDNN- GDTX Triệu Sơn được biểu hiện cụ thể như sau:
Thời gian qua, dù giáo dục KNS đã được quan tâm nhưng hiệu quả vẫn còn nhiều hạn chế thể hiện qua thực trạng về KNS của học sinh còn nhiều khiếm khuyết. Thực tế cho thấy, tình trạng học sinh thiếu KNS vẫn xảy ra tại trung tâm, biểu hiện qua hành vi ứng xử không phù hợp trong nhà trường và trong xã hội, sự ứng phó hạn chế với các tình huống trong cuộc sống như: ứng xử thiếu văn hóa trong giao tiếp nơi công cộng; thiếu lễ độ với thầy cô giáo, cha mẹ và người lớn tuổi; chưa có ý thức bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh công cộng, gây phiền hà cho người khác khi sử dụng điện thoại di động, chưa ý thức rõ được quyền và nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước ....Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nêu trên, trước hết phải kể đến nhận thức của bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội về vấn đề chăm lo, bảo vệ cho các em chưa đầy đủ và phần nào còn bị xem nhẹ, nhiều thói quen có hại của các em chưa được quan tâm uốn nắn và loại bỏ, điều kiện kinh tế xã hội trong những năm gần đây đã tác động nhiều chiều đến hầu hết môi trường sinh hoạt và học tập của học viên, sự ảnh hưởng của khoa học công nghệ: điện thoại, internet, games bản thân học sinh không có sự rèn luyện, tác động tiêu cực từ bạn bè.Từ thực trạng trên, trong quá trình thực hiện, chúng tôi gặp phải những khó khăn và thuận lợi như sau:
a. Thuận lợi: Bộ Giáo dục - Đào tạo đã phát động phong trào “Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực” với những kế hoạch nhất quán từ trung ương đến địa phương, Phòng giáo dục - Đào tạo cũng đã có kế hoạch từng năm học với những biện pháp cụ thể để rèn kỹ năng sống cho học sinh một cách chung nhất cho các bậc học, đây chính là những định hướng giúp giáo viên thực hiện như: Rèn luyện kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm; rèn luyện sức khỏe và ý thức bảo vệ sức khỏe, kĩ năng phòng, chống tai nạn giao thông, đuối nước và các tai nạn thương tích khác; rèn luyện kĩ năng ứng xử văn hóa, chung sống hòa bình, phòng ngừa bạo lực và các tệ nạn xã hội, rèn kĩ năng tự tin khi giao tiếp, kĩ năng giải quyết mâu thuẫn, 
b. Khó khăn. 
* Nhà Trường  
Trung tâm GDNN-GDTX Triệu Sơn với điều kiện kinh tế  vẫn còn khó khăn, khuôn viên trường còn hẹp hạn chế cho việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa. Năm học 2017-2018, Trung tâm có 14 lớp với tổng số592 học sinh song cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn từ đó hạn chế các hoạt động giáo dục của nhà trường. 
* Giáo viên 
 - Giáo viên thường tập trung lo lắng cho những em có những vấn đề về hành vi và khả năng tập trung kém. Những học sinh này thường không có khả năng chờ đến lượt, không biết chú ý lắng nghe và không biết làm việc theo nhóm, điều này làm cho HS không thể tập trung lĩnh hội những điều giáo viên dạy. Vì vậy, giáo viên phải tốn rất nhiều thời gian đầu tư để giúp HS  có được những kĩ năng sống 
 - Một bộ phận giáo viên chưa thực sự quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh mà chỉ chú trọng truyền thụ kiến thức ở sách giáo khoa nên chưa  đầu tư thời gian tìm tòi nghiên cứu các hình thức và phương pháp tổ chức cho các hoạt động rèn kĩ năng sống nên chưa tạo được sự hứng thú học tập cho học sinh.
 *Học sinh: 
- Một bộ phận học sinh học tập thụ động , chủ yếu chỉ nghe và làm theo thầy cô giáo, ít sáng tạo, lười hoạt động và chưa có tính tự giác.
- Học sinh chỉ chú trọng học kiến thức, khả năng ứng phó với các tình huống trong cuộc sống, thiếu tự tin, còn nóng nảy hay gây gổ.
- Kỹ năng giao tiếp còn hạn chế, vẫn còn hiện tượng nói tục chửi thề ở một bộ phận học sinh.
 *Phụ huynh: 
 Nguyên nhân khiến đa phần học sinh khó tiếp cận được các hoạt động kỹ năng sống là do phụ huynh không cho phép. Đa số phụ huynh cho rằng con em mình chỉ cần học kiến thức. Có phụ huynh nóng vội trong việc dạy con; họ chỉ chú trọng đến việc con mình đến trường học cốt để có tấm bằng cấp 3 mà chưa thực sự chú trọng đến việc con mình học kỹ năng sống. Phụ huynh học sinh chỉ khuyến khích các con tìm tòi kiến thức mà quên hướng cho con em mình làm tốt hoạt động đoàn thể, hoạt động xã hội và các ứng xử trong gia đình.
Một bộ phận phụ huynh giao tiếp trong gia đình  vẫn còn hạn chế, xưng hô chưa chuẩn mực nên các em bắt chước xưng hô chưa đúng.
 Đồng thời có phụ huynh chiều chuộng con cái khiến cac em ỉ lại , phụ huynh chỉ chú trọng đến khâu chăm con ăn uống mà không chú ý đến việc dạy con mình ăn uống như thế nào.
 Từ những thực trạng trên đây, thì việc "Rèn kỹ năng sống cho học sinh " là một việc làm vô cùng cần thiết  để giúp cho các em say mê, hứng thú trong học tập, các em thấy mình mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong việc thể hiện những năng lực của bản thân .
 Từ thực tiễn quá trình dạy học và  công tác chỉ đạo dạy và học ở trường tôi nhận thấy rằng việc dạy kỹ năng sống rất quan trọng. Hoạt động giáo dục kỹ năng sống là hoạt động được tổ chức theo mục tiêu, nội dung, chương trình dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Bản chất của hoạt động này là thông qua các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học chuyển hoá một cách tự giác, tích cực tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục. Thông qua hoạt động giáo dục kỹ năng sống có thể giúp học sinh sống một cách an toàn , khoẻ mạnh, có khả năng thích ứng với biến đổi của cuộc sống hàng ngày. Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi như : kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hoá; kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể của hoạt động; kỹ năng tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện; củng cố, phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao động và công tác xã hội. Bồi dưỡng thái độ tự giác tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt động xã hội; hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với quê hương đất nước; có thái độ đúng đắn đối với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Như vậy, hoạt động giáo dục kỹ năng sống thực sự cần thiết. Do đó cần phát huy tối đa vai trò, tác dụng và hiệu quả của hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh.
 Từ cơ sở và thực tiễn trong quá trình giáo dục rèn kĩ năng sống cho học sinh tại Trung tâm GDNN- GDTX Triệu Sơn, tôi đã tìm ra một số biện pháp nhằm rèn kĩ năng sống cho học học có tính khả thi nhất.
3. Các giải pháp cụ thể để rèn kĩ năng sống cho học sinh .
 	3.1-Giáo viên áp dụng cụ thể về việc giảng dạy kĩ năng sống cho học sinh thông qua các tiết dạy đặc biệt là môn ngữ văn.
Khi dạy môn ngữ văn cho các khối lớp 10,11,12 tại trung tâm, ngoài việc dạy những kiến thức cơ bản theo mục tiêu bài học bản thân tôi luôn lồng ghép dạy kĩ năng sống cho học sinh .
Đặc biệt khi dạy học sinh khai thác ngữ liệu phần đọc hiểu chủ yếu tôi tìm những ngữ liệu có tính cập nhật , tính khoa học và tính giáo dục từ đó dễ dàng lồng ghép kĩ năng sống để học sinh nhận diện và phát hiện vấn đề .
*Ví dụ 1a:
Đề bài phần đọc hiểu:[1]
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu bên dưới:
 “Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội.
 Hãy sống như đời núi vươn tới những tầm cao.
 Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ biển rộng.
 Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông.
 Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
 Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
 Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
 Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
 Và sao không là bão, là giông ,là ánh lửa đêm đông
 Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
 Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
 Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư.
 (Khát vọng- Phạm Minh Tuấn)
	 Câu 1: Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5đ)
	 Câu 2: Nêu biện pháp tu từ chính được tác giả sử dụng trong đoạn ca từ trên và phân tích tác dụng? (1đ).
	 Câu 3:Những câu nào trong văn bản để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất?(0,5đ).
	 Câu 4: Nội dung của văn bản đem đến cho mọi người cảm xúc gì? (1đ).
	 Khi khai thác xong phần câu hỏi tôi thường tổ chức nhóm để học sinh thảo luận và trình bày về kĩ năng sống được rút ra từ nội dung của ngữ liệu trên.Từ đó giúp học sinh nhận thức, phát hiện và giáo viên nhấn mạnh và khắc sâu kĩ năng nhận thức về trách nhiệm của một công dân đối với chính bản thân mình và đặc biệt là trách nhiệm của một công dân với đất nước.Từ kĩ năng ấy , tôi sẽ định hướng cho học sinh bằng những hành động và việc làm cụ thể, trong đó phần lớn học sinh trung tâm sẽ đóng góp sức trẻ cho việc xây dựng và bảo về đất nước bằng hành động cụ thể là tình nguyện đi lính sau khi tốt nghiệp hoặc phấn đấu là một công dân tốt.Cụ thể sau khi tốt nghiệp năm học 2016-2017 lớp 12B2 của TT GDNN-GDTX Triệu Sơn có 06 em đi lính trong tháng2 năm 2018.
	 Ví dụ 1b: Không chỉ khai thác kĩ năng sống từ các ngữ liệu phần đọc hiểu mà bản thân tôi còn dạy kĩ năng sống thông qua các bài văn nghị luận xã hội. Cụ thể như thông qua các đề bài dạng như sau:
 Đọc văn bản sau.[2]
 Faith- chú chó đi bằng hai chân.
	Chú chó này được sinh ra vào một đêm giáng sinh năm 2002.Khi sinh ra nó chỉ có hai chân và không thể đi lại bình thường được.Mẹ của nó không muốn nhận con.Người chủ đầu tiên cũng nghĩ nó không thể sống sót nên bỏ nó vào thùng rác. Cô Jude Stringfellow đã gặp và đem nó về nuôi. Cô dặt tên nó là Faith(Niềm tin) và quyết định dạy, huấn luyện chú chó nhỏ tự đi lại được.
Ban đầu, cô đặt Faith lên một chiếc ván lướt sóng để n

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_dua_ki_nang_song_vao_giang_day_trong_nha_truong.doc