SKKN Một số giải pháp giúp học sinh xác định bố cục và phương pháp lập luận trong kiểu bài văn nghị luận lớp 7 tại trường THCS Quang Hiến

SKKN Một số giải pháp giúp học sinh xác định bố cục và phương pháp lập luận trong kiểu bài văn nghị luận lớp 7 tại trường THCS Quang Hiến

Trong chương trình THCS, mỗi môn học đều đề cập đến một vấn đề nào đó trong cuộc sống, song riêng với đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn thì phân ra phần văn, phần Tiếng Việt, phần Tập làm văn. Mỗi phân môn, mỗi bài học, đều cung cấp cho các em về một khía cạnh nào đó về đời sống tình cảm của nhân dân ta, một bài học kinh nghiệm thấm thía. Ở phần Tập làm văn cũng có nhiều thể loại, mỗi thể loại có đặc trưng riêng. Đặc biệt là văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Trước tác phẩm của các tác giả đều viết dưới dạng nghị luận. Có thể nói, không có văn nghị luận thì khó mà hình thành tư tưởng mạch lạc và sâu sắc trong đời sống. Có năng lực nghị luận là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong đời sống xã hội.

 Hiện nay môn Ngữ văn là môn học khó tạo được hứng thú đối với học sinh. Đặc biệt là học sinh vùng cao, khả năng ngôn ngữ và vốn từ của các em còn kém. Trong chương trình Ngữ văn THCS thì phân môn tập làm văn, đặc biệt là văn nghị luận là một kiểu bài khó so với các kiểu bài văn miêu tả, tự sự mà các em đã học ở lớp dưới. Vì kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội, văn hóa, lịch sử. và quan trọng hơn là khả năng phát hiện và trình bày.

 

doc 20 trang thuychi01 5620
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp giúp học sinh xác định bố cục và phương pháp lập luận trong kiểu bài văn nghị luận lớp 7 tại trường THCS Quang Hiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
STT
NỘI DUNG
TRANG
1
I. MỞ ĐẦU
2
1. Lý do chọn đề tài. 
2
2. Mục đích nghiên cứu. 
3
3. Đối tượng nghiên cứu 
6
4. Phương pháp nghiên cứu
3
2
II. NỘI DUNG
5
1. Cơ sở lí luận 
5
2. Thực trạng của đề tài
5
3. Giải pháp giải quyết vấn đề
7
4. Hiệu quả áp dụng
13
3
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
16
1. Kết luận.
16
2. Kiến nghị 
17
4
TÀI LIỆU THAM KHẢO
18
CÁC CỤM TỪ VIẾT TĂT TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
STT
Cụm từ viết tắt
Giải nghĩa cụm từ viết tắt
1
 THCS
 Trung học cơ sở
2
 VD
 Ví dụ
3
 NXB
 Nhà xuất bản
4
 GD&ĐT
 Giáo dục và Đào tạo
5
 GV 
 Giáo viên
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
 	Trong chương trình THCS, mỗi môn học đều đề cập đến một vấn đề nào đó trong cuộc sống, song riêng với đặc trưng của bộ môn Ngữ Văn thì phân ra phần văn, phần Tiếng Việt, phần Tập làm văn. Mỗi phân môn, mỗi bài học, đều cung cấp cho các em về một khía cạnh nào đó về đời sống tình cảm của nhân dân ta, một bài học kinh nghiệm thấm thía. Ở phần Tập làm văn cũng có nhiều thể loại, mỗi thể loại có đặc trưng riêng. Đặc biệt là văn nghị luận là một trong những kiểu văn bản quan trọng trong đời sống xã hội của con người, có vai trò rèn luyện tư duy, năng lực biểu đạt những quan niệm, tư tưởng sâu sắc trước đời sống. Trước tác phẩm của các tác giả đều viết dưới dạng nghị luận. Có thể nói, không có văn nghị luận thì khó mà hình thành tư tưởng mạch lạc và sâu sắc trong đời sống. Có năng lực nghị luận là một điều kiện cơ bản để con người thành đạt trong đời sống xã hội. 
	Hiện nay môn Ngữ văn là môn học khó tạo được hứng thú đối với học sinh. Đặc biệt là học sinh vùng cao, khả năng ngôn ngữ và vốn từ của các em còn kém. Trong chương trình Ngữ văn THCS thì phân môn tập làm văn, đặc biệt là văn nghị luận là một kiểu bài khó so với các kiểu bài văn miêu tả, tự sự mà các em đã học ở lớp dưới. Vì kiểu bài này đòi hỏi học sinh phải có năng lực phân tích, đánh giá từ khái quát đến cụ thể, có sự hiểu biết về xã hội, văn hóa, lịch sử... và quan trọng hơn là khả năng phát hiện và trình bày.
	Trong Ngữ văn 7, kiểu bài văn nghị luận gồm có 6 tiết. Trong số 5 bài tìm hiểu về kiểu bài văn nghị luận này thì tôi thấy bài “Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận” là một nội dung rất quan trọng ấy vậy nhưng chương trình giảm tải đã đưa nó vào tiết tự học có hướng dẫn. Tất cả chúng ta đều biết đã là tiết tự học có hướng dẫn thì chủ thể là học sinh, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, gợi mở giúp các em xử lí những tình huống khó trong nội dung bài học. Hoặc thực tế chúng ta vẫn dùng những tiết tự học có hướng dẫn, đọc thêm để dàn trải những tiết học khác... Đối với học sinh thì là một tiết tự học các em cũng sẽ xem nhẹ, không coi trọng... Vậy thiết nghĩ là một bài có nội dung quan trọng và khó như vậy mà đưa vào chương trình giảm tải nó sẽ có phần nào ảnh hưởng tới quá trình dạy và học của học sinh. Bởi mục tiêu của bài là: Giúp học sinh biết cách xác lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận, nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
	Với mục tiêu này, trong sách giáo khoa chỉ có một phần tìm hiểu về lí thuyết là: “Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận”. Nếu hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo mục tiêu như trong sách giáo khoa đã nêu thì chưa thể làm nổi bật lên được yêu cầu của sách giáo viên; không những thế, hệ thống lí thuyết và phần ghi nhớ sách giáo khoa cũng chưa làm rõ được thế nào là lập luận, mối quan hệ giữa bố cục và lập luận là gì. Học sinh sẽ rất mơ hồ trong cách xác định bố cục và chỉ ra phương pháp lập luận trong một văn bản nghị luận. Từ thực tế giảng dạy nhiều năm và đối tượng học sinh là dân tộc thiểu số cộng với những lí do trên tôi quyết định lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh xác định bố cục và phương pháp lập luận trong kiểu bài văn nghị luận lớp 7 tại trường THCS Quang Hiến” để có một phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp học sinh tìm hiểu bài một cách đơn giản và dễ hiểu hơn. 
	2. Mục đích nghiên cứu.
	Trong đề tài này mục đích mà tôi muốn hướng tới là giúp cho các em học sinh biết cách xác định bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận ở lớp 7 một cách dễ dàng nhất, nhanh nhất và chính xác nhất. Qua đó sẽ thúc đẩy sự tích cực nhận thức của học sinh, tạo nên môi trường học tập tốt, gây hứng thú ganh đua trong học tập theo hướng lành mạnh, mở ra cho học sinh một ước mơ vươn tới những chân trời khoa học mới. Ngoài ra còn giúp học sinh có sự say mê tìm tòi phương pháp học tập mới, tạo nền tảng cho học sinh có những kiến thức cơ bản về văn nghị luận làm cơ sở cho việc tìm hiểu sâu hơn về văn nghị luận ở lớp 8,9.
	 Đối với một văn bản nói chung và văn bản nghị luận nói riêng việc xác định bố cục trước khi tìm hiểu nội dung của văn bản là vô cùng quan trọng. Nhưng đối với học sinh tại trường THCS Quang Hiến để thực hành được việc đó là vấn đề khó. Chính vì vậy với kinh nghiệm sau hơn 10 năm giảng dạy của mình tôi quyêt định lựa chọn đề tài này để đưa ra một giải pháp nhỏ giúp học sinh có thể dễ dàng hơn trong việc học phần văn nghị luận ở lớp 7.
	3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp giúp học sinh xác định bố cục và phương pháp lập luận trong kiểu bài văn nghị luận lớp 7 tại trường THCS Quang Hiến.
Phương pháp nghiên cứu.
Với đề tài: “Một số giải pháp giúp học sinh xác định bố cục và phương pháp lập luận trong kiểu bài văn nghị luận lớp 7 tại trường THCS Quang Hiến” này tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
 + Nghiên cứu các tài liệu có liên quan.
 + Rút kinh nghiệm từ thực tế giảng dạy của bản thân.
 + Thảo luận trong tổ nhóm bộ môn.
 + Vận dụng một số phương pháp chung của bộ môn, từ đó đưa ra một số giải pháp cụ thể đã áp dụng được trong thực tế giảng dạy và đạt hiệu quả.
 II. NỘI DUNG
	 1. Cơ sở lí luận. 
Văn nghị luận thực chất là văn bản lí thuyết, văn bản nói lí lẽ nhằm phát biểu các nhận định, tư tưởng, suy nghĩ, quan điểm, thái độ trước một vấn đề đặt ra. Do đó muốn làm bài văn nghị luận tốt, người ta phải có khái niệm, có tư duy logic, đồng thời biết vận dụng các thao tác phân tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh, suy lí... nói chung là biết tư duy trừu tượng. Văn nghị luận sẽ rèn cho học sinh năng lực tư duy sự tự tin và tinh thần tự chủ trước cuộc sống.
	Theo sách giáo khoa Ngữ văn 7 thì “Văn nghị luận là văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng, quan điểm nào đó. Muốn thế, văn nghị luận phải có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục”.
	Luận điểm nói chung là ý kiến về một vấn đề nào đó. Đây không phải định nghĩa mà chỉ là chuyển đổi cách nói cho dễ tiếp nhận mà thôi. Trong văn nghị luận, luận điểm là linh hồn, tư tưởng, quan điểm của bài. Có luận điểm chính (lớn) tổng quát, bao trùm toàn bài. Có luận điểm phụ (nhỏ), là bộ phận của luận điểm chính.
	 Chẳng hạn, nói Tiếng Việt giàu đẹp đó là luận điểm chính, tổng quát. Từ luận điểm chính ấy có thể chia ra các luận điểm phụ như: Tiếng Việt giàu thanh điệu; Tiếng Việt uyển chuyển, tinh tế... Luận điểm có hình thức phán đoán, phải rõ ràng và nổi bật thì mới gây được chú ý.
	Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm. Lí lẽ là những đạo lí, lẽ phải đã được thừa nhận, nêu ra là được đồng tình. Dẫn chứng là sự việc, số liệu, bằng chứng để xác nhận cho luận điểm. Dẫn chứng phải xác thực, đáng tin cậy, không thể bác bỏ. Lí lẽ và dẫn chứng tin cậy làm cho luận cứ vững chắc. 
	Văn nghị luận là một kiểu bài văn khó và ít gây hứng thú cho học sinh trong học tập. Nó đòi hỏi khá cao về khả năng tư duy, lập luận của học sinh. Đặc biệt đối với học sinh lớp 7 thì đây là bước đầu các em được tiếp xúc, tìm hiểu về văn nghị luận thuộc cấp độ một, giới thiệu những thao tác chung nhất. Cần cho các em nắm chắc được trong văn nghị luận thì thế nào là luận điểm, thế nào là luận chứng. Đặc biệt là biết cách xác định bố cục và các phương pháp lập luận trong văn bản. Đây là một nội dung khó đối với học sinh nói chung và đặc biệt rất khó đối với các em học sinh trường THCS Quang Hiến nói riêng. Các em đa số là dân tộc, diễn đạt còn chưa lưu loát, lí lẽ ít, cơ hội tiếp xúc chưa nhiều, vốn từ còn hạn chế... Chính vì thế mà ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, cũng như kết quả của các em.
2. Thực trạng của đề tài. 
* Đối với học sinh.
Như đã nói ở trên với văn nghị luận thì đây là một kiểu bài tương đối khó trong việc dạy của giáo viên cũng như việc học của học sinh. Bởi vì các em vừa mới làm quen với văn nghị luận. Cho nªn viÖc tìm hiểu văn nghị luận với häc sinh líp 7 lµ viÖc lµm v« cïng khã kh¨n vµ Ýt cã høng thó. Nhận thức còn theo cảm tính nên phần nào ảnh hưởng đến quá trình học tập. Một số em còn coi nhẹ việc học và việc chuẩn bị bài ở nhà, trong giờ học ít suy nghĩ tìm tòi, chưa hăng hái phát biểu ý kiến, trình độ nhận thức của các em không đồng đều. khả năng tư duy lô gic còn hạn chế, hơn nữa trong chương trình nghữ văn 7, phần tập làm văn về văn nghị luận thì bài “ Bố cục và phương pháp lập luận” lại là bài hướng dẫn tự học nên phần nào ảnh hưởng tới chủ quan của các em. Các em sẽ xem nhẹ, coi đó như là một đơn vị kiến thức không quan trọng. Đó là một vấn đề khá bất cập trong chương trình giáo dục của chúng ta. Trong khi đó đây là một bài có nội dung kiến thức rất cơ bản và quan trọng - một nội dung kiến thức khó cần sự hỗ trợ và đầu tư nhiều của người giáo viên. Bên cạnh đó một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm tới việc học của con em mình, còn phó mặc cho nhà trường và các thầy cô giáo. Hoặc có quan tâm đi chăng nữa thì trình độ hiểu biết của phụ huynh còn nhiều hạn chế nên cũng không giúp đỡ kèm cặp con em mình được. Điều kiện kinh tế gia đình các em còn thiếu thốn nhiều nên phần nào ảnh hưởng tới chất lượng học tập của các em. Gia đình chưa thật sự quan tâm, sát sao các em. điều này do yếu tố chủ quan và khách quan. Sự không đồng đều trong đối tượng học sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy. Là một tiết tự học có hướng dẫn nên gv cũng như học sinh có phần coi nhẹ. Đại đa số học sinh của trường tiếp thu kiến thức còn ở mức thụ động (hầu hết nghe và ghi học thuộc) chứ các em chưa biết liên hệ, ứng dụng, mở rộng kiến thức.
Trong xã hội hiện nay có nhiều trò giải trí thu hút học sinh như: Điện tử, bi-a, chát, ho¹t h×nh, truyÖn tranh, ®Æc biÖt lµ dÞch vô In-t¬-nÐt trµn lan cuèn hót. Nên có một số em sa đà vào các trò chơi đó, một số học sinh lại rất “sợ”, rất “ngại” học văn, khả năng tư duy lô gic, khả năng lập luận còn yếu, các em còn sử dụng quá nhiều ngôn ngữ sinh hoạt đời thường vào trong văn viết, một số em còn chưa chịu khó hoặc không đọc sách, kể cả văn bản trong sách giáo khoa. H¬n n÷a sù say mª ®äc t­ liÖu v¨n häc của một số em b©y giê còn ít, điều này làm cho khả năng phát triển tư duy của học sinh không cao, ... Từ những thực tế đó dẫn tới việc học còn thụ động và chất lượng học tập chưa cao.
* Đối với giáo viên.
	Xét về chủ quan mà nói thì bản thân tôi là một giáo viên được đào tạo trên chuẩn ngay từ khi mới ra trường và với kinh nghiệm sau hơn 10 năm giảng dạy thì tôi rất tự tin trong việc truyền thụ tri thức cho học sinh. Nhưng cái làm nên thành công là sự kết hợp của nhiều yếu tố tạo thành. Một mình người giáo viên không thể quyết định được tất cả. Trong khi đó văn nghị luận là nội dung giảng dạy tương đối khó. Để có một bài giảng dạy hay, đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tâm huyết, nghiên cứu, tìm tòi để tìm ra hướng đi hiệu quả nhất, dễ hiểu nhất đối với học sinh.
	Học sinh tiếp thu kiến thức không đồng đều, khả năng tư duy, logic còn chậm. Chính vì thế, trong một lớp bao gồm có hai đối tượng chính: học sinh khá giỏi và học sinh trung bình. Đây cũng là một thực trạng gây khó khăn cho việc tổ chức giảng dạy và học của giáo viên và học sinh.
	Văn nghị luận là kiểu văn bản mang tính suy luận tương đối trừu tượng. Những người quen tư duy cụ thể, cảm tính, ít năng lực suy luận sẽ cảm thấy khó. Nhưng chính vì vậy mà như đã nói ở trên, văn nghị luận sẽ rèn cho học sinh năng lực tư duy, kĩ năng nghị luận, sự tự tin và tinh thần tự chủ trước cuộc sống.
	Điều tra năm học 2015- 2016 đối với học sinh lớp 7 về đánh giá kết quả tìm hiểu về văn nghị luận. Cụ thể là câu hỏi điều tra xoay quanh vấn đề “Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận”:
	Câu hỏi:
	1. Phương pháp lập luận là gì? Hãy nêu rõ mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của văn nghị luận?
	2. Hãy cho biết các phương pháp lập luận được sử dụng trong bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” - Hồ Chí Minh?
	Kết quả thu được ở 2 lớp như sau: 
- Điểm giỏi: 2 học sinh.
- Điểm khá: 7 học sinh.
- Điểm trung bình: 21 học sinh.
- Điểm yếu: 15 học sinh.
Từ kết quả cho thấy ở trên đã trăn trở rất nhiều và quyết định nghiên cứu đề tài này, mặc dù tôi cũng rất lo lắng không biết đề tài này có khả thi không? Tôi vẫn mạnh dạn nghiên cứu.
3. Các giải pháp giải quyết vấn đề.
a. Cơ sở đề xuất các giải pháp.
 Trong chương trình ngữ văn lớp 7 tất cả có 6 tiết văn nghị luận: Tìm hiểu chung về văn nghị luận. Đặc điểm của văn bản nghị luận. Đề văn nghị luận và việc lập ý cho bài văn nghị luận. Bố cục và phương pháp lập luận trong bài văn nghị luận. Luyện tập về phương pháp lập luận trong văn nghị luận.
 Mục tiêu của các tiết dạy là giúp học sinh hiểu được nhu cầu nghị luận trong đời sống. Hiểu thế nào là luận điểm, luận cứ , lập luận. Sau đó tiếp tục làm quen với các đề văn nghị luận và tìm ra bố cục, phương pháp lập luận chủ yếu trong bài văn nghị luận đó là gì. Với từng đó nội dung tưởng chừng là đơn giản nhưng là một vấn đề tương đối khó đối với khả năng của học sinh nói đặc biệt là học sinh trường THCS Quang Hiến. Vậy để đạt hiệu quả cao trong các giờ dạy phần văn học nghị luận nói riêng và ngữ văn nói chung tôi luôn cố gắng để đưa ra các giải pháp tốt nhất, hiệu quả nhất. 
b. Các giải pháp đã được tiến hành.
Văn chương nghị luận là một thể văn đặc biệt. Khác với các thể loại như truyện, kí, kịch, thơ,... tác động chủ yếu đến bạn đọc qua hệ thống hình tượng cảm xúc, văn nghị luận xây dựng một hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng để luận bàn về một vấn đề nào đó nảy sinh trong thực tiễn đời sống và trong nghệ thuật.
Trong văn bản nghị luận, người viết nêu rõ vấn đề cần xem xét, trình bày để thể hiện những hiểu biết, suy nghĩ, quan điểm, thái độ,... của mình đối với vấn đề đó. Giá trị của một văn bản nghị luận trước hết nằm ở ý nghĩa của vấn đề được nêu ra, ở quan điểm xem xét và giải quyết vấn đề, nhất là ở sức thuyết phục của lập luận.
Sức thuyết phục của văn nghị luận là ở hệ thống luận điểm chặt chẽ, luận cứ chi tiết và luận chứng xác thực,... Qua đó, người đọc tin vào những điều người viết trình bày, tự xác định cho mình những tư tưởng, tình cảm và hành động đúng.
Trong quá trình thực thi đề tài tôi đã đưa ra các giải pháp sau:
	* Giải pháp 1: Tìm hiểu lí thuyết
	- Xác định Bố cục:
	Theo từ điển tiếng Việt của nhà xuất bản xã hội - trung tâm từ điển Hà Nội - Việt Nam (1994), thì Bố cục là cách tổ chức, sắp sếp các phần để tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh. Trong tiết học dạy về bài “Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận” giáo viên chỉ cần nhắc lại khái niệm này một cách khái quát vì học sinh đã được học ở lớp trước.
Đối với học sinh hiện nay để các em phát hiện và xác định đúng được bố cục của một văn bản là vấn đề khó. Mỗi kiểu văn bản nó có đặc trưng thể loại khác nhau. Ở các lớp dưới các em đã được tìm hiểu về văn miêu tả, văn tự sự, văn biểu cảm... Thì bố cục của những văn bản này chính là các phần mở bài, thân bài, kết luận.
A. Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng.
B. Thân bài: Giới thiệu chi tiết về đối tượng.
C. Kết bài: Đánh giá, khái quát lại vấn đề đã nêu ở phần thân bài.
	Lên lớp 7 các em được làm quen với kiểu văn bản nghị luận. Đây là kiểu văn được sử dụng rộng rãi và rất hữu ích không những đối với học sinh mà tất cả chúng ta. 
Theo kiểu văn nghị luận thì bố cục của nó liên quan đến luận điểm, luận cứ, luận chứng và lập luận. Bố cục của bài văn nghị luận cũng có 3 phần:
A. Đặt vấn đề (Mở bài)
B. Giải quyết vấn đề(Thân bài)
C. Kết thúc vấn đề (Kết bài)
Ví dụ văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” ( Hồ Chí Minh)
A. Đặt vấn đề: (từ đầu đến "lũ bán nước và lũ cướp nước") nêu lên vấn đề nghị luận: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
B. Giải quyết vấn đề. (tiếp theo đến "lòng nồng nàn yêu nước"): Chứng minh tinh thần yêu nước trong lịch sử và trong cuộc kháng chiến hiện tại.
C. Kết thúc vấn đề: (phần còn lại): Nhiệm vụ phát huy tinh thần yêu nước trong công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
	Để xác định được bố cục văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”
 ( Hồ Chí Minh) như trên. 
+ Căn cứ vào cách trình bày các đoạn.
Việc đầu tiên các em phải nhìn vào tổng thể của văn bản, thông thường trong văn bản thì phần mở bài và kết bài chỉ có một đoạn văn. Phần thân bài thì có nhiều đoạn văn. Vậy để xác định đâu là mở bài, thân bài, kết bài thì ta căn cứ vào cách trình bày đoạn văn (Căn cứ mặt hình thức của văn bản). Ở văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, tất cả có 4 đoạn, đoạn 1 là mở bài, đoạn 2,3 là thân bài, đoạn 4 là kết bài.
+ Căn cứ vào nội dung.
Là căn cứ vào các luận điểm, luận cứ và lập luận của văn bản. Trong phần mở bài của văn bản nghị luận thường nêu lên luận điểm (nội dung) chính. Thân bài nêu lên luận cứ và lập luận của văn bản. Kết bài nêu lên nhiệm vụ, giải pháp của luận điểm nêu ở phần thân bài.
Trên đây là hai giải pháp cơ bản để làm căn cứ cho các em xác định bố cục của văn bản nghị luận nói riêng và văn bản nói chung.
	- Lập luận và phương pháp lập luận:
	+ Lập luận:
	Lập luận bây giờ trở thành khái niệm phổ biến của cách biểu đạt ngôn ngữ, được sử dụng trong cả mọi loại văn bản, chứ không riêng gì vă nghị luận.
	Ví dụ:
	- Hôm qua mưa to nên tôi không đi học.
	- Cái ô này đắt quá, tôi không mua.
	Vế đầu là luận cứ và vế sau là kết luận, kết quả.
	Trong văn nghị luận, “Lập luận là cách đưa những luận cứ để dẫn người đọc, người nghe tới kết luận hay quan điểm mà người nói muốn đạt tới”. (Theo sách giáo khoa Ngữ văn 7 - tập II). Khái niệm này là một đơn vị kiến thức mà giáo viên cần được đưa vào trọng tâm giáo án để truyền đạt cho học sinh.
	Trong văn nghị luận nói riêng, luận điểm có thể được nêu ra trước luận cứ, hay có thể được nêu ra sau luận cứ, nhưng để thành một lập luận thì luận cứ phải phù hợp với luận điểm, luận điểm định hướng cho việc lựa chọn luận cứ. Có như thế thì lập luận mới có sức thuyết phục.
 Trong ví dụ lấy từ bài văn của Chủ Tịch Hồ Chí Minh -“Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, ta thấy ngay ở đầu bài văn là luận điểm xuất phát: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Để nêu bật tầm quan trọng của nó, tác giả giải thích đó là một truyền thống quý báu và có vai trò giữ nước. Tiếp theo là luận điểm phụ: Lòng yêu nước trong quá khứ. Dẫn ra các ví dụ lịch sử. Kế đến là luận điểm phụ nói về Lòng yêu nước hiện tại. Dẫn chứng được đưa ra bằng cách liệt kê đủ các tầng lớp nhân dân. Từ các nhận định trên, rút kết luận về bổn phận của chúng ta là phải làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.
	Cách đưa ra luận điểm, dẫn chứng để đi tới kết luận như vậy gọi là lập luận.
 	Không biết lập luận thì không làm được văn nghị luận. Trong lập luận như trên để hàm chứa một suy lí, suy luận từ khả năng đến hiện thực, từ quá khứ đến hiện tại, từ lí thuyết đến thực tiễn.
	- Phương pháp lập luận:
	Đây là bước 2 trong hoạt động 1của tiết học.
	Trước hết, giáo viên cần giúp học sinh tìm hiểu về quá trình dẫn dắt, lập luận được nêu trong ví dụ (Bài Lòng yêu nước của nhân dân ta). Giáo viên cần hướng dẫn học sinh chú ý logic hai chiều, chiều ngang và chiều dọc bằng một số câu hỏi:
	 Hàng 1 lập luận theo quan hệ gì?
	 Hàng 2 lập luận theo quan hệ gì?
	 Hàng 3 lập luận theo quan hệ gì?
	Quan hệ của hàng dọc là gì?
 ? Nói quan hệ của hàng dọc 1 là lập luận tương đồng đúng không?
	→ Từ việc đặt ra các câu hỏi trên, giáo viên gợi ý cho hoc sinh được nói rằng:
	 Ở hàng ngang 1 lập luận theo quan hệ nhân quả: Có lòng nồng nàn yêu nước, lòng yêu nước trở

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_giup_hoc_sinh_xac_dinh_bo_cuc_va_phuon.doc