SKKN Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu thông qua công tác chủ nhiệm lớp
Như chúng ta đã biết, môi trường giữ một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng, đồng thời có sự ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của con người, là không gian sống lí tưởng của biết bao loại động vật, sinh vật trên trái đất, cũng chính là nơi cung cấp nguồn tài nguyên giàu có và vô cùng cần thiết cho hoạt động sinh sống và phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà việc bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại.
Bảo vệ môi trường và giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay. Trong văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XIII Đảng ta đã xác định: “Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ nhằm phát triển đất nước nhanh và bền vững”. Thực hiện Nghị quyết của TW Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT 2022 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 trong đó có đề cập đến việc: “Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh”. Trên cơ sở Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ giáo dục, nhiều nội dung bảo vệ môi trường đã được thực hiện ở các cơ sở giáo dục, bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Hiện nay, ở các nhà trường cũng đã tổ chức nhiều hoạt động như: Tuyên truyền thông tin về môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường, xây dựng môi trường giáo dục “Xanh - Sạch - Đẹp”; tổ chức thành công một số cuộc thi viết, vẽ, văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong thời gian vừa qua chưa làm cho học sinh hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, cũng như các kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện. Việc giáo dục bảo vệ môi trường chưa được triển khai một cách thống nhất và hiệu quả, từ đó đã dẫn tới ô nhiễm môi trường và đã để lại nhiều hậu quả xấu đối với đời sống của con người, xuất hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm không vac-xin phòng ngừa, hay sốt xuất huyết - một dịch bệnh đang có xu hướng lây lan nhanh ở các xã trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, đặc biệt là vùng Bãi Ngang. Và chính ngôi trường chúng tôi nói riêng cũng như các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói chung có một thực trạng đáng buồn là học sinh vô tư xả rác khắp nơi, từ sân trường đến hành lang lớp học và nhất là trong ngăn bàn, bồn hoa, nhà xe… Hơn nữa ở các trường THPT thường có lượng HS tương đối lớn, nhiều lớp, hệ thống cơ sở vật chất trên một diện tích khá rộng mà với ý thức như thế thì lượng rác thải sau mỗi buổi học là khá nhiều, nên mức độ ô nhiễm càng cao.
Từ những vấn đề đó, chúng ta cũng có thể thấy được việc giáo dục bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài nguyên đa dạng sinh học nói riêng là vấn đề cần thiết, cấp bách. Ở các tiết học của các môn như “Giáo dục công dân”, “Hoạt động trải nghiệm ngoài giờ lên lớp”, hay các buổi sinh hoạt dưới cờ... đã có sự lồng ghép rèn luyện và giáo dục cho các em việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường song chưa thường xuyên và do nhận thức của các em còn hạn chế, chủ quan cho nên việc rèn luyện và giáo dục đó chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Chúng tôi thiết nghĩ rằng người giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em, thường xuyên tiếp xúc với các em nên nắm bắt được tâm tư, tình cảm của các em vậy nên vai trò của giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm sẽ là người trực tiếp cung cấp cho các em những kiến thức cơ bản có liên quan đến môi trường, những hậu quả, biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 3 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: Một số giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu thông qua công tác chủ nhiệm lớp Lĩnh vực: Chủ nhiệm Quỳnh Lưu, năm học: 2022 - 2023 MỤC LỤC PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài.........................................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...........................................................................2 2.1. Mục đích nghiên cứu ..............................................................................................2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu..............................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................4 3.1. Đối tượng nghiên cứu.............................................................................................4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................4 4. Ý nghĩa của đề tài ......................................................................................................4 4.1. Ý nghĩa khoa học ....................................................................................................4 4.2. Ý nghĩa thực tiễn ....................................................................................................5 5. Điểm mới và đóng góp của đề tài .............................................................................5 5.1. Điểm mới của đề tài................................................................................................5 5.2. Đóng góp của đề tài ................................................................................................6 6. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................6 6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận, phân tích tài liệu văn bản.............................6 6.2. Phương pháp phân tích hệ thống ..........................................................................7 6.3. Phương pháp quan sát ...........................................................................................7 6.4. Phương pháp điều tra bảng hỏi.............................................................................7 6.5. Phương pháp thống kê toán học............................................................................7 6.6. Phương pháp so sánh .............................................................................................7 1. Cơ sở lý luận...............................................................................................................8 1.1. Giải thích một số khái niệm...................................................................................8 1.1.1. Môi trường ...........................................................................................................8 1.1.2. Vai trò của môi trường đối với con người.........................................................8 1.1.3. Bảo vệ môi trường ...............................................................................................9 1.1.4. Nguyên tắc bảo vệ môi trường............................................................................9 1.1.5. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường....................................................................9 1.2. Mục đích của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường..............................................10 1.3. Sự cần thiết phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh..................10 2. Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................11 3.5.3. Đánh giá hiệu quả .............................................................................................38 4. Thực nghiệm sư phạm.............................................................................................38 4.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm .........................................................................38 4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm..........................................................................39 4.3. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ........................................................................39 4.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm ........................................................................40 4.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm............................................................................40 4.6. Tính cấp thiết và khả thi của đề tài....................................................................42 4.6.1. Tính cấp thiết .....................................................................................................42 4.6.2. Tính khả thi........................................................................................................44 PHẦN 3. KẾT LUẬN ..................................................................................................47 1. Kết luận ....................................................................................................................47 2. Kiến nghị ..................................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................49 PHỤ LỤC....................................................................................................................50 PHỤ LỤC 1: MỘT SỐ HÌNH ẢNH DÙNG LÀM TƯ LIỆU SKKN......................50 PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT VÀ TRẮC NGHIỆM ........................................56 PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lí do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, môi trường giữ một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng, đồng thời có sự ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống hằng ngày của con người, là không gian sống lí tưởng của biết bao loại động vật, sinh vật trên trái đất, cũng chính là nơi cung cấp nguồn tài nguyên giàu có và vô cùng cần thiết cho hoạt động sinh sống và phát triển của xã hội. Chính vì vậy mà việc bảo vệ môi trường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của Việt Nam nói riêng và của nhiều quốc gia trên thế giới nói chung, là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại. Bảo vệ môi trường và giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường đã được Đảng, Nhà nước quan tâm từ nhiều năm nay. Trong văn kiện Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ XIII Đảng ta đã xác định: “Quản lý chặt chẽ, sử dụng hợp lý, hiệu quả đất đai, tài nguyên; bảo vệ, cải thiện môi trường; chủ động, tích cực triển khai các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu, thiên tai khắc nghiệt là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ nhằm phát triển đất nước nhanh và bền vững”. Thực hiện Nghị quyết của TW Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ban hành Chỉ thị 1112/CT-BGDĐT 2022 thực hiện nhiệm vụ trọng tâm năm học 2022-2023 trong đó có đề cập đến việc: “Chủ động phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh”. Trên cơ sở Nghị quyết, Chỉ thị của Bộ giáo dục, nhiều nội dung bảo vệ môi trường đã được thực hiện ở các cơ sở giáo dục, bước đầu đạt được những kết quả nhất định. Hiện nay, ở các nhà trường cũng đã tổ chức nhiều hoạt động như: Tuyên truyền thông tin về môi trường và vấn đề ô nhiễm môi trường, xây dựng môi trường giáo dục “Xanh - Sạch - Đẹp”; tổ chức thành công một số cuộc thi viết, vẽ, văn nghệ về chủ đề bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong thời gian vừa qua chưa làm cho học sinh hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường, cũng như các kiến thức về môi trường để tự giác thực hiện. Việc giáo dục bảo vệ môi trường chưa được triển khai một cách thống nhất và hiệu quả, từ đó đã dẫn tới ô nhiễm môi trường và đã để lại nhiều hậu quả xấu đối với đời sống của con người, xuất hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm không vac-xin phòng ngừa, hay sốt xuất huyết - một dịch bệnh đang có xu hướng lây lan nhanh ở các xã trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu, đặc biệt là vùng Bãi Ngang. Và chính ngôi trường chúng tôi nói riêng cũng như các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu nói chung có một thực trạng đáng buồn là học sinh vô tư xả rác khắp nơi, từ sân trường đến hành lang lớp học và nhất là trong ngăn bàn, bồn hoa, nhà xe Hơn nữa ở các trường THPT thường có lượng HS tương đối lớn, nhiều lớp, hệ thống cơ sở vật chất trên một diện tích khá rộng mà với ý thức như thế thì lượng rác thải sau mỗi buổi học là khá nhiều, nên mức độ ô nhiễm càng cao. Trang 1 Chính vì vậy, việc giáo dục bảo vệ môi trường đã và đang là một vấn được cả thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng đặc biệt quan tâm. Giáo dục môi trường là một hoạt động quan trọng trong hoạt động giáo dục của nhà trường, góp phần hình thành một số năng lực cho học sinh để phát triển toàn diện nhân cách cho các em, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra. Hoạt động giáo dục môi trường gắn nhà trường với thực tiễn, giúp các em mở rộng kiến thức, xây dựng những tình cảm tốt đẹp, phát huy tính chủ động, sáng tạo của các em; biến quá trình giáo dục thành tự giác. Bắt nguồn từ đó mà mục đích nghiên cứu giáo dục môi trường của đề tài chúng tôi thực hiện là nhằm truyền thụ và vận dụng những kiến thức, kỹ năng vào việc gìn giữ, bảo tồn, sử dụng môi trường theo cách thức bền vững cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về ý thức cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường nhằm đề xuất một số biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh. Qua đó góp phần giúp cho các em có ý thức tự giác bảo vệ môi trường ở mọi nơi, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách cho các em. Bên cạnh đó, việc sử dụng các giải pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho HS thông qua công tác chủ nhiệm lớp một cách có hiệu quả và mang tính lan tỏa cao giúp mỗi cá nhân học sinh nâng cao được ý thức và có những hành động cụ thể đóng góp thêm một phần sức lực nhỏ bé của mình vào việc bảo vệ môi trường; các em nhận thức được, thấy được những vấn đề môi trường ở ngay xung quanh đời sống của mình và trên toàn thế giới; nắm bắt được các khái niệm cơ bản về môi trường; hình thành được thái độ và hành vi, giúp các em thấy rằng vấn đề đó liên quan đến mình; tạo cho các em những kỹ năng giải quyết cũng như thuyết phục những người xung quanh chung tay bảo vệ môi trường một cách có hiệu quả. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp về giáo dục về môi trường cho học sinh THPT là nhằm trang bị cho người học những kiến thức và hiểu biết thiết yếu về khoa học môi trường trong mối quan hệ với các vấn đề xã hội, văn hóa và kinh tế. Mục đích của cách tiếp cận này là giúp cho người học có thông tin đầy đủ và đưa ra được những quyết định hợp lý về việc ứng xử với môi trường một cách thân thiện, hợp lý và khoa học nhất. Thực nghiệm một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá GDMT để đánh giá tính khả thi, hiệu quả của các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá ở lứa tuổi học sinh THPT. Qua đó nhằm nâng cao ý thức cho các em trong việc bảo vệ môi trường “Xanh - Sạch - Đẹp” ở trường cũng như gia đình hay các nơi công cộng. Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn liên quan đến vấn đề giáo dục môi Trang 3
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_giao_duc_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho.docx
- Hoàng Trung Bằng, Trần Thị Tuyết, Hồ Minh Tuấn - THPT Quỳnh Lưu 3 - Chủ nhiệm.pdf