SKKN Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Điền Quang 1

SKKN Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Điền Quang 1

 Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục. Giáo viên không chỉ đơn thuần là người cung cấp kiến thức và kỹ năng mà còn nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn, hình thành nhân cách cho học sinh. Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản (nghe, nói, đọc, viết và tính toán). Sản phẩm lao động của thầy cô giáo trong nhà trường không trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội như các ngành nghề khác, mà nó là sản phẩm vô hình hóa, tác động gián tiếp nhưng lại quyết định rất lớn vào tương lai cho sự phát triển của nhà trường cũng như xã hội thông qua đối tượng là con người. Đòi hỏi cả quá trình đào tạo, rèn luyện và học tập của các thầy cô giáo và các em học sinh. Chính vì vậy người giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao mở rộng tri thức và chuyên môn nghiệp vụ.

 Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Một trong những yêu cầu để đảm bảo thực hiện đổi mới hệ thống giáo dục là xây dựng đội ngũ nhà giáo ”.

 Đội ngũ nhà giáo có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường. Để đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, chúng ta cần đổi mới căn bản và toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để từng bước đáp ứng các yêu cầu về “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn từ 2019 – 2025” mà Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra.

 Trong những năm học qua, đội ngũ giáo viên nhà trường luôn tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Song để đáp ứng tốt và kịp thời chương trình đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Đòi hỏi mỗi giáo viên phải hội tụ đầy đủ 3 yếu tố cơ bản: Phẩm chất đạo đức - Tư tưởng chính trị - Kiến thức và kĩ năng sư phạm mà luật giáo dục đã quy định: “Nhà giáo có nhiệm vụ không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao đạo đức, phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và noi gương tốt cho người học”.

 

doc 22 trang thuychi01 6603
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Điền Quang 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 MỤC LỤC
TT
NỘI DUNG
TRANG
Phần 1:
MỞ ĐẦU
I
LÝ DO CHỌN SKKN
1 - 2
II
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
2
III
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
2
IV
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2
V
 NHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA SKKN
2
Phần 2
NỘI DUNG
I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 
1
Cơ sở lý luận 
2
2
 Thực tiễn chất lượng đội ngũ
3
II
THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
1
Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên
3 – 4
2
 Nguyên nhân hạn chế yếu kém
4 – 5
III
MỘT SỐ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1
Mục đích yêu cầu
5 – 6
2
Nội dung bồi dưỡng
6 – 7
3
Một số giải pháp
7 - 18
IV
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
19 – 20
Phần 3:
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
20
1
Kết luận chung
20
2
Kiến nghị, đề xuất
20
Phần I: MỞ ĐẦU
 I. LÝ DO VIẾT SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
 Đội ngũ giáo viên đóng vai trò quyết định chất lượng giáo dục. Giáo viên không chỉ đơn thuần là người cung cấp kiến thức và kỹ năng mà còn nuôi dưỡng, phát triển tâm hồn, hình thành nhân cách cho học sinh. Giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng sống, kĩ năng học tập cơ bản (nghe, nói, đọc, viết và tính toán). Sản phẩm lao động của thầy cô giáo trong nhà trường không trực tiếp sáng tạo ra của cải vật chất cho xã hội như các ngành nghề khác, mà nó là sản phẩm vô hình hóa, tác động gián tiếp nhưng lại quyết định rất lớn vào tương lai cho sự phát triển của nhà trường cũng như xã hội thông qua đối tượng là con người. Đòi hỏi cả quá trình đào tạo, rèn luyện và học tập của các thầy cô giáo và các em học sinh. Chính vì vậy người giáo viên phải thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao mở rộng tri thức và chuyên môn nghiệp vụ.  
 Kết luận của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Một trong những yêu cầu để đảm bảo thực hiện đổi mới hệ thống giáo dục là xây dựng đội ngũ nhà giáo”.
	Đội ngũ nhà giáo có vai trò vô cùng quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục, có tính chất quyết định chất lượng giáo dục và dạy học trong nhà trường. Để đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, chúng ta cần đổi mới căn bản và toàn diện nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo để từng bước đáp ứng các yêu cầu về “ Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn từ 2019 – 2025” mà Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã đề ra.
	Trong những năm học qua, đội ngũ giáo viên nhà trường luôn tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Song để đáp ứng tốt và kịp thời chương trình đổi mới nội dung, phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đáp ứng nhu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Đòi hỏi mỗi giáo viên phải hội tụ đầy đủ 3 yếu tố cơ bản: Phẩm chất đạo đức - Tư tưởng chính trị - Kiến thức và kĩ năng sư phạm mà luật giáo dục đã quy định: “Nhà giáo có nhiệm vụ không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao đạo đức, phẩm chất chính trị, chuyên môn nghiệp vụ và noi gương tốt cho người học”. 
Song thực tế cho thấy đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên trường tiểu học Điền Quang 1 nói riêng làm việc còn dựa trên kinh nghiệm, chưa thực sự đổi mới cách tư duy, đổi mới phương pháp, cách đánh giá, chưa gắn hoạt động giảng dạy với thực tiễn đời sống, chưa đáp ứng kịp thời với yêu cầu đổi mới giáo dục. Chính vì vậy là người quản lý ở trường tiểu học Điền Quang 1 huyện Bá Thước tôi luôn trăn trở, suy nghĩ và cần phải tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường. Một trong những câu hỏi mà bản thân luôn đặt ra: Phải làm sao, làm như thế nào để đội ngũ giáo viên trong nhà trường có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản, đổi mới được phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, đổi mới về quan điểm, cách tư duy thật mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục. Cho nên tôi nghiên cứu viết sáng kiến kinh nghiệm:
 “Một số giải pháp đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Điền Quang 1”. 
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
 	Tìm hiểu thực trạng một số biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Điền Quang 1, nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác quản lý, đồng thời đề xuất một số biện pháp bồi dưỡng có hiệu quả, từ đó góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên về mọi mặt. 
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
 - Nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên của trường tiểu học Điền Quang 1. 
 - Các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học. 
 IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
	1- Phương pháp điều tra - Khảo sát sư phạm: Khảo sát mức đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh.
	2- Phương pháp tổng kết, rút kinh nghiệm dạy và học: Tích lũy các giờ dạy trên lớp, dự giờ đồng nghiệp, đồng nghiệp dự giờ góp ý.
 3 - Phương pháp thực nghiệm: Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng; áp dụng dạy thử nghiệm trên lớp.
	4- Phương pháp phân tích – So sánh: So sánh chất lượng giờ dạy, lực học, mức độ tích cực của học sinh khi chưa áp dụng SKKN với khi đã áp dụng SKKN.
Phần II: NỘI DUNG
I . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRONG TRƯỜNG TIỂU HỌC
1. Cơ sở lý luận.
	Đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học Điền Quang 1 là lực lượng nòng cốt chủ yếu giữ vai trò quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch và nhiệm vụ của năm học, có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục. Chất lượng đội ngũ giáo viên quyết định quá trình dạy và học trong nhà trường. Do vậy đòi hỏi người giáo viên ngay từ bây giờ phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đặc biệt là để tiếp cận nhanh phương pháp giảng dạy mới. Bởi vậy, việc chăm lo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong quản lý ở trường tiểu học.
	Trong tập thể sư phạm nhà trường nói chung và trường tiểu học Điền Quang 1 nói riêng, giáo viên là nguồn lực quan trọng đặc biệt. Người Hiệu trưởng nhà trường phải có nhiệm vụ bồi dưỡng và phát huy tiềm năng của từng giáo viên, nhân viên tạo thành sức mạnh tổng hợp của tập thể sư phạm nhà trường nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học đã đề ra. Người Hiệu trưởng là người quản lý trực tiếp tập thể giáo viên, học sinh, là người đề ra các biện pháp chỉ đạo bồi dưỡng giáo viên, phát hiện bồi dưỡng đội ngũ giáo viên giỏi, học sinh mũi nhọn, đây là trách nhiệm nặng nề trong nhà trường.
Do vậy việc quản lý, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường cần đòi hỏi người Hiệu trưởng phải xây dựng được kế hoạch từng năm bồi dưỡng định kì, bồi dưỡng thường xuyênlàm thế nào để giáo viên tự nhận thấy được nhu cầu cần thiết phải tự rèn luyện, tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ là nhiệm cụ cần phải thực hiện.
2. Thực tiễn chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học Điền Quang 1. 
 Thực tiễn giáo dục của các nhà trường tiểu học trong thời gian qua đã khẳng định, nhận thức đúng đắn về công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên. Công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên về chuyên môn nghiệp vụ là một phần kế hoạch tổng thể của nhà trường. Giáo viên là một bộ phận trong cơ cấu tổ chức của nhà trường.
 Do vậy công tác quản lý và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên là rất cần thiết. Hiệu quả của công tác bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên có tác động quyết định kết quả dạy học và giáo dục trong nhà trường tiểu học.
 Thực tế hoạt động của công tác quản lý, chỉ đạo bồi dưỡng, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở đơn vị trường tiểu học Điền Quang 1 trong những năm học qua cho thấy: Đội ngũ giáo viên trường tiểu học Điền Quang 1 có nhiều chuyển biến rất tích cực, nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm tham ra vào các hoạt động học tập, bồi dưỡng chuyên môn. Mọi giáo viên luôn ủng hộ các hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường. Kết quả hoạt động của các tổ chuyên môn trong nhà trường đã được Ban giám hiệu đánh giá cao. Tuy nhiên so với yêu cầu của thực tiễn xã hội thì đội ngũ giáo viên của trường vẫn phải cố gắng nhiều hơn nữa. Điều này đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần được bồi dưỡng về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, cũng như trình độ tay nghề một cách thường xuyên, liên tục xuyên suốt quá trình giảng dạy của người giáo viên.
II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO VÀ BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỀN QUANG 1
1. Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên của nhà trường trong những năm học qua.
Trong những năm qua đội ngũ giáo viên hầu hết đều đạt chuẩn về nghề nghiệp, nhưng còn một bộ phận chưa đạt yêu cầu về năng lực chuyên môn, nhất là năng lực sư phạm. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường vừa thừa lại vừa thiếu cục bộ, không đồng bộ về cơ cấu chuyên môn, thừa giáo viên văn hóa, nhưng lại thiếu giáo viên dạy các môn đặc thù. Trong thực tiễn đội ngũ giáo viên ở nhà trường còn làm vệc dựa trên kinh nghiệm, chưa thực sự đổi mới phương pháp, đổi mới cách đánh giá, chưa gắn kết lồng ghép các hoạt động giảng dạy với thực tiễn đời sống, chưa tổ chức các hoạt động dạy học với giáo dục kĩ năng sống cho các em. Đáng chú ý một số đồng chí giáo viên còn có biểu hiện thiếu trách nhiệm và tâm huyết với nghề, chưa chịu khó cố gắng phấn đấu vươn lên trong công tác, chưa có ý thức tự giác, tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cũng như trình độ tay nghề, đôi lúc còn ỷ lại, phó mặc.
Song trong những năm học gần đây nhà trường đã đặc biệt quan tâm đến việc nâng cao và phát triển chất lượng về chuyên môn của đội ngũ giáo viên và chất lượng đại trà của học sinh thông qua nhiều hình thức đổi mới trong công tác quản lí, chỉ đạo của đồng chí Hiệu trưởng và đã có nhiều chuyển biến khá rõ rệt.
Năm học 2017 - 2018 trường có 20 cán bộ giáo viên, nhân viên, trong đó có 02 cán bộ quản lí, 2 nhân viên và 16 giáo viên, cùng với 271 học sinh được chia thành 12 lớp trên 5 khối lớp. 
Trình độ chuyên môn của giáo viên: 100% các đồng chí giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. 
* Chia theo trình độ đào tạo:
Tổng số CBGV
Chia ra
Số lượng
Nữ
Trình độ CM đào tạo
Ghi chú
ĐH
CĐ
TC
SC
QL
02
0
02
0
0
0
 20 đ/c
GV Văn hóa
16
12
7
5
4
NV
02
01
02
0
0
0
Cộng
20
14
11
5
4
Đại đa số giáo viên có tuổi nghề trên 10 năm, các đồng chí có nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm cũng như quan hệ trao đổi với phụ huynh. Có đội ngũ nòng cốt chuyên môn nhiệt tình, năng nổ, sẳn sàng giúp đỡ, bồi dưỡng cho các đồng chí giáo viên còn hạn chế, yếu về phương pháp cũng như chuyên môn nghiệp vụ.
Chính vì vậy trong 3 năm học gần đây nhà trường đã đạt được những thành tích đáng tự hào, nhất là việc xây dựng phát triển đội ngũ giáo viên. Nhà trường đã xây dựng được một tập thể sư phạm đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, phát huy được sức mạnh của mỗi cá nhân và cộng đồng. Không những phát triển về số lượng mà điều quan trọng là đã nâng cao được chất lượng đội ngũ giáo viên trên các mặt: Năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm. Số giáo viên giỏi các cấp ngày một tăng lên, số giáo viên được xếp loại chuyên môn khá giỏi ngày một nhiều. Nhà trường không có giáo viên bị xếp loại chuyên môn yếu, kém. 
* Kết quả đạt được cụ thể qua bảng số liệu thống kê như sau:
Năm học
Tổng số
GV
Giáo viên giỏi các cấp
Xếp loại chuyên môn
Cấp trường
Cấp huyện
Cấp tỉnh
Giỏi
Khá
TB
Yếu
 2014 – 2015
 18
6
1
0
6
7
5
0
2015 – 2016
18
7
1
0
7
8
3
0
2016 – 2017
16
9
2
1
8
7
1
0
Qua kết quả đạt được và thành tích về giảng dạy và học tập của đội ngũ cán bộ giáo viên có thể đánh giá như sau: 
2. Ưu nhược điểm, nguyên nhân hạn chế yếu kém. 
* Về ưu điểm:
 Về cơ bản đội ngũ giáo viên hiện nay đã đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ đào tạo và phần lớn đáp ứng tốt chương trình giáo dục phổ thông hiện hành.
 Đội ngũ giáo viên đã xác định đúng vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giảng dạy, nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tâm huyết với nghề nghiệp.
 Đội ngũ giáo viên ngày càng được chuẩn hoá về mặt đào tạo, đặc biệt là các đồng chí giáo viên trẻ nhiệt tình, hăng say công tác và được trang bị nhiều kiến thức mới, thích ứng và đáp ứng nhanh, kịp thời các điều kiện, phương tiện dạy học theo mô hình dạy học đổi mới. Đó cũng là điều kiện để đội ngũ giáo viên trẻ được tiếp cận và phát huy được tác dụng là mũi nhọn trong công tác giảng dạy.
 Đội ngũ giáo viên nhà trường trong những năm qua đã có nhiều cố gắng phấn đấu vươn lên trong công tác tự học, tự bồi dưỡng về kiến thức kỹ năng, rèn luyện tay nghề sư phạm, vận dụng đổi mới phương pháp dạy học một cách tich cực và hiệu quả hơn. Qua đó cho ta thấy được chất lượng đội ngũ giáo viên được đánh giá xếp loại hàng năm về chuyên môn cũng như kết quả các kỳ thi giáo viên giỏi các cấp đã được nâng lên khá rỏ rệt.
* Những hạn chế yếu kém:
Tỉ lệ giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp đặc biệt cấp huyện, cấp tỉnh còn ít, chất lượng học sinh đại trà, học sinh mũi nhọn chưa cao.
Kết quả đánh giá xếp loại chuyên môn cuối năm ở một số đồng chí giáo viên còn đạt mức Trung bình và TB khá, kết quả tự học, tự bồi dưỡng, cập nhật nâng cao kiến thức kỹ năng, cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụ vẫn còn thấp, chưa hiệu quả cao, tỉ lệ giáo viên có trình độ đào tạo Trung cấp SP vẫn còn chiếm 25%. 
Việc áp dụng đổi mới phương pháp dạy học, cập nhật kiến thức mới, ứng dụng CNTT trong giảng dạy ở một số đồng chí giáo viên còn chưa nhạy bén, chưa kịp thời, kém hiệu quả. 
* Nguyên nhân những hạn chế yếu kém: 
- Nhận thức về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên chưa đầy đủ, chưa thực sự phấn khích tham ra hoạt động chuyên môn, chưa thấy rõ vai trò của bồi dưỡng chuyên môn đối với công tác dạy và học của mình.
- Một số ít giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa nổ lực cao trong việc tự học, tự bồi dưỡng để tự vươn lên chính mình.
- Việc xây dựng kế hoạch, chương trình bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên đối với Ban giám hiệu nhà trường còn thiếu kế hoạch dài hơi cho giáo viên. Kế hoạch công tác năm học của nhà trường thể hiện khá đầy đủ nội dung các hoạt động giáo dục, song vấn đề bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên chưa được đề cấp và xác định đúng mức.
- Chưa phân công cụ thể người thực hiện, chưa chỉ rõ tiến độ thời gian, chưa xây dựng kế hoạch chi tiết cho học kỳ, quý, tháng, tuần, kế hoạch của các tổ chuyên môn còn chung chung.
- Một số giáo viên chưa thấy hết tầm quan trọng của việc tự học, tự bồi dưỡng trong hoạt động giáo dục nhà trường; chưa thực sự thích thú và hăng hái tham gia hoạt động thi đua về chuyên môn nghiệp vụ, biện pháp tổ chức chưa phù hợp với mọi người nên chưa kích thích được tính tích cực của mỗi cá nhân, hình thức động viên khuyến khích, khen thưởng và nhắc nhở, phê bình thiếu phong phú, chưa thiết thực.
 - Nhận thức về đổi mới PPDH của giáo viên chưa nhận thức được sự cần thiết về yêu cầu đổi mới, thiếu năng lực chuyển nhận thức thành việc làm cụ thể, đa số giáo viên ngại đầu tư, tìm tòi, khám phá cách làm mới, ỷ lại các yếu tố khách quan: điều kiện - phương tiện dạy học, nhà trường, học sinh, CMHS, công tác quản lý và cả các ảnh hưởng xã hội.
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO VÀ BỒI DƯỠNG NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở 
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐIỀN QUANG 1 
1. Mục đích yêu cầu.
 1.1. Mục đích.
	Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ cần thiết, cấp bách nhằm thực hiện thắng lợi đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” trong giai đoạn hiện nay ở đơn vị nhà trường. Mục đích của công tác này là nhằm đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ cho tất cả giáo viên, cán bộ và nhân viên trong nhà trường, giúp giáo viên nắm vững được hệ thống kiến thức kỹ năng cơ bản, nâng cao năng lực sư phạm thực hiện công cuộc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, đáp ứng tốt các yêu cầu đòi hỏi phát triển của xã hội hiện nay.
 1.2. Một số yêu cầu cơ bản cần thiết trong công tác đổi mới quản lý, chỉ đạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 
 1.2.1. Đổi mới nhận thức của Ban giám hiệu:
	 Hiệu trưởng phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên là một trong những nhiệm vụ không thể thiếu được trong nhà trường tiểu học.
	 Ban giám hiệu nhà trường cần xác định đúng nhu cầu, mục tiêu, nội dung cần bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên.
 1.2.2. Nhận thức của đội ngũ giáo viên.
	Xuất phát từ nhận thức đúng đắn về quan điểm chỉ đạo của BGH, đội ngũ giáo viên cần xác định rõ được vai trò quan trọng của người thầy trong việc bồi dưỡng, phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi các cấp.
	Hầu hết giáo viên đều cho rằng: Bồi dưỡng, phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề là rất quan trọng, cần thiết, trở thành nhu cầu tự thân của mỗi giáo viên trong nhà trường. 
 1.2.3. Tổ chức chỉ đạo và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng.
	Tổ chức và chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên có tính chất lâu dài, thường xuyên, liên tục và đạt hiệu quả.
	Kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn phải là một phần trong kế hoạch chung, để thể hiện rõ trong các hoạt động giáo dục của nhà trường, của các tổ, khối chuyên môn. Mỗi hoạt động bồi dưỡng đều có mục đích riêng, nội dung và phương pháp, phương tiện thực hiện riêng và cuối cùng phải được hiệu trưởng đánh giá.
2. Nội dung bồi dưỡng:
 2.1. Bồi dưỡng, nâng cao tư tưởng, nhận thức chính trị cho đội ngũ giáo viên, giáo dục lý tưởng sống gắn liền với bồi dưỡng phẩm chất nghề nghiệp cho cán bộ và giáo viên.
 2.2. Bồi dưỡng cho cán bộ và giáo viên về văn hóa và tin học, ngoại ngữ. Mọi cán bộ và giáo viên phải nắm vững trình độ hiểu biết văn hóa, xã hội, khoa học và kỹ thuật mới có thể làm tốt công tác giảng dạy và giáo dục có hiệu quả. 
 2.3. Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên là công việc hàng đầu, là công việc không thể thiếu được trong suốt quá trình giảng dạy của họ. Giáo viên phải có chuyên môn vững vàng và sâu rộng. Muốn vậy, giáo viên phải bồi dưỡng những kiến thức cập nhật, nâng cao kiến thức và kỹ năng để có đủ năng lực dạy tốt các môn học mà mình được phân công. 
 2.4. Bồi dưỡng về năng lực công tác. Năng lực này là kỹ năng tổ chức hoạt động giảng dạy – giáo dục, kỹ năng nhận thức và giải quyết tình huống trong dạy học và giáo dục. Năng lực công tác của giáo viên chỉ có thể có được trên cơ sở quá trình rèn luyện, học tập và rút kinh nghiệm không ngừng của bản thân và đồng nghiệp. Mặt khác, hiệu trưởng cần tạo điều kiện bằng cách tin tưởng giao việc cho giáo viên để họ mạnh dạn thực hiện, sáng tạo thể hiện, trong quá trình đó hiệu trưởng theo dõi, động viên, giúp đỡ, nhận xét, rút kinh nghiệm và đóng góp ý kiến cho họ.
 2.5. Bồi dưỡng nghiên cứu khoa học, viết sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học và giáo dục trong đội ngũ giáo viên. Viết sáng kiến kinh nghiêm và tham gia nghiên cứu khoa học sẽ có tác dụng thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ dạy học được tốt hơn, trình độ hiểu biết về chuyên môn cũng được nâng lên một cách cơ bản.
 2.6. Bồi dưỡng sức khỏe cho đội ngũ giáo viên. Hiệu trưởng cần thực hiện nghiêm túc và chu đáo các chế độ, chính sách về lao động, nghỉ hè, nghỉ phép, chế độ khám sức khỏe, khám bệnh định kì, hưu trí, các chế độ đối với nữ công chứcBan giám hiệu kết hợp chặt chẽ với Công đoàn để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho giáo viên.
 3. Một số giải pháp đổi mới về công tác quản lý, chỉ đaọ và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường tiểu học Điền Quang 1
3.1. Tăng cường nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý và giáo viên về vấn đề đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo và bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường.
	Kinh nghiệm cho thấy muốn xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ trước hết người hiệu trưởng với tư cách là người đứng đầu, quản lý toàn diện một nhà trường, cần phải nhận thức đúng đắn và sâu rộng về công tác bồi dưỡng và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. 
	Cán bộ quản lý trước hết phải là tấm gương tiêu biểu về quá tr

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_doi_moi_cong_tac_quan_ly_chi_dao_va_bo.doc