Một số biện pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên, học sinh trường tiểu học hồi xuân nâng cao kiến thức và thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông

Một số biện pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên, học sinh trường tiểu học hồi xuân nâng cao kiến thức và thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông

Giáo dục Pháp luật nói chung và giáo dục Pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và được coi là cấp bách trong thời điểm hiện tại. Mục đích của giáo dục trật tự an toàn giao thông là cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu, những quy tắc ứng xử đơn giản thường gặp khi tham gia giao thông hàng ngày, điều quan trọng là giúp các em nhận thức, có thái độ ứng xử văn minh trong văn hóa giao thông, chấp hành Pháp luật trật tự về an toàn giao thông chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình.

Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các cơ quan chức năng đã đưa nội dung giáo dục Pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào các nhà trường từ năm 2001 đến nay. Nhưng trong thực tế sách giáo khoa, tài liệu, kinh phí còn hạn chế do đó mà chất lượng và hiệu quả của việc dạy học Pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh trong trường học chưa đảm bảo. Trong khi đó, giáo dục trật tự an toàn giao thông là yêu cầu rất quan trọng nhưng để thực hiện được là không dễ dàng, vì vậy trong nhà trường người cán bộ quản lý và các thầy giáo, cô giáo phải quan tâm và kiên trì tổ chức các hoạt động giáo dục, phải biết cách phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng giáo dục Pháp luật nói riêng.

 

doc 23 trang thuychi01 5761
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Một số biện pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên, học sinh trường tiểu học hồi xuân nâng cao kiến thức và thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUAN HOÁ
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO CÁN BỘ, GIÁO VIÊN, HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC HỒI XUÂN NÂNG CAO KIẾN 
THỨC VÀ THỰC HIỆN TỐT TRẬT TỰ AN TOÀN 
GIAO THÔNG
Người thực hiện:	Nguyễn Văn Nghi
Chức vụ: Hiệu trưởng
Đơn vị công tác: 	Trường Tiểu học Hồi Xuân
SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lí
THANH HÓA NĂM 2017
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Mục lục
1
Phần I: Mở đầu
3
1. Lý do chọn đề tài
3
2. Mục đích nghiên cứu
4
3. đối tượng nghiên cứu
4
4. Phương pháp nghiên cứu
4
Phần II: Nội dung
4
I. Cơ sở lý luận
4
1. Vai trò của giáo dục bậc tiểu học
4
2. Vị trí, tầm quan trọng của việc nâng cao văn hóa giao thông trong trường tiểu học
5
3. Cơ sở để xác định nội dung nghiên cứu Sáng kiến kinh nghiệm.
5
II. Thực trạng của vấn đề nhiên cứu
6
1. Thực trạng
6
a. Tình hình chung về công tác An toàn giao thông
6
b. Vài nét về đặc điểm tình hình địa phương
7
c. Vài nét về tình hình nhà trường
7
2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên
8
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện
10
1. Các giải pháp
10
Giải pháp 1
10
Giải pháp 2
10
Giải pháp 3
11
2. Các biện pháp tổ chức thực hiện
11
Biện pháp 1
12
Biện pháp 2
13
Biện pháp 3
14
Biện pháp 4
17
Biện pháp 5
18
IV. Kết quả đạt được
18
Phần III: Kết luận và đề xuất
19
I. Kết luận
19
II. Đề xuất
20
Tài liệu tham khảo
21
Danh sách SKKN đã được xếp loại
22
Phần I: Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Giáo dục Pháp luật nói chung và giáo dục Pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và được coi là cấp bách trong thời điểm hiện tại. Mục đích của giáo dục trật tự an toàn giao thông là cung cấp cho học sinh những hiểu biết ban đầu, những quy tắc ứng xử đơn giản thường gặp khi tham gia giao thông hàng ngày, điều quan trọng là giúp các em nhận thức, có thái độ ứng xử văn minh trong văn hóa giao thông, chấp hành Pháp luật trật tự về an toàn giao thông chung và tránh được những tai nạn giao thông cho chính mình. 
Thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các cơ quan chức năng đã đưa nội dung giáo dục Pháp luật về trật tự an toàn giao thông vào các nhà trường từ năm 2001 đến nay. Nhưng trong thực tế sách giáo khoa, tài liệu, kinh phí còn hạn chế do đó mà chất lượng và hiệu quả của việc dạy học Pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho học sinh trong trường học chưa đảm bảo. Trong khi đó, giáo dục trật tự an toàn giao thông là yêu cầu rất quan trọng nhưng để thực hiện được là không dễ dàng, vì vậy trong nhà trường người cán bộ quản lý và các thầy giáo, cô giáo phải quan tâm và kiên trì tổ chức các hoạt động giáo dục, phải biết cách phối hợp với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy nói chung và chất lượng giáo dục Pháp luật nói riêng. 
Sau gần 3 năm với chức vụ Hiệu trưởng có nhiệm vụ tham gia trực tiếp quản lí trường học, tôi đã nhận thấy rằng muốn thực hiện tốt công tác quản lí của mình tôi cần quản lí tốt các hoạt động giáo dục. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, ngành giáo dục đang là đội quân tiên phong trong việc giáo dục Pháp luật trong trường học. Để làm tốt vấn đề này, bản thân tôi luôn trăn trở làm thế nào để góp một phần nhỏ bé của mình trong việc đào tạo ra những con người có ý thức chấp hành nghiêm túc Luật giao thông, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông của địa phương cũng như của đất nước. Chắc rằng các người làm công tác quản lí Giáo dục đã và đang quan tâm nghiên cứu để tìm ra biện pháp tích cực nhất. Qua thực tế công tác quản lý trường học và căn cứ vào tình hình thực tiễn của đơn vị cũng như của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay, bản thân tôi đã thực hiện công tác này qua các tiết dạy học chính khóa, qua các buổi sinh hoạt tập thể, qua Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bằng nhiều hình thức phong phú và đa dạng. Trong thời gian trực tiếp chỉ đạo việc nâng cao kiến thức về an toàn giao thông cho cán bộ giáo viên và học sinh chưa nhiều, song bản thân cũng đã rút ra được một số kinh nghiệm xin mạnh dạn đưa ra để đồng nghiệp cùng tham khảo. Đó là “Một số biện pháp chỉ đạo cán bộ, giáo viên, học sinh trường Tiểu học Hồi Xuân nâng cao kiến thức và thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông” nhằm góp phần nhỏ vào việc giải quyết những vấn đề bức xúc của xã hội trong giai đoạn hiện nay về tình hình trật tự an toàn giao thông. Đây chính là những kinh nghiệm thực tiễn được rút ra trong quá trình quản lí của mình tại trường Tiểu học Hồi Xuân mà tôi đang công tác.
Mục đích nghiên cứu:
 Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, SKKN nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng việc chấp hành và ý thức tham gia giao thông của cán bộ, giáo viên và học sinh trường Tiểu học Hồi Xuân, từ đó đề ra các giải pháp nhằm thực hiện mục đích nâng cao ý thức chấp hành Luật giao thông và giảm thiểu các tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra với CBGV, HS và cộng đồng.
	3. Đối tượng nghiên cứu
 Cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường (30 đồng chí); học sinh toàn trường ( 365 em) và các bậc cha mẹ học sinh.
	4. Phương phát nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
Phần II: Nội dung
I. Cơ sở lý luận
1. Vai trò của giáo dục bậc tiểu học:
 Giáo dục tiểu học là một bậc học trong hệ thống giáo dục Quốc dân với mục tiêu nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học Trung học cơ sở (Điều 27- Luật giáo dục năm 2005). Để đạt được mục tiêu giáo dục của bậc học, mỗi nhà trường phải bước đầu nâng cao chất lượng dạy và học, bổ sung nhiều kiến thức về giáo dục đạo đức Pháp luật, rèn kỹ năng sống cho học sinh,... Do vậy, người thầy cần hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến thức qua các môn học, qua các buổi hoạt động ngoại khóa, qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp...bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau. Điều quan trọng là sau khi học xong bậc tiểu học, các em có được những gì để có thể học được lên các lớp trên và vận dụng như thế nào vào thực tế cuộc sống. Để trả lời cho câu hỏi này người thầy phải xác định được mục tiêu của mình, phải biết căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh, của nhà trường cũng như của đất nước mà từ đó có biện pháp đạt được mục tiêu đó.
2. Vị trí, tầm quan trọng của việc nâng cao văn hóa giao thông trong trường tiểu học: 
Như chúng ta đã biết, trong chương trình giáo dục bậc tiểu học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định có các nội dung của 9 môn học và các hoạt động giáo dục khác, tuy nhiên trong quá trình thực hiện các nhà trường phải căn cứ vào đặc điểm, tình hình thực tế để xây dựng kế hoạch thực hiện một cách có hiệu quả cao nhất. Trong tình hình hiện nay, các chủ đề, chủ điểm để tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm giáo dục học sinh một cách toàn diện và rèn kỹ năng sống cho các em đang được quan tâm đặc biệt, đó cũng là mục tiêu của Phong trào “xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” mà tất cả các trường học trong cả nước đang hưởng ứng một cách sôi nổi. Tuy nhiên, bên cạnh việc cung cấp những kiến thức cơ bản trong chương trình của bậc học thì việc giúp học sinh nâng cao kiến thức về an toàn giao thông cũng là một vấn đề được các nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân đang coi trọng. Đối với bậc tiểu học nói riêng và các bậc học trong hệ thống giáo dục Quốc dân nói chung người thầy luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, do đó để giúp học sinh có kiến thức về an toàn giao thông thì trước tiên người thầy phải có kiến thức và chấp hành tốt trật tự an toàn giao thông. Do vậy tôi đã thực hiện bổ sung kiến thức về an toàn giao thông cho 2 đối tượng trong nhà trường đó là người dạy và người học. 
Thật vậy, nâng cao văn hóa giao thông là đào tạo nên những con người có ý thức chấp hành Luật giao thông tạo nên một xã hội văn minh và an toàn. Muốn cho học sinh nắm được kiến thức nói chung, kiến thức an toàn giao thông nói riêng thì người giáo viên cũng cần phải được trang bị kiến thức và hiểu biết nhất định, hơn thế nữa trong quá trình thực hiện Luật an toàn giao thông là dành cho tất cả mọi tầng lớp nhân dân, dành cho mọi phương tiện giao thông nên người thầy càng phải là người cần phải nắm vững và gương mẫu thực hiện. Trên thực tế, công tác đảm bảo an toàn giao thông là thực hiện an toàn cho chính mình, cho mọi người và thực hiện liên tục trong suốt cuộc đời. 
3. Cơ sở để xác định nội dung nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm:
Thực tế hiện nay, Giáo dục pháp luật nói chung giáo dục Pháp luật về an toàn giao thông trong trường học nói riêng là nhiệm vụ thường xuyên và cấp bách đang được Đảng và Nhà nước ta quan tâm đặc biệt. Cùng với sự phát triển của đất nước đó là sự tăng trưởng kinh tế và những mục tiêu phát triển xã hội khác, như nhu cầu nhà ở, học hành, khám chữa bệnh và nhu cầu về giao thông cũng gia tăng đột biến. Do đó, các loại phương tiện giao thông đường sắt, đường thủy, đường không và đặc biệt là đường bộ phát triển không ngừng nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. Cũng chính vì vậy mà trong thời điểm hiện tại tai nạn giao thông và những bức xúc về giao thông đang là sức ép nặng nề lên xã hội. Để phần nào giải quyết những bức xúc đó, trong nhà trường đã được ban hành các tài liệu về an toàn giao thông: Như Luật giao thông, nhà trường đã có bộ sách pokemon mà TOYOTA tài trợ, đặt báo Học đường...Từ đó đã cung cấp cho giáo viên và học sinh những kiến thức về an toàn giao thông là nhu cầu và việc làm cần thiết giúp cho các em cũng như thầy cô có những hiểu biết ban đầu, những quy tắc ứng xử thường gặp khi tham gia giao thông hàng ngày. Từ đó hình thành thái độ hành vi tự giác, chấp hành Pháp luật trật tự an toàn giao thông tránh được tai nạn cho bản thân và mọi người xung quanh.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
1. Thực trạng: 
a. Tình hình chung về công tác an toàn giao thông:
Trên thế giới, có 11 nước tai nạn giao thông xảy ra nhiều nhất trong đó có Việt nam. Trước vấn đề đó, Đảng và Nhà nước ta coi vấn đề đảm bảo trật tự an toàn giao thông là một vấn đề mang tính cấp bách. Chính vì vậy mà năm 2012, nước ta đã gọi là năm “An toàn giao thông”. Kể từ đó cho đến nay vào đầu tháng 1 hàng năm nước ta đều phát động năm ATGT Quốc gia mỗi năm với một chủ đề hành động, hàng năm số vụ tai nạn giao thông, số người chết và bị thương có giảm song theo thống kê, năm 2016 cả nước vẫn có 21.589 vụ tai nạn giao thông, trong đó có 8.685 người bị chết và 19.280 người bị thương. Những con số thương tâm này đã làm cho bao nhiều gia đình đau khổ, làm gánh nặng cho xã hội và làm cho nền kinh tế cũng như các hoạt động xã hội gặp không ít khó khăn. Tính đến thời điểm trung tuần tháng 3 năm 2017 số vụ tai nạn giao thông trong cả nước là 4.812 vụ, làm chết 2114 người và 3835 người bị thương. Tại Thanh Hóa công tác thực hiện an toàn giao thông đã được các cấp các ngành chú trọng song tình hình tai nạn giao thông vẫn xảy ra. Tại địa phương Quan Hóa và địa bàn xã Hồi Xuân cũng là một nơi mà có nhiều vụ tai nạn xảy ra thường xuyên. 
b. Vài nét về đặc điểm địa phương: 
Xã Hồi Xuân là một xã đặc biệt khó khăn của huyện Quan Hóa có tổng diện tích toàn xã là 6888,8ha ha với tổng số 3965 nhân khẩu. Dân cư sống thưa thớt, có 4 dân tộc chủ yếu sinh sống đó là dân tộc Kinh, Thái, Mường, Hoa. dân tộc Thái chiếm 82,3% dân số của địa phương. Địa phương có quốc lộ 15A đi qua dọc theo phố Hồi Xuân, Bảm Khằm, bản Mướp. Địa bàn rộng, đồi núi nhiều nên đường giao thông nhiều đoạn dốc, đường gấp khúc quanh co, nhiều đoạn chưa được nâng cấp. Tuy nhiên, hệ thống đường liên thôn được bê tông hóa tương đối đảm bảo tại Bản Khằm, Bản Ban và phố Hồi Xuân, mặc dù vậy cả ba trường học (MN, TH, THCS) đều nằm dọc theo đường 15A, do vậy việc tham gia giao thông của người dân cũng như của học sinh trên địa bàn xã gặp không ít khó khăn. 
c. Vài nét về tình hình nhà trường: 
Trường tiểu học Hồi Xuân có 4 điểm trường, 1 điểm chính, một điểm ở khu Cốc, 1 điểm ở khu Mướp và 1 điểm trường ở khu Khó. Nhiều năm liền trường luôn có số học sinh đông nhất huyện. Năm học 2016 - 2017 trường có 19 lớp với tổng số 365 học sinh, thu hút 100% trẻ trong độ tuổi trên địa bàn đến trường, ngoài ra trường còn thu hút được 93 học sinh từ thị trấn Quan Hóa và các xã lân cận đến học tại trường. Nhà trường đã tổ chức cho 100% học sinh được học 8 - 9 buổi/ tuần.
* Đối với Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: Nhà trường có tất cả 30 đồng chí. Trình độ đào tạo của cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường cụ thể như sau: Đại học: 20 đ/c, Cao đẳng: 6 đ/c, THSP: 4 đ/c. Tuổi đời trung bình: 38. Giáo viên trực tiếp giảng dạy là 25 đồng chí, trong đó có 1 GV Mĩ thuật dạy liên trường, 1 GV Thể dục, 1 GV dạy Hát nhạc, 1 GV NN, 22 GV văn hóa. 
 Ban giám hiệu nhà trường có 3 đồng chí trẻ, khoẻ, nhiệt tình, làm việc có trách nhiệm và có tinh thần đoàn kết cao. Tuy nhiên về kinh nghiệm quản lý còn chưa nhiều. Đội ngũ giáo viên trong trường luôn tận tình với nghề, có ý thức tự học tự bồi dưỡng để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, song vẫn còn một số giáo viên việc đổi mới phương pháp dạy học còn chậm, trình độ sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy còn chưa cao.
* Đối với học sinh: Năm học 2016-2017 nhà trường có 365 học sinh được học ở 4 khu, với tổng số 19 lớp, trong đó Khối 1: 92 em, Khối 2: 64 em, Khối 3: 79 em, Khối 4: 67 em, Khối 5: 63 em. Toàn trường có 285 học sinh dân tộc. Học sinh đi đến trường có những em phải đi đoạn đường tương đối xa và đi qua con đường Quốc lộ 15A (HS bản Mướp và học sinh thị trấn Quan Hóa, bản Khằm, bản Ban, phố Hồi Xuân) số phương tiện giao thông đi lại nhiều. Nhìn chung các em đều ngoan, có ý thức trong học tập. Tuy nhiên đa số học sinh con nhà thuần nông, điều kiện kinh tế gia đình còn quá khó khăn nên việc quan tâm đến việc học cũng như đưa đón hoặc mua sắm phương tiện đến trường của một số em chưa được tốt, đa số học sinh lớp 4, 5 phải tự đi học không có bố mẹ lai đến trường. 
* Tình hình cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất của nhà trường cũng đã phần nào đảm bảo cho việc dạy và học. Trường có 4 khu. Khu chính có 10 phòng học kiên cố, khu Cốc có 3 phòng học kiên cố, Khu Mướp có 1 phòng học kiên cố, khu Khó có 2 phòng học kiên cố và 3 phòng học cấp 4 Vậy tổng số phòng học của trường là 19 phòng, trong đó có 16 phòng học kiên cố, 3 phòng cấp 4. Thiết bị dạy và học đang được bổ sung để phục vụ tốt cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy. Hiện tại nhà trường đang duy trì trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 và đề nghị Tỉnh về kiểm tra công nhận lại sau 5 năm vào năm 2018. Khu chính được xây dựng cạnh đường 15A mới con đường vào cổng trường có độ dốc cao, quanh co gấp rất dễ gây tai nạn giao thông.
2.2. Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên: 
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục cuối năm học có chuyển biến. Việc duy trì sĩ số hàng năm đạt 100%. Học sinh tự đến trường bằng xe đạp chiếm khoảng 15%, số còn lại là các em đi bộ và một số được bố mẹ đưa đến trường. Giáo viên 30/30 đồng chí đến trường bằng xe máy. Khoảng cách từ nhà đến trường của một số giáo viên cũng như của một số học sinh tương đối xa và phải đi qua tuyến quốc lộ nhiều phương tiện giao thông qua lại, đường nhiều dốc, ngoằn ngoèo. Hơn thế nữa khu vực gần trường học đang có công trình xây dựng, đường 15A mới đi qua cổng trường là tuyến đường giao thông huyết mạch của 15 xã vùng cao trong huyện, đi Mường Lát, đi Mai Châu tỉnh Hòa Bình. Đặc biệt dọc trên tuyến đường còn có 2 công trình thủy điện đang trong giai đoạn thi công (thủy điện Hồi Xuân, thủy điện Trung Sơn) do vậy xe tải trọng lượng lớn chở vật liệu, chở thiết bị qua lại quá nhiều.
Một số hình ảnh phương tiện giao thông trước cổng trường.
Chính quyền địa phương chưa thực hiện một cách gắt gao về đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô hoặc xe chở 3 chở 4 người. Một số ít cán bộ địa phương cũng chưa chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe mô tô. Một bộ phận người dân tham gia giao thông có đội mũ bảo hiểm nhưng mũ chưa đảm bảo chất lượng và đội chưa đúng quy cách, mà đội mũ chỉ để đối phó là chủ yếu, một số chủ xe chưa tham gia bảo hiểm. Theo thống kê của Ban công an xã, trong năm 2016 trên địa bàn xã xảy ra 10 vụ tai nạn giao thông trong đó chết 1 người, bị thương 18 người. 3 tháng đầu năm 2017 cũng đã xảy ra 4 vụ TNGT làm bị thương 6 người.
3. Giải pháp tổ chức thực hiện
3.1. Các giải pháp:
Để nâng cao kiến thức và thực hiện tốt về trật tự an toàn giao thông cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong trường, bản thân tôi đã luôn luôn học hỏi đồng nghiệp và rút kinh nghiệm trong quá trình quản lí của mình từ đó xin hệ thống hoá và đề xuất một số giải pháp trong công tác nâng cao kiến thức và tổ chức thực hiện tốt trật tự an toàn giao thông trong trường tiểu học nhằm nâng cao ý thức chấp hành Luật an toàn giao thông để góp phần vào việc giảm thiểu tai nạn giao thông của địa phương cũng như của đất nước trong tình hình hiện nay.
* Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trong toàn trường về việc chấp hành Luật an toàn giao thông.
 Đây là khâu quan trọng có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức của học sinh và giáo viên, phải làm thế nào để mọi thành viên trong nhà trường hiểu rằng thực hiện tốt Luật an toàn giao thông vừa là trách nhiệm vừa là nghĩa vụ của mình và khi tham gia giao thông phải thể hiện là người có văn hóa giao thông. Muốn làm được điều này người Hiệu trưởng phải nhận thức đầy đủ nội dung, tầm quan trọng của việc thực hiện Luật giao thông, từ đó vận dụng vào thực tế cuộc sống hàng ngày. Ngoài ra còn tuyên truyền cho mọi người nắm được để từ đó họ thấy rõ nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong phong trào giữ cho tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn dân cư được tốt. Hơn thế nữa bản thân họ phải thực hiện tốt vấn đề này.
* Giải pháp 2: Giúp giáo viên và học sinh nắm vững được một số quy định khi tham gia giao thông.
Trong giải pháp này có một số việc làm cụ thể như sau:
- Thành lập Ban thực hiện trật tự an toàn giao thông trong nhà trường: Ngay từ đầu năm học Hiệu trưởng cần ra Quyết định thành lập Ban thực hiện trật tự an toàn giao thông của trường và thông báo cho tất cả cán bộ, giáo viên và học sinh được biết để cùng thực hiện. Ban thực hiện trật tự an toàn giao thông trong nhà trường do Hiệu trưởng làm Trưởng ban, Chủ tịch công đoàn làm Phó ban, ban viên là trưởng các đoàn thể trong trường và một số học sinh khối 4-5. Ban gồm có từ 11 đến 15 thành viên. Trưởng ban có trách nhiệm phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Các thành viên thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được giao.
- Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện theo các chủ điểm trong các tháng. Để có được một kế hoạch thực hiện trật tự an toàn giao thông mang tính khả thi, cần xây dựng qua các chủ điểm. Thông báo và công khai kế hoạch cho tất cả cán bộ giáo viên cùng nắm bắt được. 
- Tham gia mua tài liệu về Luật an toàn giao thông cho giáo viên và học sinh tìm hiểu.
- Tổ chức các buổi Hoạt động tập thể xoay quanh chủ đề về an toàn giao thông để giáo viên và học sinh cùng tham gia.
- Tích hợp nội dung giáo dục an toàn giao thông vào các môn học.
- Tổ chức sinh hoạt Ngoại khóa cho học sinh, để giúp học sinh thực hành và vận dụng tốt những kiến thức vừa nắm được vào thực tiễn cuộc sống.
- Phát động phong trào đội mũ bảo hiểm đúng chất lượng, đúng quy cách khi đi xe máy trong đội ngũ cán bộ giáo viên và học sinh trong toàn trường.
- Đưa việc thực hiện tốt Luật an toàn giao thông vào tiêu chí đánh giá thi đua các lớp trong nhà trường.
* Giải pháp 3: Đánh giá, rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch thực hiện trong thời gian tiếp theo.
Đây là một yếu tố cần thiết để Ban thực hiện Luật an toàn giao thông của nhà trường cũng như giáo viên và học sinh nắm được kết quả thực hiện trong một năm. Yêu cầu phải đánh giá sát thực tế và khách quan, chỉ ra được những việc đã làm được đặc biệt là chỉ ra những điểm còn tồn tại cần khắc phục trong thời gian tiếp theo. Tuy nhiên, cần xác định rõ để hiểu về thay đổi cách chỉ đạo là gì, phương pháp và hình thức thự

Tài liệu đính kèm:

  • docmot_so_bien_phap_chi_dao_can_bo_giao_vien_hoc_sinh_truong_ti.doc