SKKN Một số biện pháp giáo dụ ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường tiểu học Tuy Lộc - Hậu lộc

SKKN Một số biện pháp giáo dụ ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường tiểu học Tuy Lộc - Hậu lộc

Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của LSDT, bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Tùy quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới. Tri thức LSĐP là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức LSDT. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Như vậy không có nghĩa tri thức LSDTchỉ là phép cộng đơn giản tri thức lịch sử các địa phương mà việc nhận thức LSDT phải được hình thành trên nền tảng hệ thống tri thức LSĐP đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao[1]. Do đó, việc dạy học LSDT và LSĐP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau.

doc 23 trang thuychi01 5031
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dụ ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường tiểu học Tuy Lộc - Hậu lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HẬU LỘC
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤ Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC TUY LỘC - HẬU LỘC
 Người thực hiện: Lê Ngọc Tuấn
 Chức vụ: Phó Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường TH Tuy Lộc
 SKKN thuộc lĩnh vực: Khác
HẬU LỘC NĂM 2017
HẬU LỘC, NĂM 2017
	MỤC LỤC	
 Trang
1. Mở đầu 1
1.1. Lí do chọn đề tài 1
1.2. Mục đích nghiên cứu 1
1.3. Đối tượng nghiên cứu 2
1.4. Phương pháp nghiên cứu 2 
1.5. Những điểm mới của SKKN
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3
2.1.1. Khái niệm 3
2.1.2. Cơ sở lí luận 3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 4
2.2.1.Thực trạng đối với giáo viên 4
2.2.1.Thực trạng đối với học sinh 5
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6
2.3.1. Xác định các bài Lịch sử dân tộc cần sử dung kiến thức lịch sử địa 6
phương
2.3.2. Giáo viên sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương và tổ chức cho HS sưu 8
tầm,lịch sử địa phương phục vụ cho dạy học các bài Lịch sử dân tộc lớp 6, lớp 7 
2.3.3. Khai thác và xác định nội dung tài liệu Lịch sử địa phương trong 10
 dạy học một số bài lịch sử dân tộc lớp 6-7
2.3.4. Một số biện pháp sử dụng tài liệu LSĐP dạy LSDT lớp 6,7 12
2.3.4.1. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để xây dựng các bài tường thuật 12
2.3.4.2. Sử dụng tài liệu LSĐP hướng dẫn HS nhận định, đánh giá nhân vật 12
 lịch sử
2.3.4.3. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương kết hợp với tranh, ảnh lịch sử 13
2.3.4.5. Sử dụng tài liệu LSĐP để tổ chức cho HS thảo luận 13
2.3.4.6. Sử dụng tài liệu LSĐP để xây dựng các bài tập nhận thức trong các 14
 bài giảng LSVN nhằm phát triển tư duy HS 
2.3.4.7. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để liên hệ thực tế 14
2.3.5. Minh họa sử dụng kiến thức lịch sử địa phương dạy lịch sử dân tộc 15
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với 16
 bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 
3. Kết luận, kiến nghị 18
- Kết luận 18
- Kiến nghị 19
1.Mở đầu
1.1.Lý do chọn đề tài
Lịch sử địa phương là một bộ phận hữu cơ của LSDT, bất cứ một sự kiện nào của lịch sử dân tộc đều diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian, không gian nhất định. Tùy quy mô, tính chất phản ánh mà sự kiện ảnh hưởng đến phạm vi của từng địa phương, cả nước và thậm chí mang tầm thế giới. Tri thức LSĐP là một bộ phận hợp thành, là một biểu hiện cụ thể và phong phú của tri thức LSDT. Nó chứng minh sự phát triển hợp quy luật của mỗi địa phương trong sự phát triển chung của cả nước. Như vậy không có nghĩa tri thức LSDTchỉ là phép cộng đơn giản tri thức lịch sử các địa phương mà việc nhận thức LSDT phải được hình thành trên nền tảng hệ thống tri thức LSĐP đa dạng đã được tổng hợp, khái quát ở mức độ cao[1]. Do đó, việc dạy học LSDT và LSĐP có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại, hỗ trợ lẫn nhau.
 Lịch sử địa phương là bức tranh thu gọn của Lịch sử dân tộc và minh hoạ, cụ thể hoá làm phong phú Lịch sử dân tộc ( đôi khi là Lịch sử thế giới ). Dạy học Lịch sử địa phương để học sinh hiểu được Lịch sử địa phương mình trong mối quan hệ với Lịch sử dân tộc. Nhận thức sự thể hiện qui luật chung của lịch sử dân tộc và những đặc thù của Lịch sử quê hương, tự hào yêu quý và có trách nhiệm đối với sự bảo vệ truyền thống, di tích Lịch sử, cách mạng và việc xây dựng quê hương văn minh giàu đẹp[2]. Trong quá trình dạy học lịch sử Việt Nam có những sự kiện Lịch sử Việt Nam lại diễn ra trên đất Thanh Hoá nói chung và các địa phương trong tỉnh nói riêng. Do vậy khi dạy các sự kiện này chúng ta cần phải sử dụng tư liệu lịch sử địa phương để làm cho phong phú hơn các sự kiện lịch sử dân tộc. Bởi vì, sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT nói chung và sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học các bài LSDT lớp 6,7 giúp học sinh có sự hình dung đa dạng về quá khứ, tạo được biểu tượng sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó các em có thể dễ dàng lĩnh hội các thuật ngữ, hình thành các khái niệm lịch sử, nắm được những kết luận khoa học mang tính khái quát. Mặt khác, nó còn có tác dụng trong việc giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức cho HS. Mỗi sự kiện LSĐP đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống, qua đó mà gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc. 
Xuất phát từ những nhận thức đó tôi có thể khẳng định rằng việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học các bài LSDT nói chung và trong dạy- học các bài LSDT lớp 6,7 nói riêng là cần thiết và vô cùng quan trọng. Việc làm này có ý nghĩa lớn, nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn. Chính vì sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học LSDT có tầm quan trọng như vậy. Xuất phát từ các lý do trên và tình hình thực tế nhà trường ,việc thực hiện SKKN “ Đổi mới phương pháp sử dụng kiến thức LSĐP để dạy các bài Lịch sử dân tộc lớp 6,7 ” là vấn đề cấp thiết.
1.2.Mục đích nghiên cứu
Sáng kiến kinh nghiệm“ Đổi mới phương pháp sử dụng kiến thức LSĐP để dạy các bài Lịch sử dân tộc lớp 6,7 cấp THCS ”nguồn kiến thức LSĐP có vị trí, vai trò đáng kể đối với việc nhận thức của HS về sự phát triển toàn diện, đa dạng LSDT; kiến thức LSĐP giúp HS thấy được mối liên hệ ràng buộc, gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau giữa LSĐP với LSDT, mặc khác giúp học sinh có những kiến cơ bản về truyền thống yêu nước,truyền thống đấu tranh cách mạng, lịch sử về sự hình thành và phát triển,những đặc trưng văn hóa địa phương. Từ đó góp phần hình thành tình yêu quê hương hương, đất nước và bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp trong tư duy và hành động của học sinh. 
1.3.Đối tượng nghiên cứu
 	- Chất lượng giảng dạy và học tập các bài Lịch sử dân tộc lớp 6,7 cấp THCS có sử dụng kiến thức Lịch sử địa phương.
- Góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn Lịch sử lớp 6,7 cấp THCS.
1.4.Phương pháp nghiên cứu 
Trên cơ sở phương phương pháp luận khoa học biện chứng duy vật, SKKN sử dụng các phương pháp sau:
 + Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết; 
 + Phương pháp quan sát.
 + Phương pháp điều tra khảo sát thực tế;
 + Phương pháp thu thập thông tin; 
 +Phương pháp phân tích,tổng hợp,so sánh ,thực nghiệm.
1.5. Những điểm mới của SKKN
 SKKN “ Đổi mới phương pháp sử dụng kiến thức LSĐP để dạy các bài Lịch sử dân tộc lớp 6,7” được tôi phát triển từ SKKN cùng chủ đề của năm học 2012-2013; So với sáng kiến đó SKKN năm nay có những điểm mới như sau: 
 - Cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm năm này thay đổi so với cấu trúc SKKN được xếp loại C cấp tỉnh năm học 2012-2013.
 - Nội dung SKKN:
 + Thêm mới phần Khái niệm về địa phương và khái niệm Lịch sở Địa phương.
 + Thêm mới nội dung các mục 2.3.4.1. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để xây dựng các bài tường thuật ; 2.3.4.2. Sử dụng tài liệu LSĐP hướng dẫn HS nhận định, đánh giá nhân vật lịch sử 2.3.4.6. Sử dụng tài liệu LSĐP để xây dựng các bài tập nhận thức trong các bài giảng LSVN nhằm phát triển tư duy HS;2.3.4.7. Sử dụng tài liệu lịch sử địa phương để liên hệ thực tế.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.1.1. Khái niệm
 - Địa phương: Về mặt địa lý là những vùng nhất định của một quốc gia, một bộ phận cấu thành của đất nước, có những mối liên hệ với cả nước nhưng cũng có những nét riêng, tạo nên sắc thái riêng của mỗi vùng đất. Khái niệm “địa phương” có thể hiểu theo hai khía cạnh. Thứ nhất, đó là những đơn vị hành chính dưới cấp trung ương từ xã, huyện đến thành phố, tỉnh. Thứ hai, đó là những vùng đất nhất định được hình thành trong lịch sử, có ranh giới tự nhiên để phân biệt với vùng đất khác (Việt Bắc, Tây Bắc, Tây Nguyên, ...)[3]. . 
 - Lịch sử địa phương:
 Từ nhận thức như vậy, ta có thể hiếu được lịch sử địa phương cũng chính là lịch sử của các làng, xã,huyện ,tỉnh hay khu vực,vùng miền.
LSĐP còn bao hàm ý nghĩa lích sử của các đơn vị sản xuất, chiến đấu, trường học, cơ quan, xí nghiệp...Xét về yếu tố địa lý,các đơn vị đó đều gắn với một địa phương nhất định, song nội dung của nó mang tính kỹ thuật, chuyên môn do vậy có thể xếp nó vào dạng lịch sử chuyên ngành. Như vậy bản thân lịch sử địa phương rất đa dạng, phong phú cả về nội dung và thể loại[4]. .
2.1.2. Cơ sở lí luận 
Trong dạy học LSDT lớp 6,7, nguồn kiến thức LSĐP có vị trí, vai trò đáng kể đối với việc nhận thức của HS về sự phát triển toàn diện, đa dạng LSDT . Bởi vì, bất cứ sự kiện LSDT nào cũng diễn ra ở một địa phương cụ thể với thời gian và không gian nhất định, trong đó có những sự kiện LSĐP đã trở thành sự kiện của LSDT như: Cuộc Khởi nghĩa Bà triệu năm 248;Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn..... . Cũng có những sự kiện,nhân vật Lịch sử tuy chưa trở thành những sự kiện lớn của LSDT nhưng có tác động, ảnh hưởng nhất định đến LSDT, những sự kiện,nhân vật Lịch sử mà trong đó sự đóng góp của nhân dân địa phương góp phần không nhỏ đối với LSDT như các nhân vật Lịch sử: Dương Đình Nghệ đem quân từ Thanh Hóa ra bao vây tấn công Thành Tống Bình, đánh thắng quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất; Bà Lê Thị Hoa( Nga Sơn- Thanh Hóa) là nữ tướng cuộc Khởi nghĩa hai Bà Trưng........
Sử dụng có hiệu quả nguồn tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT lớp 6,7 còn góp phần giáo dục truyền thống dân tộc. Dân tộc Việt Nam từ bao đời nay có truyền thống yêu nước, anh hùng trong chiến đấu, cần cù trong lao động, tinh thần nhân ái, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau.Khi sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học lịch sử dân tộc, chúng ta cần tạo điều kiện cho học sinh được tiếp xúc với những tài liệu - sự kiện liên quan đến mảnh đất, con người cụ thể nơi các em đang sống và học tập. Điều đó có tác động to lớn đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, nuôi dưỡng lòng tự hào, biết ơn và yêu quý hơn nơi chôn nhau cắt rốn của mình, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước. Từ đó, giúp các em hình thành thái độ đúng đắn và xác định nghĩa vụ của mình đối với quê hương cũng như đất nước. 
Trong dạy học lịch sử, SGK là tài liệu cơ bản cho học sinh tự học, nhưng SGK thường trình bày cô đọng, súc tích và tĩnh hơn sự phát triển nhanh chóng của khoa học lịch sử. Với nội dung trình bày trong sách giáo khoa, học sinh chưa hình dung đầy đủ sự phát triển phong phú, đa dạng của lịch sử từng địa phương trong dòng chảy LSDT. Vì vậy, dạy học lịch sử, nguồn tài liệu LSĐP góp phần rất lớn, giúp các em hiểu LSDT trong tính đầy đủ, toàn diện của nó. Tài liệu LSĐP rất đa dạng lại phản ánh những gì đã và đang diễn ra xung quanh các em, HS sẽ hứng thú tìm hiểu mảnh đất và con người quê hương, qua đó, sẽ khơi dậy trong các em niềm tự hào, lòng biết ơn và tình yêu quê hương, đất nước được nảy nở. Mặt khác, sử dụng tài liệu LSĐP giúp HS thấy được mối liên hệ ràng buộc, gắn bó, tác động qua lại lẫn nhau giữa LSĐP với LSDT, hiểu được sự đóng góp, sự hy sinh của các thế hệ ông cha để đổi lấy độc lập tự do cho dân tộc. Từ đó, các em xác định bổn phận của mình đối với quê hương, đất nước trong giai đoạn cách mạng hiện tại cũng như tương lai[5]. 
 Tóm lại: Phải nhận thức đúng mối quan hệ giữa việc nhận thức kiến thức LSĐP liên quan đến kiến thức LSDT lớp 6,7.Phải lựa chọn, sử dụng tài liệu LSĐP nào? Sử dụng sẽ đem lại hiệu quả ra sao? Mức độ sử dụng thế nào là hợp lý?
Vì vậy tôi đã phải cân nhắc, phải suy nghĩ sâu sắc khi lựa chọn. Tài liệu được lựa chọn phải chính xác, khoa học, vừa đủ, có tác dụng trong việc phát triển tư duy, phát huy tính tích cực nhận thức cho học sinh,nhằm góp phần thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả của việc dạy học lịch sử. 
 * Làm sao để khi tiến hành bài giảng, chúng ta có thể kết hợp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo giữa tri thức LSĐP với LSDT lớp 6,7 ? Đây là một yêu cầu cần chú ý trong dạy học LSDT lớp 6,7 cấp THCS hiện nay. 
2.2.Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1.Thực trạng đối với giáo viên: 
 - Tuy giáo viên có sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học LSDT lớp 6,7 nhưng chưa thường xuyên, còn lúng túng trong việc sưu tầm, lựa chọn, sử dụng trong giảng dạy. Nếu có sử dụng, giáo viên chỉ thực hiện trong giờ nội khoá và chỉ dừng ở mức độ minh họa chứ chưa xem đó là nguồn nhận thức làm cho bài giảng thêm nặng nề, thiếu tính hấp dẫn, đôi khi còn làm loãng trọng tâm bài học. Mặt khác, đa số giáo viên còn chưa chú trọng đầu tư thời gian, công sức cho việc sưu tầm, lựa chọn, chưa chú ý việc hướng dẫn học sinh làm việc với nguồn tài liệulịch sử địa phương phục vụ cho dạy học LSDT một cách có hiệu quả. 
 - Một số GV còn cho rằng sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT không phải là điều bắt buộc nên đôi khi chỉ dừng ở việc sử dụng SGK, sách hướng dẫn giáo viên. Mặt khác, do nhận thức chưa đầy đủ về việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS nhiều giáo viên cho rằng sử dụng tài liệu LSĐP trong các tiết LSDT lớp 6,7 là không phù hợp, chỉ nên sử dụng chúng trong các tiết dạy riêng LSĐP lớp 6,7 theo phân phối chương trình. 
Việc sử dụng tài liệu LSĐP trong dạy học LSDT lớp 6,7ở các trường THCS hiện nay, mặc dù có nhiều cố gắng, vẫn còn nhiều hạn chế, ví như: tài liệu LSĐP sưu tầm, lưu giữ trong các trường nghèo nàn; giáo viên chưa thực sự quan tâm, ít đầu tư thời gian, công sức để sưu tầm, lựa chọn tài liệu cần thiết để sử dụng... Nếu có sử dụng cũng chỉ dừng ở mức độ minh họa, làm rõ thêm các sự kiện chứ chưa xem đây là nguồn kiến thức cần phải có trong mỗi bài giảng. ,một số giáo viên chưa nghiên cứu, tham khảo, sưu tầm nhiều tranh ảnh, tư liệu lịch sử địa phương liên quan đến tiết dạy để sử dụng. Thậm chí, các tiết lịch sử địa phương được quy định trong chương trình còn bị xem nhẹ, thiếu sự đầu tư nên giờ học đôi khi mang tính chất hình thức;giáo viên chưa xem việc sử dụng tài liệu lịch sử địa phương trong dạy học LSDT là cần thiết, còn lúng túng trong xác định mục tiêu, lựa chọn nội dung, thời lượng và mức độ vận dụng vào việc dạy học từng bài cụ thể. Vì vậy, khi dạy học LSDT sẽ khó tận dụng được sự phong phú, tính đa dạng của các nguồn tài liệu lịch sử địa phương để hiểu rõ hơn LSDT Vì vậy, chưa nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn lịch sử, chưa tạo ra mối gắn kết tình cảm, xác định trách nhiệm của học sinh đối với quê hương. 
2.2.2.Thực trạng đối với học sinh: 
- Học sinh chưa nắm được Lịch sử địa phương là bức tranh thu gọn của lịch sử dân tộc và minh hoạ, cụ thể hoá làm phong phú lịch sử dân tộc (đôi khi là lịch sử thế giới ).Chưa hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về LSDT, lịch sử của mảnh đất, con người nơi các em sinh ra, lớn lên. 
- Học sinh nắm còn rất lơ mơ thạm chí chưa nắm được mỗi sự kiện LSĐP đều gắn liền với tên đất, tên người cụ thể, gần gũi với cuộc sống. vì vậy chưa gợi ở các em niềm tự hào, lòng biết ơn, góp phần bồi dưỡng tình yêu quê hương, đây cũng là cội nguồn của lòng yêu nước, tự hào dân tộc. 
- Học sinh chưa được giáo dục thường xuyên được tình cảm yêu mến, tự hào về quê hương về địa phương mình. Học sinh chưa biết trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương trải qua bao thế hệ mới có được. Nên ý thức trách nhiệm trong việc phát huy giữ gìn truyền thống tốt đẹp của quê hương.và các di sản lịch sử văn hoá của địa phương chưa cao .
- Học sinh yêu thích bộ môn Lịch sử còn thấp. Chưa nhớ và chưa có biểu tượng đầy đủ về các nhân vật, sự kiện LSĐP có liên quan đến LSDT và tất yếu là HS thiếu sự hứng thú, động cơ, thái độ học tập lịch sử một cách đúng đắn. dẫn đến kết quả bộ Lịch sử khối lớp 6,7 còn thấp, chưa đạt yêu cầu đề ra như kết quả khảo sát sau:
Thời gian khảo sát
Lớp-
 Số lượng HS
Kết quả khảo sát
Yếu kém
Trung bình
Khá giỏi
Tháng 11/2016
 6(40)
SL
Tỉ lệ
SL
Tỉ lệ
Sl
Tỉ lệ
6
15%
21
52.5%
13
32.5%
 7(47)
7
14,8%
23
48,9%
17
36,3%
 Từ thực trạng trên, để công việc đạt hiệu quả tốt hơn tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp sử dụng kiến thức lịch sử địa phương để dạy những bài Lịch sử dân tộc lớp 6,7 một cách có chất lượng.
2.3.Các giải pháp thực hiện
Để quá trình sử dụng kiến thức lịch sử Địa phương trong dạy học các bài Lịch sử sử dân tộc lớp 6,7 có hiệu quả ,tôi đã tiến hành các giải pháp sau :
2.3.1. Xác định các bài Lịch sử dân tộc cần sử dung kiến thức lịch sử địa phương
Ngay từ đầu các năm học được giao nhiệm vụ trực tiếp giảng dạy môn lịch sử . Tôi bắt tay ngay vào việc lập kế hoạch bộ môn cho cả năm . trong kế hoạch bộ môn tôi đã chú trọng nắm bắt trong chương trình lịch sử dân tộc có những bài nào liên quan đến kiến thức lịch sử địa phương (sự kiện lịch sử, di tích lịch sử, nhân vật lịch sử tiêu biểu ..) và những tiết học riêng về lịch sử địa phương theo phân phối chương trình của BGD-ĐT và tài liệu dạy kiến thức lịch sử địa phương của Thanh Hoá để từ đó có kế hoạch cụ thể cho giáo viên và học sinh chuẩn bị .Qua nghiên cứu khai thác tôi xác định các bài Lịch sử dân tộc liên quan đến Lịch sử địa phương, cụ thể như sau:
* Lớp 6 :
 Những bài liên quan đến lịch sử địa phương.
- Bài 8: Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta.
ở bài này có di chỉ núi Đọ; núi Quan Yên; núi Nuông (Thanh Hoá )
- Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế – ở bài này có di chỉ Hoa lộc(xã Hoa lộc, Huyện Hậu Lộc)
- Bài 11: Những chuyển biến về xã hội – ở bài này có nền văn hoá Đông Sơn- Trống Đồng Đông sơn.
- Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng – Có nhân vật lịch sử tiêu biểu: Bà Lê Thị Hoa (Nga Sơn- Thanh hoá) là nữ tướng trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Bài 20 : Từ sau Trưng Vương.Đế- ở mục 4: Có cuộc khởi nghĩa Bà Triệu 248 ( Có nhân vât Bà Triệu người con của xứ thanh -Lãnh đạo cuộc Khởi nghĩa - Hiện nay ở xã Triệu lộc, Huyện Hậu Lộc còn Lăng mộ và đền thờ Bà).
- Bài 26: Cuộc đấu tranh giành quyền tự chủ của họ Khúc và họ Dương – có nhân vật lịch sử Dương Đình Nghệ (Dương Xá - Đông Sơn Thanh Hoá ) đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng quân Nam Hán lần thứ nhất.
* Lớp 7:
Những bài lịch sử dân tộc liên quan đến lịch sử địa phương.
- Bài 9 : Nước đại Việt thời Đinh - Tiền Lê - Liên quan đến cuộc kháng chiến chống Tống của Lê Hoàn (Người Xuân Lập- Thọ Xuân Thanh Hoá)
Bài 14:Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên thế kỷ XIII (Nhà Trần đã lấy Thanh Hóa làm căn cứ hậu phương cho cả nước.
- Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần .Liên quan đến di tích lịch sử :Thành nhà Hồ ở Vĩnh Lộc Thanh Hoá .
- Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn - Với các vị trí Địa lý ,địa danh lịch sử và nhân vật lịch sử tiêu biểu của quê hương Thanh Hóa như: Lê Lợi, Nguyễn Chích, Lê Lai, Lê Công Kiều.và khu di tích Lam Kinh.Anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng nhân dân trong tỉnh và cả nước đã đứng lên chiến đấu kiên cườnggian khổ tronh mười năm đánh giặc Minh xâm lược giành lại độc lập cho đất nước.
2.3.2. Giáo viên sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương và tổ chức cho HS sưu tầm, Lịch sử địa phương phục vụ cho dạy học các bài Lịch sử dân tộc lớp 6, lớp 7. 
Từ việc xác định được các bài Lịch sử dân tộc liên quan đến Lịch sử dịa phương tôi nghiêm túc say mê sưu tầm nghiên cứu và tổ chức cho học sinh sưu tầm, Lịch sử địa phương phục vụ cho dạy học các bài nội khoá LSDT.
Chúng ta đều biết, nguồn tài liệu LSĐP được lưu trữ hoặc ghi chép trong sách báo, lưu trữ trong các thư viện ít hơn rất nhiều so với vấn đề chung của toàn quốc. Để có nguồn tài liệu, trước hết giáo viên phải sưu tầm, phát hiện một khối lượng lớn tài liệu từ các nguồn khác nhau ở địa phương. Việc sưu tầm tài liệu LSĐP có quan hệ mật thiết với việc sử dụng chúng trong dạy học lịch sử nội khoá và ngoại khoá. Tuỳ mục đích sử dụng mà có cách sưu tầm theo hướng khác nhau nhưng dù chúng được sử dụng dưới hình thức nào đi nữa thì công tác sưu tầm nghiên cứu cũng phải tuân thủ các bước:
 - Phải nhận thức được thế nào là tài Liệu lịch sử và tài liệu LSĐP? Tài liệu LSĐP bao gồm những nguồn nào?
 - Phải biết cách thức sưu tầm tài liệu (theo hệ thống dọc, hệ thống ngang), biết cách ghi chép tài liệu (đối với từng loại tài liệu như tài liệu truyền miệng, tài liệu thành văn, tài liệu hiện vật), biết cách sắp xếp theo từng chủ đề, qua tài liệu biết cách phát hiện mới và nhân nguồn tài liệu...
 - Phải tiến hành việc sưu tầm có kế hoạch, có hệ thống những tài liệu phục vụ trực tiếp cho bài học lịch sử LSDT (nội khoá) và việc biên soạn, giảng dạy các tiết LSĐP theo quy định chươn

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_du_y_thuc_bao_ve_moi_truong_cho_h.doc