SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Hải Vân, huyện Như Thanh

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Hải Vân, huyện Như Thanh

Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Là nền móng vững chắc trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người trong thời đại mới, thời đại xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu giáo dục đặt ra trong lứa tuổi này là giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, tạo những tiền đề cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, giúp trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối hài hòa thì việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi trẻ ở độ tuổi này, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí, với bản chất tò mò, hiếu kỳ và luôn muốn khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ, trẻ chưa nhận thức được những mối nguy hiểm xung quanh hay phải đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, trẻ chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh để tự bảo vệ mình nên thường sảy ra những tai nạn thương tích không mong muốn. Bên cạnh đó cách chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng hoặc không có phương pháp cũng dẫn tới các sang chấn về tâm lí, gây ra các tai nạn về khủng hoảng tinh thần và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở độ tuổi mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ cũng đã thường xuyên được Phòng giáo dục và các nhà trường đưa vào các chuyên đề để tập huấn cho giáo viên nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.

Nhưng trên thực tế thì các trường mầm non nói chung và trường mầm non Hải Vân nói riêng, tỷ lệ học sinh huy động ra lớp cao và hiện nay do cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên đa số các nhóm, lớp đều dôi dư số lượng học sinh so với định biên, nhiều trường thiếu phòng học hay một số lớp học sập sệ nứt nẻ, dột, đồ dùng đồ chơi không đảm bảo an toàn, sân chơi không đủ diện tích. Công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá nội dung bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong nhà trường chưa được làm thường xuyên, chặt chẽ, chủ yếu là định tính, kết quả thường chung chung, không rõ ràng. Thiết bị y tế còn thiếu chưa được trang bị đầy đủ, những loại thuốc chữa những bệnh thường gặp còn hạn chế về số lượng tất cả những điều đó đều tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ. Trong khi các nhà quản lý và giáo viên không thể biết trước được những tai nạn thương tích xảy ra hằng ngày với trẻ như thế nào, vào lúc nào. Mặt khác, số lượng trẻ trong lớp đông, có nhiều trẻ bướng bỉnh, hay quậy phá khiến giáo viên bị căng thẳng dẫn đến hiện tượng quát mắng, dọa nạt trẻ, nhốt trẻ vào nhà vệ sinh Nhiều trường mầm non vẫn để xảy ra tình trạng mất an toàn đối với trẻ, ứng xử của một số cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên chưa chuẩn mực. Cá biệt đã xảy ra một số vụ bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em mà báo trí, truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin gây bức xúc cho phụ huynh và xã hội.

 

doc 23 trang thuychi01 79192
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Hải Vân, huyện Như Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NHƯ THANH
TRƯỜNG MẦM NON HẢI VÂN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH ĐẠT HIỆU QUẢ CAO TẠI TRƯỜNG MẦM NON HẢI VÂN, HUYỆN NHƯ THANH.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Hiền
 Chức vụ: Hiệu trưởng
 Đơn vị công tác: Trường MN Hải Vân
	Huyện Như Thanh - Tỉnh Thanh Hóa.
 Sáng kiến thuộc lĩnh vực: Quản lý
NHƯ THANH NĂM 2019
MỤC LỤC
MỤC
NỘI DUNG
TRANG
1
 MỞ ĐẦU
2
1.1
Lí do chọn đề tài
2
1.2
Mục đích nghiên cứu
2
1.3
Đối tượng nghiên cứu
3
1.4
Phương pháp nghiên cứu
3
 2
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3
2.1
Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2
Thực trạng của việc xây dựng trường học an toàn phòng, chống tai nạn thương tích ở trường mầm non Hải Vân
4
2.3
Các giải pháp sử dụng
7
2.3.1
Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBGV,NV về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
7
2.3.2
Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non
9
2.3.3
Chỉ đạo giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn trong các chủ đề, các hoạt động hàng ngày của trẻ.
12
2.3.4
Phối hợp với trung tâm y tế và phụ huynh để làm tốt công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường
14
2.4
Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với giáo viên và nhà trường
17
 3
 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
18
3.1
Kết luận
18
3.2
Kiến nghị
19
Tài liệu tham khảo
 1. PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục Quốc dân. Là nền móng vững chắc trong việc hình thành và phát triển nhân cách con người trong thời đại mới, thời đại xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu giáo dục đặt ra trong lứa tuổi này là giúp trẻ phát triển toàn diện, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, tạo những tiền đề cần thiết để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp một. Vì vậy, bên cạnh việc thực hiện nhiệm vụ trọng tâm chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục, giúp trẻ khỏe mạnh, cơ thể phát triển cân đối hài hòa thì việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Bởi trẻ ở độ tuổi này, xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí, với bản chất tò mò, hiếu kỳ và luôn muốn khám phá, tìm hiểu những điều mới lạ, trẻ chưa nhận thức được những mối nguy hiểm xung quanh hay phải đối mặt với nhiều tình huống nguy hiểm trong cuộc sống, trẻ chưa có kiến thức, kỹ năng phòng tránh để tự bảo vệ mình nên thường sảy ra những tai nạn thương tích không mong muốn. Bên cạnh đó cách chăm sóc, giáo dục trẻ không đúng hoặc không có phương pháp cũng dẫn tới các sang chấn về tâm lí, gây ra các tai nạn về khủng hoảng tinh thần và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ ở độ tuổi mầm non là nhiệm vụ vô cùng quan trọng được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm. Nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ cũng đã thường xuyên được Phòng giáo dục và các nhà trường đưa vào các chuyên đề để tập huấn cho giáo viên nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ.
Nhưng trên thực tế thì các trường mầm non nói chung và trường mầm non Hải Vân nói riêng, tỷ lệ học sinh huy động ra lớp cao và hiện nay do cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên đa số các nhóm, lớp đều dôi dư số lượng học sinh so với định biên, nhiều trường thiếu phòng học hay một số lớp học sập sệ nứt nẻ, dột, đồ dùng đồ chơi không đảm bảo an toàn, sân chơi không đủ diện tích. Công tác kiểm tra, theo dõi, đánh giá nội dung bảo vệ an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong nhà trường chưa được làm thường xuyên, chặt chẽ, chủ yếu là định tính, kết quả thường chung chung, không rõ ràng. Thiết bị y tế còn thiếu chưa được trang bị đầy đủ, những loại thuốc chữa những bệnh thường gặp còn hạn chế về số lượng tất cả những điều đó đều tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ. Trong khi các nhà quản lý và giáo viên không thể biết trước được những tai nạn thương tích xảy ra hằng ngày với trẻ như thế nào, vào lúc nào. Mặt khác, số lượng trẻ trong lớp đông, có nhiều trẻ bướng bỉnh, hay quậy phá khiến giáo viên bị căng thẳng dẫn đến hiện tượng quát mắng, dọa nạt trẻ, nhốt trẻ vào nhà vệ sinhNhiều trường mầm non vẫn để xảy ra tình trạng mất an toàn đối với trẻ, ứng xử của một số cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên chưa chuẩn mực. Cá biệt đã xảy ra một số vụ bạo hành, xâm phạm thân thể, sức khỏe, tinh thần trẻ em mà báo trí, truyền hình, các phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin gây bức xúc cho phụ huynh và xã hội. 
Đứng trước thực trạng này, là một người cán bộ quản lý bản thân tôi luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ phải làm thế nào để các cháu trong nhà trường mình quản lý được bảo vệ an toàn tuyệt đối về tính mạng và tinh thần? Vì vậy trong năm học 2018 - 2019 tôi đã chọn đề tài: “Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Hải Vân, huyện Như Thanh” để nghiên cứu, nhằm hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ giúp nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục và tạo được uy tín từ phụ huynh học sinh và lãnh đạo các cấp. 
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Tìm ra nhiều biện pháp chỉ đạo giáo viên phòng tránh tai nạn thương tích và đảm bảo an toàn cho trẻ mọi lúc mọi nơi. Tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ. Chủ động phòng ngừa, giảm thiểu và loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ trong gia đình, nhà trường và cộng đồng.
 - Giúp giáo viên củng cố và cập nhật kiến thức một số tai nạn thương tích thường xảy ra với trẻ để từ đó có kỹ năng trong việc sơ cấp cứu ban đầu cũng như có kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ có hiệu quả
- Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về một số tai nạn thương tích, các loại đồ dung đồ chơi, các khu vực có nguy cơ sảy ra tai nạn thương tích cũng như có một số kỹ năng trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân và những người xung quanh.
- Tăng cường ý thức của các bậc phụ huynh từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Biện pháp chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ đạt hiệu quả cao tại trường mầm non Hải Vân, huyện Như Thanh.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thống kê, xử lí số liệu: thu thập số liệu điều tra, xử lí số liệu và rút ra nhận xét và kết luận về việc xây dựng môi trường an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ
- Phương pháp điêu tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin: dùng hệ thống các câu hỏi nhằm nắm bắt kiến thức, thái độ và kĩ năng của cô và trẻ. 
- Phương pháp quan sát:
- Phương pháp thực hành.
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
2.1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
* Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
Là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ.[1]
* Tai nạn: 
Là sự kiện xảy ra bất ngờ ngoài ý muốn, do tác nhân bên ngoài, gây nên thương tích cho cơ thể. [1]
* Thương tích:
Là tổn thương thực thể của cơ thể do phải chịu tác động đột ngột ngoài khả năng chịu đựng của cơ thể hoặc rối loạn chức năng do thiếu yếu tố cần thiết cho sự sống như không khí, nước, nhiệt độ phù hợp.[1]
2.1.2. Tầm quan trọng của việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.
Trẻ ở lứa tuổi mầm non vô cùng hiếu động, tò mò, ham hiểu biết và luôn sử dụng mọi giác quan để khám phá thế giới xung quanh trẻ. Ở lứa tuổi này trẻ còn quá non nớt để tự bảo vệ mình, nên các nguy cơ xẩy ra tai nạn với trẻ là rất cao, nếu như thiếu sự quan tâm, định hướng đúng đắn của người lớn hoặc các điều kiện cơ sở vật chất để chăm sóc giáo dục trẻ không đảm bảo an toàn, khi vui chơi, trong sinh hoạt rất dễ xảy ra tai nạn thương tích sẽ để lại những hậu quả không tốt cho trẻ. Tuy nhiên phần lớn các tai nạn thương tích đều có thể phòng tránh được nếu cha, mẹ, cô giáo và mọi người trong cộng đồng xác định được căn nguyên, nâng cao nhận thức, xây dựng môi trường an toàn cho trẻ. 
Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và gây ra những biến chứng trầm trọng cho trẻ, vì vậy việc bảo đảm an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là nhiệm vụ vô cùng quan trọng đã và đang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.
Ngày 15/4/2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số13/2010/ TT-BGD&ĐT Qui định về việc “Xây dựng trường học an toàn, phòng, chống, tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non”.
Để đảm bảo an toàn cho trẻ, trong thời gian trẻ được chăm sóc, giáo dục tại cơ sở giáo dục mầm non, ngày 20 tháng 12 năm 2010, Bộ gửi Công văn số 8511/BGDĐTGDMN tới các Sở Giáo dục và Đào tạo nhằm “Chấn chỉnh tình trạng không đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non”. 
Ngoài ra dựa trên cơ sở luật trẻ em năm 2016, ngày 05/2/2016 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 243/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em giai đoạn 2016-2020 và theo Điều lệ trường mầm non nhiệm vụ của nhà trường phải chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ từ 3 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi, phải đảm bảo an toàn về tính mạng và sức khỏe cho trẻ.
2.2. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TRƯỚC KHI ÁP DỤNG SKKN
Ý thức được sự nguy hiểm có thể sảy đến với trẻ hằng ngày. Trường mầm non Hải Vân luôn đặt vấn đề an toàn cho trẻ là mối quan tâm hàng đầu và quyết tâm xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ tôi thấy có những thuận lợi và khó khăn sau:
2.2.1 Thuận lợi: 
- Trường có một khu trung tâm với 8 nhóm, lớp đúng quy cách, các lớp đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn. Công trình vệ sinh sạch sẽ đúng quy định, đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ. Trường có phòng y tế riêng, tủ thuốc được trang bị khá đầy đủ cho công tác sơ cứu ban đầu: Bông, băng, gạt, dầu gió, thuốc sát trùng Bếp ăn bán trú thực hiện theo quy trình nguyên tắc bếp một chiều. Trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi được đầu tư theo trường chuẩn Quốc gia. Đủ điều kiện để đáp ứng thực hiện chương trình giáo dục Mầm non hiện nay.
- Đội ngũ giáo viên trẻ, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, quan tâm đến trẻ và có ý thức trách nhiệm cao trong công việc đảm bảo an toàn cho trẻ. Giáo viên luôn quan sat, bao quát trẻ mọi lúc mọi nơi, có ý thức nhắc nhở trẻ một số hành động hoặc các nơi có nguy cơ xảy ra các tình huống tai nạn thương tích cho trẻ. 100% cán bộ giáo viên, nhân viên trong trường đã được tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề do Phòng GD&ĐT tổ chức, đặc biệt là chuyên đề “Đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non”
	- Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho trẻ.
2.2.2 Khó khăn:
- Nhà trường tuy đã được quy hoạch mở rộng thêm quỹ đất nhưng chưa được đầu tư xây dựng, số lượng trẻ ra lớp đông nên diện tích lớp học/trẻ chưa đảm bảo theo quy định, đồ chơi ngoài trời cũ bị bong tróc sơn, sân chơi chật hẹp... ảnh hưởng không nhỏ đến không gian hoạt động của trẻ và đó cũng là nguy cơ gây tai nạn thương tích cao.
- Nhận thức của giáo viên trong việc phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non chưa cao, kỹ năng phòng tránh và xử lý các tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên đôi khi còn chưa đúng, chưa linh  hoạt do thiếu chuyên môn.
- Đa số phụ huynh làm nghề nông nên ít có thời gian quan tâm đến con, cũng như các kiến thức cơ bản về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
- Trẻ còn quá nhỏ nên ý thức tự bảo vệ mình còn hạn chế, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích còn kém.
2.2.3. Kết quả, hiệu quả của thực trạng
Để làm tốt công tác chỉ đạo xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường có hiệu quả, tôi đã tiến hành khảo sát giáo viên và trẻ vào thời điểm đầu năm học 2018 - 2019, kết quả như sau: 
Bảng khảo sát giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
TT
Nội dung khảo sát
Tổng số GV được khảo sát
Mức độ đạt được
T
%
K
%
TB
%
Y
%
1
 Nắm được nội dung phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
18
8
44,4
4
22,2
6
33,3
0
2
Chú trọng lồng ghép tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích vào các môn học, các hoạt động trong ngày của trẻ.
18
6
33,3
5
27,7
7
38,9
0
3
Có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sơ cứu, cấp cứu , xử trí ban đầu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
18
5
27,7
6
33,3
7
38,9
0
4
Công tác phối hợp với phụ huynh học sinh để làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ . 
18
4
22,2
6
33,3
8
44,4
0
Bảng khảo sát chất lượng của trẻ trước khi áp dụng
sáng kiến kinh nghiệm thông qua phiếu khảo sát của giáo viên
TT
Nội dung
Tổng số trẻ được khảo sát
Đạt
Chưa đạt
T
%
K
%
TB
%
Y
%
1
Nhận ra các đồ vật, địa điểm có thể gây nguy hiểm
254
68
26,8
76
29,9
93
36,6
17
6,7
2
Biết tránh xa các mối nguy hiểm
254
69
27,2
79
31,1
85
33,4
21
8,3
3
Bình tĩnh, biết tìm kiếm sự giúp đỡ của người lớn khi thấy mất an toàn cho bản thân
254
80
31,5
81
31,9
75
29,5
18
7,1
Qua bảng tổng hợp trên ta thấy:
- Giáo viên đã nắm được nội dung giáo phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ nhưng chưa đầy đủ. Bước đầu có kiến thức về chăm sóc sức khỏe sơ cứu, xử trí ban đầu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, nhưng trong khi thực hiện giáo viên còn lúng túng. Nội dung lồng ghép tích hợp giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích vào các môn học, các hoạt động trong ngày của trẻ và công tác phối hợp cùng gia đình của giáo viên hiệu quả chưa cao
- Đa số trẻ có hiểu biết cơ bản về một số tai nạn thương tích, các loại đồ dùng đồ chơi, các khu vực có nguy cơ sảy ra tai nạn thương tích nhưng lại chưa có một số kỹ năng đơn giản trong việc phòng tránh tai nạn thương tích cho bản thân và những người xung quanh.
 Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng, tôi nhận thấy việc bồi dưỡng nghiệp vụ cho giáo viên trong trường để nâng cao chất lượng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ là cấp thiết, vì vậy tôi đã đưa ra một số giải pháp cụ thể sau: 
2.3. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
2.3.1. Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho CBGV,NV về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
Phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non được coi
là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng và rất cần thiết đối với công tác chăm sóc
giáo dục trẻ hiện nay. Giáo viên, nhân viên là những người trực tiếp thực hiện mọi hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trong trường mầm non. Hơn ai hết họ phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Nếu giáo viên, nhân viên không được bồi dưỡng thường xuyên thì không thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ. 
Để cung cấp kiến thức đúng và đầy đủ về nguyên nhân tai nạn thương tích, các loại tai nạn thương tích, cách phòng tránh tai nạn thương tích, phương pháp xử lí hiệu quả khi tai nạn thương tích xảy ra cho trẻ. Từ đó giáo viên có được ý thức đề phòng, kiểm tra các yếu tố nguy cơ xẩy ra tai nạn một cách thường xuyên và có biện pháp khắc phục kịp thời. Với cương vị là Hiệu trưởng - Trưởng ban chỉ đạo chăm sóc sức khoẻ, phòng, chống tai nạn thương tích của nhà trường, tôi tạo điều kiện cho giáo viên, nhân viên nuôi dưỡng, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về: đảm bảo an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong trường học; công tác vệ sinh an toàn thực phẩm; công tác phòng cháy chữa cháy; công tác y tế, vệ sinh học đường; công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ... do Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức
 Tổ chức bồi dưỡng tập huấn kiến thức tại trường về phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non, cách xử trí sơ cứu thương, phòng tránh một số tai nạn thường gặp như: gãy xương, hóc, sặc dị vật, đuối nước...
Chỉ đạo Phó hiệu trưởng thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn lồng ghép cho cán bộ giáo viên, nhân viên tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến không đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm non, từ đó lập kế hoạch dự báo các tình huống không đảm bảo an toàn cho trẻ có thể xảy ra và các biện pháp khắc phục. Đưa ra các tình huống tai nạn thương tích từ đơn giản đến phức tạp thường xảy ra trong trường mầm non để nghiên cứu, suy nghĩ, trao đổi và rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết.	
(Hình ảnh giáo viên thảo luận về công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non)
Ngoài việc tham gia đầy đủ vào các chuyên đề do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức tôi còn chỉ đạo giáo viên, nhân tham khảo các tài liệu có liên quan đến xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các tai nạn thương tích thường gặp phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế tại các nhóm lớp do mình phụ trách. Tham khảo các tài liệu của Trung tâm y tế, các văn bản chỉ đạo của ngành, các bài viết tuyên truyền phòng, tránh các dịch bệnh tự nghiên cứu và học tập.
Bên cạnh việc trang bị kiến thức qua tài liệu, qua các bài giảng chuyên đề, Ban giám hiệu nhà trường đã phối hợp với trạm y tế xã mời Bác sĩ về trao đổi, thực hành, tổ chức buổi tập huấn “Thực hành sơ cứu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ” để khắc sâu hơn kiến thức, thực hành về phòng, chống và xử trí các tai nạn thường gặp cho CB-GV-NV trong nhà trường.
(Hình ảnh giáo viên thực hành cách xử trí một số tai nạn thường gặp)
Từ những trao đổi, thảo luận, qua buổi tập huấn thực hành sơ cứu phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ và những tài liệu mà nhà trường cung cấp. Cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường đã tích cực hưởng ứng tham gia học tập, rút ra được nhiều kinh nghiệm chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ. Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ bản về cách phòng chống và xử lý các loại dịch bệnh cũng như một số các tai nạn thường xảy ra với trẻ.
2.3.2. Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ trong các hoạt động ở trường mầm non
Tất cả mọi tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ đều có nguyên nhân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng đồ chơi là nguyên nhân trực tiếp khách quan tác động đến an toàn tính mạng trẻ trong cả một ngày hoạt động ở trường. Mọi kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ dù có tốt đến đâu nhưng điều kiện cơ sở vật chất yếu kém thì tai nạn của trẻ vẫn xảy ra ngoài tầm kiểm soát. 
 Để đảm bảo an toàn cho trẻ trong nhà trường, ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi của bộ phận mình phụ trách, kịp thời phát hiện các yếu tố có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và báo cáo lại với ban giám hiệu nhà trường để có kế hoạch khắc phục. 
 Ví dụ: 
* Đối với đồ dùng, đồ chơi phục vụ trong các nhóm,lớp: 
 Tôi chỉ đạo khảo sát đánh giá việc sắp xếp, bố trí các góc hoạt động có phù hợp với diện tích lớp hay không? trang trí phòng nhóm lớp có đảm bảo tính thẩm mỹ và độ an toàn cho trẻ? Các đường dây điện, ổ cắm điện có cao xa tầm tay trẻ? Các kệ giá góc kê có quá cao, có dễ di chuyển khi tổ chức các hoạt động cho trẻ? Việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi có gọn gàng ngăn nắp, vừa tầm tay của trẻ hay không? Bên cạnh đó tôi còn chỉ đạo giáo viên phải thường xuyên vệ sinh đồ dùng, đồ chơi hàng ngày, hàng tuần để đảm

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_xay_dung_truong_hoc_an_toan_ph.doc