SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục nhằm kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động tại trường mầm non Nga Thủy

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục nhằm kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động tại trường mầm non Nga Thủy

Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện.

Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng cần môi trường học tập thực sự tốt làm bước đệm bền vững để phát triển. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. [ 1]

Như vậy xây dựng môi trường hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non, thực chất là giáo viên tạo cơ hội, tạo điều kiện cho trẻ học tập, thông qua hoạt động chơi với môi trường. Nếu tạo được môi trường hoạt động giáo dục tốt sẽ phát huy được tác động của môi trường trong việc thu hút trẻ tích cực tham gia và các hoạt động giáo dục, nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục.

Vì vậy đòi hỏi cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đang trực tiếp đứng lớp cần hiểu sâu sắc về tầm quan trọng, ích lợi, yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức, tính chất của việc xây dựng môi trường hoạt động giáo dục trong trường mầm non. Để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm. Đồng thời phát triển tiềm năng sáng tạo và sự khéo léo của giáo viên và trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện.

Nhận thức được vai trò ý nghĩa của việc xây dựng môi trường hoạt động giáo dục, cũng như nhận thức nhiệm vụ của một quản lý chỉ đạo chuyên môn nhà trường với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Cùng với việc tìm tòi các cách làm mới để chỉ đạo nâng cao chất lượng toàn diện nhà trường; tôi quan tâm xây dựng môi trường hoạt động giáo dục của trẻ trong từng năm học. Từ lý do đó, năm học 2016 - 2017, tôi chọn đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý đó là: “Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục nhằm kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động tại trường mầm non Nga Thủy”

 

doc 26 trang thuychi01 13671
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục nhằm kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động tại trường mầm non Nga Thủy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
1. Mở đầu 
1
1.1. Lý do chọn đề tài 
1
1.2. Mục đích nghiên cứu 
1
1.3. Đối tượng nghiên cứu 
1
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
1
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
2
2.1 Cơ sở lý luận 
2
2.2 Thực trạng vấn đề 
2
2.3. Các biện pháp sử dụng để giải quyết vấn đề 
4
2.3.1.Giải pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cũng như kiến thức kỹ năng xây dựng MTGD cho đội ngũ giáo viên 
4
2.3.2. Giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng MTGD theo chủ đề .
6
2.3.3. Giải pháp phối hợp chỉ đạo trực tiếp giáo viên xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm.
9
2.3.4. Chỉ đạo giáo viên cách hướng dẫn trẻ hoạt động ở các góc cũng như mọi lúc mọi nơi
13
2.3.5. Giải pháp xây dựng khu phát triển vận động chung trong nhà trường từ những nguyên vật liệu phế thải nhằm phát triển thể chất cho trẻ
15
2.3.6. Giải pháp chỉ đạo thực hiện tuyên truyền phối hợp với phụ huynh
18
2.4. Hiệu quả của sáng kiến
19
3. Kết luận, kiến nghị
19
3.1. Kết luận
19
TÀI LIỆU THAM KHẢO
	DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. MỞ ĐẦU
1.1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việc xây dựng môi trường giáo dục trong trường mầm non vô cùng cần thiết và đặc biệt quan trọng. Nó được ví như người giáo viên thứ hai trong công tác tổ chức, hướng dẫn trẻ nhằm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ, thông qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển toàn diện..
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, chúng khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, hoàn cảnh gia đình, văn hóa và tâm lý. Do đó, mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập khác nhau và chúng cần môi trường học tập thực sự tốt làm bước đệm bền vững để phát triển. Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì chúng đang hứng thú và đang thực hiện. [ 1]
Như vậy xây dựng môi trường hoạt động giáo dục cho trẻ ở trường mầm non, thực chất là giáo viên tạo cơ hội, tạo điều kiện cho trẻ học tập, thông qua hoạt động chơi với môi trường. Nếu tạo được môi trường hoạt động giáo dục tốt sẽ phát huy được tác động của môi trường trong việc thu hút trẻ tích cực tham gia và các hoạt động giáo dục, nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục.
Vì vậy đòi hỏi cán bộ quản lý và giáo viên mầm non đang trực tiếp đứng lớp cần hiểu sâu sắc về tầm quan trọng, ích lợi, yêu cầu, nội dung, phương pháp, hình thức, tính chất của việc xây dựng môi trường hoạt động giáo dục trong trường mầm non. Để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm. Đồng thời phát triển tiềm năng sáng tạo và sự khéo léo của giáo viên và trẻ. Từ đó giúp trẻ phát triển toàn diện. 
Nhận thức được vai trò ý nghĩa của việc xây dựng môi trường hoạt động giáo dục, cũng như nhận thức nhiệm vụ của một quản lý chỉ đạo chuyên môn nhà trường với mục tiêu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Cùng với việc tìm tòi các cách làm mới để chỉ đạo nâng cao chất lượng toàn diện nhà trường; tôi quan tâm xây dựng môi trường hoạt động giáo dục của trẻ trong từng năm học. Từ lý do đó, năm học 2016 - 2017, tôi chọn đề tài nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm trong công tác quản lý đó là: “Một số giải pháp chỉ đạo xây dựng môi trường giáo dục nhằm kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động tại trường mầm non Nga Thủy”
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Nhằm phát triển tiềm năng sáng tạo và sự khéo léo của giáo viên và trẻ
- Tạo điều kiện cho trẻ học tập, thông qua hoạt động chơi với môi trường.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Học sinh trường Mầm non Nga Thủy
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Phương pháp nghiên cứu lí luận
 Phương pháp trực quan
 Phương pháp quan sát sư phạm
 Phương pháp đàm thoại
 Phương pháp thực hành
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
	Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và thiên nhiên.
	Môi trường tự nhiên ở trường mầm non là các yếu tố tự nhiên bao quanh như: đát, nước, cát, sỏi, đá, nhiệt độ, không khí, ánh sáng, nắng, mưa, gió, bão, cây, cỏ, hoa...
Môi trường nhân tạo ở trường mầm non bao gồm tất cả những gì mà con người tọa nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống như: Phòng nhóm lớp học. Các phòng chức năng, bếp ăn, góc chơi, khu vệ sinh, sân chơi, bãi tập, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, tài liệu học...
Năm 2008 BGD&ĐT ra chỉ thị số 40/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 của BGD&ĐT về nhiệm vụ “Xây dựng môi trương thân thiện, học sinh tích cực” [2] để thực hiện tốt phong trào thi đua này tất cả các trường học xây dựng môi trường xanh-sach-đẹp đúng nghĩa và phù hợp với tình hình thực tế địa phương
Như vậy xây dựng môi trường hoạt động giáo dục trong trường mầm non ta có thể khái quát: là tạo nên môi trường trong ngoài lớp học của trường mầm non. Môi trường đó có tác động trực tiếp đến hoạt động dạy và học của giáo viên và trẻ.
Trong giáo dục mầm non hiện nay, xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ là nhiệm vụ cần thiết mà cán bộ giáo viện mầm non phải thực hiện nghiêm túc. Môi trường có tác động lớn đối với nâng cao hiệu quả tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ mầm non; giúp trẻ được trải nghiệm để nhận thức thế giới xung quanh, rèn luyện các kỹ năng cho trẻ, góp phần phát triển toàn diện trẻ mầm non.
2.2. THỰC TRẠNG 
2.2.1. Thực trạng chung
a, Thực trạng cơ sở vật chất
Trường mầm non Nga Thủy là trường thuộc xã vùng khó của huyện Nga Sơn. Hiện nay trường đang hưởng các chế độ chính sách vùng 35A theo nghị định của chính phủ. Vì vậy điều kiện cơ sở vật chất chưa đáp ứng để được công nhận là trường đạt chuẩn quốc gia. 
Tuy nhiên trong những năm gần đây nhà trường đang cố gắng từng bước vươn lên trưởng thành, khẳng định vị thế của mình trong sự nghiệp giáo dục của huyện nhà. Thực trạng về cơ sở vật chất trang thiết bị của nhà trường hiện có, cũng cơ bản đáp ứng yêu cầu tối thiểu chăm sóc giáo dục trẻ. 
Những hạn chế cơ bản về cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường hiện nay đó là: Trang thiết bị hiện đại để ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ chưa có; Đồ dùng đồ chơi theo chuẩn thông tư 02/BGD&ĐT chưa đáp ứng cho 100% số nhóm lớp, mới chỉ đạt yêu cầu tối thiểu.
b, Thực trạng về đội ngũ: 
Tổng số đội ngũ cán bộ giáo viên với 19 người. Đội ngũ trẻ khỏe, năng động sáng tạo, nhiệt tình, có trách nhiệm với công việc và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ khá vững vàng. Trong tổng số đội ngũ có 73,7% đạt trình độ chuyên môn trên chuẩn; 79% có năng lực chuyên môn khá tốt, không có cán bộ giáo viên xếp yếu kém.
	Tuy nhiên bên cạnh những khó khăn về đội ngũ vẫn còn, đó là: Đội ngũ còn một số giáo viên tuổi cao việc tiếp cận với ứng dụng phương pháp giáo dục đổi mới có nhiều hạn chế; một số giáo viên trẻ chưa có kinh nghiệm và năng lực tốt.
c, Điều kiện về phụ huynh
Tuy là xã vùng khó, nhưng phụ huynh có nhận thức tốt về chăm sóc giáo dục mầm non. Phụ huynh luôn quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục con em và ủng hộ các hoạt động của nhà trường.
 Bên cạnh những thuận lợi về điều kiện huynh như đã nêu, mạt hạn chế của thực trạng về phụ huynh đó là: Phần lớn nhân dân trong xã sống bằng nghề nông nghiệp nên nền kinh tế còn nhiều khó khăn. Vì vậy việc đóng góp, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động còn hạn chế theo chủ trương xã hội hóa giáo dục vẫn còn hạn chế.
2.2.2. Thực trạng các vấn đề của đề tài
Nhà trường trong nhiều năm gần đây đã nhận thức đúng đắn về vấn đề xây dựng môi trường hoạt động giáo dục trong trường mầm non. Quản lý nhà trường cũng đã có nhiều biện pháp, cách làm để chỉ đạo thực hiện hiệu quả chuyên đề xây dựng môi trường giáo dục. Kết quả xây dựng môi trường hoạt động giáo dục trong trường đã thu được kết quả nhất định. 
 Tuy nhiên bên cạnh bên cạnh những kết quả đạt được, thì thực trạng vẫn còn những hạn chế của công tác chỉ đạo xây dựng môi trường hoạt động giáo dục trong nhà trường cần phải quan tâm khắc phục đó là: 
 Đa số môi trường giáo dục trong nhóm lớp chưa thật sự phản ánh được môi trường mang tính mở để kích thích trẻ tích cực hoạt động. Các góc chưa xây dựng đồng bộ, còn một vài góc của một số lớp nội dung của góc phụ chưa bám vào nội dung của góc chính và chưa phù hợp với chủ đề. Môi trường giáo dục của một vài lớp còn mang tính chất trang trí là chủ yếu, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chủ đề còn hạn chế.
Một số giáo viên chưa khai thác hết được nguồn nguyên liệu sẵn có của địa phương để làm đồ dùng, đồ chơi, việc hướng dẫn trẻ cùng cô làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động còn ít.
Từ việc đánh giá mặt đạt được và những hạn chế của vấn đề xây dựng môi trường của nhà trường. Là một quản lý tôi nhận định đây là những hạn chế ảnh hưởng đến chất lượng tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy tôi đã tiến hành khảo sát một số nội dung cần thiết để áp dụng các giải pháp tổ chức thực hiện phù hợp. Kết quả khảo sát ban đầu như sau:
* Khảo sát giáo viên 
STT
Nội dung khảo sát
TS giáo viên khảo sát
Kết quả khảo sát
Tốt
Khá
TB
Yếu
1
- Nhân thứ của giáo viên về XDMTGD
16
4 = 25%
3= 18,8% 
5= 31,2%
4= 25%
2
- Thực hành xây dựng môi trường trong lớp
16
3=18,8%
4 = 25%
6 = 37,6%
3=18,8%
3
- Thực hành xây dựng môi trường ngoài lớp
16
3=18,8%
4 = 25%
6 = 37,6%
3=18,8%
Kết quả khảo sát chất lượng trên trẻ
TT
Nội dung khảo sát
Tổng số trẻ khảo sát
 Kết quả khảo sát 
Đạt
Chưa đạt
Số trẻ
%
Số trẻ
 %
1
Trẻ có khả năng cùng cô làm đồ dùng, đồ chơi để xây dựng môi trường giáo dục
226
160
70,8
66
29,2
2
Trẻ hoạt động tích cực ở môi trường đã tạo trong lớp
165
73
61
27
3
Trẻ hứng thú tham gia HĐ
151
66.9
75
33.1
2.3. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
2.3.1. Giải pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, cũng như kiến thức kỹ năng xây dựng môi trường giáo dục cho đội ngũ giáo viên
Phải nói rằng việc tự học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn ngiệp vụ cho bản thân là điều đặt lên hàng đầu đối với mỗi giáo viên. Muốn thực hiện được điều đó mỗi giáo viên phải tự tìm tòi sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng để trau dồi bản thân. Luôn nắm vững tâm sinh lý của trẻ để có phương pháp tổ chức các hoạt động cho trẻ, không để trẻ nhàm chán im lặng, phải giúp trẻ hoạt động tích cực vào các hoạt động, gây hứng thú và sự chú ý cho trẻ.
Là một phó hiệu trưởng được hiệu trưởng phân công phụ trách về chuyên môn, tôi tham mưu cho Hiệu trưởng chỉ đạo giáo viên tự học tập bồi dưỡng về nhận thức vai trò, về kiến thức kỹ năng thực hành xây dựng môi trường hoạt động giáo dục. 
Trước hết tôi tổ chức cho giáo viên học tập lại chuyên đề giáo dục bảo vệ môi trường, đặc biệt là thảo luận sâu về chuyên đề, để khai thác hết yêu cầu cử chuyên đề, áp dụng vào hoạt động thực hành xây dựng môi trường.
Bằng cách phát động giáo viên tranh thủ nghiên cứu sách báo, sưu tầm các loaị tranh ảnh, xem các kênh truyền hình, truy cập mạng để có vốn kiến thức được đầy đủ và phong phú hơn.
Luôn có ý thức học hỏi những người đi trước, dự giờ, tham quan các lớp, trường bạn nhằm trau dồi kiến thức, học những điều hay, điều mới lạ để thực hiện dạy trẻ có hiệu quả nhất.
Chính vì vậy ngay từ đầu năm tôi đã lên kế hoạch bồi dưỡng cán bộ, giáo viên theo từng tuần, từng tháng, từng năm học.
 Cán bộ, giáo viên trong Trường phải nắm chắc và hiểu được vai trò và tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường hoạt động giáo dục đối với sự phát triển toàn diện của trẻ.
Đây được coi là biện pháp then chốt, bởi vì đội ngũ cán bộ giáo viên mới chính là những người trực tiếp xây dựng môi trường - chăm sóc giáo dục trẻ. Nếu giáo viên có nhận thức đúng sẽ giúp cho hành động đúng.
 Để chỉ đạo thực hiện tốt biện biện pháp này bản thân tôi luôn tích cực:
+ Sưu tầm, tìm tòi tài liệu, tập san viết về nội dung xây dựng môi trường hoạt động giáo dục cho toàn trường học tập nghiên cứu.
+ Truy cập những tranh ảnh, đồ dùng trên mạng Internet, băng đĩa, chiếu cho chị em xem về quy trình, nguyên tắc, thiết kế (cách sắp xếp, bố trí và cách làm từ những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, để cho sự sắp xếp góc phù hợp với từng góc từng chủ đề).
 + Mở hội thảo chuyên đề cho cán bộ giáo viên cùng tham gia hưởng ứng thảo luận về nội dung thực hiện.
 + Tổ chức đi thăm quan các trường trọng điểm trong huyện như trường Mầm non Nga Điền để giáo viên được học hỏi về kinh nghiệm xây dựng, sắp xếp và trang trí môi trường giáo dục cho trẻ có thể được học tập và vui chơi trong một môi giáo dục tốt nhất.
 + Xây dựng tổ chức các giờ dạy mẫu cũng như cách sắp xếp bố trí của các lớp để toàn thể cán bộ giáo viên trong trường đều được tham gia thực hành.
 + tổ chức thực hành mẫu việc thay đổi đồ dùng, đồ chơi phù hợp với chủ đề, giúp trẻ dễ lấy và hoạt động thoải mái, nhằm phát triển tư duy của trẻ.
+ Tham mưu với hiệu trưởng để tổ chức hội thi “làm đồ dùng đồ chơi” 
phát động toàn thể giáo viên trong trường tham gia làm đồ dùng đồ từ những phế thải, nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để xây dựng môi trường hoạt động giáo dục phục vụ cho việc dạy của giáo viên và học của trẻ.
 Hội thi “Đồ dùng, đồ chơi” tại trường MN Nga Thủy
 Kết quả: Nhận thức của đội ngũ về xây dựng môi trường được nâng lên. Giáo viên hiểu thêm về vai trò tác động của môi trường đối với chất lượng các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Từ đó đã có tư duy và cách làm mới trong xây dựng môi trường tại nhóm lớp để kích thích trẻ tích cực tham gia hoạt động với môi trường.
2.3.2.Giải pháp chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường giáo dục theo chủ đề trong trường mầm non
* Chỉ đạo giáo viên lưu ý xây dựng môi trường toát lên hình ảnh và nội dung phản ánh chủ đề phù hợp với mỗi độ tuổi.
Trong chương trình giáo dục mầm non hiện hành, chương trình giáo dục được xây dựng theo chủ đề giáo dục. Vì vậy việc xây dựng môi trường hoạt động giáo dục cần thiết phải được xây dựng theo chủ để để phục vụ cho các hoạt động học tập vui chơi của trẻ trong chủ đề.
Xây dựng môi trường theo chủ đề là giáo viên trang trí môi trường bằng hình ảnh, đồ dùng đồ chơi ở tất cả không gian lớp đề toát lên được đặc điểm, nội dung của chủ đề. Như vậy giáo viên cần phải bám vào nội dung, mục tiêu của từng chủ đề để có biện pháp xây dựng môi trường phù hợp. Môi trường xây dựng phải đảm bảo giúp cho trẻ thích tham gia và được hoạt động trải nghiệm trong môi trường đó , để tiếp thu kiến thức kỹ năng trong chủ đề cụ thể.
 	Chỉ đạo giáo viên cần phải xác định môi trường trong ngoài nhóm lớp đều được phản ánh đặc trưng của chủ đề. Từ mảng chủ đề chính, đến các mảng góc đều phải được trang trí, bố trí sắp xếp đồ dùng đồ chơi, chuẩn bị các nguyên vật liệu để phục vụ cho các nội dung hoạt động học tập, vui chơi trong chủ đề cụ thể làm cho các bé có cảm giác khi bước chân vào cổng trường mầm non như được bước vào một thể giới khác, thế giới của trẻ thơ với những bức tranh đầy màu sắc, từ những nhân vật cổ tích, cỏ cây, hoa lá đến những nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh được trang trí trên khắp tường rào, hành lang lớp học. Còn bên trong lớp học các hình ảnh được trang trí phong phú hơn gắn với nội dung giáo dục theo chủ đề. Việc trang trí lớp học theo chủ đề vừa tạo sự chú ý và hứng thú khám phá ở trẻ vừa cho mọi người biết lớp học đang học chủ đề nào. Việc làm này nhà trường đã thực hiện từ rất nhiều năm trước đây, nhưng giáo viên chỉ làm rầm rộ vào lúc chuẩn bị khai giảng năm học mới, sau đó chỉ bổ sung vài hình ảnh cho có gọi là trang trí theo chủ đề. Để khắc phục tình trạng này, ngay từ đầu năm học nhà trường đã cung cấp đầy đủ các đồ dùng, nguyên liệu như: kéo, sung bắn keo, giấy màu, xốp màu,yêu cầu giáo viên vận động trẻ sưu tầm thêm nguyên liệu đến làm đồ dùng dạy học cùng cô. Một chủ đề không không nhất thiết phải trang trí hoàn chỉnh ngay từ khi bắt đầu, mà có thể bổ sung dần qua từng nhánh nhỏ của chủ đề cho đến khi kết thúc chủ đề. 
Ví dụ: Với chủ đề “Thế giới thực vật – tết và mùa xuân” có các nhánh:
 Nhánh 1: Mùa xuân đến; nhánh 2: Một số loại hoa; Nhánh 3: Cây cảnh ngày tết; Nhánh 4: Bé vui đón tết; Nhánh 5: Một số loại quả; Nhánh 6: Cây xanh và môi trường sống. Cô và trẻ lần lượt trang trí những hình ảnh của từng nhánh nhỏ theo thời gian thực hiện của mỗi chủ đề ( mỗi tuần một nhánh). Yêu cầu trẻ cùng cô làm đồ dùng trang trí các góc hoạt động: 
Trong góc học tập: góc toán giáo viên cho trẻ vẽ, cắt các loại hoa, quả, cây và dán theo số lượng vào các tranh theo yêu cầu của cô và ghi rõ số tương ứng; Góc khám phá thì giáo viên yêu cầu trẻ vẽ, cắt, sưu tầm các loại hoa, quả có cùng đặc điểm dán vào các bộ phận sưu tập, các mảng tường cô để trống có các yêu cầu cụ thể. Đối với trẻ mẫu giáo bé tôi gợi ý để giáo viên trang trí các hình ảnh hoa, quả có số lượng sao cho có thể sử dụng làm trò chơi học tập khi học Toán: “ Hãy tìm xung quanh lớp nhóm hoa có số lượng ít hơn 3”; Với Nhà trẻ cô yêu cầu: “tìm cho cô chum quả có màu đỏ, Tìm cho Cô Bông hoa có màu vàng,”. Ngoài ra tôi còn yêu cầu giáo viên sưu tầm các bài tập nhằm phát kích thích tư duy của trẻ phát triển.
Ví dụ: với chủ đề “Động vật” giáo viên chuẩn bị tranh vẽ các con vật và nơi sống, sinh sản,thức ăn yêu thích, yêu cầu trẻ nối con vật với nơi sống , sinnh sản và thức ăn yêu thích của con vật, hoặc yêu cầu trẻ chia nhóm số lượng các con vật tương ứng với số lượng cho sẵn và tô màu con vật.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường hoạt động giáo dục trong và ngoài lớp học phải thật sự sinh động, hấp dẫn trẻ, lôi cuốn trẻ vào nội dung các hoạt động có trong chủ đề. Điều này đòi hỏi giáo viên phải có tư duy để có lựa chọn ý tưởng hình ảnh, bố cụ trang trí trong tất cả các mảng góc, các vị trí không gian trong và ngoài lớp, để làm sao đạt được mục tiêu thu hút trẻ tích cực tham gia. 
Thực hiện nội dung này, tôi đã chỉ đạo giáo viên khai thác tìm hiểu trên mạng để có được vốn ý tưởng về hình ảnh, cách bố trí sắp xếp. Từ đó lựa chon và sáng tạo để áp dụng vào xây dựng tại nhóm lớp. Chỉ đạo giáo viên lựa chọn các đồ dùng đồ chơi , các nguyên liệu cho trẻ trải nghiệm có giá trị phục vụ cho các hoạt động trong các chủ đề.
*Chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường hoạt động giáo dục đảm bảo có sự thay đổ thường xuyên theo chủ đề và có tính liên kết các chủ đề và trẻ được trải nghiệm tối đa với môi trường.
 Tôi đã chỉ đạo giáo viên tận dụng lợi thế sẵn có, khai thác tài nguyên mạng, lựa chọn các thông tin, nguyên liệu sắn có để xây dựng môi trường theo chủ đề. Nhưng để đảm bào thay đổi môi trường theo chủ đề thường xuyên làm mới môi trường và cho trẻ được trải nghiệm. Yêu cầu giáo viên phải biết tận dụng các mảng trang trí, đồ dùng đồ chơi, nguyên liệu, phế liệu, của chủ đề trước. Sau đó sắp xếp, trang trí lại theo nội dung chủ đề mới, bảo đảm tính liên kết, dẫn dắt để trẻ phát huy trí tưởng tượng 
Giáo viên căn cứ vào mục tiêu giáo dục của từng chủ đề, đồng thời tận dụng tối đa môi trường không gian xung quanh lớp học, khai thác các thiết bị, đồ dùng sẵn có, bổ sung thêm thiết bị, đồ dùng tự làm. 
Giáo viên quan tâm tổ chức cho trẻ cùng cô làm các đồ dùng đồ chơi, trang trí môi trường, thông qua đó cô tâm dụng cơ hội để cung cấp kiến thức kỹ năng cho trẻ.
Cô trò lớp Mẫu giáo 5 tuổi Trường MN Nga Thủy cùng nhau xây MT học tập
Kết quả: Khi tổ chức thực hiện biện pháp này tôi nhận thấy đa số giáo viên đã nhận thức được tầm quan trọng của của việc lập kế hoạch trang trí lớp theo chủ đề và thực hện tốt các kế hoạch đã đề ra. Các mảng tường của lớp được trang trí các hình ảnh vừa đảm bảo tính thẩm mỹ (đẹp, hấp dẫn trẻ), vừa đảm bảo các yêu cầu giáo dục (có thể sử dụng các mảng trang trí làm phương tiện dạy học), trẻ rất thích được tham gia các hoạt động cùng cô trang trí môi trường lớp học.
2.3.3. Giải pháp phối hợp chỉ đạo trực tiếp giáo viên thực hiện xây dựng môi trường giáo lấy trẻ làm trung tâm. 
 Trường mầm non là môi trường thuận lợi để hình thành các kỹ năng xã hội cho trẻ: Đảm bảo môi trường giao tiếp thân thiện, hòa đồng, ấm cúng, cởi mở giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ, giữa trẻ với môi trường xung quanh. Quan hệ giữa cô và trẻ, người lớn với trẻ phải thể hiện tình cảm yêu thương, thái độ tôn trọng, tin tưởng trẻ, tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ những suy nghĩ, tâm tư nguyện vọng của mình. Tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp và thể hiện sự quan 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_xay_dung_moi_truong_giao_duc_n.doc