SKKN Một số giải pháp chỉ đạo việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường ở trường Mầm non Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường ở trường Mầm non Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa

Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa được xem là nguồn sức mạnh nội tại vô cùng quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của mỗi Quốc gia và hẹp hơn là mỗi tổ chức. Nhà trường với vai trò và sứ mệnh đặc biệt của mình vừa là nơi truyền thụ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, vừa là nơi sản sinh, nuôi dưỡng các giá trị văn hóa, góp phần vào tiến trình phát triển văn hóa nói chung. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường và vai trò của người lãnh đạo trong quản lý văn hóa nhà trường cần được đặc biệt quan tâm.

Văn hoá nhà trường không phải là một khái niệm mới của ngành Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình phát triển, văn hoá nhà trường biểu hiện ngay trong mọi phương diện quản lý và trong các hoạt động dạy học cũng như trong mọi hành vi ứng xử. Những năm gần đây, khái niệm văn hóa nhà trường đã được đề cập ngày một nhiều trong các diễn đàn cũng như các hội thảo về giáo dục. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng văn hóa nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, đến chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Và hiện nay văn hóa nhà trường đã được các nhà nghiên cứu giáo dục coi là một yếu tố cơ bản của cơ chế phát triển đối với từng nhà trường cũng như của toàn hệ thống các trường học nói chung, nó làm nền tảng và định hướng cho sự phát triển và tiến bộ các nhà trường, và là một động lực quan trọng để thực hiện việc đổi mới quản lý giáo dục trong từng nhà trường.

Bên cạnh đó, xây dựng văn hoá nhà trường sẽ góp phần tích cực trong việc thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Đối với giáo viên, xây dựng văn hoá nhà trường tạo ra một không khí thoải mái cho họ trình bày ý tưởng, chia sẻ kiến thức và hình thành kỹ năng mới. Xây dựng văn hoá nhà trường sẽ tạo ra một hình ảnh thân thiện của giáo viên trước trẻ, tạo ra một bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, tạo động lực để giáo viên quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Đối với học sinh, các nhà nghiên cứu cho rằng: Nhà trường văn hoá sẽ tạo ra được môi trường sinh hoạt, học tập, vui chơi có lợi nhất cho trẻ em. Đồng thời tạo ra môi trường thân thiện, tích cực, năng động cho trẻ sinh hoạt, vui chơi, học tập. Khuyến khích trẻ học tập và tìm hiểu, tích cực tham gia các chương trình với cộng đồng, liên tục trải nghiệm và tích cực, chủ động tương tác với giáo viên. Văn hóa nhà trường chấp nhận tất cả sự khác nhau của học sinh, trẻ được thừa nhận, được tôn trọng và thấy mình tự tin, thân thiện giữa các bạn và cô giáo.

 

doc 24 trang thuychi01 40821
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường ở trường Mầm non Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
MỤC LỤC
1
1. MỞ ĐẦU.
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
3
1.3. Đối tượng nghiên cứu
3
1.4. Phương pháp nghiên cứu
3
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
5
2.2.1.Thuận lợi
5
2.2.2. Khó khăn
5
2.2.3. Kết quả thực trạng
6
2.3. Các giải pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
6
2.3.1. Xác định rõ vai trò lãnh đạo của Hiệu trưởng và công tác quản lý nhà trường của Ban giám hiệu trong việc xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường
6
2.3.2. Xác định giá trị cốt lõi và duy trì giá trị cốt lõi của trường Mầm non Quảng Thành
9
2.3.3. Xây dựng kế hoạch môi trường văn hóa trong nhà trường.
10
2.3.4. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mỗi giáo viên, nhân viên trong việc xây dựng và phát triển VHNT.
11
2.3.5. Tập trung Bồi dưỡng chuyên đề, kỹ năng sư phạm, khả năng vận dụng chuyên đề “nói chuẩn, viết chuẩn tiếng phổ thông” cho đội ngũ giáo viên.
12
2.3.6. Xây dựng thói quen “đọc sách” cho trẻ.
13
2.3.7. Xây dựng môi trường lành mạnh, thân thiện, an toàn đối với trẻ.
13
2.3.8. Tạo được niềm tin và các mối quan hệ chặt chẽ với Cha mẹ phụ huynh học sinh.
16
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
17
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
19
3.1. Kết luận
19
3.2. Kiến nghị
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
21
DANH MỤC
22
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, văn hóa được xem là nguồn sức mạnh nội tại vô cùng quan trọng, quyết định sự phát triển bền vững của mỗi Quốc gia và hẹp hơn là mỗi tổ chức. Nhà trường với vai trò và sứ mệnh đặc biệt của mình vừa là nơi truyền thụ, bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, vừa là nơi sản sinh, nuôi dưỡng các giá trị văn hóa, góp phần vào tiến trình phát triển văn hóa nói chung. Chính vì vậy, vấn đề xây dựng văn hóa nhà trường và vai trò của người lãnh đạo trong quản lý văn hóa nhà trường cần được đặc biệt quan tâm.
Văn hoá nhà trường không phải là một khái niệm mới của ngành Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình phát triển, văn hoá nhà trường biểu hiện ngay trong mọi phương diện quản lý và trong các hoạt động dạy học cũng như trong mọi hành vi ứng xử. Những năm gần đây, khái niệm văn hóa nhà trường đã được đề cập ngày một nhiều trong các diễn đàn cũng như các hội thảo về giáo dục. Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng văn hóa nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, đến chất lượng giáo dục và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Và hiện nay văn hóa nhà trường đã được các nhà nghiên cứu giáo dục coi là một yếu tố cơ bản của cơ chế phát triển đối với từng nhà trường cũng như của toàn hệ thống các trường học nói chung, nó làm nền tảng và định hướng cho sự phát triển và tiến bộ các nhà trường, và là một động lực quan trọng để thực hiện việc đổi mới quản lý giáo dục trong từng nhà trường.
Bên cạnh đó, xây dựng văn hoá nhà trường sẽ góp phần tích cực trong việc thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.  Đối với giáo viên, xây dựng văn hoá nhà trường tạo ra một không khí thoải mái cho họ trình bày ý tưởng, chia sẻ kiến thức và hình thành kỹ năng mới. Xây dựng văn hoá nhà trường sẽ tạo ra một hình ảnh thân thiện của giáo viên trước trẻ, tạo ra một bầu không khí cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau, tạo động lực để giáo viên quan tâm cải tiến nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Đối với học sinh, các nhà nghiên cứu cho rằng: Nhà trường văn hoá sẽ tạo ra được môi trường sinh hoạt, học tập, vui chơi có lợi nhất cho trẻ em. Đồng thời tạo ra môi trường thân thiện, tích cực, năng động cho trẻ sinh hoạt, vui chơi, học tập. Khuyến khích trẻ học tập và tìm hiểu, tích cực tham gia các chương trình với cộng đồng, liên tục trải nghiệm và tích cực, chủ động tương tác với giáo viên. Văn hóa nhà trường chấp nhận tất cả sự khác nhau của học sinh, trẻ được thừa nhận, được tôn trọng và thấy mình tự tin, thân thiện giữa các bạn và cô giáo.
  Đối với cán bộ quản lý nhà trường , xây dựng văn hóa nhà trường giúp các nhà trường tạo ra các dấu ấn riêng, để hình ảnh nhà trường này không lẫn lộn hình ảnh nhà trường kia tạo ra một sự cạnh tranh lành mạnh. Đây là một xu hướng mới.“Văn hoá nhà trường” khác với “cơ quan đơn vị văn hoá” chỗ nào? Xây dựng văn hoá nhà trường trên tiêu chí nào, giá trị nào là cốt lõi? Làm thế nào để xây dựng văn hoá nhà trường mang tính bền vững? 
Thực tế hiện nay cho thấy văn hóa nhà trường đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi mặt trái của nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó một số bộ phận cán bộ giáo viên, nhân viên chưa hiểu sâu sắc về văn hóa nhà trường và giá trị cốt lõi của một nhà trường. 
Đứng trước thực tế đó, bản thân là một cán bộ quản lí, người đứng đầu đơn vị tôi luôn trăn trở để tìm ra những biện pháp có hiệu quả giúp nhà trường ngày càng phát triển bền vững, là địa chỉ tin cậy cho cha mẹ học sinh và trẻ. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường ở trường Mầm non Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nuôi dưỡng bầu không khí dân chủ, cởi mở, hợp tác, chia sẻ, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau trong tập thể nhà trường. Giúp cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhận thức rõ giá trị cốt lõi của nhà trường, công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào các hoạt động, coi trọng con người, không ngừng sáng tạo và đổi mới trong các hoạt động quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Cán bộ, giáo viên, nhân viên trường mầm non Quảng Thành trong công tác xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường ở trường Mầm non Quảng Thành, thành phố Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến văn hóa nhà trường, giáo dục mầm non; các văn bản, kế hoạch chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành;
- Phân tích và tổng hợp nguồn tài liệu đã thu thập được như: quản lý văn hóa nhà trường; các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp đàm thoại, trò chuyện với cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và trẻ;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: vận dụng các văn bản, các tài liệu chuyên đề vào thực tế;
- Phương pháp quan sát, điều tra: phỏng vấn cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh;
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: khảo sát phiếu điều tra trắc nghiệm cho cán bộ, giáo viên, nhân viên để tổng hợp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của thế hệ hôm nay và mai sau. 
Trong một tổ chức nói chung cũng như một nhà trường nói riêng, văn hóa luôn tồn tại trong mọi hoạt động tổ chức đó. Vấn đề là con người có ý thức được sự tồn tại của nó để quản lý và sử dụng sức mạnh của nó hay không. Bản thân văn hóa rất đa dạng và phức tạp. Do đó, khi có những tiếp cận nghiên cứu khác nhau sẽ dẫn đến có nhiều quan niệm về văn hóa, nhưng tựu chung lại, các nhà nghiên cứu đều có một nghĩa chung căn bản: Văn hóa là sự giáo hóa, vun trồng nhân cách con người, làm cho con người và cuộc sống con người trở nên tốt đẹp hơn. Với cách tiếp cận cơ bản như vậy, tôi xin được đưa ra cách nhìn, quan điểm về văn hóa nhà trường như sau: Văn hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của nhà trường đó. Căn cứ theo hình thức biểu hiện thì văn hóa nhà trường gồm phần nổi có thể nhìn thấy như: không gian cảnh quan nhà trường, lôgô, khẩu hiệu, hành vi giao tiếp... và phần chìm không quan sát được như: niềm tin, cảm xúc, thái độ...
 Về góc độ tổ chức, văn hóa nhà trường được coi như một mẫu thức cơ bản, tạo ra một môi trường quản lý ổn định, giúp cho Nhà trường thích nghi với môi trường bên ngoài, tạo ra sự hoà hợp môi trường bên trong. Một tổ chức có nền văn hóa mạnh sẽ hội tụ được cái tốt, cái đẹp cho xã hội. Văn hóa nhà trường sẽ giúp cho Nhà trường thực sự trở thành một trung tâm văn hóa giáo dục, là nơi hội tụ sức mạnh của trí tuệ và lòng nhân ái trong xã hội, góp phần quan trọng tạo nên sản phẩm giáo dục toàn diện.
Đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, văn hóa nhà trường thúc đẩy sự sáng tạo cá nhân, tạo nên tình thương yêu chân thành giữa các thành viên và đảm bảo cho sự hợp tác vì mục tiêu chung. Giáo viên là người trực tiếp tham gia hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Và hơn ai hết, chính nhân cách của giáo viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới nhân cách trẻ. Vì vậy, chúng ta rất cần những cô giáo ngoài kiến thức chuyên môn, phải hiểu biết rộng về cuộc sống, có kiến thức sâu sắc về văn hóa xã hội.
Đối với học sinh, văn hóa tạo nên giá trị đạo đức và có vai trò điều chỉnh hành vi. Khi được giáo dục trong một môi trường văn hóa và thấm nhuần hệ giá trị văn hóa, không những hình thành được những hành vi chuẩn mực cho học sinh mà quan trọng hơn là ẩn chứa trong tiềm thức của học sinh có niềm tin sâu sắc vào những điều tốt đẹp, từ đó, khao khát cuộc sống hướng thiện và sống có lý tưởng. Đồng thời, văn hóa nhà trường còn giúp học sinh có khả năng thích nghi với xã hội. Một con người có văn hóa thì trong con người đó luôn hội tụ đầy đủ những giá trị đạo đức căn bản, đó là đức tính khiêm tốn, lễ độ, thương yêu con người, sống có trách nhiệm với bản thân và xã hội... 
Trong mỗi nhà trường, văn hóa tồn tại một cách tự nhiên, khách quan. Do vậy, nhà trường nào cũng có văn hóa của riêng mình, chỉ có điều bản chất của thứ văn hóa đó là gì? các giá trị của nó ra sao? Văn hóa đó được hình thành tự phát hay là kết quả của cả một quá trình xây dựng có chủ đích rõ ràng của quản lý nhà trường cũng như sự thống nhất của tập thể sư phạm? Còn nữa, nhà trường đó có ý thức rõ những điểm mạnh để phát huy và điểm chưa mạnh để khắc phục hay không? 
Đặc biệt đối với học sinh mầm non, cách dạy trẻ tiếp cận và thấm nhuần tư tưởng về văn hoá phải bắt đầu từ đâu? Hình thành như thế nào để trẻ cảm nhận và hiểu được? Từ đó bước đầu trẻ có những biểu hiện tích cực trong hành động, lời nói, việc làm của trẻ.
Vì vậy, phát triển văn hóa nhà trường không phải chuyện ngày một ngày hai mà cần có những kế hoạch lâu dài và bước đi phù hợp với thực tiễn.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
2.2.1 Thuận lợi:
Trường Mầm non Quảng Thành là một trường nằm ở phía Đông Nam thành phố. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục. Đồng thời được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, nhân dân địa phương, đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh đến nay nhà trường đã có đủ phòng cho trẻ học tập và hoạt động, mua sắm được tương đối đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho công tác dạy và học như bàn ghế, biểu bảng, ti vi, đồ dùng đồ chơi,..theo hướng chuẩn Quốc gia. Các cháu đến trường được học theo chương trình giáo dục Mầm non đúng độ tuổi ở tất cả các nhóm lớp. Ban giám hiệu năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có trình độ từ chuẩn và trên chuẩn trở lên, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi, chịu khó kiên trì trong công tác, tích cực học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. Luôn phát huy cao độ tính đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong tập thể. Được nhân dân và phụ huynh tin yêu. Bên cạnh đó nhà trường luôn phối hợp tốt với công đoàn để chăm lo, quan tâm đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên là người địa phương nên hiểu biết rất rõ phong tục, tập quán, truyền thống, văn hóa địa phương thuận lợi trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường cũng như quá trình làm công tác tham mưu, tuyên truyền tới các bậc phụ huynh học sinh.
2.2.2. Khó khăn:
Trường Mầm non Quảng Thành gồm có 3 điểm trường, 1 khu chính và 2 khu lẻ do vậy rất khó khăn trong công tác quản lý cũng như xây dựng văn hoá nhà trường một cách đồng bộ hóa.
Nhận thức của cán bộ, giáo viên, nhân viên về việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường không đồng đều.
Một số giáo viên còn nói tiếng địa phương, vì vậy ảnh hưởng đến việc dạy trẻ phát triển ngôn ngữ chuẩn tiếng phổ thông.
Nhận thức của trẻ không đồng đều, ý thức tổ chức kỷ luật chưa tốt, chưa tích cực hoạt động. Nhiều trẻ đến lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế.
Một số phụ huynh còn chưa thông cảm, hiểu và ủng hộ cho nghề giáo viên mầm non.
Một số giáo viên còn lúng túng, mất tự tin khi giao tiếp với phụ huynh.
2.2.3.Kết quả thực trạng:	
 Trong quá trình quản lý nhà trường, tôi đưa ra một số bài thi trắc nghiệm cho giáo viên, nhân viên về những hiểu biết của mình đối với một số nội dung liên quan đến việc xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường và có kết quả như sau:
NỘI DUNG KHẢO SÁT
KẾT QUẢ KHẢO SÁT
Số GV KS
Mức độ
T
%
K
%
TB
%
Có hiểu biết về giá trị cốt lõi của nhà trường
40
12
30
16
40
12
30
Có ý thức xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường
40
26
65
10
25
4
10
Viết chuẩn, nói chuẩn tiếng phổ thông
40
20
50
12
30
8
20
Khả năng giao tiếp tự tin
40
22
55
14
35
4
10
Từ kết quả thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và đưa ra một số các giải pháp.
 2.3. Các giải pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Sau một thời gian thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số giải pháp, nội dung cụ thể như sau:
2.3.1. Xác định rõ vai trò lãnh đạo của Hiệu trưởng và công tác quản lý nhà trường của Ban giám hiệu trong việc xây dựng và phát triển văn hoá nhà trường:
Vai trò lãnh đạo của Hiệu trưởng:
Văn hóa nhà trường nhằm giúp Hiệu trưởng định hình thành công các giá trị văn hóa cốt lõi, từ đó phát huy tiềm năng nguồn lực, xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
Trước hết, hiệu trưởng luôn phải là người lãnh đạo gương mẫu, luôn là tấm gương mẫu mực cho giáo viên, nhân viên và học sinh noi theo. Hiệu trưởng hình thành văn hoá nhà trường thông qua rất nhiều các hoạt động tương tác hàng ngày với cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, học sinh và cộng đồng. Hiệu trưởng luôn phải chú ý đến nhu cầu của giáo viên và nhu cầu của phụ huynh học sinh xem họ có những nguyện vọng, mong muốn gì trong thực tế. Và cách phản ứng, ứng xử đối với các biến động xảy ra trong nhà trường cũng rất quan trọng. Điều này yêu cầu sự bình tĩnh, tự tin, quyết đoán, thông minh, có kinh nghiệm và khả năng phản xạ của Hiệu trưởng trong mọi tình huống.
Hiệu trưởng luôn phải tạo phong cách lãnh đạo dân chủ, tăng cường đối thoại, “luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu” nguyện vọng, tâm tư của mỗi giáo viên, nhân viên trong đơn vị. Gương mẫu, đi đầu mọi việc, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm và cùng tham gia các hoạt động, các phong trào chung trong nhà trường. Hiệu trưởng xác lập cơ chế đánh giá, thi đua khen thưởng đúng người, đúng việc. Sau mỗi đợt phát động phong trào thi đua có nhận xét, đánh giá, động viên, khen thưởng kịp thời để phát huy tinh thần thi đua, khả năng sáng tạo trong mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cũng như các đoàn thể, tập thể các nhóm lớp. 
Bản thân tôi luôn tăng cường dự giờ, thăm lớp, trao đổi chuyên môn với giáo viên về cách chăm sóc và giáo dục trẻ. Tăng cường kiểm tra các hoạt động một ngày của các nhóm lớp, đặc biệt là công tác trao đổi, tuyên truyền với phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ để trao đổi, góp ý với giáo viên thực hiện hiệu quả hơn trong công tác tuyên truyền, vận động, trao đổi phụ huynh mọi lúc mọi nơi, để giáo viên thiết lập được uy tín và vị thế trong lòng phụ huynh, học sinh.
Hiệu trưởng là người luôn giữ vai trò dẫn dắt (bằng các định hướng, chiến lược, mục tiêu), thể hiện được uy tín của mình trước tập thể để cho mọi người thấy, hiểu và cảm nhận được. Hiệu trưởng luôn thể hiện chuẩn mực cương vị của một người đứng đầu đơn vị, đầy nhiệt tâm, luôn trách nhiệm và có lòng bao dung, yêu thương, độ lượng với mọi người. Hơn nữa, Hiệu trưởng luôn cần phải tự tin, tăng cường đối thoại để biết lắng nghe, chia sẻ cùng mọi người, để kịp thời nắm bắt được những thay đổi, biến cố xảy ra trong nhà trường ở bất kỳ tình huống nào.
Khả năng biết lắng nghe của Hiệu trưởng có ảnh hưởng tới việc nuôi dưỡng bầu không khí tâm lý cởi mở, tin cậy, tôn trọng lẫn nhau trong nhà trường. Hiểu được vấn đề này, bản thân tôi luôn chú trọng đến việc xây dựng bầu không khí dân chủ để mọi người luôn đoàn kết, hợp tác, chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau. Bởi khi bản thân mỗi cá nhân trong đơn vị được tôn trọng, được coi trọng và có cơ hội thể hiện thì họ sẽ phát triển được khả năng của mình.
Ngay từ đầu năm học, tôi đã nghiên cứu, căn cứ vào năng lực thực tế của từng người để phân công nhiệm vụ cụ thể cho mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên, sắp xếp hợp lý và giáo viên trên nhóm lớp, các bộ phận có thể hỗ trợ lẫn nhau (người già và trẻ, người có chuyên môn vững kèm người có chuyên môn còn non, người có con nhỏ sẽ đứng lớp cùng với thanh niên hoặc con đã lớn). 
Bản thân là một Hiệu trưởng trẻ tôi luôn mong muốn ngoài tinh thần xây dựng và phát triển văn hóa nhà trường, mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên thấy rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân của mình trong đó. Để có một tập thể tốt thì mỗi cá nhân trước tiên phải là người gương mẫu, luôn có ý thức tự vươn lên.
Vai trò quản lý nhà trường của Ban giám hiệu:
Ban giám hiệu phải là những người cán bộ quản lý gương mẫu: Gương mẫu về tác phong làm việc; gương mẫu về tinh thần học tập, phát huy trí tuệ, thế mạnh của mình; gương mẫu về khả năng giao tiếp mọi lúc mọi nơi; gương mẫu thực hiện, đi đầu trong các phong trào; gương mẫu trong cách ăn mặcđể từ đó giáo viên, nhân viên trong nhà trường phải tự nhìn nhận bản thân và “chỉnh huấn” lại mình, tạo nên nền tảng, phát huy cái “hồn” văn hoá mới trong nhà trường. 
Bên cạnh đó cần phải minh bạch trong quản lý: Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định cơ chế tự chủ trong đơn vị sự nghiệp công lập. Cùng với nghị định này, quyền hạn của Hiệu trưởng được tăng lên nhưng đồng thời đòi hỏi Hiệu trưởng phải minh bạch trong quản lý bao gồm minh bạch về tài chính, minh bạch về thi đua khen thưởng, minh bạch về quy chế chi tiêu nội bộ, minh bạch về mục tiêu chiến lược, quy hoạch cán bộ... Trong quản lý tài chính phải luôn tạo cho cán bộ tin tưởng bằng sự khách quan, công khai, minh bạch, có sự giám sát của ban thanh tra nhân dân.
Trong quản lý nhân sự phải luôn công tâm, khách quan, phân công công việc cụ thể, đúng người đúng việc, đúng năng lực; cổ vũ, động viên họ nỗ lực hoàn thành công việc và công nhận sự thành công của mỗi cán bộ giáo viên, nhân viên một cách công khai, kịp thời. Minh bạch trong quản lý tạo ra một tập thể tích cực, làm mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên đều biết rõ công việc mình phải làm, hiểu rõ trách nhiệm, luôn có ý thức chia sẻ trách nhiệm, tích cực tham gia vào việc ra quyết định dạy và học.
Ban giám hiệu kịp thời giải quyết những mẫu thuẫn nội bộ (nếu có):Giải quyết mẫu thuẫn nội bộ phải dựa trên pháp chế, tránh đổ lỗi và buộc tội lẫn nhau. Nếu có vấn đề bất thường xảy ra hay mâu thuẫn nội bộ, Hiệu trưởng phối hợp với ban thanh tra nhân dân giải quyết vụ việc ngay khi mới phát sinh, tránh để lâu sinh ra tiêu cực mới. Giải quyết mẫu thuẫn kịp thời đồng nghĩa với một tập thể đoàn kết. Và tập thể giáo viên, nhân viên có niềm tin vào Ban giám hiệu nhà trường.
Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá: “Kiểm tra là một trong bốn chức năng quản lý. Kiểm tra là chức năng thứ tư nhưng lại có vai trò khởi đầu, định hướng cho quá trình quản lý; là cơ sở huy động tối đa các nguồn lực; là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện các m

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_viec_xay_dung_va_phat_trien_va.doc