SKKN Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với tình hình thực tế ở Trường mầm non Xuân Chinh, Huyện Thường Xuân

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với tình hình thực tế ở Trường mầm non Xuân Chinh, Huyện Thường Xuân

Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, chất lượng chăm sóc giáo dục nói riêng. Đây là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non cần rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng một trong những yếu tố quan trọng đối với tổ chức hoạt động giáo dục “Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”

Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Quan điểm này được định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động cho trẻ trong trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các giáo viên truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách thụ động mà các giáo viên tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu trình độ, khả năng của từng trẻ trên lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Trong quá trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo sự hứng thú nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng.

Chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục là phát triển toàn diện khả năng cho trẻ, hình thành cho trẻ những khái niệm ban đầu về nhân cách con người. Trong đó có nhu cầu vui chơi hay còn gọi là hoạt động trải nghiệm cũng là một phần quan trọng và được phân bổ như hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động trên giúp trẻ luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt so sánh .nhằm giúp trẻ khắc sâu những kiến thức, trẻ hiểu thêm nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.

 

doc 24 trang thuychi01 7544
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với tình hình thực tế ở Trường mầm non Xuân Chinh, Huyện Thường Xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
TT
Nội dung
Trang
1
1.Mở đầu
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
3
7
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
8
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng SKKN
4
9
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
7
10
2.4. Hiệu quả của SKKN đối với hoạt động dạy học
14
11
3. Kết luận và kiến nghị
18
12
3.1. Kết luận
18
13
3.2. Kiến nghị
19
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Trong những năm gần đây, Bộ giáo dục và đào tạo luôn chú trọng việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung, chất lượng chăm sóc giáo dục nói riêng. Đây là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu. Để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non cần rất nhiều yếu tố khác nhau, nhưng một trong những yếu tố quan trọng đối với tổ chức hoạt động giáo dục “Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”
Lấy trẻ làm trung tâm trong trường mầm non là một điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Quan điểm này được định hướng cho giáo viên mầm non trong việc xây dựng, sử dụng hiệu quả môi trường giáo dục, lập kế hoạch giáo dục và tổ chức hoạt động cho trẻ trong trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là việc các giáo viên truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách thụ động mà các giáo viên tạo ra các điều kiện, các cơ hội để mọi đứa trẻ được chủ động sáng tạo, tích cực hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức và kinh nghiệm. Để đạt được điều này, các giáo viên cần nắm được hứng thú, nhu cầu trình độ, khả năng của từng trẻ trên lớp, trên cơ sở đó lựa chọn được nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân trẻ. Trong quá trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cần đảm bảo sự hứng thú nhu cầu, kỹ năng, thế mạnh của mỗi trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng.
Chúng ta đều biết rằng mục tiêu chung của giáo dục là phát triển toàn diện khả năng cho trẻ, hình thành cho trẻ những khái niệm ban đầu về nhân cách con người. Trong đó có nhu cầu vui chơi hay còn gọi là hoạt động trải nghiệm cũng là một phần quan trọng và được phân bổ như hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ hoạt động trên giúp trẻ luyện trí nhớ, tính quan sát, kỹ năng phân biệt so sánh.nhằm giúp trẻ khắc sâu những kiến thức, trẻ hiểu thêm nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện. 
Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ.
Thể hiện các mục tiêu cụ thể rõ ràng phản ánh được kết quả mong đợi đáp ứng với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình giáo dục mầm non 
Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề xây dựng Trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương. Ở giờ chơi và mọi lúc mọi nơi, cho nên việc tạo môi trường học tập giúp trẻ có nhiều cơ hội trải nghiệm và hoạt động tích cực là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kiến thức kỹ năng của trẻ được củng cố và bổ sung. Để đạt được như vậy đòi hỏi mỗi giáo viên phải cố gắng nỗ lực hết mình, tích cực sáng tạo trong việc xây dựng và trang trí môi trường trong và ngoài lớp theo hướng “Lấy trẻ làm trung tâm”, chỉ giúp trẻ phát triển toàn diện và những kỹ năng cần thiêt cho trẻ. Từ thực trạng trên bản thân tôi luôn suy nghĩ, tìm ra những biện pháp hướng dẫn, chỉ đạo giáo viên xây dựng môi trường lớp học thân thiện, giúp trẻ học tập tích cực, nhằm phát hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non góp phần nâng cao chất lượng của nhà trường.
Ngày nay Trường mầm non đang thực hiện đổi mới phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ với quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Điều này ý nghĩa muốn đạt được mục tiêu chương trình giáo dục trẻ mầm non cần giúp cho mẹ hiểu và thực hiện tốt việc chăm sóc giáo dục trẻ tại gia đình trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Vì vậy việc xây dựng mội trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đối với tôi là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đạo tạo thế hệ trẻ Việt nam phát triển một cách toàn diện. Quá trình xây dựng môi trường giáo dục sẽ thu hút được sự tham gia của phụ huynh và sự đóng góp của cộng đồng xã hội để thỏa mãn mong đợi của họ đối với sự phát triển của trẻ.
Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số giải pháp chỉ đạo thực hiện chuyên đề xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” phù hợp với tình hình thực tế ở Trường mầm non Xuân Chinh, Huyện Thường Xuân”.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra nguyên nhân trẻ nhút nhát, lười không chịu tham gia hoạt động, tìm tòi, khám phá, trải nghiệm.
Đưa một số giải pháp bồi dưỡng giáo viên xây dựng môi trường học tập giúp trẻ giúp trẻ hoạt động tích cực.
Giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường nâng cao nhận thức và năng lực về quản lý, tổ chức, chăm sóc, giáo dục, thực hiện chương trình giáo dục mầm non theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhóm, lớp và địa phương.
Tạo cho trẻ cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ.
Tạo thương hiệu và lòng tin của phụ huynh đối với nhà trường.
Huy động sự tham gia của nhà trường, gia đình và xã hội, tạo sự thống nhất cùng quan tâm xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ trong trường mầm non góp phần thực hiện hiệu quả chuyên đề “Xây dụng môi trường lấy trẻ làm trung tâm”
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Giáo viên, học sinh và phu huynh trong trường mầm non Xuân Chinh, Thường Xuân, Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp điều tra khảo sát thực tiễn xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của Trường mầm non Xuân Chinh.
Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp kiểm tra, đánh giá
 Phương pháp thống kê
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Môi trường là yếu tố góp phần tích cực trong hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ. Trong lớp học không thể thiếu những mảng trang trí, những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ thì giáo viên cần tạo môi trường lớp học có những sắc màu sinh động, đồ dùng đa dạng bát mắt. Môi trường có không gian, cách sắp xếp phù hợp, thuận tiện, gần gũi quen thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương, luôn thay đổi để tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ.
Các góc chính được duy trì thường xuyên. Vì vậy chúng ta cần bố trí, sắp xếp các góc phải được linh hoạt để có thể di chuyển tạo không gian cho trẻ hoạt động. Môi trường trong trường mầm non bao gồm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, không gian phục vụ cho việc tổ chức các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ. Môi trường vật chất tạo cho trẻ những cơ hội tốt để thỏa mãn nhu cầu hoạt động và phát triển toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức, xã hội, thỏa mãn nhu cầu nhận thức. 
Môi trường giáo dục có ảnh hưởng rất lớn đến sự thành công trong học tập của trẻ, là môi trường hoạt động mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên và là môi trường giáo dục dựa vào nhu cầu, hứng thú và khả năng của trẻ như: 
- Môi trường trong lớp học:
Sắp xếp thuận tiện khi sử dụng; Phong phú các góc hoạt động; học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau, tận dụng nguyên liệu sẵn có ở địa phươg, có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động, kích thích trẻ tư duy, chủ động, tích cực như: Tìm tòi khám phá trải nghiệm, thực hành sáng tạo, hợp tác trò chuyện và chia sẻ ý tưởng.
- Môi trường ngoài lớp học:
Thiết kế môi trường thiên nhiên, vườn rau của bé, trông hoa cây cảnh
Thiết kế môi trường tự tạo: Khu vui chơi dân gian, Vườn cổ tích
Môi trường hoạt động tích cực còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết có tính phấn khởi, vui mừng khi tạo ra sản phẩm do chính sức lao động của mình, giúp trẻ phát triển óc thẩm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp. Trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt đẹp cho sức khỏe.
Để thực hiện tốt các mục tiêu của ngành, nhiệm vụ trọng tâm của Phòng Giáo dục chúng ta phải tiến hành các nhiệm vụ giáo dục trẻ mầm non theo hướng “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Tạo điều kiện cho trẻ tự do tìm tòi khám phá theo ý tưởng riêng của trẻ mà không bị gò bó bởi sự áp đặt của cô giáo. Để có được môi trường học tập đáp ứng nhu cầu của thời kỳ Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa, đòi hỏi bản thân mỗi cán bộ, giáo viên phải có những hiểu biết khi xây dựng môi trường giáo dục cho trẻ không những đa dạng, phong phú về hình thức, nội dung mà còn phải an toàn, thân thiện đối với trẻ. Đây là mục tiêu đầu tiên để cho trẻ được phát triển toàn diện đặc biệt là phát triển kỹ năng sống cho trẻ. Trên thực tế có một số giáo viên chưa dành thời gian hợp lý cho các hoạt động, chưa đi sâu vào nghiên cứu tìm ra cách trang trí, xây dụng môi trường giáo dục theo hướng mở nên hiệu quả chưa cao.
Là Phó hiệu trưởng được phân công phụ trách chuyên môn tôi nhận thức đầy đủ và sâu sắc tầm quan trọng của việc đề ra giải pháp giúp đội ngũ giáo viên biết lựa chọn những hoạt động, nội dung bài tập phong phú đa dạng và an toàn tuyệt đối cho trẻ để trẻ có nhiều cơ hội hoạt động và trải nghiệm.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Trường mầm non Xuân Chinh là trường mầm non công lập xã vùng cao của huyện Thường Xuân. Với bề dày truyền thống hiếu học nên chất lượng dạy và học ngày được nâng cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, trong những năm qua nhà trường đã luôn nỗ lực không ngừng nghỉ, khắc phục mọi khó khăn nỗ lực hết mình và vươn lên, chất lượng chăm sóc giáo dục không ngừng được nâng cao thực tế đã được các cấp, các ngành ghi nhận. Và vinh dự hơn là trường vừa được công nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1 năm học 2018 - 2019.
Trong các nội dung giáo dục tại trường mầm non thì giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được xây dựng xuyên suốt nó chi phối gần như toàn bộ các hoạt động chăm sóc giáo dục tại trường mầm non, có ảnh hưởng rất lớn đến phát triển của trẻ được nhà trường đặc biệt quan tâm.
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ của cac cấp Lãnh đạo ban ngành đặc biệt là các đồng chí lãnh đạo huyện, phòng giáo dục đào tạo huyện nhà. Đồng chí Hiệu trưởng nhà trường định hướng tạo điều kiện đầu tư trang bị về cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp.
Sự quan tâm trực tiếp của chuyên môn bậc học mầm non đã tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia học hỏi đúc rút kinh nghiệm từ các giờ thực hành trong các đợt học chuyên đề.
Ban lãnh đạo xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể và quan tâm chú trọng đến việc Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm.
	Đội ngũ giáo viên có tâm huyết với nghề, tận tuỵ với công việc, 100% giáo viên đứng lớp có trình độ chuẩn trở lên và được hưởng lương theo chế độ vùng 135, đời sống tương đối ổn định. 
	Tỷ lệ trẻ huy động trẻ đến trường đạt 100% đối với độ tuổi mẫu giáo.
+ Các bậc phụ huynh đồng tình ủng hộ trong công tác xã hị hóa giáo dục và công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
+ Cung cấp nguyên vật liệu, phế thải để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động của trẻ.
* Khó khăn:
- Về môi trường giáo dục:
+ Khuôn viên trường lớp còn chặt hẹp, đồ dùng, đồ chơi, nguyên vật liệu thiên nhiên, cây cảnh, hoa lá còn hạn chế.
+ Đồ dùng, đồ chơi mang tính dân gian phù hợp với miền núi còn khiêm tốn.
+ Cây bóng mát, cây cảnh, cây rau...số lượng còn ít, chưa đa dạng phong phú chủng loại, chưa có sự thay đổi theo mùa, chưa được quan tâm chăm sóc và phân loại để trẻ hoạt động.
- Về phía giáo viên:
+ Trình độ chuyên môn của giáo viên không đồng đều, một số giáo viên do học chuyển đổi nên việc nắm bắt về tâm sinh lí lứa tuổi, nội dung, mục tiêu chương trình chưa rõ ràng, chưa đầy đủ, hồ sơ, giờ dạy chưa có nhiều đổi mới, sáng tạo, chưa chú ý nhiều đến việc xây dựng kế hoạch, xây dựng môi trường theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, nguồn tài liệu để thực hiện chương trình giáo dục mầm non còn thiếu, khả năng tin học của một số giáo viên còn nhiều hạn chế ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng kế hoạch chủ đề, kế hoạch tuần, kế hoạch ngày, các kế hoạch còn chung chung.
+ Số giáo viên trẻ đang trong độ tuổi sinh đẻ, nuôi con nhỏ nhiều, chưa có nhiều thời gian đầu tư cho công tác giảng dạy
+ Nhiều giáo viên khi tổ chức hoạt động đang còn áp đặt trẻ, chưa khơi dậy được tính tò mò, khám phá của trẻ, chưa chú trọng đến phương pháp dạy học theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
+ Chưa biết cách tuyên truyền trong xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm.
+ Giáo viên còn thụ động trong việc tổ chức các hoạt động trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
- Về phía trẻ:
Trẻ chưa thực sự hứng thú vào hoạt động của cô đưa ra do môi trường tiếp xúc trải nghiệm còn đơn điệu, chưa thực sự phong phú nên gây nhàm chán cho trẻ.
Các kiến thức kỹ năng trong các hoạt động thực hành, trải nghiệm với môi trường.
Trẻ chưa chủ động sáng tạo trong các hoạt động xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm.
-Về phía phụ huynh:
- Hầu hết phụ huynh sống chủ yếu là nông nghiệp, lo làm ăn kinh tế nên chưa chú trọng quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ và chưa phối hợp với giáo viên.
+ Phụ huynh chưa hiểu được tầm quan trọng của việc Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm, chưa thực sự chú trọng đến việc cho trẻ thực hành, trải nghiệm với môi trường để phát huy hết khả năng của trẻ.
+ Bảng khảo sát giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến:
Tên tiêu chí khảo sát
Số lượng giáo viên
Mức độ đạt được
Tốt
Tỉ lệ (%)
Khá
Tỉ lệ (%)
TB
Tỉ lệ (%)
CĐ
Tỉ lệ (%)
Đổi mới hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và đánh giá sự phát triển của trẻ theo quan điểm láy trẻ làm trung tâm
23
6
26
11
48
6
26
0
Sáng tạo trong việc thiết lập môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phù hợp vói chủ đề
23
5
22
10
44
7
34
0
Tổ chưc hướng dẫn khai thác và sử dụng môi trường có hiệu quả
23
7
34
10
44
5
2
0
Tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ hết khả năng của riêng mình.
23
6
26
9
40
7
 34
0
Bảng khảo sát mức độ của trẻ trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
TT
Tiêu chí khảo sát
Tổng số trẻ được khảo sát
Mức độ đạt được
Đạt
Chưa đạt
Tốt
Khá
TB
1
Trẻ hứng thú tích cực tham gia
211
78
(40%)
56
(26.5%)
45
(21.3%)
32
(15%)
2
Trẻ chủ động tham gia các hoạt động học tập, vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
211
75
(35%)
62
(30%)
46
(22%)
28 (13%)
3
Thể hiện mối quan hệ thân thiện với cô giáo, và các bạn và môi trường xung quanh.
211
83 (39%)
62 
(30%)
38 (18%)
28
(13%)
Nhìn vào bảng khảo sát cho ta thấy việc xây dụng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mới chỉ thể hiện ở bề rộng, chưa có chiều sâu. Việc bố trí sắp xếp các góc, đồ dùng, đồ chơi trong lớp chưa khoa học, góc động chưa bố trí xa góc tĩnh, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi lộn xộn, đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn. Giáo viên chưa có sự đổi mới, chưa sáng tạo trong việc tổ chức, xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
* Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch lấy trẻ làm trung tâm
Để thực hiện việc “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát huy tích cực chủ động, sáng tạo của cô và trẻ, đạt kết quả tốt thì tôi lập kế hoạch để xây dựng môi trường không bị trùng lặp các nội dung, nắm được các hoạt động cần làm theo từng tháng, có tinh thần chu đáo hơn. 
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học của nhà trường, căn cứ kế hoạch chuyên môn vào hoạt động, vào thình hình thực tế ở địa phương, của từng lớp, của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch “Xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” chỉ đạo như sau:
Đối với nhà trường:
Xây dựng kế hoạch chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016 - 2020, kế hoạch năm 2018 - 2019, phù hợp với điều kiện của địa phương, nhà trường. Triển khai thực hiện kế hoạch đến từng giáo viên của đơn vị. 
Chỉ đạo các giáo viên xây dựng kế hoạch, thực hiện chuyên đề ở các nhóm, lớp mình phụ trách. 
Chỉ đạo giáo viên lập kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ (Kế hoạch năm, tháng, tuần) phù hợp với tình hình đặc điểm nhóm, lớp mình phụ trách, phù hợp với sự phát triển của trẻ theo Chương trình Giáo dục mầm non. 
Chọn các nhóm, lớp để xây dựng điểm thực hiện chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. 
Đẩy mạnh công tác tham mưu và xã hội hóa giáo dục để huy động nguồn lực cho việc thực hiện chuyên đề (Xây dựng bếp ăn 1 chiều đảm bảo theo yêu cầu, làm dàn mát trước sân 02 phòng học mới, xây dựng khu vui chơi phát triển vận động, có trên 5 loại đồ chơi ngoài trời cho mỗi khu vực), đầu tư thêm cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi để xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, đảm bảo phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ .
Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch năm, tháng tuần phù hợp với tình hình thực tế của nhóm lớp mình phụ trách. Chuẩn bị tốt các điều kiện đồ dùng đồ chơi, vật liệu, các góc chơi phù hợp với từng chủ đề, nhằm đáp ứng nhu cầu hứng thú chơi của trẻ. Chú trọng xây dựng môi trường trong ngoài lớp học đảm bảo an toàn thân thiện đối với trẻ, môi trường phải đảm bảo phục vụ tốt các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Trong tổ chức hướng dẫn trẻ chơi, phải thể hiện sự tôn trọng trẻ, tạo cơ hội cho mọi trẻ được học tập và thành công, học qua chơi 
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tầm quan trọng của chuyên đề về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, kế hoạch thực hiện, tới các bậc cha mẹ và cộng đồng về kế hoạch thực hiện chuyên đề giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm để có sự phối hợp, hổ trợ kinh phí để xây dựng môi trường, mua sắm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi đủ theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT nhằm đảm bảo trong quá 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_thuc_hien_chuyen_de_xay_dung_t.doc