SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Quảng Cát

SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Quảng Cát

Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong trường mầm non. Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, làm quen với đọc và viết mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm. đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh huyền ảo, rực rỡ màu sắc của xã hội loài người. Vì vậy trẻ nói năng mạch lạc, được làm quen với chữ viết tiếng việt được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào lớp một là một yêu cầu trọng tâm của sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non.

 Ngôn ngữ nghệ thuật trong trường mầm non chính là các tác phẩm văn học. Các tác phẩm văn học chứa đựng nhiều yếu tố cảm xúc, trữ tình. Tác phẩm văn học tác động mạnh đến đời sống tình cảm, tâm lý của trẻ. Mặt khác ngôn ngữ của tác phẩm văn học mượt mà, giàu giá trị tạo hình, biểu cảm, có vần điệu, dễ nhớ, dễ thuộc khiến trẻ rất thích thú. Tác phẩm văn học mở ra trước mắt trẻ cả một thế giới bao la, kỳ thú, muôn màu muôn sắc. Kích thích trí tưởng tượng và thoả mãn lòng ham hiểu biết của trẻ về thiên nhiên sinh động hấp dẫn. Các nhân vật và thế giới tình cảm của họ khiến trẻ biết xúc động, xuất hiện những cảm xúc nhân hậu, yêu cái đẹp và ghét những cái xấu xa, bất công tàn ác. Đó là những nền tảng đầu tiên để hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy việc làm quen với tác phẩm văn học để phát triển ngôn ngữ nghệ thuật và hình thành nhân cách cho trẻ trong trường mầm non là việc làm quan trọng. Đối với trẻ Mẫu giáo quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức - Thẩm mỹ - Ngôn ngữ - Tình cảm xã hội.

 

doc 18 trang thuychi01 8291
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Quảng Cát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 1. Mở đầu.
1.1. Lý do chọn đề tài.
Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất trong trường mầm non. Hoạt động này không những nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển các năng lực ngôn ngữ như nghe, nói, làm quen với đọc và viết mà còn giúp trẻ phát triển khả năng tư duy, nhận thức, tình cảm... đó là chiếc cầu nối giúp trẻ bước vào thế giới lung linh huyền ảo, rực rỡ màu sắc của xã hội loài người. Vì vậy trẻ nói năng mạch lạc, được làm quen với chữ viết tiếng việt được chuẩn bị sẵn sàng để bước vào lớp một là một yêu cầu trọng tâm của sự phát triển ngôn ngữ cho trẻ trong trường mầm non. 
 Ngôn ngữ nghệ thuật trong trường mầm non chính là các tác phẩm văn học. Các tác phẩm văn học chứa đựng nhiều yếu tố cảm xúc, trữ tình. Tác phẩm văn học tác động mạnh đến đời sống tình cảm, tâm lý của trẻ. Mặt khác ngôn ngữ của tác phẩm văn học mượt mà, giàu giá trị tạo hình, biểu cảm, có vần điệu, dễ nhớ, dễ thuộc khiến trẻ rất thích thú. Tác phẩm văn học mở ra trước mắt trẻ cả một thế giới bao la, kỳ thú, muôn màu muôn sắc. Kích thích trí tưởng tượng và thoả mãn lòng ham hiểu biết của trẻ về thiên nhiên sinh động hấp dẫn. Các nhân vật và thế giới tình cảm của họ khiến trẻ biết xúc động, xuất hiện những cảm xúc nhân hậu, yêu cái đẹp và ghét những cái xấu xa, bất công tàn ác. Đó là những nền tảng đầu tiên để hình thành nhân cách cho trẻ. Vì vậy việc làm quen với tác phẩm văn học để phát triển ngôn ngữ nghệ thuật và hình thành nhân cách cho trẻ trong trường mầm non là việc làm quan trọng. Đối với trẻ Mẫu giáo quá trình được tiếp xúc với tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức - Thẩm mỹ - Ngôn ngữ - Tình cảm xã hội.
Ở trường Mầm non việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là thực hiện nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Nhưng trong thực tế việc dạy trẻ Mầm non làm quen với tác phẩm văn học mới chỉ dừng lại ở thực hiện đủ chương trình mà  chưa chú ý đến tạo hứng thú để giúp trẻ cảm thụ trọn vẹn các tác phẩm văn học. Giáo viên còn thiếu sự nhạy cảm và linh hoạt trong việc sử dụng biện pháp thủ thuật khi dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Vì vậy giờ học vẫn chưa đạt kết quả cao. Làm thế nào để có thể thực hiện tốt nhiệm vụ trên, là hiệu phó phụ trách chuyên môn tôi xác định đây là mũi nhọn trong công tác chỉ đạo của mình, chỉ đạo giáo viên biết vận dụng sáng tạo các phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong việc tổ chức các hoạt động dạy trẻ. Vì thế những vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, về nội dung và phương pháp, góp phần nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong trường mầm non. Căn cứ vào thực tế của nhà trường việc cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học còn gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức thực hiện, hiệu quả chất lượng giảng dạy. Vậy làm thế nào để trẻ có thể cảm thụ được những tác phẩm văn học một cách hiệu quả nhất, toàn diện nhất và đây cũng chính là lý do tôi chọn đề tài: “Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường mầm non Quảng Cát” để làm đề tài nghiên cứu áp dụng chỉ đạo tại trường Mầm non Quảng Cát.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm non Quảng Cát để hoạt động dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong trường mầm non đạt hiệu quả cao. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Một số giải pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học ở trường Mầm non Quảng Cát - Thành phố Thanh Hóa - Tỉnh Thanh Hóa.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu lý luận.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là làm quen với tác phẩm nghệ thuật. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành học Mầm non đó là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ - giáo dục nghệ thuật. Vậy thế nào là cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học? Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày trong cư xử mang tính người mà nảy sinh ra những hành động cao thượng, tính cách nhân ái vì con người. Những tác phẩm văn học cho trẻ Mầm non có ảnh hưởng lớn đến việc giáo dục, phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những hình tượng tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác phẩm, nhạc điệu của những vần thơ, tính chuẩn xác, biểu cảm của ngôn ngữ được các cháu yêu thích. Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ từ đó trẻ ghi nhớ, hứng thú đọc và kể lại được câu chuyện, bài thơ. Vốn từ ngữ tăng lên, ngôn ngữ của trẻ trở nên phong phú, tích cực. Tình yêu ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ cần được giáo dục ngay từ thời thơ ấu trẻ sẽ mang tình yêu đó đến trường phổ thông và mai sau các cháu sẽ thêm yêu văn học nước nhà. 
 	Bắt nguồn từ những vai trò quan trọng đó mà hoạt động “Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” là một hoạt động không thể tách rời trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là rất quan trọng trong việc thực hiện giáo dục mầm non hiện nay. Trong mỗi tác phẩm văn học đều có yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội, hai yếu tố này luôn đan xen vào nhau, bổ trợ cho nhau để tạo thành tác phẩm hay và độc đáo, với yếu tố tự nhiên thì văn học luôn nói về cỏ cây, hoa lá, và các hiện tượng tự nhiên, ngoài ra văn học còn nói về những gì gần gũi trong môi trường sống của trẻ như: làng xóm, đồng quê, dòng sông. Bên cạnh đó yếu tố xã hội lại đến với trẻ rất đỗi tự nhiên như: tình cảm gia đình, bạn bè, hàng xóm Môi trường xã hội trong văn học rất đỗi đa dạng, có thật những hình ảnh đẹp, những con người hiền lành, tốt bụng, nhưng cũng rất giàu những hình ảnh nhân vật có phép màu siêu nhiên như: Ông bụt, cô tiên, phù thủy Có những con người độc ác như Mụ gì ghẻ, phù thủy Tất cả đều góp phần tạo cho các tác phẩm văn học thêm phần hấp dẫn. Văn học của trẻ thơ không phải cái gì đó quá thực hay quá ảo mà nó là những hình ảnh rất cụ thể trong sáng và rất hồn nhiên. Để giúp trẻ hiểu được cái trong sáng của các tác phẩm cũng như giúp trẻ cảm nhận được những nét đặc sắc của tác phẩm ta phải giúp trẻ nghe, cảm nhận và hiểu được tác phẩm, phát huy suy ngẫm của mình về tác phẩm. Từ đó khuyến khích việc sáng tạo thêm cho tác phẩm, kích tích sự tư duy sáng tạo của trẻ.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
2.2.1. Thuận lợi.
- Được sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của chuyên môn bậc học mầm non đã tạo cơ hội cho cán bộ quản lý, giáo viên được tham gia học hỏi đúc rút kinh nghiệm từ các giờ thực hành ở các trường điểm, các đợt học chuyên đề.
- Trường mầm non Quảng Cát các năm học gần đây luôn nhận được sự quan tâm chia sẻ của các trường bạn. 
 - Nhà trường thường xuyên bổ sung đồ dùng, đồ chơi tương đối đầy đủ phục vụ cho việc dạy và học.
- Ban giám hiệu nhà trường xây dựng kế hoạch chỉ đạo cụ thể và quan tâm chú trọng đến việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen tác phẩm văn học.
 	 - Đội ngũ giáo viên chịu khó học hỏi. Có năng lực, linh hoạt sáng tạo trong thực hiện các hoạt động dạy học.
+ Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh ủng hộ công tác xã hội hóa giáo dục, đầu tư mua sắm đầy đủ đồ dùng cá nhân cho trẻ.
- Cung cấp nguyên vật liệu, phế thải để giáo viên làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động của trẻ.
- Phụ huynh cùng giáo viên chủ nhiệm đã tạo được nhiều buổi sinh hoạt 
cuối chủ đề.
- Năm học 2018 - 2019 trường có 12 nhóm lớp với 430 trẻ. Trong đó: nhóm trẻ có 02 nhóm và 35 trẻ; Mẫu giáo 10 lớp và 395 trẻ. Trẻ đến lớp mạnh dạn, năng động hơn. Thích tham gia các hoạt động do cô và nhà trường tổ chức.
2.2.2. Khó khăn:
 	 - Đa số trẻ là con em nông thôn nên khả năng nói tiếng phổ thông rất khó.
- Trang thiết bị phục vụ cho việc làm quen văn học còn hạn chế như: Trang thiết bị tham gia đóng kịch, sân chơi nghệ thuật cho trẻ chưa có.
 	 - Môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học chưa phong phú đa dạng.
 	- Đa số giáo viên nắm vững nội dung, phương pháp, chương trình dạy song việc vận dụng các phương pháp, thủ thuật vào trong các tiết học để tiết học đạt hiệu quả chưa cao. 
 	 - Phụ huynh sống chủ yếu là nông nghiệp, lo làm ăn kinh tế nên chưa quan tâm đến công tác chăm sóc giáo dục trẻ vì vậy việc phối hợp với giáo viên để dạy trẻ còn hạn chế.
 	- Trẻ phần lớn là con nhà nông thôn nên sự tiếp xúc với môi trường văn học còn hạn chế, chưa có sự say mê hứng thú khi tiếp xúc với các tác phẩm văn học. 
2.2.3. Kết quả khảo sát thực trạng:
Để đánh giá được mức độ truyền đạt kiến thức của giáo viên và kết quả trên trẻ khi thực hiện hoạt động làm quen với tác phẩm văn học. Đầu năm học 2018- 2019 tôi tiến hành khảo sát các hoạt động dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học của tất cả giáo viên và trẻ trong nhà trường kết quả như sau: 
* Về giáo viên
TT
Tiêu chí đánh giá
Tổng số GV khảo sát
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
%
Số lượng
%
1
Thể hiện được nội dung tác phẩm qua giọng đọc, kể tác phẩm.
24
20
83
4
17
2
Biết sử dụng các phương tiện trực quan vào tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
24
19
79,2
5
20,8
3
Biết sử dụng phương pháp dạy học tích cực vào dạy trẻ.
24
17
70,8
7
29,2
	* Vê trẻ
TT
Tiêu chí khảo sát
Tổng số trẻ khảo sát
Kết quả
Đạt
Chưa đạt
Số lượng
%
Số lượng
%
1
Trẻ hứng thú trong giờ hoạt động làm quen với tác phẩm văn học.
430
328
76,3
102
23,7
2
Nhớ tên tác phẩm văn học. Hiểu nội dung tác phẩm văn học được làm quen 
430
328
76,3
102
23,7
3
Biết kể chuyện, đọc thơ. 
430
312
67,4
140
32,6
4
Trẻ mạnh dạn tự tin kể chuyện sáng tạo và đóng kịch về tác phẩm văn học.
430
250
58,1
180
41,9
	Với kết quả trên tôi nhận thấy một số giáo viên trong nhà trường còn hạn chế trong việc vận dụng phương pháp dạy học tích cực vào tổ chức các hoạt động dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học nên. Mặt khác khi thể hiện tác phẩm giọng đọc của cô chưa phù hợp với nội dung của tác phẩm, đồ dùng trực quan chưa đa dạng, sử dụng chưa thật phù hợp trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen tác phẩm văn học. Chính vì thế mà giờ học chưa đạt kết quả, số trẻ chưa đạt yêu cầu còn quá cao.
2.3. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề.
Đứng trước thực trạng đó, là một cán bộ quản lý trường mầm non được sự phân công của Hiệu trưởng chỉ đạo chuyên môn. Đồng thời nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ làm quen tác phẩm văn học có ý nghĩa rất to lớn trong việc hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Để trẻ được phát triển một cách toàn diện thông qua bộ môn văn học tôi đã có một số giải pháp chỉ đạo như sau:
2.3.1. Chỉ đạo giáo viên đọc tác phẩm nghệ thuật và sử dụng phương tiện trực quan trong hoạt động cho trẻ làm quen văn học.
 Đây là điểm mấu chốt để giáo viên có thể truyền đạt những cái hay, cái đẹp trong tác phẩm văn học đến với trẻ. Đọc tác phẩm có nghệ thuật là biện pháp quan trọng của việc nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, qua đọc diễn cảm khơi gợi lên những tâm trạng những mảnh đời, những tính cách khác nhau, thấm nhuần tính nhân văn trong từng nhân vật.
Ngay từ đầu năm học sau khi khảo sát thực tế chất lượng tổ chức các hoạt động dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Tôi chỉ đạo giáo viên phải đọc kỹ tác phẩm, hiểu sâu sắc nội dung tác phẩm, có như thế mới thể hiện được giọng đọc kể phù hợp. Vào đầu các chủ để, sau khi duyệt kế hoạch thực hiện chủ đề cho các nhóm lớp, tôi tổ chức một buổi thảo luận để giáo viên nghiên cứu các tác phẩm văn học sẽ thực hiện trong chủ đề để giáo viên phân tích nội dung tác phẩm, thể hiện giọng đọc tác phẩm. Chọn những giáo viên có giọng đọc, kể hấp dẫn đọc, kể để các giáo viên khác học tập, xây dựng tiết mẫu để tổ chức cho tất cả giáo viên dự và học tập. Họp tổ chuyên môn để nhận xét những mặt mạnh, tồn tại trong việc thể hiện giọng đọc, cách thể hiện tác phẩm trong hướng dẫn trẻ làm quen tác phẩm văn học. Đồng thời giải quyết những khó khăn thắc mắc và giúp giáo viên lựa chọn nội dung các câu chuyện, bài thơ hay hấp dẫn, gần gũi đưa vào các tiết dạy. Hướng dẫn trẻ đọc đúng, không đọc ngọng, đọc diễn cảm, thể hiện rõ ngữ điệu, âm điệu của tác phẩm. Hoạt động này giúp cho trẻ phát triển khả năng ghi nhớ có chủ đích làm tăng thêm khả năng cảm thụ hiểu biết của trẻ về văn học. Dạy trẻ thuộc thơ và đọc diễn cảm hai yêu cầu này phải được tiến hành song song.
Qua đọc kỹ tác phẩm sẽ giúp giáo viên hiểu được nội dung câu chuyện và thuộc truyện, thơ; từ việc thuộc tác phẩm cô giáo mới thể hiện giọng đọc, giọng kể lưu loát, luyến láy. Khi đến những đoạn đối thoại của các nhân vật, cô giáo phải biết sử dụng thủ thuật kể chuyện cho trẻ nghe, sử dụng đúng giọng điệu cơ bản, ngữ điệu ngắt giọng, nhịp điệu, cường độ âm thanh ngôn ngữ để giúp trẻ cảm nhận được tính cách, hành động, tâm trạng của các nhân vật trong truyện. Từ đó biết bộc lộ thái độ, tình cảm của mình trước các nhân vật trong câu chuyện.
Ví dụ: Khi dạy trẻ đọc thơ: “Em yêu nhà em”
Với việc đọc kỹ tác phẩm cô giáo hiểu được nội dung bài thơ đã nói lên tình cảm của em bé đối với gia đình của mình, thể hiện qua từng lời của bài thơ. Từ đó cô giáo sẽ thể hiện giọng đọc như thế nào cho phù hợp để trẻ cảm nhận được ngôi nhà của bạn bé có những gì? Và tình cảm của bạn khi kể về ngôi nhà của mình như thế nào?
	Cùng với việc đọc kỹ tác phẩm văn học để tổ chức một hoạt động làm quen với tác phẩm văn học đạt kết quả thì việc sử dụng phương tiện trực quan vào tổ chức hoạt động làm quen tác phẩm văn học cũng là một việc làm quan trọng. Để tạo được hứng thú cho trẻ vào giờ học, giúp trẻ thực hiện được yêu cầu của hoạt động thì việc sử dụng đồ dùng trực quan như thế nào? vào thời điểm nào phù hợp là rất quan trọng. Hình tượng trực quan rất quan trọng với trẻ, giọng kể kết hợp với hình ảnh trực quan minh họa của giáo viên giúp trẻ cảm nhận được tác phẩm văn học một cách trọn vẹn nhất. Tôi đã chỉ đạo giáo viên khi tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học bắt buộc phải sử dụng đồ dùng trực quan. Tùy vào nội dung của từng tác phẩm văn học để giáo viên lựa chọn đồ dùng trực quan cho phù hợp. Đồ dùng thực hiện trong một giờ dạy phải đa dạng, hấp dẫn trẻ. Tôi tổ chức cho giáo viên hội thảo trao đổi kinh nghiệm việc sử dụng đồ dùng trực quan sao cho hiệu quả. Lựa chọn phương tiện trực quan sao cho phù hợp có tác dụng giáo dục thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm nhận thức của trẻ Mầm non.
Như trong tiết kể chuyện “Ba cô gái” với lần kể một cô sử dụng lời nói kết hợp cử chỉ điệu bộ phù hợp với từng nhân vật trong truyện. Lần kẻ hai cô sử dụng rối tay kể chuyện sẽ đem lại hiệu quả cao cho trẻ bởi các nhân vật, sự di chuyển của các con rối thu hút sự chú ý của trẻ. Với các nhân vật trong truyện là con người nên việc giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan là sân khấu rối sẽ phù hợp, sinh động và giúp trẻ hiểu sâu về nội dung câu truyện. 
	 Để có đủ đồ dùng trực quan đưa vào thực hiện trong các hoạt động dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học. Mỗi tháng trong buổi họp chuyên môn, tôi yêu cầu giáo viên đưa ra những loại đồ dùng sẽ thực hiện trong chủ để để tổ chức các hoạt động làm quen với tác phẩm văn học, những đồ dùng gì giáo viên tự làm, những đồ dùng nào có thể phối hợp với phụ huynh lớp cùng làm, những gì cần hỗ trợ  căn cứ vào những đề nghị của giáo viên tôi xây dựng kế hoạch xin ý kiến chỉ đạo của Hiệu trưởng phát động giáo viên trong toàn trường cùng làm đồ dùng, đồ chơi để phục vụ cho chủ đề và cho hoạt động dạy trẻ làm quen với tác phẩm văn học.
2.3.2. Tạo môi trường văn học.
 	 Trong chương trình giáo dục mầm non trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở các hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ. Tạo cho trẻ sự hứng thú chủ động và tích cực tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình. Trước những vấn đề trên, tôi xác định rõ để những tác phẩm văn học có thể đi vào tâm hồn trẻ thì không chỉ cho trẻ hoạt động tích cực trong giờ học mà còn phải cho trẻ hoạt động tích cực ở giờ chơi và mọi lúc mọi nơi. Cho nên việc tạo môi trường học tập xung quanh lớp cho trẻ là rất cần thiết, nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân nhiều hơn, được tự do khám phá theo ý thích, theo khả năng của mình giúp trẻ phát hiện nhiều điều mới lạ, hấp dẫn trong cuộc sống, các kỹ năng kiến thức của trẻ được củng cố và bổ sung. Chính vì vậy tôi đã chỉ đạo giáo viên tạo môi trường học tập trong lớp cho trẻ hoạt động một cách tích cực, góp phần thực hiện tốt phương pháp đổi mới giáo dục mầm non của nhà trường nói riêng và ngành học nói chung.
 Tạo môi trường cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học trong trường lớp mầm non rất quan trọng. Giáo viên sưu tầm tranh ảnh nội dung truyện giúp trẻ có điều kiện tiếp cận với tác phẩm từ đó trẻ thích đọc sách truyện hơn. 
 Ngay từ đầu năm học nhà trường lên kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề, sau đó huy động nhân lực của các lớp làm tranh chủ đề treo ở góc trao đổi với phụ huynh vừa là tranh giới thiệu chủ đề vừa là tranh tuyên truyền cho cha mẹ trẻ hiểu được về chủ đề con em mình đang học. Từ đó cha mẹ trẻ cung cấp thêm cho trẻ một số nội dung về văn học liên quan đến các chủ đề trẻ đang học, qua đó tạo điều kiện cho trẻ làm quen với văn học có hiệu quả hơn.
Chỉ đạo cho các nhóm lớp cần phối hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh trong nhà trường đóng góp, sưu tầm sách văn học, sách truyện tranh, họa báo, tạp chí, nguyên liệu cho trẻ tự làm sách để xây dựng góc sách truyện. Tại góc sách truyện trẻ được xem tranh, truyện, họa báo Cô giáo đọc cho trẻ nghe và dạy trẻ tri giác tranh truyện, dần dần trẻ có thể tự đọc, đọc thầm theo trí nhớ về nội dung câu chuyện cô đã kể rồi khớp nội dung câu chuyện với tranh.
Tạo ra những bức tranh thơ chữ to, tranh truyện cổ tích, trang trí  góc sách truyện đẹp mắt lôi cuốn  hấp dẫn trẻ từ đó giúp trẻ yêu thích học môn văn học hơn.
Vào những ngày hội, ngày lễ khuyến khích các lớp cho trẻ cùng cô làm các đồ dùng minh họa, trang trí quần áo để đóng kịch, diễn rối v.v
 Trong ngày  “Vui hội trăng rằm” cô cùng trẻ trang trí sân khấu, trang trí đèn ông sao, mũ múa để cho trẻ biểu diễn các tiết mục văn nghệ phục vụ cho buổi biểu diễn. 
 	 Khi đã có đầy đủ cơ sở vật chất đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ nếu giáo viên không có sự sắp xếp tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ tiếp xúc thì hiệu quả của đồ dùng sẽ bị giảm, không có tác dụng, có lúc phản tác dụng và kết quả không cao. Vì trẻ em vốn dĩ rất hiếu động, tò mò, thích được tự mình khám phá những cái mới lạ ở xung quanh.
 	Ngược lại nếu chúng ta biết tận dụng không gian lớp học, biết bố trí sắp xếp phù hợp, đẹp mắt thì hiệu quả tăng lên nhiều lần. Chính vì thế tôi đã đứng ra chỉ đạo trang trí ở một lớp điểm trong trường để làm mẫu cho các lớp khác học tập.
Chỉ đạo giáo viên bố trí góc tuyên truyền phù hợp, đẹp mắt với từng chủ đề, chủ điểm của năm học, phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi giáo viên ở từng lớp để làm cho góc tuyên truyền đa dạng phong phú hơn.
Như chủ đề gia đình thì chọn đồ chơi đồ dùng cho gia đình, tranh về gia đình: Tranh 3 cô gái, Ai đáng khen nhiều hơn, Tích Chu, Tranh anh em, Bà cháu, Các câu chuyện, bài thơ về gia đình.
Ở góc học tập còn có: Thư viện của bé, Họa mi kể chuyện.
 	Tùy vào từng chủ đề đang thực hiện để trang trí theo mạng chủ đề và sắp xếp đồ dùng đồ chơi ở các góc sao cho phù hợp với nội dung chủ đề chủ điểm. Tránh rườm rà gây nhàm chán. Đồ dùng, đồ chơi theo từng chủ đề nhánh phong phú, bắt mắt và hấp dẫn trẻ. Tận dụng những nguyên vật liệu có thể sử dụng làm đồ dùng đồ chơi như sách báo, lịch cũ, ống lon bia, chai nhựa, xốp, vải vụn, cành lá cây khô, quần áo cũ để làm học liệu mở. Dựa vào từng chủ đề để lên kế hoạch làm đồ dùng, đồ chơi một cách cụ thể. Mỗi chủ đề làm một bộ đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi cho trẻ. Tổ chức tập huấn cho giáo viên sử dụng bảo quản các trang thiết bị đồ dùng dạy học. Cụ thể như: Cách sử dụng máy vi tính, ti vi màu, tranh ảnh Tổ chức hội thi làm đồ dùng đồ chơi đạt chất lượng, T

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_nang_cao_chat_luong_cho_tre_la.doc