SKKN Một số giải pháp chỉ đạo hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non Hoằng Xuyên
Đổi mới quản lý Giáo dục đã trở thành chiến lược phát triển đang được Đảng và nhà nước quan tâm. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ mục tiêu: Đối với giáo dục Mầm non giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1.
Theo TT 28/BGD&ĐT Ngày 30 tháng 11 năm 2016 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành sửa đổi, bổ xung một số nội dung chương trình Giáo dục Mầm non. Trong cấu trúc của chương trình, nội dung đầu tiên mà chương trình đề cập đến chính là vấn đề về nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Trong đó đã thể hiện một cách chi tiết, cụ thể các hoạt động như: Tổ chức ăn, tổ chức ngủ, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe. cấp học mầm non đang có những bước chuyển mình lớn, thay đổi cả về hình thức lẫn nội dung chương trình nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển. Muốn thực hiện tốt các nội dung đó, trước hết người cán bộ quản lý phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành và có biện pháp thực hiện hiệu quả.
Trường mầm non Hoằng Xuyên xác định vai trò, nhiệm vụ của việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong nhà trường mầm non là yêu cầu cần thiết. Hàng năm được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Hoằng Hóa, sự quan tâm của các cấp chính quyền và đoàn thể , các bậc cha mẹ trẻ, trường mầm non xã đã làm thay đổi đáng kể chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non. Bản thân là một hiệu phó chịu trách nhiệm quản lý về dinh đưỡng cho trẻ, tôi luôn coi trọng công tác giáo dục, hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhà trường. Để trẻ phát triển cân đối, khoẻ mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chính vì vậy nhiệm vụ cần thiết đặt ra cho nhà quản lý giáo dục Mầm non nói chung và đặc biệt đối với giáo dục Mầm non trong trường mầm non Hoằng Xuyên nói riêng là phải tiếp tục nâng cao hiệu lực công tác quản lý trong trường Mầm non, chú trọng nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp chỉ đạo hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên” làm sáng kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGIỆM TÊN ĐỀ TÀI “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỈ ĐẠO HOẠT ĐỘNG NUÔI DƯỠNG VÀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON HOẰNG XUYÊN” Người thực hiện: Phạm Thị Trúc Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoằng Xuyên SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý Thanh hóa- Năm 2019 MỤC LỤC STT NỘI DUNG Số trang I MỞ ĐẨU. 1 Lý do chọn đề tài 1 2 Mục đích nghiên cứu 1 3 Đối tượng nghiên cứu 2 4 Phương pháp nghiên cứu 2 II NỘI DUNG 1 Cơ sở lý luận 2 2 Thực trạng hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên. 3 3 Một số biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên. 5 3.1 Xây dựng kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên. 5 3.2 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 7 3.3 Tổ chức thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 9 3.4 Chỉ đạo xây dựng góc tuyên truyền và phối hợp các lực lượng xã hội. 12 3.5 Đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên. 14 3.6 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non 15 3.7 Đẩy mạnh hoạt động thi đua, khen thưởng nhằm phát huy trách nhiệm và sự sáng tạo trong công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của đội ngũ giáo viên. 16 3.8 Học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân và ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc 17 4 Kết quả đạt được. 18 III KẾT LUẬN 1 Kết luận 20 2 Kiến nghị 20 I: MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Đổi mới quản lý Giáo dục đã trở thành chiến lược phát triển đang được Đảng và nhà nước quan tâm. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 Nghị quyết về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ mục tiêu: Đối với giáo dục Mầm non giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, hiểu biết, thẩm mỹ, hình thành các yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị tốt cho trẻ bước vào lớp 1. Theo TT 28/BGD&ĐT Ngày 30 tháng 11 năm 2016 Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành sửa đổi, bổ xung một số nội dung chương trình Giáo dục Mầm non. Trong cấu trúc của chương trình, nội dung đầu tiên mà chương trình đề cập đến chính là vấn đề về nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Trong đó đã thể hiện một cách chi tiết, cụ thể các hoạt động như: Tổ chức ăn, tổ chức ngủ, vệ sinh và chăm sóc sức khỏe... cấp học mầm non đang có những bước chuyển mình lớn, thay đổi cả về hình thức lẫn nội dung chương trình nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển. Muốn thực hiện tốt các nội dung đó, trước hết người cán bộ quản lý phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành và có biện pháp thực hiện hiệu quả. Trường mầm non Hoằng Xuyên xác định vai trò, nhiệm vụ của việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong nhà trường mầm non là yêu cầu cần thiết. Hàng năm được sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Hoằng Hóa, sự quan tâm của các cấp chính quyền và đoàn thể , các bậc cha mẹ trẻ, trường mầm non xã đã làm thay đổi đáng kể chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non. Bản thân là một hiệu phó chịu trách nhiệm quản lý về dinh đưỡng cho trẻ, tôi luôn coi trọng công tác giáo dục, hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong nhà trường. Để trẻ phát triển cân đối, khoẻ mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Chính vì vậy nhiệm vụ cần thiết đặt ra cho nhà quản lý giáo dục Mầm non nói chung và đặc biệt đối với giáo dục Mầm non trong trường mầm non Hoằng Xuyên nói riêng là phải tiếp tục nâng cao hiệu lực công tác quản lý trong trường Mầm non, chú trọng nâng cao chất lượng quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Đó là lý do tôi lựa chọn đề tài “ Một số giải pháp chỉ đạo hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên” làm sáng kiến kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên. 2. Mục đích nghiên cứu Từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn đề xuất biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên. 3. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu tài liệu, phân tích, khái quát hoá, so sánh, tổng hợp các thông tin có liên quan đến nội dung nghiên cứu. 4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát các hoạt động giáo dục có liên quan đến nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên; Phương pháp tổng kết kinh nghiệm nhằm phân tích hiện trạng và xác định các biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên. 4.3. Phương pháp sử dụng các phép toán học: Sử dụng các phép toán học trong việc phân tích và xử lý các số liệu điều tra nhằm định hướng các kết quả nghiên cứu. II: NỘI DUNG 1. Cơ sở lí luận: Trong chương trình Giáo dục Mầm non song song với công tác giáo dục thì công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ là nhiệm vụ quan trọng của các cơ sở Giáo dục Mầm non. Như Bác Hồ kính yêu đã căn dặn. “Vì lợi ích mười năm trồng cây Vì lợi ích trăm năm tròng người” Chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những tháng năm đầu tiên là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành những người tương lai của đất nước. Mục tiêu của Giáo dục Mầm non là giúp trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. Để trẻ phát triển cân đối, khoẻ mạnh ngay từ những năm tháng đầu đời cần phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Đối với các bậc cha mẹ, niềm mong mỏi lớn nhất là con mình được phát triển khoẻ mạnh và thông minh, đó chính là niềm vui, niềm hạnh phúc giúp các bậc làm cha mẹ vượt qua được những khó khăn trong cuộc sống. Hiểu được những điều trăn trở lo âu đó song song với việc nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, trường mầm non luôn quan tâm trú trọng hàng đầu đến hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe nhằm đảm bảo cho trẻ có một cuộc sống khoẻ mạnh về tinh thần và thể chất. Như vậy, nói đến nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ thực chất là nói đến 3 lĩnh vực: Dinh dưỡng, sức khoẻ và giáo dục. Ba lĩnh vực này có tác động và ảnh hưởng qua lại, tạo nên một tác động tổng thể đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trong 3 lĩnh vực đó thì dinh dưỡng và sức khoẻ giữ vai trò quan trọng nhất. Công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non được thực hiện theo nội dung, mục tiêu, nguyên tắc tổ chức và có những yêu cầu cần đạt cụ thể với từng độ tuổi. Việc nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe trẻ được tiến hành thông qua các hoạt động theo quy định của chương trình giáo dục mầm non bao gồm: chăm sóc dinh dưỡng; chăm sóc giấc ngủ; chăm sóc vệ sinh; chăm sóc sức khỏe và an toàn. Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non là giai đoạn tăng trưởng thể chất rất mạnh mẽ, đặc biệt não bộ, hệ thần kinh của trẻ phát triển vượt trội, nó quyết định quan trọng trong toàn bộ sự phát triển chung của con người. Hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ được thực hiện trên những nguyên tắc đó là: Nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ căn cứ vào đặc điểm sức khoẻ, dinh dưỡng, tính cách của từng trẻ, từng nhóm, từng lứa tuổi. Chế độ ăn chất lượng, phương pháp, hợp lý kết hợp với việc tạo không khí bữa ăn vui vẻ, vệ sinh là điều kiện để mỗi trẻ khoẻ mạnh, khôn lớn. Từ giấc ngủ, bữa ăn đến việc tổ chức hoạt động học tập, vui chơi của, trẻ đều liên quan trực tiếp đến sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần của bé. Như vậy, khâu nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe thực ra không tách rời khâu giáo dục. Nó đòi hỏi bản thân mỗi giáo viên trong trường mầm non phải có năng lực toàn diện và lòng yêu trẻ để có khả năng điều hoà các nhu cầu của trẻ. Lập danh sách theo dõi cân nặng, chiều cao, tình hình sức khoẻ của trẻ hàng tháng theo biểu đồ tăng trưởng. Có kiểm tra đánh giá hàng tháng, lên phương án tác động hợp lý đối với trẻ cần chăm sóc đặc biệt (trẻ ốm, trẻ mới đi học, trẻ hấp thụ kém...). Giao nhiệm vụ, chỉ tiêu cụ thể cho giáo viên, nhân viên bếp. 2. Thực trạng hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên. 2.1. Ưu điểm. Trường mầm non Hoằng Xuyên có tổng số 17 cán bộ giáo viên, nhân viên, luôn nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ, các cô giáo đã vượt qua khó khăn để bám trường, bám lớp, 100% cán bộ giáo viên, nhân viên đều đạt trình độ chuẩn, trong đó có 76,4 đạt trình độ trên chuẩn. Đảm bảo phân công số lượng giáo viên, nhân viên đúng chuyên môn được đào tạo và được phân công hợp lý, ổn định trong cả năm học. Tất cả cán bộ giáo viên đều có chuyên môn vững vàng. Luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ trong các năm học. Năm học 2018-2019 được sự quan tâm chỉ đạo của phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, đặc biệt là sự quan tâm của lãnh đạo địa phương và sự ủng hộ đồng tình cao của phụ huynh học sinh đã tạo mọi điều kiện về nguồn nhân lực, vật lực và tài lực để phát triển toàn diện cho nhà trường. Bản thân đã xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo tình hình thực tế của địa phương và thực hiện theo kế hoạch. Tôi đã tham mưu với hiệu trưởng và kết hợp với tổ trưởng chuyên môn xây dựng thực đơn và tính khẩu phần cho trẻ theo chuyên đề hướng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo. Hàng năm nhà trường tổ chức ký kết hợp đồng thực phẩm và giao nhận thực phẩm hàng ngày với các hộ kinh doanh. Cân chia thực phẩm đúng định lượng khẩu phần ăn cho trẻ. Trẻ có nề nếp ăn, ngủ, vệ sinh. Theo dõi sức khỏe trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Bả thân tham mưu với hiệu trưởng kết hợp đấu mói với trạm y tế, trung tâm y tế để khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ giáo viên, nhân viên và trẻ. Hàng năm được chi cục VSATTP thường xuyên kiểm tra, có báo trước công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của trường Mầm non. Bản thân tôi thường xuyên kiểm tra hồ sơ, sổ sách công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ, quan tâm đến việc nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục nói chung đặc biệt quan tâm đến hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe nói riêng. Vào đầu năm học tôi đã xây dựng các kế hoạch chiến lược phát triển thông qua việc phân tích thực trạng giáo dục trẻ Mầm non trên địa bàn xã. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn. Giáo viên đạt giáo viên dạy giỏi các cấp cũng là mặt mạnh trong việc nâng cao chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Công tác xã hội hóa giáo dục ngày càng khẳng định hiệu quả với sự quan tâm của các cấp chính quyền, đoàn thể, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội. 2.2. Hạn chế. Bản thân tôi đã xây dựng được kế hoạch phát triển công tác quản lý chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ . Song kiến thức cũng còn hạn chế nên việc tổ chức thực hiện và kiểm tra đánh giá cũng còn gặp một số khó khăn do phải chia nhỏ theo độ tuổi. Giáo viên, nhân viên: Do một bộ phận giáo viên còn khá trẻ nên kinh nghiệm nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe trẻ còn hạn chế. Đội ngũ nhân viên nấu ăn chủ yếu hợp đồng trường, qua đào tạo sơ cấp 3 tháng để lấy chứng chỉ làm việc, áp lực công việc nặng nề, làm việc 10-11 giờ trong một ngày cường độ lao động cao, lương thì thấp (ở mức lương tối thiểu là 3.000.000 đ/tháng/ngày). Nên cũng có phần ảnh hưởng đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong nhà trường. Từ những thực trạng trên tôi đã khảo sát chất lượng đầu năm học 2018-2019 như sau. Nội dung Nhà trẻ Mẫu giáo Khối 3 tuổi Khối 4 tuổi Khối 5 tuổi Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Tổng số nhóm lớp 1 2 2 2 Tổng số học sinh 25 50 66 57 1. Số trẻ được theo dõi biểu đồ cân nặng, chiều cao 25 100 50 100 66 100 57 100 1.1. Số trẻ được cân 25 100 50 100 66 100 57 100 - Số trẻ phát triển bình thường (-2 đến 2) 23 92 47 94 62 94 54 95 - Sổ trẻ SDD thể nhẹ cân (-2 trở xuống) 2 8 3 6 4 6 3 5 Nội dung Nhà trẻ Mẫu giáo Khối 3 tuổi Khối 4 tuổi Khối 5 tuổi Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ - Số trẻ có nguy cơ béo phì (kênh +2) 0 0 0 0 0 0 0 0 1.2. Số trẻ được đo chiều cao 25 100 50 100 66 100 57 100 - Số trẻ PTBT (từ -2 đến 2) 24 96 47 94 62 94 55 96 - Sổ trẻ SDD thể thấp còi (từ -2 trở xuống) 1 4 3 6 4 6 2 4 2. Số trẻ được khám sức khỏe 25 100 50 100 66 100 57 100 - Trẻ sức khỏe bình thường 23 92 46 92 60 91 52 91 - Trẻ bị bệnh 2 8 4 8 6 9 5 9 - Số trẻ được tiêm chủng 25 100 50 100 66 100 57 100 3. Tổ chức nuôi dưỡng 25 100 50 100 66 100 57 100 - Số nhóm lớp được tổ chức ăn cho trẻ 1 100 2 100 2 100 2 100 - Số trẻ được ăn ở trường 25 100 50 100 66 100 57 100 - Mức tiền ăn cho trẻ/ngày (đồng) 15.000 15.000 15.000 15.000 - Số bếp ăn 1 - Số bếp được cấp giấy chứng nhận Bếp đảm bảo an toàn thực phẩm 1 3. Một số giải pháp chỉ hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên huyện Hoằng Hóa. Trên cơ sở lý luận về quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non. Thực trạng quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên, bản thân đã áp dụng một số biện pháp quản lý hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên như sau: 3.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở trường Mầm non Hoằng Xuyên. Việc lập kế hoạch là hành động đầu tiên của bản thân tôi là phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng, bởi vì kế hoạch là công cụ quản lý, là phương pháp quản lý, là con đường để đạt được mục tiêu quản lý. Việc lập kế hoạch hay hoạch định là chức năng quản lý đầu tiên có vai trò quan trọng, xác định phương hướng hoạt động và phát triển của tổ chức, của hoạt động đồng thời xác định kết quả cần đạt được trong tương lai. Tôi hướng dẫn các nhóm, lớp lập kế hoạch và duyệt tại văn phòng hội đồng nhà trường. Những nội dung của kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe thể hiện rõ ràng, cụ thể: Phân tích thực trạng hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của trẻ ở từng lớp. Xây dựng kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ đảm bảo tính khả thi và phù hợp với điều kiện địa phương. Triển khai thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe đã xây dựng sao cho chất lượng nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe có hiệu quả. Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thường xuyên và đột xuất với lịch trình cụ thể từng tuần, tháng, năm học. Rà soát các qui định của ngành học, các thông tư về công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ ở các trường Mầm non. Đánh giá thành tích đạt được và những nhược điểm từ năm trước đó để xác định mục tiêu cho năm học tới; rà soát điều kiện thực tế của trường và có kế hoạch điều chỉnh cho phù hợp. Tôi trực tiếp khảo sát tình hình giáo viên, nhân viên, học sinh và yếu tố tài lực, vật lực trong nhà trường trước khi bắt đầu năm học mới. Sau khi tuyển sinh các lứa tuổi Mầm non, dựa vào hồ sơ và những thông tin lấy được từ phía học sinh và bước đầu phân loại học sinh, sắp xếp học sinh theo đúng lứa tuổi, theo Điều lệ trường mầm non. Định hướng thực hiện kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe với từng độ tuổi, từng nhóm, lớp nhằm đảm bảo kế hoạch được xây dựng có tính khả thi, đúng theo chỉ đạo của nghành và phù hợp với đặc thù từng độ tuổi, từng nhóm, lớp. Triển khai các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của nhà trường theo các văn bản chỉ thị của Đảng, Nhà nước, ngành học và điều kiện thực tế của trường; Tránh tình trạng tổ chức các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe không theo chỉ đạo của các cấp. Bản thân chỉ đạo phân công đội ngũ thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo Thông tư 06/2015/TTLT-BGDĐT-BNV. Giáo viên, nhân viên được phân công đúng chuyên môn đào tạo, phân công giáo viên, nhân viên có tính kế thừa, hỗ trợ lẫn nhau trong công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe. Ví dụ: Không phân công hai giáo viên đều có trình độ đạt chuẩn, chưa đạt giáo viên dạy giỏi hoặc có con nhỏ, chưa có gia đình trong 1 lớp; Nhân viên nấu ăn không phân công người có nghiệp vụ thấp đứng ở vị trí số 1 nấu chính; Phân công giáo viên tham gia kiểm tra giao nhận thực phẩm theo ngày để đảm bảo tính minh bạch, khách quan Công tác tham mưu, xây dựng cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa: Trong những buổi sinh hoạt chuyên môn, chuyên đề. Tôi yêu cầu giáo viên các nhóm lớp báo cáo cụ thể những tồn tại, những vướng mắc trong công tác và kết hợp với quá trình duyệt kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho các nhóm, lớp, từ đó đi đến thống nhất. Bản thân phối hợp với Hiệu trưởng tham mưu với phòng Tài chính - Kế hoạch, với lãnh đạo Ủy ban nhân dân xã, với các bậc cha mẹ trẻ mua sắm trang thiết bị nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe phục vụ công tác bán trú cho nhà trường để thuận tiện trong vấn đề đầu tư và đảm bảo tính hiệu quả trong quá trình sử dụng. Chỉ đạo công tác kiểm tra hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của các nhóm,lớp: Đầu năm học bản thân xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá công tác quản lý và thực hiện hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ, tiêu chí phải đảm bảo toàn diện đủ các nội dung hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe được lượng hóa để đánh giá đảm bảo chính xác. Việc kiểm tra đánh giá công tác quản lý và thực hiện hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe phải được tiến hành thường xuyên theo đúng kế hoạch tuần, tháng, năm, kiểm tra dưới mọi hình thức. Nội dung, hình thức kiểm tra được đưa cụ thể vào kế hoạch, qua đó tôi có thể nắm bắt được công tác quản lý, chỉ đạo và thực hiện nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe trẻ của giáo viên, nhân viên và tiến hành thực hiện để điều chỉnh hoạt động kịp thời. Kế hoạch nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe của nhà trường quan tâm đến công tác bồi dưỡng kỹ năng thực hành cho đội ngũ giáo viên, nhân viên tham gia trực tiếp vào hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe, tăng cường bồi dưỡng cho kế toán. Quản lý công tác xây dựng thực đơn, tính khẩu phần ăn cho trẻ và quản lý việc tổ chức thực hiện công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe tại nhà trường. Bản thân khi lập kế hoạch nhất thiết phải bám sát các văn bản chỉ đạo, các quy định, nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong năm học đó và linh hoạt xây dựng kế hoạch phù hợp với tình hình nhà trường, địa phương. 3.2. Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về công tác nuôi dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Nâng cao nhận thức về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để từ đó có ý thức được trách nhiệm cá nhân đối với việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng về công tác
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_chi_dao_hoat_dong_nuoi_duong_va_cham_s.doc