SKKN Một số cách thức tổ chức hoạt động khởi động trong giờ đọc hiểu văn bản ngữ văn, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

SKKN Một số cách thức tổ chức hoạt động khởi động trong giờ đọc hiểu văn bản ngữ văn, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa

Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần XI, đặc biệt là nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục

 Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” . Như vậy, đổi mới phương pháp dạy-học một trong những nội dung căn bản rất được quan tâm. Trong rất nhiều nội dung đổi mới, đổi mới các hoạt động dạy- học có sự khác biệt rõ rệt so với giáo dục truyền thống. Tiến trình tổ chức hoạt động của học sinh trong mỗi bài học cần được thiết kế thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực.

 Bộ môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài đường lối chỉ đạo chung. Kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân cho thấy: muốn học tốt môn văn, bên cạnh rất nhiều phương pháp dạy học thì phương pháp nhằm chuẩn bị tốt tâm thế cho học sinh trước mỗi giờ học là điều vô cùng quan trọng! Tâm thế đó có được hay không đều tùy thuộc vào hoạt động khởi động trước mỗi giờ học. Và để đạt được điều đó thì giáo viên phải lôi cuốn được tất cả học sinh vào hoạt động khởi động này.

 Sự chú ý, ấn tượng, hứng thú, cảm xúc của học sinh đều được tạo lập ngay từ những giây phút đầu tiên.Từ đây sẽ kéo theo thái độ, hành vi học tập của các em trong suốt tiết học. Tuy vậy, ở hầu hết nhà trường các cấp và ở hầu hết giáo viên, hoạt động khởi động chưa thực sự được chú ý đầu tư như một hoạt động nghiêm túc và cần thiết trong quá trình lên lớp. Trong thời gian tìm hiểu người viết cũng chưa tìm được tài liệu nào luận giải hệ thống và đầy đủ về hoạt động này, đồng thời nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động nên đã chọn “Một số cách thức tổ chức hoạt động khởi động trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn , ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu.

 

docx 19 trang thuychi01 41882
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số cách thức tổ chức hoạt động khởi động trong giờ đọc hiểu văn bản ngữ văn, ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHI SƠN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ CÁCH THỨC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG TRONG GIỜ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGỮ VĂN, Ở TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGHI SƠN, TĨNH GIA, THANH HÓA.
 Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu Hiền
 Chức vụ: Giáo viên 
 SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Ngữ Văn
THANH HÓA, NĂM 2018
MỤC LỤC
I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
 Thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng lần XI, đặc biệt là nghị quyết Trung ương số 29-NQ/TW ngày 4 tháng 11 năm 2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đổi mới chương trình sách giáo khoa, giáo dục phổ thông trong phạm vi cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức, thiết bị và đánh giá chất lượng giáo dục
 Nghị quyết số 29-NQ/TW yêu cầu: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” Được tham khảo từ TLTK số [2].
. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy-học một trong những nội dung căn bản rất được quan tâm. Trong rất nhiều nội dung đổi mới, đổi mới các hoạt động dạy- học có sự khác biệt rõ rệt so với giáo dục truyền thống. Tiến trình tổ chức hoạt động của học sinh trong mỗi bài học cần được thiết kế thành các hoạt động học theo tiến trình sư phạm của các phương pháp dạy học tích cực.
 Bộ môn Ngữ văn cũng không nằm ngoài đường lối chỉ đạo chung. Kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân cho thấy: muốn học tốt môn văn, bên cạnh rất nhiều phương pháp dạy học thì phương pháp nhằm chuẩn bị tốt tâm thế cho học sinh trước mỗi giờ học là điều vô cùng quan trọng! Tâm thế đó có được hay không đều tùy thuộc vào hoạt động khởi động trước mỗi giờ học. Và để đạt được điều đó thì giáo viên phải lôi cuốn được tất cả học sinh vào hoạt động khởi động này.
 Sự chú ý, ấn tượng, hứng thú, cảm xúc của học sinh đều được tạo lập ngay từ những giây phút đầu tiên.Từ đây sẽ kéo theo thái độ, hành vi học tập của các em trong suốt tiết học. Tuy vậy, ở hầu hết nhà trường các cấp và ở hầu hết giáo viên, hoạt động khởi động chưa thực sự được chú ý đầu tư như một hoạt động nghiêm túc và cần thiết trong quá trình lên lớp. Trong thời gian tìm hiểu người viết cũng chưa tìm được tài liệu nào luận giải hệ thống và đầy đủ về hoạt động này, đồng thời nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động nên đã chọn “Một số cách thức tổ chức hoạt động khởi động trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn , ở trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu:
 Nghiên cứu và thực hiện việc xây dựng một hoạt động học đó là Hoạt động khởi động trong giờ đọc- hiểu văn bản văn học ở cấp trung học phổ thông. Từ đó người viết đưa ra một số cách thức tổ chức hoạt động khởi động trong giờ đọc hiểu văn bản Ngữ văn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
 Trong khuôn khổ của SKKN, người viết chỉ nghiên cứu và thực hiện việc đổi mới xây dựng, tổ chức Hoạt động khởi động trong giờ đọc-hiểu văn bản văn học ở cấp trung học phổ thông. 
 Các ví dụ minh họa nằm ở chương trình Ngữ văn Trung học phổ thông ban cơ bản của sách giáo khoa hiện hành. 
 Đối tượng khảo sát, điều tra và hướng tới là giáo viên, học sinh THPT trường THCS và THPT Nghi Sơn, Tĩnh Gia, Thanh Hóa” .
4. Phương pháp nghiên cứu
- Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết: 
+ Thu thập thông tin ở sách, báo, tài liệu chuyên môn và mạng internet
+ Phân tích, tổng hợp,hệ thống hóa tri thức
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
+ Quan sát.
+ Khảo sát thực tế.
+ Phát phiếu điều tra. 
+ Thực nghiệm sư phạm.
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận:
 Khác với dạy học định hướng nội dung, dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh là tổ chức cho học sinh hoạt động học. Trong quá trình dạy học, học sinh là chủ thể nhận thức, giáo viên có vai trò kiểm tra, hỗ trợ hoạt động học tập của học sinh một cách hợp lý sao cho học sinh tự chủ chiếm lĩnh, xây dựng tri thức. Quá trình dạy học là quá trình hoạt động của giáo viên và của học sinh trong sự tương tác thống nhất giữa giáo viên, học sinh và tư liệu hoạt động dạy học. 
 Quan niệm giáo dục mới, hoạt động khởi động được hiểu là hoạt động tạo được tình huống, vấn đề học tập nhằm huy động kiến thức, kinh nghiệm hiện có của học sinh và nhu cầu tìm hiểu kiến thức mới liên quan đến tình huống, vấn đề học tập. Người học phải là trung tâm của hoạt động dạy-học nên hoạt động dẫn vào bài cũng được nâng lên, được đánh giá đúng đắn và đầy đủ hơn. Những lời dẫn vào bài đơn giản được đưa thành một hoạt động thúc đẩy tư duy thực sự. Tạo mâu thuẫn và hứng thú ngay khi giờ học bắt đầu là cách thu hút sự chú ý, sự tập trung, bắt não bộ của các em phải vận động, phải tư duy tích cực. Giáo viên cần phải có đầu tư chính đáng về công sức, trí tuệ, thời gian, sự chuẩn bị để thực hiện hoạt động khởi động trên lớp; và để không gây nhàm chán cho học sinh, giáo viên cần tìm tòi, đổi mới, sáng tạo, mở rộng hoạt động. Theo quan điểm sư phạm tương tác, quá trình dạy-học là quá trình tác động đến hệ thần kinh trung ương của con người. Điều quan trọng mỗi hoạt động dạy-học đều phải kích thích được sự hứng thú, sự hưng phấn trong não bộ, như vậy quá trình học tập mới đạt đến hiệu quả. Hoạt động khởi động trong dạy-học cũng cần phải đáp ứng được yêu cầu trên.
 Hoạt động khởi động có vai trò tích cực trong việc kích thích sự phát triển của các giác quan; giảm sự nhàm chán, căng thẳng trong quá trình học tập; dần hình thành sự tự chủ chiếm lĩnh tri thức của học sinh; góp phần hình thành kiến thức, kỹ năng, thái độ,... từ đó xây dựng năng lực và phẩm chất người học sinh.
 Trong cơ chế dạy học mới “giáo viên là nhạc trưởng điều khiển mọi nhạc công sử dụng hài hoà mọi nhạc cụ của mình. Nhạc trưởng không biến thành nhạc công. Học sinh không phải là bình chứa mà là những ngọn lửa. Giáo viên là người thắp sáng lên những ngọn lửa đó”. “Phân tích tác phẩm trong nhà trường phải đi từ học sinh, bằng học sinh và cho học sinh” là như vậy.
 Lý luận dạy học cũng đặt ra việc giáo dục và học tập trên cơ sở độc lập tư duy và độc lập hoạt động của học sinh. Vai trò của giáo viên lúc này là người “điều khiển”, “dẫn dắt” khéo léo để học sinh độc lập suy nghĩ, tìm ra cái mới trên cơ sở những hiểu biết đã có, bằng tư duy logic và sáng tạo. Mỗi vấn đề được giải quyết là học sinh đã tháo gỡ được những thắc mắc, thoả mãn hiểu biết một vấn đề mới nhưng đồng thời lại có khát khao tiếp tục tìm kiếm những chân lý mới, làm phong phú thêm kiến thức của mình. Như vậy, hoạt động khởi động trong giờ đọc –hiểu ngữ văn có vai trò quan trọng trong việc hình thành năng lực và phẩm chất của người học sinh theo nhu cầu mới của xã hội.
2. Thực trạng vấn đề:
 Hoạt động khởi động này được nhận thức là “không thể thiếu” trước mỗi giờ dạy, đặc biệt là dạy đọc - hiểu văn bản văn học. Trải qua hơn 15 năm công tác tôi nhận thấy:
 Nội dung hoạt động thường mang tính chất giới thiệu giản đơn, định hướng giản đơn.Thực chất đây chỉ là lời nói có tính chất “đưa đẩy” để vào bài cho đỡ đường đột, chưa được coi là “khởi động”; lời giới thiệu mới chỉ tạo ra được “địa chỉ” phân biệt bài A với bài B mà chưa tạo ra được vấn đề và hứng thú, không tạo được mâu thuẫn giữa cái đã biết, cái chưa biết và cái muốn biết. Cũng có những giáo viên đầu tư phần dẫn vào bài hơn, thậm chí có người đã làm được rất hay, rất hiệu quả song con số đó chưa nhiều, chưa ổn định trong chính giáo viên đó và chưa đồng đều ở các giáo viên.
 Sự đa dạng hóa các hình thức hoạt động khởi động khá đơn điệu và nghèo nàn. Dễ gặp nhất là lời dẫn trực tiếp, đi thẳng, trực diện vào bài; đầu tư hơn là một vài câu hỏi hay liên hệ từ thực tế, thảo luận; hoạt động tập thể, liên tưởng loại suy cần sự chuẩn bị nhiều hơn nên ít xuất hiện.
 Về nhận thức của giáo viên đối với hoạt động khởi động hầu hết chưa thấu đáo. Đa phần họ coi nhẹ hoạt động này, coi đây là hoạt động phụ trợ, bởi thực tế họ không phải thể hiện trong giáo án và họ chỉ quan tâm đến việc học sinh khắc sâu được những kiến thức gì sau giờ học. Điều quan tâm đó là đúng nhưng chưa đầy đủ.
 Thực trạng trên không xứng tầm với vai trò, ý nghĩa và tác dụng của hoạt động khởi động. Hy vọng vấn đề này cần được cải thiện hơn trong một tương lai gần. Chính vì vậy, người viết muốn tạo được một cái nhìn đầy đủ, hoàn thiện và sâu sắc hơn về hoạt động khởi động trong giờ học nói chung và trong giờ đọc-hiểu văn bản văn chương nói riêng.
3. Khái lược về hoạt động khởi động:
3.1. Yêu cầu hoạt động khởi động:
- Giáo viên hoặc học sinh thực hiện đều phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, có sự đầu tư về trí tuệ, công sức, thời gian.
- Ngắn gọn về thời lượng (2 đến 5 phút)
- Tạo được không khí vui vẻ, thoải mái trong lớp học; tạo sự thân thiện giữa thầy và trò.
- Có tính hấp dẫn, gây được sự sôi nổi, hào hứng, kích thích được sự hứng thú, tò mò hay tâm lý thi đua, thích khen thưởng của học sinh.
- Gợi được vấn đề của bài học.
- Học sinh chỉ có thể phán đoán một phần mà chưa thể dùng tri thức cũ lý giải vấn đề, buộc phải chú ý bài học mới có thể khám phá điều muốn biết. 
3.2. Đặc điểm của hoạt động khởi động:
- Hoạt động khởi động là một hoạt động đầu tiên nằm trong chuỗi hoạt động học theo mô hình trường học mới(VNEN): hoạt động khởi động, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập, hoạt động vận dụng, hoạt động tìm tòi mở rộng Được tham khảo từ TLTK số [1].
. Bởi vậy: hoạt động khởi động chính là hoạt động tạo nền móng, tạo bàn đạp để các hoạt động sau được diễn ra hiệu quả.
 - Nhiệm vụ học tập trong hoạt động khởi động cần đảm bảo học sinh không thể giải quyết trọn vẹn với kiến thức-kỹ năng cũ mà cần phải học thêm kỹ năng, kiến thức mới trong các hoạt động hình thành kiến thức và luyện tập để hoàn thiện.
 	 - Hoạt động khởi động diễn ra nhanh chóng trong một thời gian rất ngắn, thường chỉ tối đa là 5 phút sau khi ổn định tổ chức và trước khi vào bài mới. Nếu lâu hơn sẽ bất lợi.
3.3. Phân loại hoạt động khởi động:
 Có rất nhiều cách phân loại dựa trên những tiêu chí khác nhau:
- Xét về hình thức: có hoạt động động và hoạt động tĩnh. Hoạt động động là những hoạt động thiên về vận động thể chất, các nhóm cơ. Ví dụ các trò chơi trí tuệ kết hợp tay chân, các giác quan: hát, múa, vẽ tranh, ghép tranh, ngâm thơ, kể chuyện,Hoạt động tĩnh thiên về vận động trí não như: thảo luận theo chủ đề, giải ô chữ, hùng biện, phân tích sơ đồ tư duy, câu hỏi nêu vấn đề,
- Xét về đối tượng thực hiện: Hoạt động khởi động có thể được thực hiện bởi giáo viên: lời dẫn gián tiếp, trích dẫn ý kiến hay danh ngôn, câu hỏi gợi vấn đề, liên hệ thực tế,Bên cạnh đó là những hoạt động được thực hiện bởi người học - học sinh: các trò chơi, các phần thi nhỏ,vẽ tranh minh họa,
Sự phân loại trên có tính chất tương đối.Trên thực tế giảng dạy không có hoạt động nào dành riêng biệt cho từng đối tượng. Hoạt động của người dạy và người học có tính chất luân phiên. Giáo viên đưa ra ý tưởng, yêu cầu và học sinh đáp ứng thực hiện, sau đó giáo viện nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề. Chỉ có hoạt động thiên về đối tượng này hơn đối tượng kia.
3.4. Quy trình thiết kế hoạt động khởi động:
- Nghiên cứu kỹ tác phẩm, đặc biệt là tư tưởng cốt lõi của tác giả gửi qua tác phẩm để tìm ra nội dung của hoạt động cho phù hợp.
- Xác định đối tượng thực hiện chủ đạo: giáo viên hay học sinh.
- Xác định hình thức hoạt động: tĩnh hay động
- Xác định các phương tiện hỗ trợ (tranh ảnh, mô hình, máy chiếu, băng đĩa,)
- Nếu do học sinh thực hiện có nhận xét, đánh giá.
 Đối với mỗi kiểu bài, mỗi bài học cụ thể, hoạt động khởi động sẽ khác nhau. Trong giờ đọc-hiểu văn bản Ngữ văn cũng không có khuôn mẫu nào nhất định cho hoạt động khởi động. Không có kiểu khởi động nào là tối ưu nhất, có khi phải khởi động phải lồng ghép nhiều hình thức để hỗ trợ nhau trong cùng một bài dạy. Bí quyết thành công là sự tìm tòi, sáng tạo và đa dạng hóa của giáo viên.
3.5. Mục đích của hoạt động khởi động:
Hoạt động khởi động nhằm hướng tới đích rất phù hợp với lý thuyết của dạy học mới là học sinh tích cực, chủ động chiếm lĩnh tri thức:
- Thu hút sự chú ý ngay từ đầu giờ học, tránh sự mất tập trung, xao nhãng, lộn xộn, mất thời gian.
- Khơi mạch nguồn cảm hứng cho người học; đánh thức năm giác quan. 
- Dẫn dắt học sinh vào “bầu không khí văn chương”. Hoạt động khởi động sẽ là cây cầu đưa người học vào bầu không khí đó.
- Tạo “thử thách”, tạo “tình huống” để học sinh buộc phải bị “vấp” trong tư duy. Từ đó kích thích nhu cầu tò mò, kích thích khả năng chinh phục và khám phá tri thức của các em. Đây là mục đích quan trọng nhất.Tư duy vận động thì tri thức mới có lối vào. Hoạt động khởi động không tạo được tình huống có vấn đề chưa phải là một hoạt động thuyết phục và có tính khoa học
4. Một số cách thức tổ chức hoạt động khởi động:
Đối với mỗi kiểu bài, mỗi bài học cụ thể, hoạt động khởi động sẽ khác nhau. Trong giờ đọc-hiểu văn bản Ngữ văn cũng không có khuôn mẫu nào nhất định cho hoạt động khởi động. Không có kiểu khởi động nào là tối ưu nhất, có khi phải khởi động phải lồng ghép nhiều hình thức để hỗ trợ nhau trong cùng một bài dạy. 
4.1. Khởi động bằng hoạt động “Kể chuyện”:
Những câu chuyện của hoạt động này thường xoay quanh chuyện đời tư, chuyện văn. chuyện nghề, chuyện tác phẩm, của một nhà văn, nhà thơ nào đó. Hoạt động này không đơn thuần là cung cấp những tri thức thú vị ngoài văn bản, ngoài sách giáo khoa mà còn hướng học sinh bắt đầu nhận ra một ngụ ý sâu xa nào đó, liên quan đến tác giả hoặc tác phẩm sẽ học.
 Hình thức này rất dễ gây được sự chú ý, tò mò ngay từ ban đầu. Văn thường gắn liền với đời nên sự đồng điệu xảy ra nhanh chóng. Người giáo viên “lợi dụng” tâm lý này mà dẫn dắt học sinh. Giáo viên nên chọn lọc những vấn đề thú vị, hấp dẫn, mới lạ và nhất định phải làm nảy sinh nhu cầu hiểu biết mới. Để thực hiện buộc giáo viên phải là người đọc nhiều, biết nhiều, hiểu rộng và sâu về từng tác giả và tác phẩm. Hình thức kể chuyện đa số được thực hiện bởi giáo viên, sẽ khắc sâu hơn nếu học sinh có khả năng tự tìm những câu chuyện đó trong sách, tài liệu tham khảo. 
VD: Dạy bài “Người trong bao” của A.Sê-khốp Được tham khảo từ TLTK số [3].
:
 Câu chuyện: Một con bọ có cánh được một chú bé bắt về chơi. Chú thả con bọ vào trong cái hộp không nắp, và liền mấy ngày sau đó chú bé rất phải mất công đi tìm con bọ về bởi nó nhảy dễ dàng ra khỏi hộp. Bực mình, lập tức chú bé làm ngay cho chiếc hộp một cái nắp. Ngày đầu tiên, chú liên tục nghe thấy tiếng “bộp, bộp” phát ra từ những cú đập lưng và cánh của con bọ khi chạm nắp hộp. Rồi ngày một ngày hai, tiếng “bộp, bộp” thưa dần và một thời gian sau thì mất hẳn. Khi đó, chú bé bỏ hẳn nắp hộp đi vì con bọ có cánh không nhảy ra khỏi hộp nữa Được tham khảo từ TLTK số [5]. 
. Tại sao vậy? Tại sao con bọ lại không nhảy ra được nữa? Vấn đề gì được đặt ra ở câu chuyện này? (Giáo viên ngừng lời, để học sinh suy nghĩ, trả lời, rồi kết luận). Ai trong chúng ta đều có những mặt mạnh, những khả năng nhất định. Nhưng nếu khả năng đó bị kìm hãm, bị hạn chế, bị bó buộc, không được phát triển thì nó sẽ bị thui chột và tiêu biến. Nhân cách, phẩm chất của con người cũng vậy. A.Sê-khốp đã bắt bệnh cho chúng ta qua câu chuyện rất hấp dẫn về anh chàng “mang bao”. Các em sẽ xem “bác sĩ tâm lý” Sê-khốp chỉ ra “bệnh” gì trong tác phẩm “Người trong bao” nhé!
4.2. Khởi động bằng hoạt động trực quan:
 Dựa trên đặc điểm của học sinh yêu đời, ưa ca hát, giáo viên có thể dẫn vào bài bằng cách cho học sinh xem những bức tranh, nghe những bài hát, xem những đoạn phim ngắn phù hợp với nội dung tác phẩm. Hoạt động này nhằm tạo cho học sinh sự thích thú và tập trung. 
Học sinh sự thích thú và tập trung. Học sinh được “mắt thấy tai nghe”, cảm nhận trực tiếp những minh họa thú vị. Mục đích để các em sẽ tự đặt câu hỏi trong đầu: nó liên quan gì tới bài học? Như vậy, tư duy đã nảy sinh vấn đề muốn biết.
 Ngày nay, với sự hỗ trợ nhiều của công nghệ thông tin và các thiết bị điện tử, cho phép giáo viên khai thác tốt hơn hoạt động khởi động kích thích trực quan, đặc biệt là thị giác và thính giác. Nếu có thể, giáo viên hoặc học sinh sẽ tự thực hiện (hát, múa, ngâm thơ, diễn kịch, vẽ tranh,...) thay vì máy tính, máy chiếu. Giáo viên đặc biệt là thị giác và thính giác. Nếu có thể, giáo viên hoặc học sinh sẽ tự thực hiện (hát, múa, ngâm thơ, diễn kịch, vẽ tranh,...) thay vì máy tính, máy chiếu. Giáo viên chú ý, để hoạt động cần sự chuẩn bị chu đáo từ khâu tìm nội dung phù hợp với bài, máy chiếu, máy tính hoặc đạo cụ. 
VD: Dạy bài “Thơ Hai-cư của Ba-sô” Được tham khảo từ TLTK số [3].
 - Giáo viên đưa câu hỏi: Em biết gì về đất nước Nhật Bản xinh đẹp, đặc biệt là văn hóa Nhật Bản? (Dành thời gian cho học sinh thảo luận)
- Giáo viên đưa ra lời dẫn, mỗi đặc điểm về văn hóa kèm theo một hình ảnh tương ứng được chiếu trên máy chiếu:
 Nghệ thuật trà đạo (Chado):
Nghệ thuật gấp giấy (Origami):
Thế giới của những cuốn truyện tranh nổi tiếng:
Lễ hội hoa anh đào:
 Được tham khảo từ TLTK số [5].
(Đa phần các em chưa nghĩ đến thơ Hai-cư cũng là một “đặc sản văn hóa”), lúc này giáo viên nhấn mạnh: ngoài những nét văn hóa nổi bật trên, Nhật Bản còn nổi tiếng bởi có một thể thơ độc nhất vô nhị, có một không hai trên thế giới, đó là thơ Hai-cư. Đây là bìa một cuốn thơ Hai-cư và hai nhà thơ tiêu biểu.
 Được tham khảo từ TLTK số [5].
 (M.Ba-so) (Kobayashi)
4.3. Khởi động bằng hoạt động tổ chức trò chơi.
 Đây là hình thức được các em đón nhận nồng nhiệt nhất. Các em được học thông qua các trò chơi, vận động cả tay chân và đầu óc. Hoạt động này làm tăng sựnhanh nhạy,óc phán đoán, sự suy luận; khả năng kết hợp nhóm và làm việc theo nhóm. Nếu kết hợp kiểm tra bài cũ sẽ giảm được những căng thẳng và áp lực cho học sinh, tránh tình trạng các em “sợ” đối mặt với sự chất vấn của giáo viên. Hình thức này sẽ được thực hiện thuận lợi hơn trong những tiết học có nội dung liên quan, kế thừa, đặc biệt là ở các tiết dạy chuyên đề.
 Hoạt động này đòi hỏi giáo viên cần chuẩn bị chu đáo, công phu. Lựa chọn nội dung chơi và hình thức chơi cũng không đơn giản: đảm bảo hứng thú, vừa sức, thời gian tiến hành. Để thực hiện hoạt động này, giáo viên có thể lồng ghép hoạt động kiểm trả bài cũ sẽ có nhiều thời gian hơn, nội dung hoạt động phong phú hơn. 
VD: Dạy bài “Trao duyên”, bài cũ là bài: “Truyện Kiều” phần một: Tác giả
Chơi giải ô chữ. Chia lớp làm hai nhóm lớn, thi trả lời câu hỏi nhanh giữa các nhóm. Nhóm nào thắng được thưởng. Ai tìm ra từ chìa khóa nhanh nhất được thưởng một cây bút.(Các câu hỏi tương ứng với số thứ tự các hàng ngang).
Câu 1:Từ gồm 9 chữ cái, tính từ, khái quát cuộc đời của Nguyễn Du.
Câu 2: Điền tiếp vào câu sau: “Nguyễn Du được vinh danh làvăn hóa thế giới”
Câu 3: Gồm 6 chữ cái, bắt đầu bằng chữ “C”, là yếu tố rất giàu trong các tác phẩm của Nguyễn Du!
Câu 4: Gồm 10 chữ cái. Kiệt tác của Nguyễn Du được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ trên thế giới?
Câu 5: Từ có 3 chữ cái: đây là biện pháp nghệ thuật phổ biến trong thơ Đường cũng như trong thơ Nguyễn Du.
Câu 6: Gồm 6 chữ cái. Nhân vật của Nguyễn Du thường là những con người “ bạc mệnh”.
Câu 7: Các tác phẩm Đoạn trường tân thanh, Văn chiêu hồn được viết bằng chữ Hán hay chữ Nôm?
Câu 8: Từ chìa khóa 7 chữ cái: Đây là giá trị nổi bật nhất trong các tác phẩm của Nguyễn Du?
1
T
H
A
N
G
T
R
A
M
2
D
A
N
H
N
H
A
N
3
C
A
M
X
U
C
4
T
R
U
Y
E
N
K
I
E
U
5
Đ
O
I
6
T
A
I
H
O
A
7
N
O
M
Câu 9: Lý do cô giáo chọn từ “Nhân đạo” làm từ chìa khóa của ô chữ?
 “Nhân đạo” là cốt lõi trọng tâm thơ của Nguyễn Du. Vậy: tinh thần nhân đạo của Nguyễn Du được biểu hiện như thế nào, chúng ta cùng theo dõi các trích đoạn tiếp theo: Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng. Và đầu tiên là 

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_cach_thuc_to_chuc_hoat_dong_khoi_dong_trong_gio.docx