SKKN Một số biện pháp xây dựng tập thể đoàn kết nhằm nâng cao chất lương giáo dục toàn diện tại trường THCS Hoằng Thành
Sinh thời Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta phải luôn coi trọng đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết để thành công, tư tưởng đoàn kết xuyên suốt cả di chúc cũng như xuyên suốt cả cuộc đời hoạt động của Người. Trong sự nghiệp Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Đảng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể thực hiện được bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết toàn dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc được hình thành trên cơ sở tư tưởng - lý luận và thực tiễn hết sức phong phú. Trước hết đó là tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Đối với mỗi con người Việt Nam, yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên:
Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng.
thành một triết lý nhân sinh:
Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
thành phép ứng xử và tư duy sáng tạo:
Tình làng, nghĩa nước.
Nước mất thì nhà tan.
Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HOẰNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ ĐOÀN KẾT NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯƠNG GIÁO DỤC TOÀN DIỆN TẠI TRƯỜNG THCS HOẰNG THÀNH Người thực hiện: Nguyễn Thị Thúy Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường THCS Hoằng Thành SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HOÁ NĂM 2019 Mục lục A. Phần mở đầu I. Lí do chọn đề tài ... .........................................................................02 II. Mục đích nghiên cứu ..........................................................................03 III. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................03 IV. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................03 B. Nội dung.............................................................................................03 I. Cơ sở lý luận.........................................................................................03 II. Thực trạng............................................................................................04 III. Giải pháp.............................................................................................04 1. Xây dựng đoàn kết, thống nhất trong chi bộ theo lời căn dặn chủa Chủ tịch Hồ Chí Minh................................................................................................04 2.Xây dựng sự đoàn kết trong nội bộ cán bộ lãnh đạo.............................06 3. Xây dựng mối đoàn kết nhân ái trong tập thể sư phạm........................06 4. Thực hiện công khái hóa, công bằng, khách quan trong công tác quản lý.........................................................................................................................07 5. Sắp xếp, bố trí đội ngũ quản lý, đảm bảo có hiệu quả, có tính kế thừa và giúp đỡ nhau cùng hoàn thành tốt công tác được giao........................................08 6. Thông qua hoạt động tập thể để nắm bắt tâm lý của từng cán bộ. giáo viên, nhân viên.....................................................................................................08 7. Phải thấu hiểu hoàn cảnh sống của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường............................................................................................................08 8. Tích cự xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực..................09 9. Người lãnh đạo phải gương mẫu, công bằng và gần gũi nhân viên......10 IV.Kết quả đạt được..................................................................................10 C. Kết luận và đề xuất.............................................................................12 MỘT SỐ KINH NGHIỆM XÂY DỰNG TẬP THỂ SƯ PHẠM ĐOÀN KẾT 1. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Sinh thời Bác Hồ đã từng căn dặn chúng ta phải luôn coi trọng đoàn kết vì đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết để thành công, tư tưởng đoàn kết xuyên suốt cả di chúc cũng như xuyên suốt cả cuộc đời hoạt động của Người. Trong sự nghiệp Đảng lãnh đạo nhân dân làm cách mạng. Đảng lãnh đạo nhân dân đứng lên đấu tranh tự giải phóng và xây dựng xã hội mới do mình làm chủ. Sự nghiệp ấy chỉ có thể thực hiện được bằng sức mạnh của cả dân tộc, bằng đại đoàn kết toàn dân tộc. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc được hình thành trên cơ sở tư tưởng - lý luận và thực tiễn hết sức phong phú. Trước hết đó là tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của cả dân tộc, tạo thành một truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm tâm hồn của mỗi con người Việt Nam. Tinh thần ấy đã tạo nên sức mạnh vô địch để chiến thắng mọi thiên tai địch họa, làm cho đất nước được trường tồn, bản sắc dân tộc được giữ vững. Đối với mỗi con người Việt Nam, yêu nước - nhân nghĩa - đoàn kết đã trở thành một tình cảm tự nhiên: Nhiễu điều phủ lấy giá gương Người trong một nước phải thương nhau cùng. thành một triết lý nhân sinh: Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao. thành phép ứng xử và tư duy sáng tạo: Tình làng, nghĩa nước. Nước mất thì nhà tan. Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh. Tất cả đã ghi đậm dấu ấn trong cấu trúc xã hội truyền thống, tạo thành quan hệ ba tầng chặt chẽ (Nhà – Làng – Nước). Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “ Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy (yêu nước) lại sôi nổi, tinh thần ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn (đoàn kết) vượt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay của đất nước, mối liên kết giữa công – nông – trí thức – doanh nhân – đồng bào đang sống ở nước ngoài vẫn được duy trì, đều thể hiện thống nhất mục tiêu của Đảng, góp phần ra sức đưa đất nước ngày càng phồn thịnh. Học tập Tư tưởng Hồ Chí Minh, truyền thống đoàn kết của dân tộc, trong mỗi đơn vị hành chính sự nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất,.chúng ta đều phải chung sức chung lòng cùng thực hiện mục tiêu chung thì mới đạt thắng lợi hoàn toàn. Trong mỗi đơn vị nhà trường cũng vậy, trọng tâm giáo dục đạo đức học sinh. Để thực hiện điều này, nhà trường cần phải tổ chức phối hợp xây dựng tập thể lớp, các khối lớp đoàn kết thì mới đem lại cho các em một tinh thần học tập tốt, một kết quả học tập tốt, hiệu quả cao và trong Hội đồng sư phạm nhà trường, nếu nội bộ mất đoàn kết sẽ mang đến một hậu quả không lường trước được: Mục tiêu, nguyên lý giáo dục sẽ thực hiện không đúng hướng hoặc chệch hướng, gây xáo trộn, khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ giáo dục của đơn vị. Vì thế, trong trường học điều chúng ta quan tâm nhất đó là tinh thần đoàn kết, chúng ta cần phải quan tâm hết mức trong nội bộ trong nhà trường nói chung, trường THCS nói riêng nhất thiết và thực hiện đều đặn việc xây dựng được một khối đoàn kết nội bộ thì mới đưa hoạt động của nhà trường đạt kết quả ở mức độ cao. Đúng theo luận điểm chân lý của Bác: “ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”. Khắc ghi lời Bác dạy suốt chặng đường phục vụ trong ngành giáo dục, cấp uỷ, Ban giám hiệu nhà trường, công đoàn luôn cố gắng xây dựng tập thể nhà trường thành một khối đoàn kết, toàn tâm toàn ý vì sự nghiệp trồng người. Đây là vấn đề cần thiết, được tiến hành thường xuyên, mọi sự mâu thuẫn cần được giải quyết một cách linh hoạt, tinh tế, khéo léo để tạo sự đồng thuận trong cơ quan đơn vị cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ. Vì thế tôi chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng tập thể đoàn kết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện tại trường THCS Hoằng Thành”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu nhằm tìm ra một số biện pháp quản lí nâng cao chất lượng và hiệu quả quá trình dạy học ở trường THCS Hoằng Thành, góp phần đáp ứng lòng mong mỏi của chính quyền và nhân dân địa phương. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là : phương pháp quản lí trường THCS ; lí luận về đoàn kết ; các biện pháp cụ thể nhằm xây dựng tập thể đoàn kết, vững mạnh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Kết hợp kinh nghiệm thực tiễn trong công tác quản lý nhà trường với lý luận và các tài liệu tham khảo có liên quan đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên. Tập hợp, phân tích để rút ra kinh nghiệm với mối quan hệ giữa thực tiễn và lý luận, giữa thực tiễn và nhận thức đối với mỗi vấn đề. 1.5. Những điểm mới của SKKN: Vận dụng tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và việc xây dựng tinh thần đoàn kết nội bộ tại cơ quan. Kết hợp, vận dụng linh hoạt, tinh tế các biện pháp trong việc xử lí các mâu thuẫn nội bộ xảy ra trong cơ quan 2. NỘI DUNG 2.1. Cơ sở lý luận Đất nước ta đang bước vào giai đoạn mới hết sức quan trọng và mang tính quyết định giai đoạn đổi mới giáo dục phổ thông. Theo tinh thần Đại hội Đảng X, XI, nghị quyết 40 của Quốc hội, chỉ thị 14 của thủ tướng chính phủ một vấn đề đặt ra là: “ Mục tiêu giáo dục là đào tạo người Việt Nam phát triển toàn diện có đạo đức, trí thức, sức khỏe, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” (Điều 27- Luật giáo dục 2005). Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, đã từng được khẳng định trong các văn kiện Đảng trước đây, đặc biệt là trong Nghị quyết số 29 của Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, Quan điểm chỉ đạo đổi mới giáo dục của Nghị Quyết là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đội với hành; lý luận gắn liền với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Tư tưởng này hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới hiện nay. Trong Văn kiện đại hội XII lần này, kế thừa quan điểm chỉ đạo của nhiệm kỳ trước, Đảng ta đưa ra đường lối đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác định đây là một kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “dạy người, dạy chữ, dạy nghề”. Từ lý luận đến thực tiễn, chúng ta nhận thấy xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh toàn diện là yếu tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Là ý chí quyết tâm của mỗi thành viên, là sự kết dính chặt chẽ, khoa học của mỗi cá nhân trong tập thể sư phạm. Điều không thể thiếu được đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể trong nhà trường dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng. Trong nhà trường người Hiệu trưởng cần thấu hiểu, nâng cao trình độ, mở rộng kiến thức hiểu biết, kiến thức khoa học bắt đầu từ việc đặt nền móng vững chắc đó là: Xây dựng tập thể sư phạm Đoàn kết. Chỉ có tập thể đoàn kết thì mới tạo ra được môi trường rèn luyện đạo đức, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng và hiệu quả giảng dạy, giáo dục mới bảo vệ nội bộ nhà giáo tránh sự tác động xấu từ bên ngoài vào tập thể sư phạm và mới giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo. Đồng thời là sự gương mẫu trong việc tôn trọng nhân cách, lợi ích chính đáng của tập thể cũng như của đồng nghiệp. 2.2. Thực trạng Trong một tập thể đông người đã phức tạp với một tập thể phần đa là nữ lại càng phức tạp, mỗi người mỗi tính nết, nếu không đồng lòng thì mọi việc sẽ trở nên rối ren công việc sẽ không trôi chảy và làm việc gì cũng khó. Hiện nay đội ngũ giáo viên, nhân viên, không đồng bộ, một số còn non về chuyên môn nghiệp vụ, không kịp thời đổi mới, còn thiếu chí tiến thủ, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao, tính tự giác còn hạn chế, một bộ phận nhỏ ý thức vì tập thể chưa cao còn sống theo kiểu “Gió chiều nào theo chiều đó” hoặc là sống theo kiểu “mặc kệ”Nên việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết càng trở nên cấp thiết, để họ sẽ gắn bó, yêu thương, bảo vệ và sẵn lòng giúp đỡ hỗ trợ lẫn nhau trong chính tập thể của mình. Tất cả quá trình này đều rất cần vai trò của người Hiệu trưởng- người lãnh đạo. Để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ nhà trường, thúc đẩy mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường liên tục vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao. Lực lượng then chốt để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng ấy chính là sự cố gắng của từng thành viên, mối quan hệ thân thiện gắn kết của các thành viên trong tập thể sư phạm nhà trường. Qua thực tế công tác quản lý, tôi nhận thấy việc xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết là một vấn đề thường xuyên, rất quan trọng và khó khăn nhất là đối với những người làm công tác quản lý. Cũng chính vì lẽ đó mà tôi luôn quan tâm suy nghĩ để tìm biện pháp xây dựng tập thể sư phạm thật sự đoàn kết. 2.3. Giải pháp 2.3.1 Xây dựng đoàn kết, thống nhất trong chi bộ theo lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin : cách mạng là sự nghiệp của quần chúng ; sự thành công của phong trào công nhân trong mỗi nước chỉ có thể được bảo đảm bằng sức mạnh của sự thống nhất và sự tổ chức. V.I.Lênin nhấn mạnh : “Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi, Đảng phải có sự thống nhất ý chí hết sức chặt chẽ, tuyệt đối ; đoàn kết là nguồn gốc, sức mạnh chủ yếu, vô tận và vô địch của Đảng” . Vận dụng sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về chính Đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, kế thừa những giá trị tốt đẹp của truyền thống đoàn kết dân tộc, trong quá trình xây dựng, rèn luyện Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng việc xây dựng và giữ gìn đoàn kết thống nhất trong Đảng, nhằm làm cho Đảng thành một khối vững chắc về chính trị, tư tưởng và tổ chức, có năng lực lãnh đạo toàn diện và sức chiến đấu cao, thật sự là đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc, là hạt nhân, cơ sở vững chắc để xây dựng khối đoàn kết trong nhân dân, đoàn kết toàn dân tộc. Phân tích toàn diện, sâu sắc tính tất yếu và tầm quan trọng đặc biệt của sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, Người nhấn mạnh : “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta. Đoàn kết chặt chẽ thì chúng ta nhất định có thể khắc phục mọi khó khăn, phát triển mọi thuận lợi và làm tròn nhiệm vụ nhân dân giao phó cho chúng ta”. “Toàn Đảng, toàn dân đồng sức đồng lòng thì khó khăn gì cũng nhất định khắc phục được” . Đoàn kết thống nhất trong Đảng không phải chỉ là “đoàn kết một chiều”, “bằng mặt mà không bằng lòng”, “liên minh”, lúc cần thì hợp lực, không cần thì tìm cách lật đổ nhaumà đoàn kết thống nhất trong Đảng phải là một chiến lược lâu dài, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt đường lối cách mạng Việt Nam, đoàn kết phải trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, có lý, có tình, bằng tình cảm cách mạng trong sáng, tình thương yêu đồng chí, đồng bào. Đoàn kết, thống nhất trong Đảng là mỗi đảng viên phải gương mẫu, nói đi đôi với làm, “đoàn kết không phải ngoài miệng mà phải đoàn kết trong công tác, trong tự phê bình và phê bình giúp nhau tiến bộ” . Bác luôn tâm niệm, Đảng ta tuy đông người nhưng khi tiến đánh chỉ như một người và nhờ vậy “Cách mạng nhất định thành công. Ta thành công chính vì ta đoàn kết, quyết tâm, tin tưởng” . Đoàn kết là thuộc tính tất yếu, là sức mạnh của Đảng, vì vậy, Hồ Chí Minh mong muốn Đảng phải luôn giữ gìn sự đoàn thống nhất, xem đó là một nhiệm vụ đặc biệt, một nguyên tắc trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Để giữ gìn sự đoàn kết nhất trí trong Đảng, Người chỉ dẫn: Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình đó là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết, thống nhất của Đảng; phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ trung thành của nhân dân. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết thống nhất trong Đảng. Trong thực tiễn, dưới sự lãnh đạo của Người, đoàn kết nhất trí đã trở thành truyền thống cực kỳ quí báu, là sức mạnh của Đảng ta. Trước khi đi xa, đến với “thế giới của những Người hiền”, Người vẫn đặc biệt nhắc nhở và căn dặn rằng: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên ngay từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình” . Thực hiện lợi dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt thời gian qua, chi bộ trường THCS HoằngThành đã xây dựng, duy trì tinh thần đoàn kết, nhất trí, đồng thuận cao từ các đồng chí trong Ban chi ủy đến các đồng chí đảng viên. Tất cả một lòng hướng về sự nghiệp chung của nhà trường. Sự đồng thuận cao này là tiền đề quan trong đi đến thắng lợi trong quá trình quản lí, xây dựng và phát triển nhà trường. 2.3.2.Xây dựng sự đoàn kết trong nội bộ cán bộ lãnh đạo Để xây dựng sự đoàn kết trong nội bộ cán bộ lãnh đạo chúng tôi xác định cần phải : - Đảm bảo cơ chế quản lý phù hợp, dân chủ, công khai ; - Thống nhất ý chí hành động hướng vào mục tiêu của nhà trường trong từng giai đoạn, từng năm học; - Ban Giám hiệu, Ban Chi uỷ, chi bộ, công đoàn, đoàn thanh niên nhà trường cùng phối hợp, hỗ trợ và tham gia cùng quản lý ; Mỗi cán bộ lãnh đạo từ Bí thư chi bộ, từng thành viên Ban giám hiệu, trưởng các tổ chức đoàn thể, các tổ trưởng chuyên môn không ngừng học tập hoàn thiện mình để trở thành thủ lĩnh, linh hôn của mỗi tổ chức trong nhà trường. Trong đó vai trò người Hiệu trưởng là then chốt : “Hiệu trưởng quản lý mọi mặt nhà truờng theo chế độ thủ trưởng”. Hiệu trưởng là trọng tâm của mối đoàn kết tập thể sư phạm nhà trường. 2.3.3. Xây dựng mối quan hệ nhân ái trong tập thể sư phạm Mối quan hệ giữa lãnh đạo và các thành viên trong tập thể sư phạm được thể hiện qua các mối quan hệ : - Người với người ; - Giữa người quản lý với người được quản lý ; - Giữa người giao nhiệm vụ với người thực hiện nhiệm vụ ; - Giữa cấp trên với cấp dưới ; Xây dựng mối quan hệ hợp tác tương thân, tương ái, khoan dung để tạo nên bầu không khí lành mạnh ấm cúng trong tập thể, thắm đượm tình đồng chí, đồng nghiệp, anh em, bè bạn và như vậy nhà trường sẽ thành tổ ấm gia đình thứ hai, nơi mọi người có thể chia sẻ niềm vui, nỗi buồn, thành công, hạn chế của nhau. Mỗi tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất trở thành một hệ toàn vẹn luôn tương tác lẫn nhau. Nhờ đó mà năng lượng liên kết nội bộ đủ lớn hơn năng lượng ly tâm và trội hơn năng lượng phá huỷ từ ngoài vào hệ. Các nhà quản lý giáo dục có được cách phân tích thích hợp, toàn ven đối với hệ quản lý mà họ chỉ huy, từ đó giúp họ lựa chọn được các phương pháp, cách thức hữu hiệu đưa đơn vị nhanh chóng đạt đến mục tiêu mà họ mong muốn. 2.3. 4. Thực hiện công khai hoá, công bằng, khách quan trong công tác quản lí Người quản lý, đặc biệt là Hiệu trưởng phải thực hiện tốt ba công khai trong nhà trường để các tổ chức đoàn thể, các thành viên trong nhà trường nắm và hiểu rõ ; từ đó họ luôn có niềm tin vào người quản lý mình. Trong những năm học qua mọi hoạt động của nhà trường chúng tôi đều thông qua và công khai trước Hội đồng sư pham nhà trường, công khai qua trang wet, qua hộp thư và qua bảng niêm iết công khai taị văn phòng nhà trường như : - Tuyển sinh vào lớp 6; - Kế hoạch và nhiệm vụ năm học ; - Phân công chuyên môn và phân công chủ nhiệm lớp ; - Chế độ chính sách của người lao động ; - Thực hiện chế độ khen thưởng, kỷ luật công minh ; - Công khai thu, chi, tài chính rõ ràng ; - Công khai về đánh giá nhà trường, đánh giá học sinh ; - Công khai các văn bản của cấp trên Để xây dựng một tập thể sư phạm đoàn kết người quản lý cần phải chú ý đến công tác kiểm tra nội bộ trường học đảm bảo tính khách quan công bằng, dân chủ bởi lẽ công tác kiểm tra này mang tính chất hai mặt : mặt tích cực, mặt tiêu cực ; người lãnh đạo phải biết khơi dậy mặt tích cực của công tác kiểm tra thành động lực, thành nhân tố kích thích mọi hoạt động, mọi công việc của mỗi cá nhân, mỗi tổ chức ; mặt hạn chế rút kinh nghiệm thẳng thắn và uốn nắn kịp thời. Để làm được điều này chúng ta cần thực hiện bằng quy chế kiểm tra, kế hoạch kiếm tra cụ thể : - Kiểm tra hồ sơ chuyên môn thường kỳ : 1 lần / học kì / giáo viên ; - Kiểm tra đánh giá chất lượng giờ dạy : 1 lần / học kì / giáo viên ; - Kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm, các tổ chuyên môn : 1 lần / tháng - Kiểm tra bộ phận : 2/3 các bộ phận /trong năm - Kiểm tra hoạt động nhà giáo: 2/3 số GV/ năm - Kiểm tra chuyên đề: 1lần/học kỳ Kế hoạch kiểm tra này được thống nhất trong Hội nghị cán bộ công chức viên chức đầu năm học. Mặt khác cũng tiến hành kiểm tra đột xuất một số giáo viên, nhân viên nhằm mục đích phát hiện uốn nắn kịp thời những sai sót, lệch lạ
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_tap_the_doan_ket_nham_nang_ca.doc