SKKN Kinh nghiệm quản lý, giáo dục học sinh bán trú tại trường PT DTBT THCS Xuân Thái

SKKN Kinh nghiệm quản lý, giáo dục học sinh bán trú tại trường PT DTBT THCS Xuân Thái

Xuân Thái là một xã vùng cao, vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn nhất của huyện Như Thanh đặc biệt là về điều kiện phát triển kinh tế, xã hội; địa hình đồi núi nhiều, tỉ lệ hộ nghèo cao. Thu nhập bình quân đầu người thấp, lao động dư thừa hàng năm tăng cao, thiếu công ăn việc làm, trình độ dân trí thấp.

 Phong tục tập quán của một bộ phận dân cư còn lạc hậu, chưa có điều kiện để quan tâm, đầu tư cho con cái học tập. Địa bàn xã trải rộng, có nhiều thôn bản cách xa khu vực trường trên 7 km, sông suối cách trở, việc đi lại của học sinh không hề đơn giản, yếu tố địa lí cũng làm cản bước chân đến trường của các em. Phương tiện đi lại hầu như không có, đại bộ phận các em học sinh đi bộ đến trường. Tình trạng học sinh đi học chậm, nghỉ học thường xuyên xảy ra. Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, nhiều em do học yếu hoặc lớn tuổi nên còn xảy ra tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.

Đứng trước những khó khăn, thách thức như vậy, trong 5 năm học gần đây ( từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2016 – 2017) với sự giúp đỡ của UBND huyện Như Thanh, Phòng GD& ĐT Như Thanh, Đảng uỷ, UBND và nhân dân xã Xuân Thái, Trường THCS Xuân Thái (nay là Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Xuân Thái) đã tổ chức cho học sinh được ở lại bán trú.

Năm học 2016 - 2017 nhà trường có 166 học sinh, trong đó 144 học sinh là người dân tộc thiểu số (tỷ lệ 86,7%), 98 học sinh được hưởng chế độ bán trú (tỷ lệ 59,0%). Song do nhà trường không có đủ điều kiện về CSVC nên chỉ xét duyệt cho một số em được ở sinh hoạt và học tập tại trường. Theo kế hoạch được giao, năm học 2017- 2018 nhà trường có 163 học sinh, trong đó có 133 học sinh là người dân tộc thiểu số (tỷ lệ 81,6%)và 100 học sinh được hưởng chế độ bán trú (tỷ lệ 61,2%). Cơ sở vật chất của nhà trường có 07 phòng học, 01 phòng TVTB, 01 văn phòng, 08 phòng công vụ, 02 phòng ăn, 01 nhà bếp, 02 khu nhà vệ sinh và 10 phòng ở bán trú đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu học tập và nơi ăn, ở cho học sinh bán trú.

 

doc 22 trang thuychi01 5990
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Kinh nghiệm quản lý, giáo dục học sinh bán trú tại trường PT DTBT THCS Xuân Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH NGHIỆM QUẢN LÝ, GIÁO DỤC HỌC SINH BÁN TRÚ TẠI TRƯỜNG PT DTBT THCS XUÂN THÁI
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài: 
Xuân Thái là một xã vùng cao, vùng xa, có điều kiện kinh tế khó khăn nhất của huyện Như Thanh đặc biệt là về điều kiện phát triển kinh tế, xã hội; địa hình đồi núi nhiều, tỉ lệ hộ nghèo cao. Thu nhập bình quân đầu người thấp, lao động dư thừa hàng năm tăng cao, thiếu công ăn việc làm, trình độ dân trí thấp.
 Phong tục tập quán của một bộ phận dân cư còn lạc hậu, chưa có điều kiện để quan tâm, đầu tư cho con cái học tập. Địa bàn xã trải rộng, có nhiều thôn bản cách xa khu vực trường trên 7 km, sông suối cách trở, việc đi lại của học sinh không hề đơn giản, yếu tố địa lí cũng làm cản bước chân đến trường của các em. Phương tiện đi lại hầu như không có, đại bộ phận các em học sinh đi bộ đến trường. Tình trạng học sinh đi học chậm, nghỉ học thường xuyên xảy ra. Chất lượng giáo dục đại trà còn thấp, nhiều em do học yếu hoặc lớn tuổi nên còn xảy ra tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng.
Đứng trước những khó khăn, thách thức như vậy, trong 5 năm học gần đây ( từ năm học 2012 – 2013 đến năm học 2016 – 2017) với sự giúp đỡ của UBND huyện Như Thanh, Phòng GD& ĐT Như Thanh, Đảng uỷ, UBND và nhân dân xã Xuân Thái, Trường THCS Xuân Thái (nay là Trường Phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Xuân Thái) đã tổ chức cho học sinh được ở lại bán trú.
Năm học 2016 - 2017 nhà trường có 166 học sinh, trong đó 144 học sinh là người dân tộc thiểu số (tỷ lệ 86,7%), 98 học sinh được hưởng chế độ bán trú (tỷ lệ 59,0%). Song do nhà trường không có đủ điều kiện về CSVC nên chỉ xét duyệt cho một số em được ở sinh hoạt và học tập tại trường. Theo kế hoạch được giao, năm học 2017- 2018 nhà trường có 163 học sinh, trong đó có 133 học sinh là người dân tộc thiểu số (tỷ lệ 81,6%)và 100 học sinh được hưởng chế độ bán trú (tỷ lệ 61,2%). Cơ sở vật chất của nhà trường có 07 phòng học, 01 phòng TVTB, 01 văn phòng, 08 phòng công vụ, 02 phòng ăn, 01 nhà bếp, 02 khu nhà vệ sinh và 10 phòng ở bán trú đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu học tập và nơi ăn, ở cho học sinh bán trú. 
Việc thành lập Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Xuân Thái là cần thiết nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe, nâng cao chất lượng học tập của học sinh, đồng thời khắc phục tình trạng bỏ học; đảm bảo quyền lợi của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động; phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường, lớp; đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và đảm bảo quyền lợi cho học sinh vùng đặc biệt khó khăn trong việc thụ hưởng chương trình giáo dục, cơ sở vật chất và chính sách ưu đãi của Nhà nước. 
 Vì vậy, UBND xã đã xây dựng đề án số 03/ĐA – UBND ngày 01 tháng 8 năm 2017 - Về việc thành lập trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái đề nghị UBND huyện Như Thanh kiểm tra, xem xét, phê duyệt.
 Năm học 2017-2018 trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái chính thức được thành lập theo Quyết định số 2326/ QĐ – UBND ngày 21/09/2017 của UBND huyện Như Thanh.
Trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái
Là một cán bộ quản lý nhà trường (Phó hiệu trưởng) trong 4 năm qua tôi được phân công phụ trách công tác bán trú của học sinh. Quả thực việc tổ chức, quản lý, giáo dục học sinh ăn ở, học tập, sinh hoạt tại trường thực tế là một vấn đề khó khăn, phức tạp. Từ nơi ăn, chốn ở, điện, nước sinh hoạt, công trình vệ sinh, công tác y tế, chăm sóc sức khỏe đến việc rèn luyện kỹ năng sống, giáo dục đạo đức và nâng cao chất lượng học tập cho các em .v.v.. đều là những vấn đề mà tôi hết sức quan tâm. Hơn nữa các em học sinh đều độ tuổi thiếu niên, lần đầu tiên xa gia đình, xa vòng tay chăm sóc của bố mẹ để sống cuộc sống tự lập, sinh hoạt tập thể, nên các em còn bở ngỡ, mọi hoạt động chưa đi vào nề nếp. 
Hiện tại các tài liệu nghiên cứu bàn sâu về vấn đề này còn hạn chế; đồng nghiệp, nhà trường chưa có nhiều kinh nghiệm để giải quyết, khắc phục.
Vì vậy đây là một vấn đề cấp bách và nan giải được đặt ra, yêu cầu BGH nhà trường phải tìm tòi và thực hiện các giải pháp phù hợp để quản lí, giáo dục các em có hiệu quả.
Tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm để tìm ra những giải pháp thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao. Với những lý do trên và từ kinh nghiệm từ thực tế bản thân đã được áp dụng hiệu quả tại nhà trường tôi mạnh dạn chọn đề tài sáng kiến kinh nghiệm : “ Kinh nghiệm quản lý, giáo dục học sinh bán trú tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái”.
1.2. Mục đích nghiên cứu:
Nhằm tìm ra những giải pháp thiết thực, phù hợp với trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái để áp dụng vào thực tế nhà trường trong quá trình quản lý, giáo dục học sinh bán trú, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục toàn diện đối với học sinh của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Từ đó góp phần thiết thực trong việc thực hiện nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục theo tinh thần Nghị quyết TW 2 khoá VIII . 
 Đó là : Nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc; công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; giữ gìn và phát huy các giá trị vǎn hoá của dân tộc, có nǎng lực tiếp thu tinh hoa vǎn hoá nhân loại; phát huy tiềm nǎng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ nǎng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức kỷ luật ; có sức khoẻ, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa "hồng" vừa "chuyên" như lời dặn của Bác Hồ.[1]
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 	Thực trạng về công tác quản lý, giáo dục học sinh bán trú tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái.
	Các giải pháp về công tác quản lý, giáo dục học sinh bán trú tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái.
 	Kết quả của việc quản lý, giáo dục đối với HS bán trú tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 	Đề tài được sử dụng các phương pháp sau: 
- Xây dựng kế hoạch : Ngay từ đầu năm học phải xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng tháng, từng kỳ và cả năm.
	- Phương pháp điều tra : Nắm chắc tình hình thực tế, hoàn cảnh gia đình, tâm tư, nguyện vọng của từng học sinh và phụ huynh học sinh, đặc điểm, tình hình của nhà trường để xây dựng kế hoạch và tìm giải pháp phù hợp.
- Phương pháp so sánh : Để so sánh kết quả các mặt hoạt động trước và sau khi thực hiện đề tài.
- Phương pháp phân tích: Phân tích nguyên nhân, phân tích các số liệu phục vụ đề tài .
- Phương pháp thống kê: Để thống kê kết quả hoạt động trước và sau khi áp dụng đề tài.
- Phương pháp tổng hợp: Tổng hợp kết quả các mặt giáo dục học sinh.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
	Ngay từ thuở sơ khai của đất nước, Tiến sĩ triều Lê, Thân Nhân Trung  đã có câu nổi tiếng: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước thịnh, nguyên khí suy thì đất nước suy”[2]. Câu nói bất hủ đó là bài học quý giá cho mọi thế hệ người Việt Nam chúng ta học tập.
 Có thể nói lịch sử phát triển của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thấy rằng: giáo dục và đào tạo có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó con người luôn là động lực của sự phát triển nhanh và bền vững mà nhân tố quyết định chính là những người tài giỏi và tâm huyết. Chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo chính là chăm lo phát triển nguồn nhân lực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cho lớp lớp các thế hệ con người Việt Nam. Chính vì vậy tại Đại hội Đảng lần thứ VIII, Đảng ta đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”[1], sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã trở thành sự nghiệp chung của toàn xã hội, và chúng ta, đội ngũ những thầy, cô giáo là một trong những nhân tố quan trọng góp phần xây dựng thành công sự nghiệp “ trồng người” với mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”[1]. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo từ trước đến nay, vai trò của người giáo viên luôn được xem là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định đến sự thành công của quá trình dạy và học, rèn luyện và phấn đấu của cả thầy lẫn trò. 
 Đối với trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái việc đào tạo những học sinh phát triển toàn diện theo yêu cầu của giáo dục trong thời đại hiện nay là việc rất quan trọng và rất cần thiết. Đặc biệt là khi các em ăn ở bán trú tại trường, việc chăm sóc, dạy dỗ các em nên người hầu như trách nhiệm thuộc về nhà trường mà trực tiếp là các thầy cô giáo trong nhà trường.
	Về tâm lý lứa tuổi: Ở độ tuổi cấp học THCS là thời kỳ các em thích bắt chước và có xu thế làm người lớn, các em thích khám phá, hay tò mò. Vì vậy, trong giai đoạn phát triển này sự quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của người lớn là rất cần thiết. Trong lứa tuổi này các em muốn tìm tòi, phát hiện, khám phá, tìm hiểu những điều chưa biết của cuộc sống nên việc định hướng, hướng dẫn các em tìm hiểu là việc làm không thể thiếu đối với giáo viên ở các nhà trường nói chung và đối với trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái nói riêng.
 Về mối quan hệ xã hội: Ở lứa tuổi này các em đã có sự giao tiếp với bạn bè. Các em có xu hướng tụ tập thành từng nhóm có cùng sở thích, phù hợp với tính tình để vui chơi, đùa nghịch, có những lúc, những nơi các em có hành động không đúng, không phù hợp với lứa tuổi của mình. Trong giai đoạn này, quá trình phát triển sinh lí ảnh hưởng rất nhiều đến tính cách của các em: Các em rất dễ bị xúc động khi có một tác động nào đó, bản thân các em dễ bị lôi kéo, kích động, lòng kiên trì và khả năng tự kiềm chế yếu.Ở lứa tuổi này tính tình không ổn định, dễ nổi cáu, khi thì quá sôi nổi nhiệt tình nhưng có trở ngại lại dễ buông xuôi, chán nản. Đối với các em ở lứa tuổi này, cái gì cũng dễ dàng, đơn giản, các em luôn ở trạng thái hiếu thắng hoặc tự ti vì thế dễ dàng đi đến những hành động thiếu suy nghĩ chín chắn, nhiều lúc vi phạm mà vẫn không biết.
	Chính vì vậy, các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và mọi tổ chức trong xã hội phải có trách nhiệm quan tâm sát sao, động viên kịp thời để hướng các em có những suy nghĩ và hành động đúng. Để công tác quản lý, giáo dục các em đạt kết quả tốt, người cán bộ quản lý nhà trường cần nắm vững vấn đề này từ đó đề ra những biện pháp đúng đắn, phù hợp.
 * Cơ sở thực tiễn của việc quản lý, giáo dục học sinh bán trú ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái.
Trong Điều 23 mục 2 chương II Luật Giáo dục cũng khẳng định: Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”[4]. Vì vậy, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông học sinh cần phải được giáo dục theo quy định của Luật giáo dục. 
Mỗi học sinh cần nắm vững và thực hiện tốt nhiệm vụ của mình theo quy định tại Điều lệ trường học. Đó là:
 1. Kính trọng thầy giáo, cô giáo, cán bộ và nhân viên của nhà trường; đoàn kết giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước;
2. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường;
3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường;
4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giúp đỡ gia đình và tham gia công tác xã hội;
5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường [3]. 
Trong điều kiện học sinh ở bán trú, hơn bao giờ hết việc thực hiện nhiệm vụ này càng cần thiết phải có sự quản lý, giáo dục tích cực của nhà trường. Mặt khác các em phải có ý thức tự giác, có tính kỷ luật cao trong việc thực hiện nhiệm vụ. Vì vậy ngoài việc dạy chữ, thầy cô phải có trách nhiệm trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.
2.2.Thực trạng của việc quản lý, giáo dục học sinh bán trú ở trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái.
* Thuận lợi:
Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng GD&ĐT Như Thanh, sự giúp đỡ của Đảng uỷ, HĐND, UBND xã Xuân Thái, sự hợp tác chặt chẽ của lực lượng CMHS và các tầng lớp nhân dân trong xã.
 Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, năng động và nhiệt tình; có đội ngũ giáo viên tâm huyết, năng lực chuyên môn vững vàng. Tập thể cán bộ viên chức nhà trường là một khối đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, làm việc tự giác, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Trình độ giáo viên tương đối đồng đều, có nhiều giáo viên dạy giỏi và có nhiều kinh nghiệm quản lý, giáo dục học sinh ở bán trú tại trường. Ban giám hiệu rất quan tâm đến công tác bán trú của học sinh và luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để việc quản lý, giáo dục học sinh bán trú đạt hiệu quả cao.
 Đa số học sinh chăm ngoan. Nề nếp sinh hoạt dạy và học của nhà trường đã có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực.
* Khó khăn:
 Bên cạnh một số thuận lợi đã nêu ở trên, công tác quản lý, giáo dục học sinh bán trú tại trường Phổ thông dân tộc bán trú THCS Xuân Thái còn gặp rất nhiều khó khăn. Cụ thể là: Địa bàn rộng nhưng dân cư thưa thớt, có nhiều thôn bản cách xa trường từ 7 km trở lên (nơi xa nhất là thôn Thanh Xuân cách trường trên 12 km), đường giao thông đi lại khó khăn. Học sinh đa số là con em dân tộc thiểu số sống ở vùng khó khăn nên hạn chế về trình độ nhận thức và ít có điều kiện học tập cũng như vốn hiểu biết xã hội, nạn tảo hôn vẫn xảy ra đối với học sinh THCS, ý thức tự học của học sinh còn hạn chế. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường. Thêm vào đó số học sinh bán trú tại trường gặp nhiều khó khăn về nơi ăn, chốn ở và quản lý sinh hoạt hàng ngày... Một số phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình còn phó thác và giao trách nhiệm hết cho nhà trường.
	Tình trạng học sinh là con ngoài giá thú, gia đình bố mẹ li hôn, đi làm ăn xa nên con cái ở với mẹ hoặc ở với ông bà chiếm tỷ lệ cao.
	Nhà trường phải đối mặt với một thực tế là tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự ưu tiên của Nhà nước ở một bộ phận học sinh và phụ huynh.
Qua những năm công tác tại trường, tôi nhận thấy do một số nguyên nhân khách quan và chủ quan mà chất lượng giáo dục chưa cao và kỷ cương nề nếp của một vài giáo viên, học sinh chưa thực sự được đưa lên hàng đầu. Xã hội ngày một phát triển, nhiều tệ nạn xã hội đang len lỏi vào các trường học. Những người làm công tác quản lí, các giáo viên nếu không năng động có những giải pháp phù hợp thì sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lý, giáo dục học sinh bán trú. Cụ thể ở một bộ phận học sinh còn có những biểu hiện sa sút về mặt đạo đức như sau: Một số em chưa xác định được mục tiêu học để làm gì? Học những gì? Có nhiều trường hợp coi việc học là do gia đình yêu cầu nên động cơ học tập chưa cao.
 Một số em còn mải chơi, đua đòi, thiếu trung thực trong học tập, thậm chí làm mất trật tự nơi công cộng, khu bán trú, trong nhà trường (gây gỗ đánh nhau, nói tục, thô lỗ, vô cảm, yêu đương)
 	Việc kết hợp giữa giáo dục nhà trường – gia đình – xã hội còn chưa đồng bộ. Học sinh ở bán trú xa gia đình, phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình còn khoán trắng cho thầy cô. 
	* Thống kê số học sinh ở bán trú năm học 2016 - 2017:
Năm học
Số học sinh ở bán trú
Tổng
Tỷ lệ
Lớp 6
Lớp 7
Lớp 8
Lớp 9
2016-2017
28
22
25
23
98
59,0%
	* Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục học sinh năm học 2016 – 2017
+ Kết quả xếp loại hạnh kiểm:
Năm học
Tổng số HS
Loại Tốt
Loại Khá
Loại TB
Loại Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2016 -2017
166
122
73.5
33
19.9
9
5.4
2
1.2
+ Kết quả xếp loại học lực:
Năm học
Tổng số HS
Loại Giỏi
Loại Khá
Loại TB
Loại Yếu, Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
2016-2017
166
4
2.4
38
22.9
91
54.8
33
19.9
 Dựa trên cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn và phân tích cụ thể thực trạng của vấn đề, tôi mạnh dạn đưa ra một số giải pháp nhằm quản lý, giáo dục học sinh bán trú đạt kết quả cao.
2.3. Giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý, giáo dục học sinh bán trú ở trường PT DTBT THCS Xuân Thái.
2.3.1. Ban giám hiệu cùng cán bộ giáo nhà trường cần xác định rõ vai trò, tầm quan trọng của công tác quản lý, giáo dục học sinh bán trú. 
Là quá trình quản lí hoạt động giáo dục trong nhà trường, là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đến vấn đề nâng cao chất lượng dạy học trong trường, đặc biệt là giáo dục học sinh phát triển toàn diện , hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và duy trì kết quả chuẩn phổ cập GD THCS. 
2.3.2. Duy trì sĩ số học sinh toàn trường và học sinh bán trú.
Muốn nâng cao chất lượng công tác quản lý, giáo dục, điều đầu tiên vô cùng quan trọng ở các trường vùng sâu (135) - Đặc biệt như trường PT DTBT THCS Xuân Thái trong đó có học sinh bán trú là yêu cầu duy trì sĩ số học sinh, khắc phục hiện tượng học sinh bỏ học, trốn học, nghỉ học. Bởi vì học sinh nghỉ học không thể tiếp nhận được hệ thống kiến thức dẫn đến hổng kiến thức, không hiểu bài, sợ học, lười học... bỏ học. Học sinh bỏ học nhiều...dân trí thấp, thiếu hiểu biết pháp luật, dễ mắc tệ nạn xã hội, khó quản lý và không thể hoàn thành mục tiêu giáo dục và đào tạo toàn diện của ngành và của đất nước.
2.3.	3. Làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình với nhà trường và chính quyền địa phương huy động tối đa số lượng học sinh của trường tham gia bán trú.
Phải thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động một cách sâu rộng đến toàn thể nhân dân, gia đình học sinh, chính quyền địa phương hiểu rõ mục đích, tính thiết thực, hiệu quả của mô hình học sinh bán trú. Vận động học sinh ở xa trường ở bán trú tại trường để thuận tiện cho việc quản lý, giáo dục học sinh.
 Rà soát, xét các đối tượng học sinh có chế độ bán trú theo NĐ 116/CP một cách công khai, đảm bảo đúng đối tượng. Đảm bảo mọi chế độ quyền lợi của học sinh bán trú.
2.3.4. Ngay từ đầu năm học cần xây dựng kế hoạch hoạt động bán trú phù hợp với đặc điểm tình hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học.
 Ban giám hiệu cần phải bám sát nhiệm vụ năm học, tình hình thực tế của học sinh bán trú để xây dựng kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động quản lý thật cụ thể từng năm, từng tháng, từng chủ đề của nhà trường. Phát động các phong trào thi đua phù hợp với tình hình của nhà trường, của địa phương, phù hợp với nhiệm vụ năm học.
2.3.5. Xây dựng Quy chế hoạt động và nội quy bán trú.
Tổ chức và hướng dẫn học sinh nề nếp sinh hoạt khu bán trú, thực hiện tốt nội quy bán trú.
Phân công học sinh trực nhật, trực tuần, trực ban đầy đủ có kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở để các em có ý thức tự giác chấp hành.
Phân công Ban giám hiệu và giáo viên trực bán trú 24/24 giờ. Kịp thời giải quyết những vấn đề bất trắc xảy ra tại khu bán trú.
Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy chế bán trú của giáo viên và học sinh coi đây là một tiêu chí trong quá trình bình xét thi đua, khen thưởng hàng năm.
2.3. 6. Xây dựng nề nếp tự quản đối với học sinh.
 Phát huy vai trò tự quản và quyền tham gia hoạt động của học sinh bán trú là cơ sở quan trọng đối với việc phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh bán trú trong học tập và rèn luyện.
 Thành lập các tổ tự quản để học sinh tự kiểm tra, đôn đốc giám sát lẫn nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
 Phân chia khu vực tự quản cho các tổ phụ trách để học sinh có ý thức tự giác trong công tác vệ sinh và giữ gìn vệ sinh môi trường trong khu bán trú và trong lớp, trong trường.
2.3.7. Rèn luyện kỹ năng tổ c

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_kinh_nghiem_quan_ly_giao_duc_hoc_sinh_ban_tru_tai_truon.doc