SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm non Khuyến Nông, Triệu Sơn

SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm non Khuyến Nông, Triệu Sơn

Như chúng ta đã biết, môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, góp phần làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển.

Mục tiêu giáo dục hiện nay là phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Trong những năm qua, trường Mầm non Khuyến Nông thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục đã đem lại kết quả rất đáng khích lệ đã nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường.

Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi phát huy năng lực sẵn có của mình, trẻ được hoạt động một cách thoải mái ở các góc chơi, kích thích sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động với các nguyên liệu sẵn có, các hoạt động của trẻ được tổ chức với nhiểu hình thức đa dạng, trẻ được trải nghiệm, quan sát, thực hành, chơi với các nguyên vật liệu ở các góc chơi từ đó phát triển tư duy, nhân cách trẻ một cách hài hòa.

Với hoạt động vui chơi là nội dung chủ đạo trong giáo dục trẻ. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học”, và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động học và lĩnh hội tri thức trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.

 

doc 14 trang thuychi01 8682
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm non Khuyến Nông, Triệu Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết, môi trường giáo dục trong trường mầm non là tổ hợp những điều kiện tự nhiên, xã hội cần thiết trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ ở trường mầm non. Xây dựng môi trường giáo dục phù hợp, góp phần làm thỏa mãn nhu cầu vui chơi và hoạt động của trẻ. Qua đó nhân cách của trẻ được hình thành và phát triển.
Mục tiêu giáo dục hiện nay là phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh trên cơ sở khai thác triệt để các đặc điểm tâm sinh lí của học sinh. Trong những năm qua, trường Mầm non Khuyến Nông thực hiện đổi mới hình thức và phương pháp giáo dục đã đem lại kết quả rất đáng khích lệ đã nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường. 
Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm đã tạo cơ hội cho trẻ được tìm tòi phát huy năng lực sẵn có của mình, trẻ được hoạt động một cách thoải mái ở các góc chơi, kích thích sự tò mò ham hiểu biết của trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được hoạt động với các nguyên liệu sẵn có, các hoạt động của trẻ được tổ chức với nhiểu hình thức đa dạng, trẻ được trải nghiệm, quan sát, thực hành, chơi với các nguyên vật liệu ở các góc chơi từ đó phát triển tư duy, nhân cách trẻ một cách hài hòa. 
Với hoạt động vui chơi là nội dung chủ đạo trong giáo dục trẻ. Trẻ rất hiếu động, tò mò, ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới xung quanh, trẻ “Học bằng chơi, chơi mà học”, và đồ chơi là phương tiện giúp trẻ thực hiện hoạt động học và lĩnh hội tri thức trong cuộc sống hàng ngày. Đồng thời cũng chính là cách giúp trẻ tiếp thu bài học một cách sinh động, nhiệt tình hơn.
  	Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là tạo cơ hội cho trẻ tìm tòi khám phá trải nghiệm, cũng cố những kiến thức đã lĩnh hội được trên tiết học, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của trẻ. Tạo môi trường hoạt động cho trẻ vui chơi, hình thành ở trẻ những tình cảm đẹp, tình yêu thương đối với trường lớp, cô giáo và bạn bè. Ngoài ra còn giúp trẻ bớt căng thẳng mệt mỏi trong quá trình học tập, cung cấp cho trẻ vốn kinh nghiệm trong cuộc sống cũng như ý thức lao động theo sức của mình.
Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm mang đến cho trẻ 
cảm giác ngạc nhiên về thế giới xung quanh, sửng sốt trước các hiện tượng mới 
lạ và ham thích tìm tòi, khám phá cái mới. Môi trường hoạt động sẽ thực sự giúp 
trẻ phát triển các năng lực cần thiết như: khả năng tư duy, quan sát, chú ý sự 
nhạy cảm với môi trường xung quanh. 
Với trách nhiệm lớn lao của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế nào để thực hiện tốt chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao của bản thân.
Bước vào đầu năm học, sau khi tiếp thu chuyên đề bản thân nhận thấy môi trường giáo dục trường mầm non chúng tôi còn gặp rất nhiều khó khăn. Do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan dẫn đến phần nào chưa đạt được yêu cầu như mong muốn, chưa thực sự đáp ứng được sự phát triển của đất nước trong thời đại mới. Là một người Hiệu trưởng nhà trường tôi xác định rõ mục tiêu, nhiệm vụ của mình và thấy rằng, việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong toàn ngành nói chung và với trường mầm non chúng tôi nói riêng là vô cùng cần thiết.Chính vì lẽ đó nên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường Mầm non Khuyến Nông, Triệu Sơn”. 
1.2. Mục đích nghiên cứu:
- Giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường nâng cao nhận thức và năng lực về chăm sóc, giáo dục trẻ và quản lý nhóm, lớp. Thực hiện chương trình giáo dục theo chuyên đề lấy trẻ làm trung tâm phù hợp điều kiện cụ thể của lớp và địa phương.
- Giúp đội ngũ giáo viên xây dựng môi trường giáo dục mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy sự tham gia các hoạt động và trải nghiệm đa dạng, hiệu quả.
- Tạo cơ hội cho trẻ học tập thông qua vui chơi bằng nhiều hình thức khác nhau, phù hợp với nhu cầu và khả năng của trẻ.
- Huy động được sự tham gia của các phụ huynh, tạo sự thống nhất trong các hình thức giáo dục trẻ, góp phần thực hiện có hiệu quả chuyên đề “Xây dựng trường Mầm non lấy trẻ làm trung tâm”.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
- Đồ dùng, đồ chơi trong và ngoài lớp học ở Mầm non Khuyến Nông, Triệu Sơn.
- Khuôn viên sân vườn trường.
- Trẻ trong độ tuổi mẫu giáo của trường.
- Các hoạt động hàng ngày của trẻ độ tuổi mẫu giáo của nhà trường. 
- Phạm vi nghiên cứu: Các hoạt động hàng ngày của trẻ ở Mầm non Khuyến Nông, huyện triệu Sơn. 
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp quan sát: Quan sát thực tiễn môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của trường mầm non Khuyến Nông.
2.Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
2.1. Cơ sở lý luận của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 Giáo dục mầm non lấy trẻ làm trung tâm là một quan điểm giáo dục tiến bộ về vị trí của trẻ em và vai trò của giáo viên. Nó góp phần định hướng cho quá trình hoạt động và môi trường giáo dục trong trường mầm non.
          Thực hiện kế hoạch chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020, của Phòng giáo dục và đào tạo Triệu Sơn. Trường mầm non Khuyến Nông đã thực hiện chuyên đề nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ năm học 2017-2018 với nhiều hoạt động xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học, bằng các hình thức như thi làm đồ dùng đồ chơi, thi xây dựng môi trường trong và ngoài lớp, lựa chọn giáo viên và xây dựng nhóm, lớp mẫu, tổ chức dạy mẫu, tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư mua sắm đồ chơi ngoài trời, xây dựng vườn cổ tích, vườn rau của bé, khu vực phát triển vận động của trẻ.v.v..
Bên cạnh đó tôi luôn chú trọng công tác tuyên truyền về nội dung, mục đích, ý nghĩa của việc “Xây dựng môi trường theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm” tới tất cả các bậc phụ huynh học sinh hiểu được tầm quan trong của nó, đồng thời khơi dậy tính tích cực, sáng tạo của giáo viên trong việc sưu tầm các nguyên vật liệu, tạo môi trường cho các bé học tập, vui chơi.
Thực tế cho thấy những năm gần đây chất lượng giáo dục của nhà trường vẫn chưa được nâng cao, diện mạo nhà trường chưa có sự thay đổi hoặc có thay đổi nhưng không đáng kể, điều kiện và phương tiện dạy và học chuyển biến chậm, môi trường giáo dục chưa quan tâm chú trọng. Chính vì vậy để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn kĩ năng sống cho trẻ tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ, cũng như cơ sở vật chất nhà trường được thay đổi, môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học được quan tâm xây dựng thì vai trò của người quản lý đứng đầu trong nhà trường là hết sức quan trọng. Bởi vì trẻ mầm non như tờ giấy trắng cô giáo dạy thế nào trẻ học và theo như thế ấy, từ cách đi đứng, ăn mặc, nói năng, thái độ. Chính vì vậy cô giáo có uy tín, có năng lực sư phạm là tấm gương tốt, là điểm tựạ cho trẻ học tập và noi theo. Đồng thời cũng là động lực để rèn luyện ý thức học tập, hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ sau này.
Xuất phát từ vị trí và mục tiêu của giáo dục Mầm non thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đặt cơ sở ban đầu cho việc hình thành và phát triển nhân cách.Vì vậy xây dựng môi trường môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là hết sức cần thiết và có ý nghĩa lớn đến sự ổn định và phát triển của trường Mầm non Khuyến Nông nói riêng và của ngành học Mầm non nói chung.
2.2.Thực trạng của việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trước khi áp dụng đề tài.
2.2.1. Thuận lợi:
Trường Mầm non Khuyến Nông nằm ở khu trung tâm văn hoá xã. Trường có diện tích 3.690 m2, có 10 phòng học kiên cố rộng rãi, thoáng mát. Có công trình bếp ăn một chiều đảm bảo tiêu chuẩn phục vụ công tác bán trú cho số trẻ học tại trường. 
Đội ngũ cán bộ, giáo viên được trẻ hoá, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ. Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ các hoạt động trong ngày của trẻ. Đa số các bậc phụ huynh rất quan tâm đến con em mình, tích cực sưu tầm các loại tranh ảnh phế liệu để giáo viên sáng tạo đồ chơi, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà trường hoạt động.
Lãnh đạo nhà trường luôn làm tốt công tác tham mưu, tuyên truyền, công tác xã hội hoá giáo dục nên cơ sở vật chất nhà trường ngày một khang trang và nhà trường đã chiếm được lòng tin đối với chính quyền và nhân dân địa phương.
2.2.2.Khó khăn:
Khuôn viên vườn trường chưa hoàn thiện, bố trí không phù hợp, chưa có vườn thuốc nam, vườn rau của bé để trẻ được trực tiếp trải nghiệm chăm sóc, chưa có nhiều đồ dùng, đồ chơi để trẻ được vui chơi, giao lưu, trải nghiệm thông qua hoạt động mua, bán; hoạt động bé với An toàn giao thông...
Trong các góc hoạt động còn quá ít nguyên vật liệu, nên có những lúc trẻ không có đủ đồ dùng - đồ chơi để hoạt động, dẫn tới việc có trẻ ngồi xem bạn chơi hoặc tranh giành đồ chơi với bạn. Chính vì vậy nên chưa phát huy được tính độc lập, sáng tạo ở trẻ, chưa thoả mãn tính tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ nhỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục.
Cách trang trí, sắp xếp tạo môi trường trong các phòng lớp học vẫn còn mang tính hình thức, loè loẹt, trẻ được hoạt động ở góc chơi còn ít, quá trình trẻ hoạt động còn mang tính thụ động theo yêu cầu của giáo viên chứ trẻ chưa thực sự chủ động, tích cực tham gia vào các hoạt động, chưa có ý thức cao trong việc bảo quản đồ dùng, đồ chơi. 
Chính vì vậy là Hiệu trưởng nhà trường tôi rất trăn trở, tìm hiểu nguyên nhân, tìm ra các biện pháp để khắc phục những tồn tại nói trên, nhằm làm cho việc tạo môi trường ngày càng hoàn thiện, phong phú và luôn thay đổi theo từng chủ đề, chủ điểm, các hoạt động luôn lấy trẻ làm trung tâm, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại nhà trường. 
*Khảo sát thực trạng đầu năm 
TT
Tiêu chí
Điểm tối đa
Điểm đánh giá
Ghi chú
1
Xây dựng môi trường trong lớp phù hợp với chủ đề.
20
10
2
 Số lượng học liệu trong các góc hoạt động phù hợp với từng độ tuổi.
20
10
3
Môi trường giáo dục bên ngoài lớp học đảm bảo đầy đủ cho trẻ được thực hiện các hoạt động.
20
5
4
Giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế bên ngoài lớp học phù hợp với độ tuổi của lớp.
20
5
5
Tính sáng tạo đồ dùng, đồ chơi từ các loại phế liệu sẵn có của địa phương.
20
10
Tổng cộng
100
40
 	Qua khảo sát chất lượng đầu năm tôi thấy giáo viên còn chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học, chưa chú ý đến kích thích cho trẻ tham gia các hoạt động, các nề nếp, rèn kĩ năng cho trẻ còn nhiều hạn chế và cứng nhắc. 
Từ thực trạng trên với vai trò và trách nhiệm của người Hiệu trưởng, tôi xác định rõ nhiệm vụ, mục đích yêu cầu của nội dung chuyên đề trong năm “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Tôi băn khoăn suy nghĩ và tìm ra một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề này tại trường Mầm non Khuyến Nông, với mong muốn cải thiện chất lượng giáo dục của nhà trường đạt hiệu quả tốt hơn.
 2.3.Các biện pháp đã tiến hành thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 2.3.1.Biện pháp 1.Nâng cao nhận thức của đội ngũ giáo viên về việc xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
 Nắm bắt được tâm lý chung của đa số chị em là rất ngại thay đổi các biểu bảng trong lớp, ngại xây dựng môi trường bên ngoài lớp học, cho rằng làm như vậy sẽ tốn nhiều công sức và tiền của, hơn nữa thời gian dành cho việc chăm sóc trẻ đã nhiều, giáo viên lại chưa đủ theo yêu cầu. Do đó bản thân đã rất quan tâm đến vấn đề giải quyết khâu tư tưởng cho cán bộ giáo viên bằng cách thông qua hội nghị cán bộ giáo viên, qua đại hội Công đoàn, các buổi sinh hoạt chuyên môn, phân tích rõ vị trí, vai trò của việc xây dựng môi trường trong nhóm lớp phù hợp với từng độ tuổi chính là tạo điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Mà môi trường trong lớp thể hiện rõ nét để mọi người hiểu rõ về bậc học, tạo được dấu ấn đối với các bậc phụ huynh trong giờ đón và trả trẻ, không những thế việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học còn là thước đo để đánh giá khả năng và năng lực sư phạm của từng giáo viên, nhấn mạnh cho giáo viên hiểu yêu cầu đối với giáo viên mầm non trong giai đoạn hiện nay.
 Giải thích cho giáo viên hiểu được việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học không những phát huy tính sáng tạo của trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, mà nó còn tạo nên vị thế của giáo viên trước phụ huynh học sinh, trước lãnh đạo địa phương, đồng thời đó là bộ mặt cho nhà trường.
 	Tổ chức cho toàn thể cán bộ giáo viên nhà trường được tập huấn chuyên đề “Xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”. Sau đợt tập huấn cho giáo viên viết bài thu hoạch, nêu rõ việc áp dụng vào thực tế các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ sẽ được những gì và có những khó khăn gì, theo đồng chí để khắc phục những khó khăn đó thì chúng ta cần phải làm gì.Từ đó để họ hiểu được việc xây dựng môi trường trong và ngoài lớp học là nội dung của chuyên đề cần thực hiện. 
Tổ chức cho giáo viên được thảo luận, được trao đổi đưa ra ý tưởng mới về xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các nhóm lớp và cảnh quan ngoài sân vườn trường, trình bầy những đề xuất, kiến nghị và những khó khăn khi thực hiện xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại nhóm lớp của mình, sau đó làm bài thu hoạch nộp lên ban giám hiệu nhà trường. 
2.3.2.Biện pháp 2.Tổ chức làm điểm xây dựng môi trường giáo dục trong lớp.
	Tôi lựa chọn lớp A1 là lớp mẫu giáo 5-6 tuổi do cô Lê Thị Thủy phụ trách. Sau khi lựa chọn lớp làm điểm, bản thân trực tiếp gợi ý, hướng dẫn cách làm các loại biểu bảng, đồ dùng, đồ chơi để trẻ hoạt động, cách sắp xếp các góc hoạt động trong lớp sao cho phù hợp. Sau đó thường xuyên theo dõi và sắp xếp cho giáo viên phụ hỗ trợ. Khi Cô Thủy đã xây dựng các góc hoạt động trong lớp hoàn chỉnh, có đầy đủ các học liệu cho trẻ hoạt động ở các góc chơi và đã cho trẻ được thực hành hoạt động ở các góc chơi đó, lúc này cho tất cả giáo viên trong trường đến dự, Cô Thủy là người phụ trách lớp điểm nêu cách sử dụng các biểu bảng và các loại đồ dùng, đồ chơi tại nhóm lớp ở các hoạt động trong ngày. Tất cả các giáo viên dự xong thảo luận để rút kinh nghiệm. Bản thân bổ sung và kết luận chỉ rõ để tất cả giáo viên trong trường biết được những ưu điểm, tồn tại của các biểu bảng và đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong các hoạt động khác nhau.
Một số góc hoạt động của lớp Mẫu giáo 5-6 tuổi
	Sau việc tất cả giáo viên phụ trách các lớp thuộc khối mẫu giáo được dự 
hoạt động và nghe, chứng kiến việc trẻ được thực hành trải nghiệm thông qua 
các biểu bảng và đồ dùng, đồ chơi tại các nhóm lớp, yêu cầu giáo viên bắt tay vào thực hiện tại lớp mình phụ trách.
2.3.3.Biện pháp 3.Triển khai đại trà tới các nhóm lớp khối mẫu giáo.
	Sau khi đã được tiếp thu lí thuyết và thực tế được lắng nghe, chứng kiến, 
quan sát giáo viên, học sinh trong lớp A1 thực hiện, mỗi giáo viên phải có ý tưởng trong việc tạo môi trường tại lớp mình phụ trách, là trưởng ban chỉ đạo tôi tiến hành phân công các thành viên trong ban chỉ đạo phụ trách các khối lớp cùng với giáo viên để chỉ đạo thực hiện, yêu cầu cách trang trí, sắp xếp các nhóm, lớp không giống nhau và phải thể hiện rõ nét riêng của nó. 
Cùng với những đồ dùng, đồ chơi sẵn có của nhà trường, bản thân đã chỉ đạo giáo viên kết hợp với phụ huynh thường xuyên sưu tầm những vật dụng đã qua sử dụng như: Chai nước, các hộp nhựa, hộp sữa, vỏ kẹo, đĩa CD đã hỏng, lá cây rụng, cành khô, giấy báo, tạp chí, lịch cũ... Những vật liệu được thu gom và vệ sinh sạch sẽ, kết hợp với đôi bàn tay khéo léo của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường đã gắn ghép chúng với nhau để mô tả các đồ vật trong cuộc sống xung quanh trẻ. Mỗi năm học có thêm nhiều loại đồ chơi, đồ dùng tự tạo phong phú, có chất lượng, bảo đảm đủ đồ dùng, đồ chơi cho cô và trẻ tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục theo chương trình. 
Trong quá trình giáo viên thực hiện, phải kiểm tra, giám sát thường xuyên, giải quyết và giúp đỡ họ khi họ cần như: giáo viên không có năng khiếu về hội họa họ cần giúp đỡ để tạo dáng các con vật, hình ảnh, hoặc giải quyết những vướng mắc trong việc họ làm như: cách sắp xếp các góc sao cho phù hợp với diện tích phòng học và thuận tiện cho trẻ khi hoạt động. 
Trong lớp học không thiếu những góc chơi của trẻ, do đó để lớp học thêm lôi cuốn trẻ các cô giáo đã tạo nên một môi trường lớp học với những màu sắc sinh động, những hình ảnh ngộ nghĩnh.
Một góc học tập ở lớp 5-6 tuổi
Ví dụ: Góc học tập hướng dẫn cô làm các hình bàn tay, các ngón tay có thể gập được để trẻ tập đếm và gắn số tương ứng. 
 Môi trường trong lớp có không gian, cách sắp xếp phù hợp, gần gũi, quen 
thuộc với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ; phản ánh kinh nghiệm, văn hóa của địa phương; luôn thay đổi để phù hợp với chủ đề và tạo ra sự hấp dẫn mới lạ đối với trẻ. Các góc hoạt động chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại. Vì vậy chúng tôi suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc này. Việc sắp xếp rất linh hoạt để có thể sắp xếp lại. 
Để đảm bảo trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn và thoáng mát tôi phát động cho các tổ, nhóm lớp, giáo viên thi đua xây dựng lớp đẹp, trường đẹp và an toàn. Đối với các nhóm lớp xây dựng môi trường trong lớp cho trẻ hoạt động theo hướng mở linh hoạt từ các góc chơi đến các biểu bảng các nhóm lớp được đặt với cái tên thật thân mật và gần gũi. Các góc chơi được dùng câu từ ngộ nghĩnh, dễ hiểu, tôi còn chỉ đạo các nhóm lớp trang trí bằng hình ảnh gần gủi thân thiện.
Hình ảnh một số góc hoạt động ở lớp MG 4-5 tuổi
Ví dụ: Góc xây dựng: không đặt cái tên như trước đây tên gọi cứng nhắc là góc xây dựng mà thay vào đó cái tên. Kiến trúc sư tý hon, công trình của bé. Góc Phân vai: Bé tập làm người lớn, Bé thích vai nào. Góc nghệ thuật: Hoạ sĩ tí hon, khéo tay hay làm. Góc học tập: Chợ quê, ô số ngộ nghĩnh....
Để trẻ hoạt động tích cực tôi chỉ đạo cho các nhóm lớp xây dựng góc mở nội dung ở các chơi cùng một biểu bảng nhưng trẻ có thể chơi được nhiều nội dung, các học liệu được để vào giỏ (Rổ) dưới chân tường thuận tiện cho trẻ chơi, góc mở đó phải là hoạt động mang tính chất trẻ hoạt động tích cực tìm tòi suy nghĩ khám phá.
2.3.4.Biện pháp 4. Xây dựng môi trường giáo dục bên ngoài lớp học.
Việc tạo môi trường xã hội bên ngoài lớp học là một việc làm mới mẻ đối với giáo viên trong trường. Vì vậy tôi phải nghiên cứu kỷ về chuyên đề mình đã tiếp thu, đồng thời học hỏi qua sách báo, tài liệu và trên mạng Intenet để hiểu kỷ hơn và hướng dẫ để giáo viên có thể tạo được các gian hàng theo từng chủ đề.
Ví dụ: Với chủ đề Tết và mùa Xuân, tôi hướng dẫn giáo viên làm ba gian hàng 
bao gồm: Gian hàng Ẩm thực; gian hàng quà lưu niệm và gian hàng hoa quả, 
ngũ cốc. Tất cả các gian hàng đều được bày bán cả đồ chơi tự làm và đồ thật để 
trẻ được trãi nghiệm được tốt hơn.
Chia giáo viên thành các nhóm theo khối lớp, mỗi nhóm cử một nhóm trưởng phụ trách thực hành một nội dung khác nhau. Cứ sau một tuần thực hành tôi cho các nhóm trưng bày sản phẩm để cùng nhận xét và để các nhóm khác được tham khảo học tập, sau đó tôi lại đổi nội dung khác để giáo viên được sáng tạo. Sau một tháng thực hành, với những nội dung tôi đã triển khai, các nhóm lớp đã hoàn thành việc thiết lập môi trường cho trẻ hoạt động ở ngoài lớp học như: Tạo góc thiên nhiên của bé ở hiên sau mỗi lớp; sân chơi giáo dục an toàn giao thông; Trồng vườn rau, vườn thuốc nam của bé; sân chơi vận động để trẻ phát triển thể chất; đặc biệt là xây dựng môi trường xã hội đó là xây dựng các gian hàng gồm: Gian hàng ẩm thực; gian hàng nông sản và gian hàng quà lưu niệm.v.v...
Trong một giờ hoạt độngvới môi trường xã hội của trẻ 5 tuổi
 Ví dụ: Đối với gian hàng ẩm thực cô chuẩn bị các mặt hàng được bày bán 
trong dịp Tết như Bánh, kẹo, nước ngọt, giò, bánh chưng.v.v...Đặc biệt cho trẻ 
được trãi nghiệm cùng cô cách gói bánh chưng, làm nem rán.v.v.. 
Về đồ dùng để trưng bầy các gian hàng có thể huy động các phụ huynh cùng tham gia hỗ trợ các đồ 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_moi_truong_giao_duc_lay_tre_l.doc