SKKN Một số biện pháp trong công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Trường mầm non đảm nhận chăm sóc giáo dục trẻ 3 - 72 tháng, làm cơ sở nền tảng cho quá trình phát triển của trẻ, hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người mới XHCN và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ vào Trường Tiểu học.
Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là giáo dục Mầm non. Nghị quyết TW II khoá VIII đã cụ thể hóa những mục tiêu chung đó là: nhanh chóng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 5 tuổi, trên cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực, có trình độ và tâm huyết với nghề. Một hệ thống trường lớp được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non. Chất lượng chăm sóc Giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho công tác chăm sóc Giáo dục trẻ. Trong công tác chăm sóc và nuôi dạy cà giáo dục trẻ trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi là điều kiện cần thiết, quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non.
Để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa, Đại hội Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn khóa IX (2010-2015) thị xã Bỉm Sơn phấn đấu đạt chỉ tiêu xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia (CQG) là 70%. Để thực hiện được mục tiêu đó vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào để các nhà trường có đủ cơ sở vật chất, đồng thời đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhanh chóng xây dựng chỉ tiêu trường đạt chuẩn quốc gia, là nhu cầu cấp thiết của Đảng bộ, nhân dân, chính quyền các địa phương trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn; đồng thời nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của Ngành học mầm non và sự phát triển của toàn xã hội.
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỈM SƠN -----&----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ BIỆN PHÁP TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ BỈM SƠN Người thực hiện : Nguyễn Thị Nhẫn Chức vụ: P.Trưởng phòng Đơn vị công tác: Phòng GD&ĐT Bỉm Sơn SKKN thuộc lĩnh vực: Quản lý THANH HÓA, NĂM 2016 PHỤ LỤC TT Nội dung Trang 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1 2 Lý do chọn đề tài 1 3 Mục đích nghiên cứu 3 4 Đối tượng nghiên cứu 3 5 Phương pháp nghiên cứu 3 6 NỘI DUNG 3 7 Cơ sở lý luận 3 8 Thực trạng về công tác xây dựng CQG trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn 3 9 Một số biện pháp thực hiện 5 10 Công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức 6 11 Công tác tham mưu 6 12 Công tác chỉ đạo các trường MN 7 13 Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục trên địa bàn 9 14 KẾT LUẬN 11 15 Kết quả thực hiện 11 16 Một số kinh nghiệm trong triển khai, thực hiện 12 17 Ảnh minh họa 13 A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài: Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục quốc dân. Trường mầm non đảm nhận chăm sóc giáo dục trẻ 3 - 72 tháng, làm cơ sở nền tảng cho quá trình phát triển của trẻ, hình thành cơ sở ban đầu nhân cách con người mới XHCN và chuẩn bị những điều kiện cần thiết cho trẻ vào Trường Tiểu học. Đảng và nhà nước ta rất quan tâm đến giáo dục, đặc biệt là giáo dục Mầm non. Nghị quyết TW II khoá VIII đã cụ thể hóa những mục tiêu chung đó là: nhanh chóng nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ từ 0 – 5 tuổi, trên cơ sở xây dựng đội ngũ cán bộ giáo viên có năng lực, có trình độ và tâm huyết với nghề. Một hệ thống trường lớp được trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị khang trang đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu đổi mới của Giáo dục mầm non. Chất lượng chăm sóc Giáo dục trẻ mầm non phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ giáo viên và điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho công tác chăm sóc Giáo dục trẻ. Trong công tác chăm sóc và nuôi dạy cà giáo dục trẻ trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi là điều kiện cần thiết, quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Để thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa, Đại hội Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn khóa IX (2010-2015) thị xã Bỉm Sơn phấn đấu đạt chỉ tiêu xây dựng trường MN đạt chuẩn quốc gia (CQG) là 70%. Để thực hiện được mục tiêu đó vấn đề đặt ra là phải làm như thế nào để các nhà trường có đủ cơ sở vật chất, đồng thời đủ trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho việc dạy và học nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục trẻ. Nhanh chóng xây dựng chỉ tiêu trường đạt chuẩn quốc gia, là nhu cầu cấp thiết của Đảng bộ, nhân dân, chính quyền các địa phương trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn; đồng thời nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của Ngành học mầm non và sự phát triển của toàn xã hội. Với trách nhiệm là người cán bộ quản lý được trưởng phòng giáo dục phân công nhiệm vụ là trực tiếp chỉ đạo chuyên môn mầm non, tiểu học, XDXHHT trên địa bàn; công tác xây dựng CSVC trường học; tôi luôn trăn trở, suy nghĩ làm thế nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để trẻ phát triển toàn diện về Đức - Trí - Thể - Mỹ. Đây là nhiệm vụ quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao; cần phải chú trọng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ, giáo viên để họ duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong mỗi nhà trường; phải làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục trẻ nhằm đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài : “Một số biện pháp trong công tác xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa”. 2. Mục đích nghiên cứu: Tổng hợp các giải pháp đã thực hiện trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia tại thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa, nhằm đánh giá hiệu quả đạt được từ những giải pháp đã thực hiện, tiếp tục phát huy để nâng cao đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho các trường mầm non trên địa bàn. 3. Đối tượng nghiên cứu: Các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. (Thời gian từ năm 2014 đến năm 2016) 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu phân tích, thống kê, tổng hợp. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. B. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lý luận Căn cứ Quyết định số: 36/2008/QĐ-BGDĐT, ngày 16/7/2008 của Bộ trưởng BGD&ĐT ban hành Quy chế công nhận trường mầm non đạt chuẩn quốc gia; (Nay là Thông tư 02/2014/TT-BGD ĐT, ban hành ngaỳ 08/02/2014). Theo Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về Tiêu chuẩn Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia có 5 tiêu chuẩn, trong đó cơ sở vật chất và trang thiết bị là một tiêu chuẩn để công nhận Trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị là một trong những điều kiện khó khăn cho các trường mầm non trong quá trình xây dựng trường chuẩn quốc gia vì muốn xây dựng được các công trình phòng học, phòng chức năng, khuôn viên ... cần số vốn lớn. Xây dựng cơ sở vật chất Trường Mầm non chính là tạo ra một môi trường sư phạm có đầy đủ phòng học, phòng chức năng, phòng làm việc, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi, sân chơi... Chính là tạo ra môi trường sư phạm có đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có cảnh quan đẹp, hấp dẫn mang tính giáo dục cao, đáp ứng yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay. Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã có Công văn Số 1699/SGD&ĐT - GDMN ngày 17 tháng 09 năm 2014 về việc Chỉ đạo xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia. Theo Nghị quyết của Đảng bộ thị xã Bỉm Sơn lần thứ IX, đến năm 2015 toàn thị xã phấn đấu đạt 70% trường đạt chuẩn quốc gia. Đây là tiêu chí mang tính đột phá đối với sự nghiệp giáo dục của thị xã, bên cạnh đó xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia cũng là cũng là tiêu chí quan trọng để trong đề án xây dựng nông thôn mới ngày nay. 2. Thực trạng về công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia các trường mầm non trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn. Thị xã Bỉm Sơn là đơn vị nằm ở phía bắc tỉnh Thanh Hoá, diện tích 67km2, dân số gần 60.000 người, hiện tại thị xã Bỉm Sơn có 8 phường (xã). Những năm gần đây, mạng lưới quy mô trường, lớp ổn định, phù hợp với tình hình địa phương; trên địa bàn thị xã hiện có 27 trường mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, 8 trung tâm học tập cộng đồng, 1 trường Trung cấp nghề, 1 Trung tâm bồi dưỡng chính trị và hơn 40 đơn vị doanh nghiệp đóng trên địa bàn. Trong đó có 10 trường Mầm non (2 trường mầm non tư thục), gồm 104 nhóm, lớp; huy động 3509 cháu, năm 2014 thị xã Bỉm Sơn đã hoàn thành phổ cập mầm non trẻ em 5 tuổi. a. Thuận lợi: Được sự lãnh chỉ đạo thường xuyên của Thị ủy, HĐND, UBND thị xã, sự phối hợp của các ngành chức năng có liên quan, các cấp ủy Đảng, chính quyền cấp thị xã và cơ sở, sự ủng hộ của các tổ chức đoàn thể và nhân dân. UBND tỉnh, Sở Giáo dục và đào tạo, các phòng chuyên môn thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo luôn quan tâm chỉ đạo sâu sát, thường xuyên đối với giáo dục thị xã Bỉm Sơn. Là một thị xã công nghiệp do đó trình độ dân trí cao, phụ huynh và dân dân trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn rất quan tâm đến công tác giáo dục, đặc biệt là đối với giáo dục mầm non. Huy động trẻ mầm non đạt chỉ tiêu kế hoạch, nhà trẻ đạt 38%, mẫu giáo đạt 94,5%, trẻ 5 tuổi đạt 100%. Đội ngũ cán bộ giáo viên ổn định, có trình độ đạt chuẩn 100%, trên chuẩn 68%, có tinh thần trách nhiệm cao, yêu nghề mến trẻ, tận tụy trong công việc Kết quả phổ cập được duy trì, củng cố ngày một vững chắc; cơ sở vật chất trang thiết bị không ngừng được tăng cường, cảnh quan sư phạm các trường từng bước được thay đổi theo hướng khang trang, sạch đẹp; hiệu quả đào tạo tiếp tục được củng cố và giữ vững. Nền nếp quản lý, công tác xã hội hóa giáo dục được coi trọng và đạt những kết quả nhất định. Ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương đầu tư cho giáo dục liên tục tăng hàng năm ; các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước, từ sự đóng góp của nhân dân, từ các chương trình mục tiêu quốc gia đã được sử dụng đúng mục đích và phát huy được hiệu quả. Địa phương đã có cơ chế khuyến khích trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Ngày 09 tháng 1 năm 2012 Hội đồng nhân dân thị xã Bỉm Sơn đã ban hành Nghị quyết số 32/2012/NQ-HĐND về việc phê chuẩn cơ chế hỗ trợ ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất trường học giai đoạn 2011-2016. Theo đó UBND thị xã Bỉm Sơn hỗ trợ các phường, xã xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia với các mức: xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 hỗ trợ 500.000.000đ; xây dựng trường từ đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 lên mức độ 2 hỗ trợ 500.000.000đ. Đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đã tích cực tham gia học chuẩn hóa và nâng chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ; đội ngũ nhà giáo yêu nghề, mến trẻ, phát huy trách nhiệm nghề nghiệp, tích cực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy học và quản lí. b. Khó khăn: Việc xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị để đáp ứng cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ ở các trường mầm non không phải thực hiện là đạt kết quả ngay, cần thời gian và rất cần sự chỉ đạo sâu sát của chính quyền địa phương. Trong khi đó địa phương thị xã Bỉm Sơn mặc dù là thị xã công nghiệp nhưng còn nhiều khó khăn. Đa số dân số trên địa bàn thu nhập còn thấp, không đều, đối với các xã Quang Trung, Hà Lan, phường Lam Sơn còn nghèo, công tác huy động các nguồn lực từ nhân dân, địa phương rất khó khăn. Các điểm lẻ của các trường mầm non tại xã Quang Trung, phường Bắc Sơn cơ sở vật chất, phòng học còn thiếu. Trong những năm gần đây số lượng trẻ trên địa bàn thị xã tăng, trong khi đó thiếu phòng học, thiếu giáo viên gây khó khăn cho các nhà trường trong việc bố trí sắp xếp giáo viên và tổ chức các nhóm, lớp, dẫn đến một số nhóm lớp có sĩ số trẻ cao hơn so với quy định. Tuy đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên đã được chuẩn hóa, trên chuẩn tỷ lệ tăng đáng kể, nhưng năng lực thực tế ở một số cán bộ quản lí và giáo viên chưa tương xứng. Công tác quy hoạch ( kể cả quy hoạch vườn trường và quy hoạch nhân sự) còn nhiều bất cập, công tác quản lí của một số hiệu trưởng còn lúng túng trong cơ chế mới; xã hội hóa giáo dục có chiều hướng phát triển nhưng chưa sâu rộng. c. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế Các chủ trương về đổi mới và phát triển giáo dục, đào tạo chậm được cụ thể hóa, triển khai chưa đồng bộ. Chính sách Giáo dục và Đào tạo chưa được đổi mới, chưa tạo được động lực để phát triển. Kinh phí dành cho giáo dục còn hạn hẹp, cơ sở vật chất xuống cấp Công tác quản lý giáo dục còn nhiều bất cập, chậm đổi mới; chưa phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của cơ sở giáo dục và đào tạo; Năng lực tham mưu của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn thấp, chưa kịp thời. Một số giáo viên chưa có ý thức vươn lên để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. - Một số địa phương chưa nhận thức chưa đầy đủ về việc quy hoạch các điểm trường, về công tác xã hội hóa giáo dục, làm hạn chế khả năng thu hút các nguồn lực để chăm lo cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 3. Một số biện pháp thực hiện: 3.1. Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức Xác định được tầm quan trọng trong công tác tuyên truyền cho nên trong những năm qua, ngành GD&ĐT đã đặc biệt chú trọng đến công tác này. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các diễn đàn của hội nghị các cơ quan, ban ngành thị xã, của các địa phương (xã, phường). Phòng GD&ĐT đã phối hợp với đài truyền thanh truyền hình thị xã thường xuyên phản ánh và tuyên truyền các nội dung, công tác giáo dục (từ khia giảng, hội nghị cán bộ công nhân viên chức, người lao động đầu năm học, các kỳ thi giao lưu, các hoạt động lớn của ngành...) để vận động các lực lượng xã hội, các cấp, các ngành, các gia đình phụ huynh học sinh và nhân dân hiểu rõ và thực hiện tốt chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, kịp thời biểu dương những cố gắng của chính quyền địa phương, của đội ngũ giáo viên, nhân dân trong việc tham gia xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, tạo sự đồng thuận cao trong toàn xã hội, sự thống nhất về nhận thức và hành động trong toàn ngành và trong cả hệ thống chính trị. Khuyến khích các nhà trường tổ chức cho hội phụ huynh đi thăm các trường đã đạt chuẩn để các bậc phụ huynh trực tiếp thấy được lợi ích của công tác xây dựng trường đạt chuẩn là nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập của con em địa phương. 3.2. Công tác tham mưu Xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương, là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo xây dựng trường chuẩn quốc gia, Phòng GD-ĐT thị xã đã tham mưu với thị ủy uỷ, UBND thị xã xây dựng "lộ trình" theo từng năm, từng giai đoạn. Theo đó, những đơn vị có điều kiện thuận lợi hơn sẽ được tập trung xây dựng trường đạt chuẩn trước. Phòng GD&ĐT còn là cơ quan tham mưu, phối hợp,vận động, tập hợp mọi nguồn lực để chỉ đạo thực hiện phong trào; là cơ quan đầu mối thúc đẩy thực hiện kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia trên địa bàn thị xã. Đặc biệt ngành Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với UBND, HĐND thị xã ban hành Nghị quyết số 32/2012/NQ-HĐND về việc phê chuẩn cơ chế hỗ trợ ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất trường học giai đoạn 2011-2016. Đây chính là một điều kiên thuận lợi thúc đẩy và tạo điều kiện cho các xã, phường tích cực thực hiện công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Hàng năm Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với UBND thị xã giao biên chế cho các trường trên địa bàn, đặc biệt quan tâm đến biên chế bậc mầm non, đảm bảo thực hiện theo đúng hướng dẫn Thông tư hướng dẫn và Điều lệ trường mầm non. Căn cứ 5 tiêu chuẩn của trường mầm non đạt chuẩn quốc gia Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu với UBND thị xã từng bước sắp xếp bố trí cán bộ giáo viên đảm bảo cho nhà trường, phối hợp với các ban ngành đoàn thể huy động trẻ ra lớp, tổ chức chỉ đạo chăm sóc, giáo dục đạt chất lượng tốt nhất. Trên cơ sở đã xác định các đơn vị cần tập trung xây dựng, Phòng GD&ĐT đã mời Đảng ủy và UBND xã, phường hội phụ huynh và các tổ chức trong nhà trường, mà đứng đầu là Hiệu trưởng để họp bàn thống nhất giải quyết những tồn tại cần khắc phục và trách nhiệm cần phải làm của từng bên liên quan( địa phương, trường, phụ huynh, phòng GD&ĐT) trong việc thực hiện và thời gian thực hiện của từng vấn đề; định kỳ báo cáo quá trình thực hiện và đề xuất các giải pháp thực hiện. 3.3.Công tác chỉ đạo các trường mầm non xây dựng trường đạt chuẩn: Trên cơ sở văn bản của Bộ GD và của UBND thị xã , Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tham mưu cho UBND các xã, phường thành lập ban chỉ đạo xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn xã, phường đồng thời đưa chỉ tiêu xây dựng trường đạt chuẩn vào Nghị quyết của đảng bộ và Hội đồng nhân xã, phường để triển khai thực hiện. Trưởng Ban chỉ đạo là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách văn xã, Phó ban trực là hiệu trưởng các trường trên địa bàn xã, phường. Trưởng ban chỉ đạo sẽ họp và phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban chỉ đạo. Thành viên Ban chỉ đạo có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, phối hợp với nhà trường và các tổ chức đoàn thể để cùng thực hiện. a.Chỉ đạo Hiệu trưởng các trường tiến hành rà soát đánh giá thực trạng , đối chiếu với các tiêu chuẩn đã được quy định đối với bậc học cho mỗi trường học. Đánh giá mức độ đạt đối với từng tiêu chí, tiêu chuẩn. Đây là khâu quan trọng nên cần tiến hành chu đáo, chính xác. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, các trường tiến hành xây dựng kế hoạch thực hiện. Trong kế hoạch, lưu ý đến các biện pháp, giải pháp thực hiện, thời gian hoàn thành cho từng tiêu chuẩn. Các trường dự kiến hoàn thành, đề nghị thời điểm công nhận trong năm học; cần tập trung đánh giá thật cụ thể từng tiêu chuẩn, so sánh đối chiếu thực trạng các tiêu chuẩn với tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục - Đào tạo ban hành (Thông tư số 02/2014/TT-BGDĐT), hoàn chỉnh những thiếu sót, lập hồ sơ đề nghị Phòng Giáo dục - Đào tạo, thẩm định và đề xuất tỉnh về kiểm tra công nhận. Trong kế hoạch, cần phân công cụ thể từng thành viên trong nhà trường phụ trách những mảng, những mặt tiêu chuẩn cụ thể để điều chỉnh, bổ sung, hệ thống hóa lại tất cả hồ sơ sổ sách theo đúng yêu cầu quy định. b.Chỉ đạo các trường mầm non trên địa bàn thành lập đoàn( bao gồm BGH, CT công đoàn, Bí thư chi bộ, tổ khối trưởng, hội phụ huynh- mời lãnh đạo xã, phường cùng tham gia) đi học tập kinh nghiệm của các trường đã đạt chuẩn trên địa bàn thị xã hoặc trong tỉnh. Việc đi học tập cần thâm nhập thực tế về hồ sơ và cách làm của đơn vị bạn. Ghi chép, ghi hình (nếu thấy cần thiết) để vận dụng cho phù hợp. Sau đợt học tập, trường báo cáo về Ban chỉ đạo của địa phương để xin ý kiến triển khai thực hiện. Đối với địa bàn thị xã Bỉm Sơn trường mầm non xi măng là trước đây là trường mầm non của nhà máy xi măng Bỉm Sơn được đầu tư xây dựng và phát triển, sau khi công ty xi măng cổ phần hóa nhà trường thuộc quản lý của UBND thị xã. Nhà trường có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên vững về chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, sáng tạo trên cơ sở có một phần cơ sở vật chất đã có UBND thị xã đã đầu tư thêm cho nhà trường hoàn thành các tiêu chí đạt trường chuẩn quốc gia mức độ I năm 2015, đạt trường chuẩn quốc gia mức độ II năm 2013. Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường mầm nọ trên địa bàn tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm tại trường mầm non Xi Măng và coi trường mầm non Xi Măng là đơn vị điển hình để nhân rộng cho bậc học mầm non trên địa bàn thị xã. c.Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ quản lý, giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường; rà soát số cán bộ quản lý và giáo viên của từng trường, tham mưu với UBND thị xã bổ nhiệm đủ cán bộ quản lý đối với các trường; điều động, tuyển mới để bổ sung cán bộ, giáo viên cho các trường theo yêu cầu của trường chuẩn. Đối với trường hợp giáo viên chưa đạt chuẩn các cấp học, hiệu trưởng cần có kế hoạch bố trí, sử dụng đúng quy định và đưa đi đào tạo cho đạt chuẩn. Tổ chức kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập của các nhóm lớp, từng học sinh và toàn trường, trên cơ sở đó cần xây dựng và đề ra các biện pháp tốt nhất để đạt được chất lượng theo tiêu chuẩn quy định. Đẩy mạnh công tác quản lý, chỉ đạo của Hiệu trưởng trong việc tham mưu xây dựng trường chuẩn, bám sát nhiệm vụ từng năm học; xây dựng kế hoạch chi tiết, cụ thể và phù hợp với tình hình của nhà trường; cập nhật, lưu giữ đầy đủ các loại hồ sơ, sổ sách của trường; tăng cường mua sắm các trang thiết bị cần thiết phục vụ dạy và học, sắp xếp, bố trí đủ các phòng học, phòng chức năng cơ bản để phục vụ cho công tác chăm sóc giáo dục, xây dựng cảnh quan môi trường nhà trường xanh, sạch, đẹp. * Làm việc với Đảng ủy, UBND các xã, phường để thực hiện một số công việc: + Phòng GD&ĐT làm việc với lãnh đạo địa phương để thành lập các Ban vận động xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia do lãnh đạo địa phương làm trưởng ban để huy động mọi nguồn lực trong và ngoài thị xã, tranh thủ ý kiến của các cấp các ngành, nhất là huy động vốn để trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho việc xây dựng trường đạt chuẩn. + Tuyên truyền vận động trong hệ thống chính trị và trong cộng đồng về các tiêu chuẩn của xây dựng trường đạt chuẩn, về mục tiêu của xây dựng trường đạt chuẩn là nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ để tạo sự đồng thuận trong phụ huynh trong việc gom các điểm trường mẫu giáo cho đảm bảo theo chuẩn quy định. + Hỗ trợ kinh phí cho các trường để mua sắm trang thiết bị, xây dựng các hạng mục cơ sở vật chất phục vụ cho xây dựng trường chuẩn. - Hàng tháng tổ chức họp trực báo cho các trường đang tiến hành xây dựng chuẩn trong năm để nghe báo cáo tiến độ xây dựng chuẩn, tháo gỡ vướng mắc và hỗ trợ nhân lực khi cần thiết. Cử các bộ xuống tận trường để kiểm tra đôn đốc các trường hoàn thành nhiệm vụ. - Khi các trường đã đăng ký kế hoạch xây dựng trường chuẩn quốc gia, Phòng GD&ĐT họp để rà soát thứ tự ưu tiên cho từng trường để đầu tư kinh phí cho xây dựng trường chuẩn. Trong quá trình tham mưu cho UBND thị xã xin chủ trương đầu tư xây dựng cơ bản cho các đơn vị, luôn hướng tới mục tiê
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_trong_cong_tac_xay_dung_truong_mam_non.doc