SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp để giúp học sinh phát triển toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường thcs thị trấn Lang Chánh

SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp để giúp học sinh phát triển toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường thcs thị trấn Lang Chánh

 Trò chơi dân gian có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người, nhất là lứa tuổi học sinh. Trò chơi dân gian có những tác động rất tích cực đến quá trình giáo dục học sinh trong nhà trường. Thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian sẽ giúp các em biết yêu thương, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, giúp tâm hồn các em trở nên hồn nhiên, trong sáng, sôi nổi và phong phú hơn[5]. Qua đó, sẽ giúp các em phát triển một cách toàn diện, hướng thiện hơn đồng thời giúp tạo hứng thú, lôi cuốn các em đến trường, tích cực tự giác trong học tập hơn.

Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy tâm lí của nhiều người cho rằng trò chơi dân gian chỉ thích hợp với lứa tuổi mầm non, học sinh tiểu học mà chưa nhận thức đúng giá trị to lớn của trò chơi dân gian mang lại đối với sự phát triển của học sinh THCS, cho nên việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các nhà trường THCS nói chung đang còn rất hạn chế.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh chỉ mới được giáo viên chú ý đến tổ chức các hoạt động theo quy định số tiết trong một tháng (2 tiết/tháng), chưa chú trọng tới việc cung cấp cho các em hệ thống những hoạt động để các em có thể tự mình tổ chức ngoài giờ học tập, hay tổ chức cho các em các hoạt động để giúp các em có những phút giây vui chơi lành mạnh, bổ ích, nhất là việc tổ chức các trò chơi dân gian. Do đó, các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh còn nghèo nàn, nếu nhà trường không tổ chức, hầu như các em không biết làm gì, chơi gì, vì thế dễ sinh tâm lý nhàm chán khi đến trường hoặc vi phạm các nội quy, quy định của trường, lớp.

 

doc 24 trang thuychi01 25502
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp để giúp học sinh phát triển toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường thcs thị trấn Lang Chánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ 
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LANG CHÁNH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC TRÒ CHƠI DÂN GIAN THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
 ĐỂ GIÚP HỌC SINH PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN, 
GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC
 Ở TRƯỜNGTHCS THỊ TRẤN LANG CHÁNH 
Người thực hiện: Nguyễn Thị Nga
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn
SKKN thuộc lĩnh vực : Hoạt động GD NGLL
THANH HOÁ NĂM 2017
 	 MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A. Mở đầu
1
I. Lí do chọn đề tài.
1
II. Mục đích nghiên cứu.
2
III. Đối tượng nghiên cứu.
2
IV. Phương pháp nghiên cứu.
2
B. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm.
3
I. Cơ sở lí luận.
3
II. Thực trạng của việc tổ chức trò chơi dân gian ở trường THCS Thị Trấn trước khi áp dụng sáng kiến.
4
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
7
1. Làm tốt công tác tuyên truyền về giá trị, ý nghĩa to lớn của trò chơi dân gian đối với sự phát triển toàn diện của học sinh.
7
2. Lên kế hoạch, hướng dẫn học sinh cách thức chơi các trò chơi dân gian một cách cụ thể, rõ ràng, sôi nổi, hào hứng.
7
3. Phổ biến cho học sinh hiểu được ý nghĩa của từng trò chơi dân gian để các bạn học sinh hiểu rõ.
10
4. Tổ chức lồng ghép các trò chơi dân gian thông qua các hoạt động ngoại khóa, các tiết học thể dục, các ngày lễ lớn trong năm.
10
5. Tổ chức các trò chơi dân gian trong các giờ ra chơi một cách thường xuyên, liên tục.
11
6. Giáo viên cùng tham gia chơi với học sinh ở một số trò chơi.
12
7. Hướng dẫn học sinh tự chuẩn bị những đồ dùng chơi đơn giản.
13
8. Nhà trường cũng cần chuẩn bị các đồ dùng, công cụ cho học sinh chơi.
13
9. Tổ chức thành các cuộc thi có quy mô và trao thưởng, xếp loại thi đua giữa các lớp.
14
10. Tổ chức sưu tầm thêm các trò chơi dân gian.
15
11. Lựa chọn các trò chơi phù hợp.
16
12. Kết hợp với phụ huynh và các tổ chức, chính quyền địa phương tổ chức các trò chơi dân gian tại địa phương trong các dịp lễ, tết, nghỉ hè.
16
13. Cần nắm vững những điều cần lưu ý khi tổ chức trò chơi dân gian trong nhà trường.
17
IV. Hiệu quả đạt được
17
C. Kết luận và kiến nghị
19
1. Kết luận.
19
2. Kiến nghị.
20
2.1. Đối với Phòng GD&ĐT Lang Chánh.
20
2.2. Đối với nhà trường.
20
2.3. Đối với phụ huynh học sinh.
20
Tài liệu tham khảo
21
A. MỞ ĐẦU
I. Lí do chọn đề tài.
 Trò chơi dân gian có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi người, nhất là lứa tuổi học sinh. Trò chơi dân gian có những tác động rất tích cực đến quá trình giáo dục học sinh trong nhà trường. Thông qua việc tổ chức các trò chơi dân gian sẽ giúp các em biết yêu thương, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ lẫn nhau, giúp tâm hồn các em trở nên hồn nhiên, trong sáng, sôi nổi và phong phú hơn[5]. Qua đó, sẽ giúp các em phát triển một cách toàn diện, hướng thiện hơn đồng thời giúp tạo hứng thú, lôi cuốn các em đến trường, tích cực tự giác trong học tập hơn.
Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy tâm lí của nhiều người cho rằng trò chơi dân gian chỉ thích hợp với lứa tuổi mầm non, học sinh tiểu học mà chưa nhận thức đúng giá trị to lớn của trò chơi dân gian mang lại đối với sự phát triển của học sinh THCS, cho nên việc tổ chức các trò chơi dân gian trong các nhà trường THCS nói chung đang còn rất hạn chế.
Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh chỉ mới được giáo viên chú ý đến tổ chức các hoạt động theo quy định số tiết trong một tháng (2 tiết/tháng), chưa chú trọng tới việc cung cấp cho các em hệ thống những hoạt động để các em có thể tự mình tổ chức ngoài giờ học tập, hay tổ chức cho các em các hoạt động để giúp các em có những phút giây vui chơi lành mạnh, bổ ích, nhất là việc tổ chức các trò chơi dân gian. Do đó, các hoạt động ngoài giờ lên lớp của học sinh còn nghèo nàn, nếu nhà trường không tổ chức, hầu như các em không biết làm gì, chơi gì, vì thế dễ sinh tâm lý nhàm chán khi đến trường hoặc vi phạm các nội quy, quy định của trường, lớp.
	Trường THCS Thị Trấn được đặt ngay trung tâm của Thị Trấn huyện Lang Chánh, bên cạnh những mặt thuận lợi thì môi trường sống đã ảnh hưởng rất nhiều tới sự phát triển toàn diện của các em. Những quán game, những hàng quán, điện thoại, máy tính...đã trở thành những thứ tiêu khiển ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nhân cách của học sinh. Nhiều em ham chơi điện tử, dẫn tới nghiện chơi game, trốn học, bỏ học, nói dối cha mẹ, trộm cắp, vay tiền của bạn bè. Nhiều em la cà quán xá, ăn quà, nợ nần. Một số em thì thường xuyên lên các trang mạng xã hội, đặc biệt là facebook để nhắn tin, chát, hẹn hò, thậm chí là chửi bới, văng tục, văng bậy ở trên mạng rồi từ đời sống ảo lại dẫn đến những vụ xích mích, đánh nhau ngoài đời thực Tất cả điều đó đã ảnh hưởng tới nhân cách, đạo đức, lối sống đồng thời cũng ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập, hạnh kiểm của các em.
Nguyên nhân chính bởi bản thân các em học sinh đều sinh ra và lớn lên ở Thị Trấn, do không gian và điều kiện sống, khác với các em ở những xã vùng sâu, vùng xa, các em không được tiếp xúc nhiều với các trò chơi dân gian, nhiều em không biết trò chơi dân gian là gì, chơi như thế nào, sự thích thú ra sao, ngay cả các trò chơi dân gian quen thuộc như bịt mắt bắt dê, chơi u, đánh thẻ... chính vì thế nếu không cung cấp cho các em hệ thống, cách thức chơi các trò chơi dân gian, các em sẽ không biết cách để chơi và như thế, vô hình chung đã không phát huy được những tác động tích cực của trò chơi dân gian trong quá trình giáo dục học sinh. 
Nhận thức được sự phát triển có phần lệch lạc của học sinh, đồng thời nhận thấy được những tác động tích cực của trò chơi dân gian đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, với mong muốn giúp học sinh có một sân chơi lành mạnh, bổ ích, để qua đó giúp các em phát triển toàn diện về nhân cách, đạo đức, kỹ năng sống, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường cũng như góp một phần nhỏ vào việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức trò chơi dân gian thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp để giúp học sinh phát triển toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ở trường THCS Thị Trấn Lang Chánh” làm đề tài nghiên cứu của mình.
II. Mục đích nghiên cứu.
Nghiên cứu để tìm ra các biện pháp, giải pháp phù hợp nhằm tổ chức các trò chơi dân gian trong nhà trường một cách hiệu quả, đưa các trò chơi dân gian đến gần với học sinh hơn, qua đó giúp học sinh có một sân chơi bổ ích, giúp các em phát triển toàn diện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đồng thời giúp các em giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.
III. Đối tượng nghiên cứu.
	Thực trạng của việc tổ chức các trò chơi dân gian của học sinh trường THCS Thị Trấn.
	Một số biện pháp tổ chức các trò chơi dân gian trong trường THCS Thị Trấn.
IV. Phương pháp nghiên cứu.
Nghiên cứu tài liệu.
 Các bài viết về giá trị văn hóa của trò chơi dân gian. 
 Tìm hiểu về các trò chơi dân gian qua mạng internet.. 
Thu thập dữ liệu trên thực địa.
Quan sát khoa học.
Điều tra thực trạng các hoạt động vui chơi của học sinh khi đến trường.
Khảo sát thực địa một số vấn đề liên quan.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. Cơ sở lí luận.
Vấn đề giáo dục năng lực, phẩm chất đạo đức của con người mới với sự phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ trong xu thế phát triển toàn cầu hiện nay là vô cùng quan trọng, cần thiết đồng thời là sứ mạng của sự nghiệp giáo dục và đào tạo nước nhà, điều đó đã được khẳng định trong  mục tiêu giáo dục: đào tạo con người phát triển toàn diện, có đạo đức, trí tuệ, sức khoẻ, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất, năng lực của công dân đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Giáo dục học sinh trong nhà trường trung học thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục thẩm mĩ, giáo dục lao động cho học sinh nhằm hình thành ở các em những cơ sở ban đầu cho sự phát triển nhân cách con người toàn diện hướng đến thực hiện mục tiêu của bậc học nhằm phát triển những đặc tính tự nhiên tốt đẹp của các em, hình thành ở học sinh lòng ham hiểu biết và những đức tính, kĩ năng cơ bản đầu tiên để tạo hứng thú học tập và đạt kết quả tốt hơn. 
Học sinh lứa tuổi THCS là một giai đoạn cụ thể tham gia vào quá trình xã hội hoá cá nhân với tư cách là thành viên xã hội trong đó hoạt động vui chơi là một nhu cầu không thể thiếu đối với các em bởi nó cần thiết cho sự phát tiển tâm lí, thể lực, nhân cách các em. Tổ chức cho học sinh tham gia vào các loại hình trò chơi có mục đích, có kế hoạch giữ vai trò to lớn trong thực hiện mục tiêu giáo dục của bậc học nói chung, mục tiêu phát triển nhân cách nói riêng. Trong chỉ thị về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông cũng đã nêu rõ: Tổ chức các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa tuổi của học sinh.
Sự phát triển của khoa học kĩ thuật, khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ điện tử, tin học,... làm xuất hiện một số trò chơi hiện đại, trò chơi điện tử có tác dụng mạnh mẽ và trực tiếp đến nhu cầu vui chơi của học sinh ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ, từ đó đã có phần ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả giáo dục các em trong nhà trường.
Trong khi đó, trò chơi dân gian phản ánh nét văn hoá cộng đồng của dân tộc, khu vực hoặc vùng miền, vì thế việc tổ chức cho các em học sinh chơi các trò chơi dân gian là một trong những cách thức giáo dục, hình thành nét nhân cách vừa có sự định hình và phát triển toàn diện, vừa mang bản sắc văn hoá dân tộc cho học sinh hiện nay[2]. 
Không những thế, trò chơi dân gian là một trong những trò chơi rất phù hợp với việc tổ chức cho học sinh trong nhà trường, bởi vì trò chơi dân gian có tính phong phú, đa dạng, đơn giản lại không tốn kém, không đòi hỏi phải cầu kì, không mất nhiều chi phí, đồng thời nó có ý nghĩa vô cùng to lớn đến sự phát triển toàn diện của học sinh như:
Giúp học sinh thấy thoải mái, thư giãn, sảng khoái về mặt tinh thần.
Giúp học sinh tích cực, nhanh nhẹn, khéo léo, hoạt bát, năng động hơn.
Giúp học sinh biết nêu cao ý chí, quyết tâm, nỗ lực cố gắng.
Giúp rèn tư duy sáng tạo, trí tuệ cho học sinh.
	Giúp học sinh cởi mở, thân thiện, hòa đồng.
Giúp học sinh tăng khả năng giao lưu, hợp tác, đoàn kết, giúp đỡ nhau.
Giúp học sinh biết giao tiếp, ứng xử có văn hóa.
Giúp học sinh rèn luyện sức khỏe, thể lực.
Giúp học sinh tránh xa được các tệ nạn xã hội.
 Giúp học sinh được bồi đắp tâm hồn, bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, được tìm về nguồn cội để từ đó góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.[1]
Bên cạnh đó, trò chơi dân gian còn giúp rèn kỹ năng sống cho học sinh như: Kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng xác lập mục tiêu, kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả, kỹ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc, kỹ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân, kỹ năng giao tiếp và ứng xử, kỹ năng hợp tác và chia sẻ, kỹ năng thể hiện tự tin trước đám đông, kỹ năng đối diện và ứng phó với khó khăn, kỹ năng đánh giá người khác.
	Từ việc giúp học sinh rèn luyện được những kỹ năng sống, rèn luyện được những đức tính, phẩm chất tốt sẽ là sự định hình cho sự phát triển nhân cách và hoàn thiện tâm hồn cho các em, đồng thời sẽ góp phần lôi cuốn, hấp dẫn học sinh khi đến trường, giúp các em thoải mái tâm lý, việc học tập cũng sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
	Có thể thấy, việc đưa các trò chơi dân gian vào trong nhà trường thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp sẽ là một việc làm có ý nghĩa thiết thực đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, thông qua đó sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường và góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
II. Thực trạng của việc tổ chức trò chơi dân gian trong trường THCS Thị Trấn trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Có thể thấy, trò chơi dân gian có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của học sinh. Tuy nhiên, hiện nay, ở các nhà trường nói chung, trường THCS Thị Trấn nói riêng, trò chơi dân gian chưa được chú trọng, chưa được quan tâm, chưa được tổ chức thường xuyên, hiệu quả, chưa thực sự chú trọng tới tác dụng, ý nghĩa của nó mà còn mang tính hình thức, các trò chơi dân gian chỉ được tổ chức trong những ngày lễ lớn, một năm tổ chức được một đến hai lần vào dịp 20/11 hoặc 26/3. “Trong khi tổ chức, chỉ chú trọng đến tính chất hội thi, lựa chọn đội chơi tham gia thi, không phải tất cả học sinh đều được chơi, các em chỉ được chơi khi nhà trường tổ chức, chơi trong các hoạt động ngoại khóa, còn chưa thường xuyên liên tục, chưa phát huy hết được tác dụng của trò chơi dân gian”.[4]
Chính vì thế nhiều học sinh không biết đến trò chơi dân gian là gì, dù đó chỉ là những trò chơi đơn giản, dễ chơi, dễ nhớ như chơi bịt mắt bắt dê, chơi u, chơi đá gà... Em Nguyễn Thị Ngọc Duyên lớp 9A hỏi “Bịt mắt bắt dê chơi thế nào vậy cô?”. Nhiều học sinh ham chơi điện tử, ham xem ti vi, sách báo, lên mạng hơn là chơi các trò chơi dân gian. 
Từ chỗ không biết chơi các trò chơi dân gian, dẫn đến học sinh ngoài giờ học không biết làm gì, chơi gì khi đến trường, cho nên học sinh thường thấy nhàm chán, buồn tẻ, chưa tìm thấy những giây phút thoải mái, sảng khoái, hào hứng, chưa thực sự thấy được Mỗi ngày đến trường là một ngày vui như chỉ đạo của Bộ GD&ĐT . 
Khi đến trường, ngoài những giờ học tập trung cao độ, khi có những thời gian rãnh rỗi, ngoài việc ôn lại bài, thì các em không biết làm gì, hầu như các em chỉ ngồi trong lớp, nói chuyện hoặc ngồi yên, hay nằm rạp ra bàn một cách mệt mỏi, uể oải để đợi trống vào lớp lại tiếp tục học; một số em th́ì đứng ngoài hành lang, nhìn xuống sân trường một cách thờ ơ, vô cảm; một số em ngồi ghế đá; ra ngoài quán ăn quà; một số em thì lại chạy đến các lớp nghịch ngợm, gây gỗ, nói tục, nói bậy dẫn tới xích mích, đánh nhau, cãi nhau; một số thì chơi game; một số học sinh thì tranh thủ lên mạng xã hội, chát, nhắn tin facebook, chụp ảnh tự sướng....
 Các em học sinh nghịch ngợm, tập trung ngồi ghế đá.
Học sinh uể oải giờ ra chơi
Một số ra ngoài quán ăn quà
Từ việc không biết chơi gì, làm gì cho vui, bổ ích, nhiều học sinh đã có những trò chơi thái quá, dẫn đến vi phạm nội quy, quy định của nhà trường, của lớp. Đồng thời đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển toàn diện của học sinh về lối sống, suy nghĩ, tình cảm, đạo đức, hành vi như: nhiều em ăn nói thô tục, chửi bậy, mâu thuẫn dẫn đến xô xát, đánh nhau; gây mất đoàn kết giữa bạn bè với bạn bè, giữa các tập thể lớp với nhau; một số thì trốn học, bỏ học, nói dối bố mẹ, đua đòi, ăn quà, nợ nần sinh ra nói dối; một số thì trêu trọc, đùa nghịch quá trớn với bạn dẫn tới đánh nhau; rồi nghịch dại làm cho bạn bị thương gãy tay, gãy chân; không những thế còn phá phách tài sản, cơ sở vật chất của nhà trường, của lớp như làm vỡ kính, vỡ lọ hoa, hư chổi, bàn ghế...
Đây là bảng thống kê những hành vi thường xuyên phạm lỗi của học sinh được thể hiện qua sổ theo dõi của đội cờ đỏ, đội xung kích và sổ ghi đầu bài :
Hành vi thường xuyên vi phạm của học sinh
Nói tục, chửi bậy.
Gây gỗ, dọa nạt 
Đánh nhau
Cãi nhau gây mất trật tự, mất đoàn kết
Ăn quà ngoài cổng trường
Đem quà vào trường ăn
Đi xe đạp trong trường
Làm hư tài sản của nhà trường(vỡ kính, hư cửa, gãy chổi của các lớp, hư bàn ghế)
Sử dụng điện thoại
Chống đối, cãi lại giáo viên
Ngủ trong giờ học
Không ghi bài
Trốn học
Nghịch nhau dẫn tới bạn bị thương
Hút thuốc lá
Nghịch, phá nhà vệ sinh
Giấu đồ đạc của bạn
Trốn học đi chơi game
 Từ những hành vi hay vi phạm, mắc lỗi, đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng giáo dục về học lực và hạnh kiểm của các em:
BẢNG THỐNG KÊ TỈ LỆ XẾP LOẠI HỌC LỰC VÀ HẠNH KIỂM
Năm học 2015 - 2016
Lớp
Sĩ số
Học lực
Hạnh kiểm
Giỏi
Khá
T.bình
Yếu
Kém
Tốt
Khá
T.bình
Yếu
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Khối 6
49
7
14,3
14
28,6
24
49,0
4
8,2
0
0,0
34
69,4
13
26,5
2
4,1
0
0,0
Khối 7
65
9
13,8
35
53,8
19
29,2
2
3,1
0
0,0
42
64,6
18
27,7
3
4,6
0
0,0
Khối 8
48
8
16,7
21
43,8
15
31,3
4
8,3
0
0,0
26
54,2
20
41,7
2
4,2
0
0,0
Khối 9
58
5
8,6
23
39,7
30
51,7
0
0,0
0
0,0
40
69,0
14
24,1
4
6,9
0
0,0
TỔNG CỘNG
220
29
13,2
93
42,3
88
40,0
10
4,5
0
0,0
142
64,5
65
29,5
11
5,0
0
0,0
 Thông qua bảng số liệu, ta có thể thấy, tỉ lệ học sinh được xếp học lực Khá, Giỏi chỉ chiếm 55,5 %; tỉ lệ học sinh xếp loại học lực Trung bình chiếm 40,0 %; tỉ lệ học sinh xếp loại học lực Yếu chiếm 4,5%. Tỉ lệ xếp hạnh kiểm Tốt chiếm 64,5%; tỉ lệ học sinh bị xếp hạnh kiểm Khá, Trung bình vẫn còn cao chiếm 34,5%.
Đó là một thực trạng đáng buồn, đáng báo động trong sự phát triển có phần lệch lạc trong nhân cách, đạo đức, lối sống cũng như kết quả học tập của học sinh. Có thể thấy, việc chưa nhận thức đúng những giá trị to lớn của các trò chơi dân gian đối với sự phát triển của học sinh đã phần nào đó dẫn đến những phát triển chưa đúng đắn về đạo đức, nhân cách, lối sống, kết quả học tập của học sinh cũng như việc đang làm mai một dần bản sắc văn hóa dân tộc. 
III. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.
Từ việc thấy được những ảnh hưởng tích cực của trò chơi dân gian đối với sự phát triển toàn diện của học sinh, và thực trạng việc tổ chức trong nhà trường chưa phát huy hết được những tác dụng đó, nên tôi đã đề nghị lên Ban giám hiệu nhà trường, các tổ chức Đoàn – Đội, các giáo viên chủ nhiệm cùng tiến hành thực hiện các biện pháp như sau:
1. Làm tốt công tác tuyên truyền về ý nghĩa, giá trị, những tác động tích cực của trò chơi dân gian đối với sự phát triển toàn diện của học sinh.
Tuyên truyền cho học sinh hiểu rõ ý nghĩa, các giá trị văn hóa tinh thần của trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết. Thông thường ở các nhà trường, chỉ mới tập trung tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh mà chưa chú trọng giáo dục cho học sinh thấy những giá trị, ý nghĩa mà trò chơi dân gian mang lại. Vì thế, học sinh chưa thực sự hào hứng, nhiều em chơi một cách gò bó, bị giáo viên chủ nhiệm bắt tham gia trong những dịp tổ chức thi cử mà chưa thích thú, đồng thời giáo viên và phụ huynh cũng chưa có sự quan tâm đúng mức.
Nhà trường cần làm tốt công tác tuyên truyền để giúp cho cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh thấy rõ được những giá trị to lớn mà trò chơi dân gian mang lại, để từ đó sẽ có sự quan tâm, lên kế hoạch tổ chức thực hiện cụ thể, đưa các trò chơi dân gian vào nhà trường, đến gần với học sinh. Các bậc phụ huynh sẽ có sự quan tâm hơn đối với sự phát triển của con cái, có sự theo dõi sát sao hơn trong việc học tập, vui chơi lành mạnh, bổ ích của con em mình, sẽ tránh được tình trạng học sinh đam mê các trò chơi điện tử, nghiện xem phim, lên mạngHọc sinh cũng sẽ tham gia tích cực, nhiệt tình, hào hứng hơn.
Việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các trò chơi dân gian đến với học sinh, giáo viên, phụ huynh cũng sẽ giúp làm sống dậy các trò chơi dân gian đang dần bị mai một, lãng quên, đang bị mai một dần bản sắc văn hóa của dân tộc.
Việc tuyên truyền, phổ biến phải khoa học, cụ thể, chi tiết, có sự chuẩn bị kỹ càng, tránh tuyên truyền một cách qua loa, hình thức.
Cô Phạm Thị Mai – Tổng phụ trách đội đang tuyên truyền về ý nghĩa của trò chơi dân gian và kế hoạch tổ chức các trò chơi dân gian trong tuần sinh hoạt tập thể đầu năm của nhà trường.
2. Lên kế hoạch, hướng dẫn học sinh cách thức chơi các trò chơi dân gian một cách cụ thể, rõ ràng, sôi nổi, hào hứng.
Bản thân các trò chơi dân gian luôn có một sức hút rất đặc biệt, có thể lôi cuốn nhiều người cùng tham gia, không phân biệt giới tính, lứa tuổi, hoàn cảnh, trình độ. Nhưng không phải trò chơi nào học sinh cũng biết chơi, không phải học sinh nào cũng biết, trong khi các trò chơi dân gian lại vô cùng phong phú và đa dạng.
Chính vì thế, nhà trường cần phổ biến hướng dẫn cách thức chơi các trò chơi dân gian cho học sinh về: luật chơi, cách chơi, các dụng cụ cần thiết để có thể chơi. Khi phổ biến, hướng dẫn, người hướng dẫn phải làm thế nào để có t

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_tro_choi_dan_gian_thong_qua_ca.doc