SKKN Một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi hoạt động góc
Giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Với trẻ tất cả thế giới xung quanh trẻ, bất cứ cái gì trẻ cũng thấy đáng yêu, đáng nhớ và cũng thấy mới lạ đến lạ lùng. Vì vậy phát triển nhân cách toàn diện là mục tiêu của toàn xã hội. Nhân cách của con người được hình thành trong quá trình lớn lên dưới tác động của giáo dục. Việc giáo dục trẻ em từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục. Đảng và Nhà nước ta đã xác định được điều đó và không ngừng quan tâm đổi mới trong giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non. Vì nó đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ.
Ở trường mầm non trẻ được tham gia rất nhiều các hoạt động học tập và vui chơi, mỗi một hoạt động đều có vai trò nhất định trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Trong đó hoạt động góc là một trong những hoạt động rất cần thiết trẻ ở lứa tuổi mầm non không thể thiếu hoạt động chơi, bởi trẻ “ học bằng chơi, chơi mà học” chơi ở hoạt động góc giúp trẻ từ chổ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm sống, tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện kỹ năng sống cần thiết cho trẻ.
Tham gia chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cách chân thành qua các trò chơi
Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ.
A. MỞ ĐẦU I. Lí do chọn đề tài Giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non là một việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Với trẻ tất cả thế giới xung quanh trẻ, bất cứ cái gì trẻ cũng thấy đáng yêu, đáng nhớ và cũng thấy mới lạ đến lạ lùng. Vì vậy phát triển nhân cách toàn diện là mục tiêu của toàn xã hội. Nhân cách của con người được hình thành trong quá trình lớn lên dưới tác động của giáo dục. Việc giáo dục trẻ em từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là một việc làm hết sức cần thiết. Trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục. Đảng và Nhà nước ta đã xác định được điều đó và không ngừng quan tâm đổi mới trong giáo dục đặc biệt là giáo dục mầm non. Vì nó đặt nền móng ban đầu cho sự hình thành và phát triển nhân cách trẻ. Ở trường mầm non trẻ được tham gia rất nhiều các hoạt động học tập và vui chơi, mỗi một hoạt động đều có vai trò nhất định trong việc giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Trong đó hoạt động góc là một trong những hoạt động rất cần thiết trẻ ở lứa tuổi mầm non không thể thiếu hoạt động chơi, bởi trẻ “ học bằng chơi, chơi mà học” chơi ở hoạt động góc giúp trẻ từ chổ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm sống, tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Hoạt động góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ, rèn luyện kỹ năng sống cần thiết cho trẻ. Tham gia chơi hoạt động góc còn giúp trẻ thể hiện tình cảm, giáo dục nhân cách cho trẻ, tình cảm của trẻ được hình thành qua mối quan hệ tốt giữa người với người, mối quan hệ giữa con người và lao động, giữa trẻ và gia đình, tình cảm đó được thể hiện một cách chân thành qua các trò chơi Chơi hoạt động góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ. Hoạt động góc còn giúp trẻ tự tin, có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ, khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc. Qua nội dung chơi còn giúp trẻ nhận ra được cái đẹp, cái xấu từ đó giúp trẻ phát triển óc thẩm mỹ, khuyến khích trẻ sáng tạo ra nhiều cái đẹp. Với mong muốn tạo ra môi trường chơi hấp dẫn, lôi cuốn trẻ, tôi đã tìm tòi và chọn đề tài “một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hoạt động góc” II. Mục đích nghiên cứu Qua việc cho trẻ hoạt động góc, tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện hoạt động góc không phải để cho trẻ chơi không mà còn giúp trẻ phát triển tốt các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, vì vậy mục đích là nhằm đưa ra một số biện pháp tổ chức hướng dẫn trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hoạt động góc. III. Đối tượng nghiên cứu Trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hoạt động góc. IV. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí luận: Đọc tài liệu, phân tích, so sánh, khái quát các tài liệu có liên quan. - Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: khảo sát đánh giá. - Phương pháp bổ trợ: thống kê tổng hợp hóa, phương pháp lấy ý kiến. - Phương pháp thực nghiệm kết quả. B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận Vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ, là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ, ảnh hưởng tới tâm tư, nhận thức tình cảm và hành vi đạo đức của trẻ. Bên cạnh đó hoạt động chơi còn là hình thức tổ chức cuộc sống cho trẻ mầm non, việc cho trẻ làm quen với hoạt động góc có ý nghĩa và nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc phát triển toàn diện nhân cách trẻ. Trẻ được tham gia hoạt động góc, vận dụng những kinh nghiệm và kỹ năng của mình để hoàn thành của trò chơi để đạt được điều đó, trẻ phải tương tác với đồ dùng, đồ chơi và với bạn chơi trong góc chơi của mình. Hoạt động góc là tổng hợp các loại trò chơi, trong quá trình chơi trẻ có thể tự bổ xung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi. Chính vì vậy đặc trưng cơ bản của trò chơi là quá trình tưởng tượng biểu hiện rất rõ nét, trẻ được tự do nghĩ ra nội dung chơi, mỗi nội dung chơi luôn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ. Hoạt động góc là phương tiện giáo dục nhận thức trong quá trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng, nhờ sự tiếp súc đó mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: tên gọi, màu sắc, kích thước, hình dạng, những thuộc tính không gian của đồ vật. Khi hoạt động góc có tác dụng hình thành tính mục đích, tính sáng tạo, tính cần cù, khả năng tư duy, ngôn ngữ, tính đồng đội, tính nhường nhịn. Đây chính là những phẩm chất cần thiết của trẻ trong cuộc sống. II. Thực trạng vấn đề 1. Thuận lợi: Năm học 2015-2016 tôi được nhà trường phân công dạy lớp 4-5 tuổi, lớp tôi có tổng số 35 cháu đúng độ tuổi, phát triển bình thường, trong đó có 20 cháu nam và 15 cháu nữ, các cháu đều khoẻ mạnh, ngoan ngoãn, đi học chuyên cần. * Đối với nhà trường: Nhà trường có tương đối đầy đủ các giá góc, các loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho chơi hoạt động góc. phòng học có diện tích rộng rãi, đặc biệt thoáng mát, có đủ ánh sáng thoải mái phục vụ cho giờ chơi. Trường có khuôn viên rộng, mỗi nhóm lớp đều có góc thiên nhiên thích hợp tạo môi trường thiên nhiên thuận lợi giúp trẻ khám phá trải nghiệm. * Đối với trẻ: Phần lớn trẻ thích tham gia hoạt động ở các góc, thích tìm tòi khám phá và sáng tạo trong quá trình chơi. * Đối với bản thân: Là giáo viên bản thân luôn nhiệt tình trong công việc, yêu nghề mến trẻ, năng động và sáng tạo trong giảng dạy, vì vậy việc dạy học của cô và trẻ đạt kết quả rất khả quan. Bản thân tôi luôn được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường trang bị đầy đủ cả về điều kiện về cơ sở vật chất, phòng học rộng rãi thoáng mát, tài liệu, đồ dùng cho cô và trẻ, góp ý xây dựng bồi dưỡng kiến thức chuyên môn qua các buổi dự giờ, thăm lớp.. và đặc biệt được sự ủng hộ của các bậc phụ huynh. Được Ban giám hiệu và các đồng nghiệp đến dự giờ, góp ý để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho bản thân mình. * Đối với phụ huynh: Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến tình hình học tập của con mình, sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng, đồ chơi càng thêm phong phú và đa dạng. 2. Khó khăn. Thời gian dành cho việc làm đồ dùng ở các góc còn ít, hơn nữa đồ dùng hoạt động góc phải luôn thay đổi theo từng chủ điểm, đồ dùng, đồ chơi phải đủ số lượng phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ. Song còn một số phụ huynh thích cô dạy chữ, dạy toán hơn là vui chơi họ cho rằng vui chơi để giải trí, trẻ 4-5 tuổi cần học nhiều hơn. Ngay từ đầu năm học tôi đã tổ chức các hoạt động góc cho trẻ. Qua quan sát tôi nhận thấy: - Một số trẻ trong lớp còn có tính thụ động ít giao lưu trong giờ chơi.Trẻ chưa được chơi nhiều ở các lớp trước nên khi tổ chức giờ chơi nhiều trẻ chưa biết cách chơi, chơi thụ động, ít giao lưu trong giờ chơi. - Vai trò của thủ lĩnh chơi còn hạn chế, trẻ chưa có sự giao lưu với các nhóm chơi, trẻ chơi ỏ nhóm nào chỉ biết ở nhóm đó. - Trẻ chưa biết cách thể hiện hành động của vai chơi. Ví dụ: nấu ăn, trẻ chưa biết cách bắc bếp, sắp xếp đồ nấu mà để la liệt nồi xoong bát đĩa ra bàn, thậm chí nhiều trẻ còn ném đồ chơi lung tung. - Thái độ của trẻ với giờ chơi còn thờ ơ. - Ý thức giữ gìn đồ chơi còn kém, trẻ không biết cách xắp xếp thu dọn đồ chơi sau khi buổi chơi kết thúc, một số trẻ còn phá hỏng đồ chơi. . - Sử dụng đồ chơi chưa đúng mục đích. - Điều đó dẫn đến giờ hoạt động góc đạt kết quả chưa cao, thể hiện rõ qua bảng khảo sát sau: * Kết quả của thực trạng trên Xuất phát từ thực tế tôi đã tiến hành khảo sát trẻ trong giờ hoạt động góc ở lớp tôi như sau: - Đối tượng 4-5 tuổi; tổng số: 35 trẻ TT Kỹ năng của trẻ Tổng số trẻ khảo sát Đạt Chưa đạt Số trẻ Tỷ lệ % Số trẻ Tỷ lệ % 1 Kỹ năng thể hiện hành động vai 35 28 80 7 20 2 Sử dụng đồ dùng đúng mục đích 27 77,1 8 22,9 3 Khả năng liên kết góc chơi 27 77,1 8 22,9 4 Trẻ hứng thú chơi 27,3 78 7,7 22 Qua bảng khảo sát trên tôi thấy kĩ năng thể hiện hành động vai của trẻ còn chậm, sử dụng đồ dùng chưa đúng mục đích, chưa hứng thú chơi. Vì thế tỉ lệ trẻ chưa đạt yêu cầu còn cao. Để nâng cao việc tổ chức hoạt động ở các góc tôi đã tìm ra một số biện pháp tổ chức hoạt động góc cho trẻ cụ thể như sau. III. Các biện pháp thực hiện đề tài 1. Tạo môi trường hoạt động góc phù hợp cho trẻ Để thu hút sự chú ý và kích thích trẻ tham gia hoạt động góc, việc đầu tiên là tạo môi trường hoạt động góc phù hợp, hấp dẫn đối với trẻ về mặt thẩm mĩ lại toát lên được nội dung chủ đề. Vì vậy, tôi đã quan tâm đến việc trang trí lớp học, sắp xếp các góc chơi hợp lý, việc sắp xếp góc chơi phải tuân thủ xen kẻ giữa góc động và góc tĩnh. Để sắp xếp góc chơi hợp lí giáo viên cần xem xét điều kiện thực tế của lớp vừa đảm bảo cho trẻ hoạt động góc vừa phù hợp để tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Để gây sự chú ý của trẻ vào chơi tôi đã trang trí lớp, làm biểu tượng phù hợp cho các góc, sắp đặt ở các góc theo hướng mở để trẻ tự hoạt động, tự khám phá. Ví dụ: Chủ đề gia đình thân yêu của bé * Góc xây dựng: Tôi đã tạo bức tranh hình ngôi nhà, bên trong rỗng cho trẻ ghép hình, lô tô về các kiểu nhà, các đồ dùng trong gia đinhngoài ra tôi còn trang trí thêm hình ảnh bé trai đang làm thợ xây, bé gái đang xếp gạch thành gôi nhà nhỏ bên cạnh bức tranh lớn, trẻ dễ dàng nhận ra đây là góc xây dựng và kích thích trẻ thích tham gia chơi ở góc xây dựng. * Góc phân vai: Tôi đã tạo hình ảnh 1 bé trai đang đẩy chiếc xe thần kỳ xung quanh chiếc xe tôi dùng len viền trang trí màu sắc tươi sáng để gây sự chú ý cho trẻ, bên trong tôi để mảng trắng tạo góc mở cho trẻ gắn hình ảnh có nội dung như các loại thực phẩm, tiền, đồ dùng học tập của trẻ... để trẻ chơi bán hàng. * Góc học tập: Tôi đã gắn hình ảnh hai chú thỏ đang đi học dán những ô bìa gương để gắn kết hợp với tranh có từ, hay ở góc sách học đến bài thơ nào thì gắn hình ảnh bài thơ đó lên; không dán khít các mảng tường mà phải để dành khoảng trống để trẻ gắn sản phẩm của mình theo chủ đề. * Góc nghệ thuật: Tôi tạo hình ảnh chú mèo đang cầm bút để vẽ, hình ảnh chú mèo tôi đã cắt bằng giấy mếch với gam màu tươi sáng làm cho chú mèo trở nên đáng yêu, còn cây bút tôi để mảng trắng tạo góc mở cho trẻ gắn các hình ảnh về: Bút mầu, giá vẽ, dụng cụ âm nhạc. Ví dụ: Với chủ đề thế giới động vật * Góc phân vai: Tôi đã làm hình ảnh chiếc xe kéo theo hướng mở có hình ảnh để trẻ chơi siêu thị mi ni trẻ gắn các loại lương thực thức ăn của động vật và đơn giá lên chiếc xe kéo để bán hàng. * Góc khám phá khoa học: Tôi gắn hình ảnh kinh khí cầu theo hứng mở để trẻ được khám phá tìm gắn những hình ảnh về các con vật, bé ghép từ, gắn số, số lượng. * Góc xây dựng: Tôi đã làm hình ảnh con sóc gắn dưới ngôi nhà để trẻ làm bé là kiến trúc sư trẻ gắn những ngôi nhà, trang trại, trường học, nhà sàn, nhà ga, biệt thự mà trẻ đang thiết kế và mơ ước theo chủ đề. * Bố trí, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi phù hợp. Bên cạnh việc trang trí lớp tôi cũng đã tận dụng các phế liệu như chai nước rửa bát, ống nhựa... mà tôi đã cùng với trẻ và phụ huynh sưu tầm, để cắt, dán tạo ra những con vật, những loại hoa, quả, cây cối phục vụ cho hoạt động vui chơi và trưng bày tạo môi trường xung quanh lớp đẹp, hấp dẫn, phù hợp với chủ đề. Ví dụ: Chủ đề trường Mầm Non: Góc xây dựng: Tôi sắp xếp các loại đồ dùng đồ chơi như: Mô hình ngôi trường được cô cùng trẻ ghép từ que kem, ống hút, các loại đồ chơi, đu quay, cầu trượt....được làm từ thìa sữa chua, thìa múc sữa bột, lon bia, hộp sữa chua Ví dụ: Chủ đề phương tiện giao thông: Tôi đã sử dụng từ những hộp comfor, và nan đây là nguồn phế liệu có sẵn từ phụ huynh đóng góp để tạo ra những chiếc thuyền nan. Từ đó trẻ có những hiểu biết về phương tiện giao thông đường thủy. - Đồ dùng đồ chơi trong lớp được thay đổi, sắp xếp phù hợp với chủ đề và thuận lợi cho từng góc chơi. Ví dụ: Với Chủ đề gia đình thân yêu Ở góc xây dựng: Tôi sắp xếp đồ chơi như: Ngôi nhà, khối gỗ các loại, hàng rào, các viên sỏi để trẻ xếp hòn non mộ, các loại cây, hoa được làm từ cành khô và giấy xốp Ở góc phân vai: Tôi sắp xếp đồ chơi như: Bếp nấu được làm từ hộp giấy và đề can, nồi, bát được làm từ chai nước rửa bát tròn và các loại hộp kem,sữa chua Ở góc học tập: Được sắp xếp các loại đồ dùng trong gia đình có số lượng 5: cốc được làm từ chai C2, máy xay sinh tố được làm từ cốc kem và hộp sữa chua, quạt điện được làm từ hộp sữa su su và chai compo, bản đồ tư duy tìm đường về nhà cho thỏ được làm từ ván ép và hộp gen đường điện Ở góc nghệ thuật: Tôi trưng bầy các sản phẩm của trẻ là đồ dùng gia đình làm từ đất nặn, các loại dụng cụ âm nhạc được làm từ thanh tre, gáo dừa, lon bia Từ việc sắp xếp đồ chơi hợp lý phù hợp với chủ đề, đồ chơi tự làm đẹp đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn cho trẻ lại bền và mới lạ đã thu hút được trẻ tham gia vào hoạt động góc. Việc sắp xếp đồ dùng đồ chơi các góc đã toát lên nội dung chủ đề chơi cũng đã hỗ trợ tích cực cho các hoạt động giáo dục khác. Từ đó giúp trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động do cô tổ chức đã mang lại kết quả cao trong hoạt động giáo dục trẻ. Vì vậy môi trường trong lớp phải được thay đổi thường xuyên để thu hút sự hứng thú của trẻ vào hoạt động, tạo cho trẻ sự phấn khởi, hứng thú chơi ở hoạt động góc. Tôi đã thay đổi phù hợp theo từng chủ đề để trẻ luôn được khám phá và trải nghiệm những điều mới lạ hấp dẫn. 2. Chuẩn bị tốt các góc chơi cho trẻ Để tổ chức giờ chơi cho trẻ đạt hiệu quả cao việc chuẩn bị tốt các góc chơi cho trẻ là việc làm rất quan trọng. Nếu tổ chức cho trẻ chơi ở các góc mà cô không chuẩn bị tốt thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình trẻ chơi, không gây được sự hứng thú cho trẻ, ảnh hưởng đến chất lượng của giờ hoạt động góc. Chuẩn bị cho các góc chơi cho trẻ chính là tổ chức tốt về nội dung chơi cũng như chuẩn bị đầy đủ về đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi cho trẻ, cụ thể: a. Chuẩn bị nội dung chơi Chuẩn bị nội dung ở các góc chơi cho trẻ là việc làm hết sức cần thiết, nội dung chơi phải được xác định phù hợp với chủ đề, chủ điểm và phù hợp với lứa tuổi. Từ đó giúp trẻ phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo trong quá trình chơi. * Góc xây dựng Trò chơi xây dựng từ xa xưa đến nay vẫn được trẻ nhỏ yêu thích. Trẻ thích trò chơi này vì muốn có được cảm giác mượt mà khi được tiếp xúc với các khối gỗ, thích không gian bao la của các công trình xây dựng mà chúng có thể tạo ra. Trò chơi với các khối gỗ này không có sự đúng sai, tất cả là ở sự tưởng của trẻ. Vì vậy để mang lại hiệu quả cao khi trẻ chơi ở góc xây dựng là sự liên kết của góc chơi xây dựng với góc chơi khác cần phải lựa chọn nội dung của góc chơi phù hợp. + Ví dụ: - Với chủ đề trường mầm non: Góc xây dựng tôi cho trẻ chơi xây dựng trường mầm non, lớp học của bé. - Ở chủ đề thế giới thực vật tôi cho trẻ xây công viên cây xanh, cây ăn quả, trang trại .... - Ở chủ đề nghề nghiệp tôi cho trẻ xây: Nhà máy, xí nghiệp, trang trại, bệnh viện - Chủ đề tết mùa xuân: Tôi cho trẻ xây công viên ngày tết có khối gỗ xếp khu vật nuôi, vườn hoa, vườn cây cảnh ngày tết. - Chủ đề giao thông: Xây dựng bãi đỗ xe; xây dựng ngã tư đường phố - Ở chủ đề nước và hiện tượng tự nhiên: Tôi cho trẻ xây dựng công viên nước. * Góc phân vai Trò chơi đóng vai là một trong các loại trò chơi mà trẻ ưa thích nhất trong trò chơi đóng vai, trẻ được thực sự khám phá thế giới. Chúng tưởng tượng tạo ra vai, tạo ra nơi để có vai có thể thực hiện được và tạo ra tình huống để tự đáp ứng nhu cầu của bản thân. Vì vậy tôi cũng đã lựa chọn nội dung chơi phù hợp với trẻ. + Ví dụ: - Góc siêu thị của bé: Tôi cho trẻ đóng vai đi siêu thị mua đồ về cho các bạn nấu ăn.... - Quầy bình ổn giá: Tôi gợi ý trẻ mang đến lớp vỏ bim bim, túi kẹo, hộp bánh, tôi lấy giấy vụn cho vào vỏ rồi băng dính lại trông giống như thật, vỏ hộp sữa, dầu gội dầu, hộp bia, nước ngọt Bên cạnh đó tôi vận động những phụ huynh có máy điện thoại bàn đã hỏng cho trẻ mang đến lớp. - Ở chủ đề quê hương đất nước tôi cho trẻ chơi “Quầy chợ quê”: những loại bánh bằng xốp như bánh chưng, bánh trôi, xôi, chè..v..v.. mà cô gọt trẻ tô màu và trang trí. - Ở chủ đề nghề nghiệp: Trẻ đóng vai cô giáo tái tạo lại những gì cô giáo đã dạy trẻ trên tiết học; làm tài xế giỏi; đi du lịch. - Ở góc nấu ăn: Cô cho trẻ làm những món ăn, hoa quả đẹp mắt bày ra bát, điã và căng ni lông đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Góc gia đình: Cho trẻ chơi gia đình thân yêu, bế em, mẹ hiền của bé... * Góc học tập Trong lớp học cần có góc đọc sách – học tập riêng cho trẻ. Đó là một trong các khu vực hấp dẫn nhất, có không khí ấm cúng, nồng nhiệt, là nơi nhóm trẻ có thể tìm kiếm và lựa chọn các cuốn sách hấp dẫn để xem. Ở góc học tập trẻ cũng có thể ôn lại các bài đã học, đây là cơ hội để trẻ cũng cố lại kiến thức. Ỏ góc học tập trẻ được tự khám phá môi trường xung quanh chúng là tương tác trực tiếp với các sự vật và hiện tượng có trong đó. Đó là sự tiếp xúc có liên quan đến 5 giác quan và trẻ đã sử dụng đến 5 giác quan này. Vì vậy, để trẻ chơi ở góc học tập tốt tôi chuẩn bị nội dung chơi phù hợp với chủ đề, với các góc chơi khác. + Ví dụ: - Ở chủ đề trường mầm non: Tôi cho trẻ xem sách về ngôi trường mầm non; cho trẻ khoanh tròn các đồ dùng học tập; nối số lượng đồ dùng phù hợp với số Góc học tập là góc trẻ không thích chơi nhiều nhất nên tôi luôn trăn trở làm thế nào góc học tập sẽ trở nên sinh động, hấp dẫn với trẻ qua tìm hiểu tôi nhận thấy đồ chơi ở các góc đa dạng phong phú hơn, trẻ không thích các trò chơi tô chữ, ghép chữ, trẻ chỉ chơi một lúc là không hào hứng. Tôi tìm hểu trên sách báo thì tôi sưu tầm một số trò chơi phát triển trí tuệ dạy trẻ cách làm và chơi. - Ở chủ đề thế giới thực vật: Tôi cho trẻ xem sách về các loại cây; nối trình tự phát triển của cây với số tương ứng. - Góc sách truyện: Tôi khuyến khích cha mẹ cung cấp các loại truyện tranh ở gia đình. Cô và trẻ tự làm sách, truyện, rối tay...cho trẻ kể chuyện “Người bán mũ rong, gấu con chia quà” trẻ kể dùng các con rối. - Ở chủ đề phương tiện giao thông: Cho trẻ xếp xe ô tô bằng khuy áo. Ghép các phương tiện giao thông bằng các hình. BÐ h·y t« mµu ®á nh÷ng con ®êng ®Õn ®îc trêng tiÓu häc. T« mµu xanh cho con ®êng ng¾n nhất. - Ở chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên: Gắn các hình ảnh đúng sai về sử dụng nước theo yêu cầu. Tô màu hành vi đúng, gạch bỏ hành vi sai về sử dụng nước * Góc nghệ thuật Nghệ thuật tự nó tạo ra các hoạt động trong môi trường tự điều khiển của trẻ nơi mà trẻ có thể lựa chọn các hoạt động của nó và theo đuổi một cách độc lập. Để phát huy tối đa tính tích cực sáng tạo của trẻ trong hoạt động nghệ thuật. Bản thân tôi đã nghiên cứu và lựa chọn các nội dung phù hợp để hướng trẻ vào chơi ở góc nghệ thuật. + Ví dụ: - Chủ đề phương tiện giao thông: Tôi cho trẻ vẽ đoàn tàu; biểu diễn văn nghệ về chủ đề giao thông; vẽ các loại phương tiện giao thông. - Chủ đề Tết mùa xuân: Xé dán các loại hoa; hát vỗ gõ các bài về chủ đề tết mùa xuân. - Chủ đề động vật: Cho trẻ nặn vật nuôi trong gia đình; đóng kịch cáo thỏ và gà trống. - Ở chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên: Tô mầu, nối các nguồn nước theo yêu cầu; đọc thơ về chủ đề; làm tranh về các nguồn nước. * Góc thiên nhiên Góc thiên nhiên là góc thu hút trẻ tham gia chơi. Trẻ được trực tiếp khám phá thế giới xung quanh và những điều kì diệu của thiên nhiên. Trẻ được làm các thí nghiệm và thích thú với những điều xảy ra lựa chọn nội dung chơi cho trẻ như thế nào để phát huy được tính tích cực và đúc rút kinh nghiệm cho trẻ trong quá trình chơi. Nhằm mở rộng kiến thức mới và cũng cố kiến thức đã học của trẻ là cần thiết. Do đó tôi cũng đã lụa chọn nội dung phù hợp với chủ đề và giúp trẻ gắn kết với các góc chơi khác. + Ví dụ: - Ở chủ đề thực vật: Tôi cho trẻ làm thí nghiệm sự lớn lên của cây từ hạt; cho trẻ chăm sóc các loại cây cắt, tỉa, nhổ cỏ tưới nước. - Chủ đề nước và các hiện tượng tự nhiên: Cho trẻ chơi thí nghiệm vật chìm, nổi; chơi đong nước đổ đầy can, đong cát; chơi thả thuyền; cho trẻ chơi thí nghiệm nước sạch, nước bẩn. Từ việc chuẩn bị nội dung chơi chu đáo phù hợp với trẻ, phù hợp với chủ đề, chủ điểm
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_huong_dan_tre_mau_giao_4_5_tuo.doc