SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động chơi ở các góc nhằm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Thái

SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động chơi ở các góc nhằm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Thái

Hoạt động vui chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống của trẻ em. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non thì đó là hoạt động chủ đạo. Trẻ mầm non “ Học bằng chơi, chơi mà học”, trò chơi là động cơ thúc đẩy trẻ “ học” và là tình huống hấp dẫn kích thích trẻ hứng thú, tự nguyện khám phá, thử nghiệm, cho phép mở rộng hiểu biết về sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh.

Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ.

Vì vậy, góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện trên lớp, việc cho trẻ chơi ở các góc, tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện chơi ở các góc không phải để cho trẻ chơi không, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau.

Tuy nhiên khi tổ chức chơi ở các góc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở lớp tôi phụ trách còn rất hạn chế. Giáo viên còn lúng túng khi xây dựng các loại kế hoạch và thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ trong khi chơi và phát triển trò chơi cho trẻ. Bên cạnh đó, do việc định hướng nội dung các hoạt động của trẻ trong giờ chơi theo chủ đề giáo dục của giáo viên còn máy móc, dẫn đến tình trạng áp đặt trẻ trong các góc chơi làm mất đi tính tự do, tự lực, tự lựa chọn vai chơi của mình. Vì thế, kỹ năng chơi của trẻ còn bị hạn chế.

Ngoài ra, việc trang trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho trẻ chưa tạo sự gợi mở và chưa khuyến khích trẻ tự hoạt động, khả năng phối hợp giữa các nhóm chưa thật sự tự nhiên hòa quyện vào nhau trong một chủ đề nhất định, mối quan hệ giữa các nhóm chơi còn rời rạc, chưa gắn kết, chưa có tác động tương hỗ, qua lại và giúp trẻ cảm nhận được mối liên hệ ràng buộc của các mối quan hệ trong cuộc sống.

 

doc 23 trang thuychi01 27096
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức hoạt động chơi ở các góc nhằm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
1.2. Mục đích nghiên cứu
1.3. Đối tượng nghiên cứu
1.4. Phương pháp nghiên cứu	
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
a. Thuận lợi.
b. Khó khăn: 
c. Kết quả khảo sát:
2. 3. Các biện pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Biện pháp 1: Lựa chọn đồ chơi, lựa chọn nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi bổ sung cho các góc.
Biện pháp 2. Phân bố, trang trí, sắp xếp các góc chơi hợp lý tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ hoạt động.
Biện pháp 3. Nâng cao chất lượng tổ chức trẻ chơi ở các góc cho trẻ.
Biện pháp 4. Phối kết hợp giữa hoạt động góc vào hoạt động chung.
Biện pháp 5. Tuyên truyền với phụ huynh tìm kiếm nguyên vật liệu phế thải làm đồ dùng đồ chơi phục vụ chơi ở các góc.
2. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm
- Đối với hoạt động giáo dục, bản thân và đồng ghiệp
- Đối với trẻ
- Đối với phụ huynh
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
- Kết luận.
- Kiến nghị 
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài.
Hoạt động vui chơi có ý nghĩa đặc biệt đối với cuộc sống của trẻ em. Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non thì đó là hoạt động chủ đạo. Trẻ mầm non “ Học bằng chơi, chơi mà học”, trò chơi là động cơ thúc đẩy trẻ “ học” và là tình huống hấp dẫn kích thích trẻ hứng thú, tự nguyện khám phá, thử nghiệm, cho phép mở rộng hiểu biết về sự vật và hiện tượng của thế giới xung quanh.
Trong quá trình giáo dục trẻ nói chung, tổ chức cho trẻ chơi nói riêng. Giáo viên cần phải biết dạy cho trẻ chơi cái gì? Chơi như thế nào để đem lại kiến thức phục vụ cho hoạt động học, phục vụ cho sự phát triển tư duy của trẻ. 
Vì vậy, góc chơi càng phong phú bao nhiêu thì càng kích thích trẻ chơi bấy nhiêu và tạo sự ham muốn được khám phá mở mang kiến thức về thế giới xung quanh trẻ bấy nhiêu. Từ những thực tế mà tôi đã thể hiện trên lớp, việc cho trẻ chơi ở các góc, tôi đã nhận thấy được rằng việc thực hiện chơi ở các góc không phải để cho trẻ chơi không, mà còn giúp trẻ phát triển toàn diện trong các lĩnh vực ngôn ngữ, thẩm mỹ, thể chất, nhận thức và tình cảm xã hội, hay nói một cách khác đây là mắc xích gắn kết hỗ trợ lẫn nhau.
Tuy nhiên khi tổ chức chơi ở các góc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở lớp tôi phụ trách còn rất hạn chế. Giáo viên còn lúng túng khi xây dựng các loại kế hoạch và thực hiện các biện pháp hỗ trợ trẻ trong khi chơi và phát triển trò chơi cho trẻ. Bên cạnh đó, do việc định hướng nội dung các hoạt động của trẻ trong giờ chơi theo chủ đề giáo dục của giáo viên còn máy móc, dẫn đến tình trạng áp đặt trẻ trong các góc chơi làm mất đi tính tự do, tự lực, tự lựa chọn vai chơi của mình. Vì thế, kỹ năng chơi của trẻ còn bị hạn chế.
Ngoài ra, việc trang trí, sắp xếp đồ dùng đồ chơi cho trẻ chưa tạo sự gợi mở và chưa khuyến khích trẻ tự hoạt động, khả năng phối hợp giữa các nhóm chưa thật sự tự nhiên hòa quyện vào nhau trong một chủ đề nhất định, mối quan hệ giữa các nhóm chơi còn rời rạc, chưa gắn kết, chưa có tác động tương hỗ, qua lại và giúp trẻ cảm nhận được mối liên hệ ràng buộc của các mối quan hệ trong cuộc sống.
Từ những lý do trên, để giúp trẻ chơi nhiều và trải nghiệm nhiều hơn tôi đã mạnh dạn nghiên cứu đề tài:“ Một số biện pháp tổ chức hoạt động chơi ở các góc nhằm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi ở trường mầm non Nga Thái” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình năm học 2016 - 2017 với mong muốn góp một phần nhỏ bé trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường mầm non thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học chung của nhà trường.
1.2. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên cứu việc tổ chức hoạt động góc cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi Lớp Họa My trường mầm non Nga Thái nhằm đưa ra một số biện pháp góp phần cao chất lượng tổ chức hoạt động góc cho trẻ. 
- Khắc phục những hạn chế mà giáo viên đã và đang mắc phải trong việc tổ chức hoạt động góc nhằm phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi Lớp Họa My trường mầm non Nga Thái - Nga Sơn
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu mọi thông tin có liên quan đến đề tài để nắm chắc kiến thức tổ chức chơi ở các góc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi.
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thực hành trải nghiệm tại nhóm lớp.
- Phương pháp thống kê, xử lý số liệu.
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Mỗi chúng ta đều biết rằng, mục tiêu chung của chương trình giáo dục mầm non (Ban hành kèm theo thông tư số 17/2009/TT- BGD&ĐT ngày 25 tháng 7 năm 2009) đã nêu rõ:“Giúp trẻ phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho các cấp học tiếp theo” [1] đây là mục tiêu cơ bản đòi hỏi các nhà giáo dục phải hình thành cho trẻ những cơ sở đầu tiên về nhân cách con người, làm tiền đề cho sự phát triển tốt hơn trong những giai đoạn tiếp theo.
Trong giáo dục mầm non, việc phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội là tiền đề quan trọng cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ. Phát triển tình cảm – xã hội chính là hình thành và phát triển ở trẻ năng lực cá nhân, những hành vi tích cực giúp trẻ tham gia vào cuộc sống hàng ngày, đó là yếu tố vô cùng thiết yếu, giúp trẻ học tập tốt ở trường phổ thông sau này. Nói cách khác giáo dục tình cảm và kỹ năng xã hội là trang bị cho trẻ kỹ năng sống để giúp trẻ hòa nhập vào cộng đồng, xã hội [2]. Tình cảm kỹ năng xã hội cũng chính là một trong những nội dung phản ánh mức độ phát triển của nhân cách con người, nó được thể hiện những cảm xúc, thái độ, những kỹ năng sống của cá nhân, những mối quan hệ và trách nhiệm xã hội của con người với thế giới xung quanh. Tình cảm kỹ năng xã hội là 1 trong những nội dung quan trọng trong Chương trình giao dục mầm non hiện nay [3].
Trong đó hoạt động góc có vai trò quan trọng trong sự phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ mầm non nói chung và trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng. Trong quá trình chơi của trẻ, nhờ có hoạt động trải nghiệm của bản thân sẽ hình thành ở trẻ nhận thức, cảm xúc, thái độ và hành vi ứng xử, mối quan hệ của trẻ với con người và thế giới xung quanh [3].
Chính vì vậy, giáo dục mầm non hiÖn nay đã và đang tiếp tục tìm ra những phương pháp, giải pháp để giảng dạy trong đó có nhu cầu về vui chơi hay còn gọi là chơi ở các góc cũng như các hoạt động khác, chơi ở các góc được phân bố như một hoạt động chính trong ngày, thông qua giờ chơi ở các góc giúp trẻ rèn trí nhớ, tính quan sát, kĩ năng phân biệt, kỹ năng giao tiếp qua đó nhằm giúp trẻ khắc sâu kiến thức, trẻ hiểu thêm về nội dung bài học, phát triển trí tuệ ở trẻ một cách toàn diện.
Thông qua chơi ở các góc giúp trẻ hiểu được nội dung của công việc thật mà trẻ chưa hề thực hiện. Chơi ở các góc giúp trẻ từ chỗ không biết, chưa biết rõ đến nắm được mục đích của nội dung làm giàu vốn kinh nghiệm tăng thêm sự hiểu biết và phát triển tri thức cho trẻ. Chơi ở các góc giúp trẻ phát triển sự giao lưu qua lời nói, làm giàu vốn từ cho trẻ. Các góc hoạt động góc của bé “Góc Thư viện”; “Góc đóng vai”; “Góc xây dựng” [6].
Chơi ở các góc còn giúp trẻ phát triển tình cảm tập thể, là trung tâm tập hợp trẻ cùng chơi với nhau theo nhóm, thể hiện sự đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau trong các nhóm chơi của trẻ thông qua làm đồ dùng đồ chơi.
Thông qua hoạt động chơi còn giúp trẻ có lòng dũng cảm, cương quyết, có tính phấn khởi, vui mừng. Khi chơi xong trẻ tích cực học tập mang lại những giá trị tinh thần tốt cho sức khoẻ. Khi chơi trẻ được thực hiện những động tác tự nhiên với đồ dùng, đồ chơi và có ý thức giữ gìn đồ chơi ở các góc.
Chính vì vậy, các nhà giáo dục khẳng định rằng, có thể rèn luyện tình cảm và kỹ năng xã hội cho trẻ một cách hiệu quả qua các hoạt động mà trẻ yêu thích, đáp ứng sự phát triển theo độ tuổi của trẻ. Chẳng hạn, khi chơi các trò chơi phân vai, trẻ tìm hiểu các biểu hiện của lời nói, ngôn ngữ giao tiếp thông qua các vai trẻ đóng, từ đó trẻ sẽ khám phá ra việc sử dụng ngôn ngữ như thế nào
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.
Năm học 2016 - 2017 tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi, theo chương trình giáo dục mầm non mới hiện hành tôi đã nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Thuận lợi:
- Được Ban giám hiệu nhà trường hỗ trợ mua sắm trang thiết bị, đồ dùng phục vụ cho hoạt động đầy đủ, phòng học có diện tích rộng rãi, thoải mái phục vụ cho giờ chơi, đặc biệt thoáng mát, có đủ ánh sáng.
- Giáo viên nhận thức rất rõ tầm quan trọng của việc tổ chức hoạt động chơi đối với sự phát triển về tình cảm, kĩ năng xã hội của trẻ.
- Trẻ thích thú khi được tham gia trò chơi trong các giờ học.
- Đa số phụ huynh nhiệt tình có nhận thức về việc học tập của mình, sẵn sàng hỗ trợ và tìm kiếm nguyên vật liệu cho việc làm đồ dùng càng thêm phong phú và đa dạng.
b. Khó khăn: 
- Nhiều trẻ chưa học qua lớp mẫu giáo 2 - 3 tuổi, 3 - 4 tuổi.
- Phần lớn trẻ là con em nông dân sống ở vùng nông thôn nên còn rụt rè, nhút nhát, chưa mạnh dạn trong giao tiếp, chưa có kỹ năng chơi trong các góc hoạt động, chưa biết phân công công việc, chưa biết lựa chọn công việc phù hợp, đặc biệt chưa sáng tạo trong khi chơi. Đặc biệt một số trẻ trong lớp còn thụ động ít giao lưu trong giờ chơi.
- Thời gian dành cho việc làm đồ dùng ở các góc còn ít, hơn nữa đồ dùng đồ chơi ở các góc phải luôn thay đổi theo từng chủ ®Ò, đồ dùng, đồ chơi phải đủ số lượng phục vụ cho hoạt động vui chơi của trẻ. Song còn một số phụ huynh hay phê bình cô giáo hay cho trẻ chơi mà ít dạy cho trẻ tập viết, đọc chữ cái, làm toán, 
c. Kết quả kh¶o s¸t:
Từ thực tế việc tổ chức cho trẻ chơi ở các góc tại lớp, tôi đã theo dõi và nhận thấy rằng: Một số trẻ chưa tự xung phong nhận vai chơi của mình mà chờ cô chỉ định, trẻ chưa tự chọn góc chơi cho chính trẻ, đa số trẻ còn lẫn lộn giữa góc chơi này với góc chơi kia, trẻ không hứng thú, một số trẻ chưa biết sử dụng đồ chơi đúng mục đích dẫn đến giờ chơi ở các góc đạt tỷ lệ chưa cao cụ thể như sau: ( Tháng 9 năm 2016 )
Nội dung
Tổng
số trẻ
Kết quả khảo sát
Trẻ đạt
Tỷ lệ %
Trẻ CĐ
Tỷ lệ %
Trẻ hứng thú trong giờ chơi
32
13
41
19
59
Trẻ có kỹ năng chơi thành thạo
32
9
28
23
72
Trẻ biết phân công công việc trong nhóm
32
9
28
23
72
Trẻ biết lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của mình.
32
10
31
22
69
Trẻ tự sáng tạo các ý tưởng
32
7
21
25
79
Qua kết quả khảo sát trên cho thấy: Số trẻ chưa hứng thú trong giờ chơi, chưa có kỹ năng chơi thành thạo, phân công công việc trong nhóm chơi còn hạn chế, trẻ chưa biết lựa chọn công việc phù hợp với khả năng của mình, trẻ chưa tự sáng tạo các ý tưởng dẫn đến giờ chơi ở các góc đạt tỷ lệ thấp. Từ đó tôi đã mạnh dạn đưa ra một số giải pháp và đã đem lại kết quả khá khả thi như sau:
 2.3. Các giải pháp đã được sử dụng để giải quyết vấn đề
Chơi ở các góc là một trong những hoạt động có sức hấp dẫn, có tác động mạnh đến sự phát triển toàn diện của trẻ mẫu giáo. Tổ chức tốt hoạt động này sẽ phát huy được tính tích cực chủ động, sáng tạo của trẻ. Vì vậy, tôi đã lựa chọn và tìm ra một số giải pháp tổ chức cho trẻ 4- 5 tuổi tham gia chơi ở các góc có hiệu quả đó là:
Biện pháp 1: Lựa chọn đồ chơi, lựa chọn nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi bổ sung cho các góc.
Chúng ta biết rằng, đối với trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo. Vì vậy, khi trẻ chơi cần phải có phương tiện chơi kèm theo, đó chính là những đồ dùng đồ chơi, học liệu phục vụ cho trò chơi mà trẻ đang chơi. Nếu thiếu những đồ chơi, học liệu đó trẻ không thể thao tác với vai chơi và tạo ra sản phẩm trong quá trình chơi được.
Chính vì vậy, để có đồ chơi đầy đủ cho trẻ hoạt động tại các góc thì ngay từ đầu năm học 2016 - 2017 tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng chủ đề, trong đó xác định rõ những đồ dùng đồ chơi nào cần mua để tham mưu với Ban giám hiệu. Những đồ dùng nào cần làm để để bổ sung thêm cho góc chơi thêm phong phú, hấp dẫn để giúp trẻ hứng thú hoạt động trải nghiệm tại các góc phù hợp với từng chủ đề, từng nội dung.
Ví dụ: Xác định những đồ dùng, đồ chơi cần tham mưu mua sắm: “ Chủ đề “Gia đình”
+ Ở góc xây dựng, lắp ghép: Gạch, xốp, đồ chơi lắp ghép
+ Góc phân vai: Bộ đồ chơi bác sĩ ( trang phục bác sĩ, mũ có hình chữ thập, ống nghe, cập nhiệt kế, bơm tiêm, các vỏ hộp thuốc..), Bộ đồ nấu ăn ( xoong nồi, bát, đĩa, thìa, dao, thớt..). Bán hàng (hoa quả, rau củ, tranh ảnh về chủ đề, đồ lưu niệm, các loại nước giải khát..).
+ Góc tạo hình: Giấy màu, giấy A4, bút chì, bút sắp màu, kéo, hồ dán..
+ Góc thiên nhiên: Thùng tưới, xô, chậu, ca, cốc, nước, khăn ẩm, xô rác.
+ Góc học tập: Tranh truyện, các loại tranh ảnh về chủ đề
- Những đồ dùng tự làm để bổ sung:
+ Ở góc xây dựng, lắp ghép: Ngôi nhà bằng bìa cát tông, hàng rào bằng ke điện, các loại cây, hoa làm bằng len, xốp màu, bằng cói, cành cây khô
+ Góc phân vai: Làm chiếu cói, làn cói cho trẻ đi chợ, xoong nồi, ấm chén, phích nước làm bằng vỏ chai nhựa, vỏ sữa chua các loại.
+ Góc tạo hình: Chuẩn bị cói lõi, bẹ ngô, lá chuối, lá mít... cho trẻ làm bánh gai, con trâu, con cào cào
+ Góc thiên nhiên: Làm xô, bình tưới bằng chai com pho cho trẻ tưới cây
+ Góc sách truyện: Sách báo cũ, hình ảnh gia đình trẻ để hướng dẫn trẻ làm Abum gia đình.
Đối với đồ dùng cần mua tôi tham mưu với Ban giám hiệu huy động nguồn lực từ phụ huynh đóng góp trong đó xác định rõ số lượng cần mua, dự kiến giá tiền thời gian huy động.
 Đối với đồ dùng tự làm: Để có nhiều nguyên vật liệu tôi đã tuyên truyền và gợi ý cho phụ huynh tận dụng những nguyên học liệu sẵn có như: Chai lọ nhựa, vỏ hộp sữa, vỏ chai dầu gội, vỏ chai sữa tắm, lọ dầu rửa bát, lọ compo cành cây khô, len vụn, rơm, rạ, sách báo, tranh ảnh cũ, bìa cát tông, giấy màu, rổ rá, tre, giấy vệ sinh, giấy ăn, xốp... 
Sau khi đã có nguồn nguyên vật liệu tôi tiến hành xử lý, làm sạch, phân loại và tiến hành làm đồ dùng, đồ chơi ngay từ đầu năm học để khi vào học chính thức trẻ đã có đồ chơi để chơi. Trong quá trình tổ chức các hoạt động góc ở các chủ đề tôi thường xuyên làm những đồ chơi mới thay thế những đồ chơi cũ để tạo sự hấp dẫn, tò mò ở trẻ. Đặc biệt cho trẻ tham gia hoạt động làm đò dùng đồ chơi tại các góc cùng cô. Cô hướng cách làm để trẻ thực hiện. Với các chủ đề khác tôi đều chủ động thực hiện tốt. Chính vì thế, lớp tôi luôn được Ban giám hiệu đánh giá cao trong các cuộc thi làm đồ dùng, đồ chơi ở trường.
Nhờ thực hiện tốt biện pháp này mà đến nay lớp tôi đã có đầy đủ đồ dùng đồ chơi cần thiết, nguyên học liệu đa dạng và phong phú, phù hợp với các góc chơi. Trẻ rất thích hoạt động và tạo ra nhiều sản phẩm đẹp. Từ chỗ là một lớp luôn đánh giá là tạo môi trường hoạt động chưa tốt thì đến nay lớp tôi được đánh giá đã tạo được môi trường hoạt động phong phú đa dạng gây hứng thú đối với trẻ.
Biện pháp 2: Phân bố, trang trí, sắp xếp các góc chơi hợp lý tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ hoạt động.
Góc hoạt động là khu vực riêng biệt trong lớp, nơi trẻ có thể tự làm việc một mình hoặc trong nhóm nhỏ theo hứng thú và nhu cầu riêng của trẻ để xem xét, tìm hiểu và khám phá cái mới và rèn luyện kĩ năng. Tạo môi trường góc cho trẻ hoạt động nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm nhỏ được nhiều hơn, hình thức hoạt động phong phú hơn. Chính vì vậy tôi đã chú trọng và thường xuyên trang trí và thay đổi một cách linh hoạt, hấp dẫn theo nội dung chủ đề. 
a. Thiết kế môi trường hoạt động trong các góc chơi tạo môi trường hấp dẫn cho trẻ.
Vị trí các góc chơi đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo môi trường cho trẻ hứng thú hoạt động. Nếu không được sắp xếp hợp lí, trẻ sẽ hoạt động không thoải mái, các góc nhốn nháo dẫn đến chất lượng giờ chơi ở các góc không hiệu quả.
- Để đảm bảo cho buổi chơi đạt hiệu quả cao, trước hết, tôi đã chú ý đến yếu tố như: Các góc chơi cần bố trí không gian phù hợp thuận lợi cho việc đi lại, đủ không gian khuyến khích trẻ cùng hoạt động, giao tiếp qua lại với các nhóm chơi, tạo điều kiện cho trẻ bộc lộ tình cảm, các phẩm chất cá nhân và một số kĩ năng phù hợp.
Ví dụ: Góc chơi Gia đình nên sắp xếp gần góc chơi Bán hàng, Bác sĩ để khuyến khích các thành viên của gia đình đi mua sắm.
- Góc chơi động và góc chơi tĩnh nên sắp xếp cách xa nhau để tránh gây ảnh hưởng lẫn nhau. Đối với góc trọng tâm, tôi thường để một không gian rộng hơn các góc khác vì ở góc này số lượng trẻ chơi thường đông hơn.
Ví dụ: Góc Gia đình thường cần một không gian tương đối rộng. Trẻ tham gia góc Gia đình thường sẽ mở rộng hoạt động chơi của mình tới các góc chơi khác như: đi chợ mua hàng, đi thăm người ốm, đi khám bệnh, đưa con đi chơi công viên 
Vì vậy, tôi thường sắp xếp góc này ở gần khu vực trung tâm, với các đồ dùng dụng cụ chơi mà trẻ thường xuyên thấy ở nhà như: tủ bếp, bếp nấu, xoong nồi, bát đĩa Đồng thời, khi phân bố các góc chơi, cần chú ý đến sự an toàn cho trẻ, phải đảm bảo bao quát được trẻ trong quá trình chơi. 
Cửa chính sau
Góc âm nhạc
Góc xây dựng, lắp ghép
Góc chơi gia đình
Góc mở
chủ đề
chính
Góc bán hàng
 Cửa chính trước
Góc tạo hình
Khám phá khoa học
Góc sách truyện
( Hình ảnh: Sơ đồ bố trí, sắp xếp các góc hoạt động )
Đối với trẻ mầm non nói chung, trẻ 4 – 5 tuổi nói riêng tư duy trực quan rất phát triển, vì vậy tôi thường sử dụng những hình ảnh mang tính tượng trưng cho từng góc chơi khác nhau. Hình ảnh, màu sắc tươi sáng, hấp dẫn nhưng phải đơn giản và mang tính gợi mở để tạo hứng thú khi trẻ tham gia hoạt động. 
Ví dụ: Chủ đề: “Trường mầm non” Mảng chính tôi trang trí ngôi trường là những cây nấm cách điệu xinh xắn được mang tên chủ đề “ Trường mầm non – tết trung thu” tạo cho trẻ cảm thấy gần gũi thân quen, hào hứng.
Sang chủ đề: “ Nước và các hiện tiện tự nhiên” hình ảnh tôi xây dựng là 2 chú cá heo với hình ảnh màu sắc bắt mắt.
( Hình ảnh: Trang trí mảng chính chủ đề )
- Góc phân vai: Hình ảnh cô bán hàng, khu vực bán hàng như có quầy bán các loại rau, củ quả, các loại bánh kẹo. Có thể đặt một số câu hỏi kích thích trẻ:
+ Theo con mình sẽ đặt tên cho cửa hàng này là gì?
+ Bạn Hoa đặt tên là quầy bánh, còn ý kiến của con như thế nào?
- Góc sách truyện: Trang trí góc đọc sách: Để cho góc sách thực sự hấp dẫn với trẻ, lôi cuốn trẻ, tôi sử dụng các gam màu sáng để trang trí góc này: Thảm, đệm, các giỏ để sáchtrưng bày các con rối, trò chơi, tranh ảnh, các tập băng ghi âm hoặc băng hình về các câu chyện có trong giá sách, các sách do trẻ tự sưu tầm
- Góc âm nhạc: Hình ảnh tôi lựa chọn là hình ảnh cây tre, con chim, bạn trai, bạn gái. Phía dưới các đồ dùng, dụng cụ âm nhạc được sắp xếp phù hợp với trẻ.
Hay với chủ đề: Thế giới thực vật 
Tôi lại trang trí lớp và các góc bằng các loại cây, rau, củ, quả và có thể cho trẻ cùng làm một số rau hoa để trẻ chơi ở góc xây dựng, góc phân vai.
- Ở Chủ đề: “Phương tiện và luật giao thông” tôi đã làm một số phương tiện giao thông như làm xe ô tô, máy bay, tàu thuyền để ở các góc, các biển báo giao thông được gắn xung quanh lớp để trẻ biết được mình đang học về chủ đề giao thông 
Ngoài ra, việc thay đổi vị trí hoặc bố trí sắp xếp lại một số góc sau mỗi chủ đề để tạo cảm giác mới lạ, kích thích hứng thú của trẻ. Các góc tôi bố trí không gian phù hợp để đảm bảo an toàn và vận động của trẻ, tạo ranh giới giữa các góc để trẻ nhận biết từng góc một cách rõ ràng, tôi cùng với trẻ luôn thay đổi vị trí các góc để tạo sự mới mẻ hấp dẫn cho trẻ nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc bố trí xây dựng chơi ở các góc.
Ví dụ: Ở chủ đề: “Bản thân” góc xây dựng tôi bố trí ngay giữa mảng tường đối diện với cửa chính, nhưng sang chủ đề: “Gia đình” góc xây dựng được chuyển đến góc khám phá, góc khám phá chuyển sang góc thư viện và góc thư viện chuyển sang góc khác nhưng vẫn đảm bảo góc thư viện có nhiều ánh sáng

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_hoat_dong_choi_o_cac_goc_nham.doc