SKKN Một số biện pháp tổ chức dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cấp THCS

SKKN Một số biện pháp tổ chức dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cấp THCS

Trong nhà trường THCS hiện nay, môn Ngữ văn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, không chỉ hướng tới rèn luyện các kĩ năng nghe, nói đọc, viết; giáo dục nhận thức, tư tưởng tình cảm, đạo đức nhân cách mà còn hình thành và phát triển các năng lực tư duy hình tượng, khả năng liên tưởng, đánh giá, nhận xét. để hướng tới các giá trị Chân- Thiện – Mĩ ở người học. Phân môn Văn chính là một trong những thành tố tạo nên năng lực đó. Mỗi tác phẩm văn học ra đời là kết quả của sự khổ công lao động, sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm mang đến những khoái cảm thẩm mĩ, sự nhận thức để hướng tới sự tự nhận thức ở người đọc về cuộc sống và chính bản thân mình.

Ngoài các văn bản được chọn dạy chính thức, còn có các văn bản đọc thêm theo phân phối chương trình. Đó là những văn bản có giá trị văn học cao, phục vụ đắc lực cho giờ Đọc - hiểu Văn. Đặc biệt, ở lớp 9, tư duy của học sinh đã có sự phát triển tương đối cao. Không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận, các em còn có nhu cầu được trải nghiệm, khám phá cuộc sống và về chính mình thông qua tác phẩm văn học. Đây cũng là lợi thế để các bài đọc thêm phát huy tác dụng. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy bài Đọc thêm như thế nào để đảm bảo mục tiêu dạy học và giáo dục thì không phải là vấn đề đơn giản. Bởi chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn cách soạn giảng một cách thống nhất. Mặt khác, là các tiết đọc thêm nên thường không được quan tâm để ý đúng mức từ cả phía người dạy lẫn người học, dẫn tới hiệu quả giờ đọc - hiểu kiểu bài này không cao, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh.

 

doc 19 trang thuychi01 10775
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp tổ chức dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cấp THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH 
TRƯỜNG THCS PHẠM VĂN HINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TỔ CHỨC DẠY KIỂU BÀI ĐỌC THÊM TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN LỚP 9 CẤP THCS
Người thực hiện: Vũ Thị Phương
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Phạm Văn Hinh
SKKN thuộc môn: Ngữ Văn
THẠCH THÀNH, NĂM 2016
A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong nhà trường THCS hiện nay, môn Ngữ văn chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, không chỉ hướng tới rèn luyện các kĩ năng nghe, nói đọc, viết; giáo dục nhận thức, tư tưởng tình cảm, đạo đức nhân cách mà còn hình thành và phát triển các năng lực tư duy hình tượng, khả năng liên tưởng, đánh giá, nhận xét... để hướng tới các giá trị Chân- Thiện – Mĩ ở người học. Phân môn Văn chính là một trong những thành tố tạo nên năng lực đó. Mỗi tác phẩm văn học ra đời là kết quả của sự khổ công lao động, sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm mang đến những khoái cảm thẩm mĩ, sự nhận thức để hướng tới sự tự nhận thức ở người đọc về cuộc sống và chính bản thân mình.
Ngoài các văn bản được chọn dạy chính thức, còn có các văn bản đọc thêm theo phân phối chương trình. Đó là những văn bản có giá trị văn học cao, phục vụ đắc lực cho giờ Đọc - hiểu Văn. Đặc biệt, ở lớp 9, tư duy của học sinh đã có sự phát triển tương đối cao. Không chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận, các em còn có nhu cầu được trải nghiệm, khám phá cuộc sống và về chính mình thông qua tác phẩm văn học. Đây cũng là lợi thế để các bài đọc thêm phát huy tác dụng. Tuy nhiên, việc tổ chức dạy bài Đọc thêm như thế nào để đảm bảo mục tiêu dạy học và giáo dục thì không phải là vấn đề đơn giản. Bởi chưa có nhiều tài liệu hướng dẫn cách soạn giảng một cách thống nhất. Mặt khác, là các tiết đọc thêm nên thường không được quan tâm để ý đúng mức từ cả phía người dạy lẫn người học, dẫn tới hiệu quả giờ đọc - hiểu kiểu bài này không cao, không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh. 
Là một giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Ngữ văn trong nhà trường, tôi luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi lối đi phù hợp, làm thế nào để phát huy tác dụng thực sự của việc dạy kiểu bài Đọc thêm nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn nói chung và phân môn Văn nói riêng. Đây cũng là lí do tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp tổ chức dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cấp THCS” để trao đổi một số hiểu biết và kinh nghiệm ít ỏi của mình về việc dạy kiểu bài này tới các thầy cô giáo, với mong muốn được góp phần nâng cao chất lượng, hiêu quả của việc dạy học môn Ngữ văn trong nhà trường THCS.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Đề tài này sẽ góp phần làm rõ đặc trưng kiểu bài Đọc thêm; cách thức tổ chức dạy kiểu bài đọc thêm bằng những biện pháp cụ thể. Mặt khác, với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm cùng các đồng nghiệp để nâng cao chất lượng giảng dạy. Từ đó giúp học sinh tìm hiểu các khía cạnh xã hội, tình cảm, suy ngẫm về cuộc đời. Bên cạnh đó, khai thác các bài Đọc thêm này nhằm rèn luyện cho học sinh khả năng tư duy, bồi dưỡng cảm xúc và thị hiếu thẩm mĩ để tạo lập các đoạn văn, bài văn có gí trị, tạo cho các em sự hứng thú, say mê với việc học tập môn Ngữ văn hơn.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Với sáng kiến kinh nghiệm: “Một số biện pháp tổ chức dạy kiểu bài đọc thêm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 cấpTHCS ” này, tôi chú trọng nghiên cứu, tổng kết các vấn đề sau:
 - Đặc trưng của văn bản Đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 9
- Biện pháp tổ chức ghi bảng theo từng phần của bài Đọc thêm
- Biện pháp tổ chức dạy phần Hướng dẫn tìm hiểu chung
- Biện pháp tổ chức dạy phần hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
- Biện pháp tổ chức dạy phần Tổng kết
- Biện pháp tổ chức dạy phần Luyện tập.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
 Để thực hiện đề tài này tôi đã sử dụng các phương pháp sau: 
 1. Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết.
 2. Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin.
 3. Phương pháp phân tích, chứng minh.
 4. Phương pháp so sánh đối chiếu.
 5. Phương pháp trực quan. 
 B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
 Trước hết, cần làm rõ khái niệm về phương pháp và biện pháp dạy học: Phương pháp dạy học là “những cách thức làm việc giữa thầy giáo và học sinh, nhờ đó mà học sinh nắm vững được kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành được thế giới quan và năng lực”. Biện pháp dạy học là “cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể trong quá trình dạy học”. Nói cách khác, biện pháp là sự cụ thể hoá của phương pháp trong quá trình giảng dạy. Trọng tâm của phương pháp giáo dục phổ thông hiện nay là hướng tới đối tượng người học. Nghĩa là người thầy giữ vai trò định hướng. Người học giữ vai trò chủ đạo trong việc tiếp thu, lĩnh hội kiến thức, nhằm “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” (Điều 28, khoản 2, Luật Giáo dục 2005).
 Việc đổi mới phương pháp dạy học Văn đã tác động và quy định đến việc thay đổi nội dung, phân phối chương trình giảng dạy, cách thức kiểm tra, đánh giá học sinh, cách dạy từng kiểu bài theo phương pháp, đặc trưng phân môn. Trong chương trình sách giáo khoa Ngữ văn THCS, ngoài các bài học chính khoá, với cách thức tiến hành của thầy và trò được áp dụng đồng bộ và có tính thống nhất, còn một kiểu bài nữa là “Đọc thêm”.
 Thực chất, đọc thêm cũng là hoạt động Đọc – hiểu văn bản. Tức là tìm hiểu phân tích, cắt nghĩa văn bằng nhiều biện pháp và hình thức đặc thù của dạy học văn nhằm đạt được mục tiêu dạy và học. Trong đó, việc xây dựng hệ thống câu hỏi cảm thụ văn bản thực hiện dưới hình thức đối thoại là hình thức dạy học chủ đạo trong một giờ “Đọc thêm ”.         
	Nhìn chung, các bài Đọc thêm trong chương trình đều có vai trò lớn ở việc phản ánh chân dung cuộc sống, con người trên nhiều góc độ, đồng thời thể hiện được những tư tưởng, quan điểm nghệ thuật và tình cảm, cảm xúc chân thành, sâu sắc của người nghệ sĩ. Các tác phẩm ấy được truyền đến người học qua giờ dạy Đọc thêm bằng chiếc cầu nối trái tim đến trái tim. Từ đó, học sinh có được nhận thức đầy đủ về cuộc sống, con người; rèn luyện khả năng cảm thụ, phân tích, đánh giá một bài thơ, câu chuyện; khiến các em có thể tự tin, say mê, yêu thích được khám phá nhiều hơn nữa thế giới quanh mình và muốn được trải nghiệm cảm xúc ở các tác phẩm khác trong cũng như ngoài chương trình. 
 Trong nhà trường THCS, việc tổ chức dạy kiểu bài “Đọc thêm” chính là sắp xếp, bố trí cho bài dạy thành một chỉnh thể, có một cấu tạo, một cấu trúc và những chức năng nhất định. Tuy nhiên, thực tế từ việc dự giờ và trao đổi ý kiến với đồng nghiệp, tôi thấy vấn đề tổ chức dạy bài Đọc thêm chưa được thống nhất. Có người thực hiện kiểu bài này bằng các thao tác, tiến trình hoạt động như một bài Đọc- hiểu chính khoá. Có người lại cho rằng giờ đọc thêm chỉ đơn thuần là dành thời gian cho học sinh đọc văn bản là đủ. Ý kiến khác lại khẳng định“đây chỉ là bài đọc thêm nên không có gì quan trọng, chủ yếu rút ra nội dung, nghệ thuật một cách ngắn gọn là đủ”. Có thể thấy, những quan điểm đó đều mang tính chủ quan, phiến diện một chiều. Bởi các tiết “ Đọc thêm” là thời điểm thích hợp để rèn luyện khả năng tư duy độc lập, chủ động, tích cực chiếm lĩnh tri thức ở học sinh theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp dạy học văn. Để làm được điều đó, vai trò của người giáo viên và phương pháp dạy học phù hợp là điều cần thiết. Đây cũng là hướng để tôi phần nào làm rõ ở sáng kiến kinh nghiệm này. 
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Văn bản đọc thêm trong chương trình Ngữ văn THCS được bắt đầu từ lớp 6 đến lớp 9. Các tác phẩm này ứng với các kiểu văn bản ở từng khối lớp – tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Ở lớp 9, có sự tiếp nối ở các kiểu văn bản biểu cảm trữ tình và văn xuôi tự sự nhưng có sự phát triển cao hơn về mặt thể hiện cảm xúc, tình cảm (trữ tình) và nhân vật, sự kiện, cốt truyện, chủ đề, tư tưởng... (tự sự) của các tác giả, gắn với tinh thần thời đại. Vì vậy, việc dạy và học các văn bản này còn gặp nhiều khó khăn, bất cập. Cụ thể:
1. Về phía người dạy
Nhiều giáo viên đã có sự tìm tòi, đầu tư cả về kiến thức lẫn phương pháp vào việc dạy bài Đọc thêm. Vì vậy, chất lượng một số giờ Đọc thêm được cải thiện theo chiều hướng tích cực.
 Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại không nhỏ trong quá trình giảng dạy kiểu bài này ở giáo viên: 
 - Không ít giáo viên chưa nắm được cách thức, phương pháp giảng dạy một bài Đọc thêm. Vì vậy, tiến hành lên lớp với kiểu bài này còn mang tính hình thức, hời hợt, qua loa cho xong tiết dạy.
 - Nhiều tiết dạy chỉ chú ý đến khâu tóm tắt văn bản, khái quát chủ đề bài thơ, đoạn thơ và cho học sinh thay nhau đọc cho đến khi hết giờ.
 - Nhiều giáo viên soạn bài và lên lớp với trò đúng cách thức một bài dạy Đọc
- hiểu chính thống.
 - Chưa chú trọng khai thác những câu hỏi ngoài văn bản, có liên quan trực tiếp đến việc tiếp nhận kiến thức của bài Đọc thêm đang giảng; việc hướng đến rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích, cắt nghĩa văn bản và các năng lực khác cho học sinh cũng chưa được nhiều người dạy để ý.
 - Người dạy chưa có sự đầu tư về tư liệu, tranh ảnh, đồ dùng trực quan... dẫn tới chất lượng nhiều giờ dạy Đọc thêm rất thấp. 
2. Về phía người học
Một số học sinh đã có sự nỗ lực, cố gắng hết mình trong giờ Đọc thêm bằng sự tích cực, chủ động, sáng tạo của mình. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều học sinh học kiểu bài này mang tính chất hình thức, đối phó. Cụ thể:
 - Học sinh phần lớn còn thụ động trong việc tiếp nhận kiến thức ở các giờ Đọc thêm. Vì vậy, ngoài định hướng của giáo viên, nhiều em không biết cách chủ động tiếp cận, lĩnh hội tri thức bằng nhiều cách khác nhau để làm giàu có vốn hiểu biết của mình.
 - Nhiều học sinh còn xem nhẹ các bài Đọc thêm nên không có sự soạn bài, chuẩn bị bài chu đáo như các bài học chính khoá khác.
 - Việc thi cử phần lớn được khuôn khổ ở các bài chính thống nên học sinh thường bỏ qua các bài đọc thêm.
 - Phần lớn, học sinh không hứng thú, sôi nổi học tập các giờ Đọc thêm, dẫn tới kết quả học tập các tiết này là thấp. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập môn Ngữ văn của các em.
3. Kết quả của thực trạng
Trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi đã tiến hành khảo sát chất lượng học sinh ở 3 lớp 9 tại trường THCS Phạm Văn Hinh, năm học 2013 – 2014 qua các bài kiểm tra đột xuất sau giờ dạy, bài kiểm tra 15 phút và bài kiểm tra giao về nhà cho học sinh. Kết quả thu được như sau:
Bài KT
TS
HS
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Kém
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
Bài KT 
đột xuất
95
01
1,1
06
6,3
40
42,1
40
42,1
08
8,4
Bài KT 15 phút
95
0
0,0
09
9,5
38
40
43
45,3
05
5,2
Bài KT 
ở nhà
95
02
2,1
10
10,5
45
47,4
35
36,8
03
3,2
Theo số liệu thống kê trên, tôi thấy kết quả học tập thể hiện qua bài kiểm tra của học sinh là thấp, tỉ lệ nghịch với mức độ đề ra của giáo viên. Vì thế chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra của việc dạy học Văn nói chung và dạy kiểu bài Đọc thêm nói riêng. 
III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Hướng dẫn học sinh nắm vững đặc trưng kiểu bài Đọc thêm
Trong chương trình SGK Ngữ văn 9, có 5 bài Đọc thêm được bố trí theo phân phối chương trình như sau:
TT
Tên bài
Tác giả
Tiết theo
PPCT
Thể loại
1
Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Trần Đình Hổ
22
Tuỳ bút
2
Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
Nguyễn Khoa Điềm
57
Thơ trữ tình
3
Những đứa trẻ
M. Go-rơ-ki
89
Truyện ngắn ( nước ngoài)
4
Con cò
Chế Lan Viên
112
Thơ trữ tình
5
Bến quê
Nguyễn Minh Châu
136
Truyện ngắn
Nhìn vào bảng trên, ta thấy số bài đọc thêm tuy không nhiều nhưng đã phản ánh khá nhiều khía cạnh cuộc sống trong từng giai đoạn lịch sử dân tộc: Hiện thực lịch sử và thái độ của kẻ “thức giả” trước những vấn đề của đời sống xã hội (Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh); Tình cảm thiết tha của người mẹ Tà – ôi dành cho con, cho đất nước trong kháng chiến chống Mĩ ( Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ); Tình bạn tuổi thơ trong sáng, đẹp đẽ và những khao khát tình cảm của những đứa trẻ (Những đứa trẻ); Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng và khẳng định ý nghĩa lời hát ru đối với cuộc đời con người (Con cò); Những nghịch lí cuộc đời thường vượt ra khỏi dự định, toan tính, cái vòng vèo, chùng chình cuốn con người vào khiến họ không nhận ra vẻ đẹp bình dị, gần gũi của cuộc sống, thức tỉnh sự trân trọng giá trị cuộc sống gia đình, vẻ đẹp bình dị của quê hương (Bến quê). Bên cạnh đó, các văn bản trên đều được thể hiện ở hai kiểu loại văn bản trữ tình và văn xuôi. Đây là những văn bản mẫu mực có giá trị văn học cao trong việc tiếp nhận và tạo lập văn bản của học sinh.
Về đặc trưng của kiểu bài này: Đây là những tác phẩm có cùng đề tài với các văn bản chính khoá và thường là những tác phẩm khó. Vì vậy được chuyển sang các tiết Đọc thêm. Thời lượng cho tiết đọc thêm cũng tương đương với các tiết học chính nên về cơ bản tiến trình và nội dung từng phần cũng gần giống với các tiết học khác. Tuy nhiên, tiến trình tổ chức dạy học ở từng mục không nhất thiết phải đảm bảo đầy đủ như ở tiết học chính. Tuỳ vào yêu cầu mục tiêu, nội dung, nghệ thuật của từng bài mà có thể tăng hay giảm phạm vi, mức độ kiến thức. Nghĩa là có thể chọn vùng kiến thức để dạy sao cho làm nổi bật trọng tâm, nội dung, kĩ năng của bài học. Mặt khác, giờ Đọc thêm là hoạt động đồng tiếp nhận, cảm thụ và sáng tạo của cả thầy lẫn trò nhưng cần đề cao vai trò của người học, tức học sinh phải tự học là chính dựa trên sự hướng dẫn của giáo viên. Như vậy, để giờ dạy bài Đọc thêm đạt chất lượng tốt, khâu hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài, soạn bài ở nhà là rất quan trọng. Học sinh có thể tìm hiểu kĩ về tác giả, tác phẩm, những vấn đề liên quan đến tác phẩm để có thể khai thác sâu giá trị nội dung, nghệ thuật của bài ở trên lớp. Việc hướng dẫn của giáo viên có thể được tổ chức xây dựng bằng hệ thống câu hỏi gợi mở, nêu vấn đề v.v để giao nhiệm vụ cụ thể cho nhóm hoặc từng học sinh.
Với giờ Đọc thêm, hoạt động Đọc – hiểu là rất quan trọng. Vấn đề là đọc thế nào để cảm nhận được tác phẩm, để có những phân tích, kiến giải phù hợp nhằm làm rõ giá trị nội dung, tư tưởng, nghệ thuât, tính cách, số phận nhân vật, phong cách nhà vănMột trong số đó là phương pháp đọc sáng tạo - đọc diễn cảm ở phần Hướng dẫn tìm hiểu chung hoặc trong quá trình Đọc – hiểu văn bản. Đọc sáng tạo được thể hiện qua việc đọc mẫu của giáo viên, việc phân vai đọc của học sinh. Có nhiều cách để thể hiện hoạt động đọc sáng tạo: đọc hướng dẫn, đọc có phân tích, kể chuyện hoặc đọc thuộc lòng, phát biểu cảm nghĩ v.v hay hoạt động liên môn với hội họa, âm nhạc, biểu diễn nghệ thuật Nhằm tạo ra sự hứng thú, sôi nổi và trải nghiệm cảm xúc trọn vẹn của học sinh vào không gian nghệ thuật của tác phẩm, đồng thời bước đầu cảm thụ, cắt nghĩa được văn bản. Để làm được điều đó, cần có sự hướng dẫn của giáo viên để đạt được hiệu quả cao nhất. Vấn đề này, giáo viên phải làm rõ để học sinh thấy được vị trí, vai trò, đặc trưng của kiểu bài Đọc thêm và nhiệm vụ của mình trong giờ học đó.
Trên đây là những đặc trưng cơ bản của kiểu bài Đọc thêm. Người giáo viên phải chỉ rõ cho học sinh nắm vững đặc trưng này nhằm thấy được vị trí, vai trò, những nét riêng biệt của dạng bài Đọc thêm, từ đó có thể phân biệt được với bài Đọc – hiểu chính khoá và có được hướng tiếp cận, khai thác đúng phương pháp. 
2. Biện pháp tổ chức ghi bảng theo từng phần của bài Đọc thêm
Có thể đây là thao tác đơn giản nhưng nếu không để ý, giờ đọc thêm sẽ đi chệch mục tiêu, phương pháp. Ở mỗi đề mục của từng phần bài học, cần ghi hai chữ “hướng dẫn” để đảm bảo đúng vai trò định hướng, gợi dẫn phương pháp của giáo viên cho sự chủ động, tích cực, sáng tạo của trò. Cụ thể cho việc ghi bảng ở mỗi phần của một bài dạy Đọc thêm hoàn chỉnh như sau:
 I. Hướng dẫn Tìm hiểu chung
 II. Hướng dẫn Đọc – hiểu văn bản
III. Hướng dẫn Tổng kết
IV. Hướng dẫn Luyện tập
Đây là các tiêu mục lớn cho bài dạy. Các tiêu mục nhỏ hơn thì có thể linh động, tuỳ vào kiểu bài và nội dung kiến thức cần hướng dẫn mà thể hiện trong bài dạy.
3. Biện pháp tổ chức dạy từng phần của kiểu bài Đọc thêm
 3.1 Biện pháp tổ chức dạy phần Hướng dẫn tìm hiểu chung
Thông thường ở những bài dạy Đọc – hiểu chính thống, phần Tìm hiểu chung thường được tiến hành tuần tự các nội dung như: Tác giả, tác phẩm, thể loại, bố cục, tóm tắt (đối với văn bản truyện), mạch cảm xúc (đối với văn bản thơ)... Tuy nhiên, ở kiểu bài Đọc thêm này, ta nên chọn vùng kiến thức để định hướng phương pháp tiếp cận, học tập văn bản cho học sinh. Cụ thể:
 3.1.1. Tác giả
Phần chú thích * ( SGK) đã cung cấp khá đầy đủ thông tin về tác giả. Giáo viên không cần thiết đặt câu hỏi yêu cầu học sinh trả lời. Giáo viên có thể đặt thêm câu hỏi về con người, hoàn cảnh quê hương, gia đình, quan điểm nghệ thuật... để mở rộng sự hiểu biết về tác giả cho học sinh
Ví dụ: Khi dạy tiết 57 - Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm ( Ngữ văn 9 kì I), giáo viên có thể đặt những câu hỏi định
hướng để học trò phát hiện và trả lời như sau:
TT
Câu hỏi
Thông tin trả lời cần đạt của học sinh
1
Em hiểu gì về quê hương nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm? 
Cố đô Huế - dải đất miền Trung là quê hương của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm. Nơi đây đã chứng kiến bao thăng trầm lịch sử. Nơi mang vẻ đẹp thâm nghiêm, huyền bí mà dịu dàng, kín đáo. Những nét đặc trưng đó đã tạo nên hồn thơ ông trữ tình, sâu lắng, hài hoà về trí tuệ và cảm xúc. Vì thế bài thơ “ Khúc hát trên lưng mẹ” của ông đã mang đậm sắc thái điệu hồn lời ru cùng vẻ đẹp phẩm chất của người mẹ - người phụ nữ của quê hương nhà thơ đối với con, với bộ đội kháng chiến và buôn làng.
2
Trình bày hiểu biết của em về phong cách thơ của tác giả? Phong cách ấy đã chi phối như thế nào đến đặc trưng riêng của bài thơ?
Phong cách trữ tình giàu chất chính luận, hiện thực, giàu tính liên tưởng. Có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, vừa dân dã, vừa mang tính văn hoá thời đại. Phong cách đó đã chi phối đến sự ra đời của bài thơ “ Khúc hát ru lưng mẹ” với sự kết hợp, tiếp nối giữa lời ru truyền thống với lời ru hiện đại, giữa hiện thực cuộc kháng chiến gian khổ với nét đằm thắm, trữ tình và những khát vọng đẹp của người mẹ Tà –ôi đối với con, với bộ đội, kháng chiến, quê nhà
 3.1.2. Tác phẩm
Đây cũng là phần cần lựa chọn những nội dung để định hướng tiếp nhận bài học ở học trò. Các nội dung có thể là: Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, Giải thích từ khó, Đọc và xác định bố cục
 a. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Ở mục này, giáo viên có thể yêu cầu học sinh làm rõ hoàn cảnh thời đại, xã
hội dẫn tới sự ra đời của văn bản. Nhằm có cái nhìn khách quan, chính xác về tư tưởng, nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.
Ví dụ: Khi dạy văn bản “ Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Vũ trung tuỳ bút – tiết 22, giáo viên đặt câu hỏi: Em hiểu gì về hoàn cảnh xã hội của nước ta thời bấy giờ qua văn bản “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh”?
 Học sinh có thể trả lời như sau: Xã hội nước ta thế kỉ XVII đen tối, loạn lạc. Nạn đói vì mất mùa khiến bao người dân vô tội phải chết. Triều đình thối nát. Ở phủ chúa, Thịnh Vương Trịnh Sâm bỏ bê triều chính, ăn chơi sa đoạ, say mê hưởng lạc cùng Đặng Thị Huệ Chế độ phong kiến đang trên đường khủng hoảng trầm trọng.
 Như vậy, tìm hiểu kĩ hoàn cảnh thời đại, xã hội có ý nghĩa to lớn trong việc tiếp cận, khai thác tác phẩm theo đúng hướng.
 b.Tìm hiểu từ khó
Ngoài hệ thống từ khó đã được chú thích ở SGK, có thể tích hợp với phần Tiếng Việt ở bài: Nghĩa của từ, Thành ngữ, Thuật ngữ, Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ, Nói quá để gợi dẫn cho học sinh hiểu được từ khó.
 Ví dụ: Khi dạy bài “Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ”( Ngữ văn 9 kì I) có thể nêu câu hỏi: Từ “lưng” ( trong lưng núi) ở bài thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? (nghĩa chuyển)
 c. Đọc
	Với bài Đọc thêm, giáo viên cần dành thời gian hướng đẫn để học sinh nắm được cách đọc và đọc cả tác phẩm (với văn bản có dung lượng vừa phải). Có thể chọn đoạn văn để đọc nhằm cảm nhận bước đầu về nội dung, nghệ thuật tác phẩm. Đọc sáng tạo phải được phát huy cao độ ở kiểu bài này. Đọc để hiểu

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_to_chuc_day_kieu_bai_doc_them_trong_ch.doc