SKKN Một số biện pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyền ở trường mầm non Quảng Thành

SKKN Một số biện pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyền ở trường mầm non Quảng Thành

Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế phát triển không ngừng, nền khoa học ngày càng tiến bộ. Giáo dục đóng góp rất lớn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng một nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền ở bậc học Mầm non đóng vai trò rất quan trọng. Bởi qua tuyên truyền giúp phụ huynh, nhân dân hiểu và nhận thức đúng đắn về ngành học. Tạo được sự thống nhất giữa trường, lớp mầm non và cha mẹ, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của trẻ về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và thẩm mỹ.

Tạo các điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ. Tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Thông qua công tác tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức khoa học để chăm sóc giáo dục trẻ cho phụ huynh và cộng đồng. Qua đó giúp cha mẹ hiểu được công việc của giáo viên mầm non ở nhóm, lớp và giáo viên cũng hiểu được hoàn cảnh, điều kiện sống của gia đình trẻ.

Thực tế hiện nay cho thấy việc thực hiện công tác tuyên truyền chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Kỹ năng trong tuyên truyền chưa có, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, nội dung tuyên truyền nghèo nàn dẫn đến nhiều phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về ngành học, còn nhiều thắc mắc dẫn đến đơn thư, khiếu nại vượt cấp ngày càng nhiều.

Đứng trước thực tế đó, bản thân là một cán bộ quản lí, người đứng đầu đơn vị tôi luôn trăn trở để tìm ra những biện pháp tuyên truyền hiệu quả để giúp phụ huynh và nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của Giáo dục mầm non và có biện pháp phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyền ở trường mầm non Quảng Thành” để làm đề tài nghiên cứu của mình.

 

doc 20 trang thuychi01 57845
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyền ở trường mầm non Quảng Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
NỘI DUNG
Trang
MỤC LỤC
1
1. MỞ ĐẦU.
2
1.1. Lý do chọn đề tài
2
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
3
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3
2.2.1.Thuận lợi
3
2.2.2. Khó khăn
4
2.2.3. Kết quả thực trạng
4
2.3. Các giải pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
5
2.3.1. Tuyên truyền thông qua VnEdu, sổ liên lạc điện tử
5
2.3.2. Tuyên truyền thông qua bảng tin, bảng nội quy, góc trao đổi với phụ huynh
6
2.3.3. Trao đổi, trò chuyện trực tiếp với phụ huynh 
9
2.3.4. Tuyên truyền thông qua tổ chức hội thi, các phong trào thi đua, ngày hội, ngày lễ
13
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường.
15
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ.
16
3.1. Kết luận
16
3.2. Kiến nghị
17
TÀI LIỆU THAM KHẢO
19
DANH MỤC
20
1. Mở đầu
1.1. Lý do chọn đề tài.
Đất nước ta đang trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nền kinh tế phát triển không ngừng, nền khoa học ngày càng tiến bộ. Giáo dục đóng góp rất lớn trong việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần xây dựng một nền kinh tế tri thức. Bên cạnh đó công tác tuyên truyền ở bậc học Mầm non đóng vai trò rất quan trọng. Bởi qua tuyên truyền giúp phụ huynh, nhân dân hiểu và nhận thức đúng đắn về ngành học. Tạo được sự thống nhất giữa trường, lớp mầm non và cha mẹ, nhằm chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, đáp ứng kịp thời những nhu cầu phát triển của trẻ về các mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và thẩm mỹ. 
Tạo các điều kiện tối ưu cho việc thực hiện có hiệu quả mục tiêu chăm sóc giáo dục trẻ. Tạo nên nguồn lực vật chất và tinh thần góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Thông qua công tác tuyên truyền, hướng dẫn kiến thức khoa học để chăm sóc giáo dục trẻ cho phụ huynh và cộng đồng. Qua đó giúp cha mẹ hiểu được công việc của giáo viên mầm non ở nhóm, lớp và giáo viên cũng hiểu được hoàn cảnh, điều kiện sống của gia đình trẻ.
Thực tế hiện nay cho thấy việc thực hiện công tác tuyên truyền chỉ mang tính hình thức, chưa thực sự hiệu quả. Kỹ năng trong tuyên truyền chưa có, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, nội dung tuyên truyền nghèo nàn dẫn đến nhiều phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn về ngành học, còn nhiều thắc mắc dẫn đến đơn thư, khiếu nại vượt cấp ngày càng nhiều. 
Đứng trước thực tế đó, bản thân là một cán bộ quản lí, người đứng đầu đơn vị tôi luôn trăn trở để tìm ra những biện pháp tuyên truyền hiệu quả để giúp phụ huynh và nhân dân hiểu được mục đích, ý nghĩa của Giáo dục mầm non và có biện pháp phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ mầm non. Vì vậy tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp thực hiện tốt công tác tuyên truyền ở trường mầm non Quảng Thành” để làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2. Mục đích nghiên cứu.
Tìm ra những biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao nhận thức của cha mẹ học sinh và xã hội, làm tốt công tác tuyên truyền trong nhà trường, để tránh các thắc mắc, đơn thư khiếu nại không có căn cứ của phụ huynh. Giúp phụ huynh hiểu về vai trò của giáo dục mầm non.
1.3. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp nâng cao công tác tuyên truyền ở trường mầm non Quảng Thành.
1.4. Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Đọc và nghiên cứu tài liệu liên quan đến công tác giáo dục mầm non; các văn bản, kế hoạch chỉ đạo của Đảng, Nhà nước và của ngành;
- Phân tích và tổng hợp nguồn tài liệu đã thu thập được như: chương trình giáo dục mầm non; các hoạt động lễ hội ở trường mầm non
1.4.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp đàm thoại, trò chuyện với cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh và trẻ;
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: vận dụng các văn bản, các tài liệu chuyên đề vào thực tế;
- Phương pháp quan sát, điều tra: phỏng vấn phụ huynh, giáo viên;
- Phương pháp thống kê, tổng hợp: khảo sát phiếu trưng cầu ý kiến của phụ huynh để tổng hợp.
2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm.
Như chúng ta đã biết giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện đại và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc, tinh thần trách nhiệm, nâng cao năng lực của thế hệ hôm nay và mai sau. 
Nghị quyết số 29 Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã xác định mục tiêu “Đổi mới căn bản toàn diện Giáo dục và Đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”. Để thực hiện thành công mục tiêu đó đòi hỏi sự nỗ lực quyết tâm của toàn ngành giáo dục nói chung trong đó có giáo dục mầm non nói riêng.
Đối với bậc học Mầm non, việc phối hợp giữa gia đình và nhà trường là một nhiệm vụ thiết thực, tạo nên mối liên hệ khăng khít, có sự tác động qua lại từ đó tìm sự thống nhất về nội dung, phương pháp trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Đây chính là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức nuôi, dạy con theo khoa học tới phụ huynh và cộng đồng nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.
2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 
2.2.1 Thuận lợi:
Trường Mầm non Quảng Thành là một trường nằm ở phía Đông Nam thành phố. Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo chuyên môn của Phòng giáo dục. Đồng thời được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp chính quyền, nhân dân địa phương, đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh đến nay nhà trường đã có đủ phòng cho trẻ học tập và hoạt động, mua sắm được tương đối đầy đủ các trang thiết bị tối thiểu phục vụ cho công tác dạy và học như bàn ghế, biểu bảng, ti vi, đồ dùng đồ chơi,..theo hướng chuẩn Quốc gia. Các cháu đến trường được học theo chương trình giáo dục Mầm non đúng độ tuổi ở tất cả các nhóm lớp. Ban giám hiệu năng động, sáng tạo, không ngừng đổi mới các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ.
Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên trẻ, khoẻ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo, có trình độ từ chuẩn và trên chuẩn trở lên, yêu nghề, mến trẻ, có tinh thần học hỏi, chịu khó kiên trì trong công tác, tích cực học tập và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực sư phạm cho bản thân. Công tác tuyên truyền tốt, đoàn kết tốt. Được nhân dân và phụ huynh tin yêu.
Các nhóm lớp có góc trao đổi phụ huynh, nhà trường có các bảng tin, bảng nội quy để thực hiện công tác tuyên truyền.
2.2.2. Khó khăn:
Trường Mầm non Quảng Thành gồm có 3 điểm trường, 1 khu chính và 2 khu lẻ do vậy rất khó khăn trong công tác quản lý cũng như tuyên truyền.
Trang thiết bị chưa đồng bộ, vẫn còn một số trang thiết bị đã cũ.
Diện tích phòng học chưa đảm bảo theo yêu cầu đổi mới hiện nay để cho trẻ hoạt động. Một số hạng mục cơ sở vật chất đã xuống cấp và hư hỏng.
Nhận thức của trẻ không đồng đều, ý thức tổ chức kỷ luật chưa tốt, chưa tích cực hoạt động. Nhiều trẻ đến lớp còn nhút nhát, chưa mạnh dạn, tự tin, kỹ năng giao tiếp còn hạn chế.
Một số phụ huynh còn chưa thông cảm, hiểu và ủng hộ cho nghề giáo viên mầm non.
Một số giáo viên còn lúng túng, mất tự tin khi giao tiếp với phụ huynh.
2.2.3.Kết quả thực trạng:	
 Trong quá trình quản lý nhà trường, tôi đưa ra 300 phiếu trưng cầu ý cho phụ huynh về những hiểu biết của mình đối với một số nội dung liên quan đến bậc học giáo dục mầm non và có kết quả như sau:
TT
Nội dung khảo sát
Kết quả khảo sát
Đạt
Tỉ lệ %
1
Có hiểu biết, nhận thức về ý nghĩa, vai trò của bậc học Mầm non
186/300
62
2
Có kiến thức về chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non
168/300
56
3
Có kiến thức về nuôi con theo khoa học
144/300
48
4
Có kiến thức về phòng bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm
156/300
52
 Từ kết quả thực trạng trên tôi đã suy nghĩ và đưa ra một số các giải pháp.
2.3. Các giải pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu.
Sau một thời gian thực hiện đề tài, tôi đã sử dụng một số giải pháp, nội dung cụ thể như sau:
2.3.1. Tuyên truyền thông qua VnEdu, sổ liên lạc điện tử:
Trường học là nơi các bậc phụ huynh gửi gắm con trẻ. Đặc biệt là các trường mầm non nói chung và trường mầm non Quảng Thành nói riêng, nơi con trẻ cần đến sự quan tâm của các bậc phụ huynh nhiều hơn. Hàng này, sau khi đưa trẻ đến trường học, các bậc phụ huynh trở lại với công việc bận rộn hàng ngày. Không phải ai cũng có thể gọi điện tìm hiểu về hoạt động của con. Nhưng không vì thế mà bố mẹ bỏ quên sự lo lắng về con. Bố mẹ hàng ngày bận rộn nhưng vẫn muốn biết hoạt động của con ở trường. Bố mẹ cũng muốn phối hợp với nhà trường để nuôi dạy con tốt hơn. 
Chính vì vậy, từ đầu năm học, nhà trường thực hiện theo công văn số 330/PGDĐT-CNTT ngày 26/07/2016 về việc triển khai VnEdu, sổ liên lạc điện tử đến tất cả các bậc phụ huynh, được phụ huynh thống nhất cao, 100% đăng ký sử dụng sổ liên lạc điện tử. Thực hiện chương trình “viễn thông Thanh Hóa đồng hành cùng ngành giáo dục thành phố”. Các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra có hiệu quả mang lại lợi ích thiết thực cho nhà trường, tạo ra môi trường giáo dục thân thiện, hiện đại.
Thông qua VnEdu, sổ liên lạc điện tử phụ huynh nắm bắt được nhiều hoạt động, nhiều thông tin của nhà trường hơn. Giúp phụ huynh hiểu hơn về công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường mầm non. Bên cạnh đó nhằm mục đích thiết lập sự gắn kết bền chặt giữa nhà trường và gia đình trẻ, phụ huynh liên hệ với giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ thông qua sổ liên lạc điện tử, những nhận xét của giáo viên về hoạt động, cách ứng xử của trẻ cũng được cập nhật và thông báo đều đặn tới cha mẹ trẻ. Việc trao đổi qua lại này giúp cả giáo viên lẫn gia đình có thể hiểu cách chăm sóc, giáo dục của nhau cũng như quan sát một cách kỹ lưỡng thái độ của trẻ.
Trường chúng tôi có nhiều hoạt động tổ chức diễn ra hàng năm, nhiều thông tin muốn thông báo như: thông tin tuyên truyền về các dịch bệnh đang xảy ra, công tác tuyển sinh, các ngày hội, ngày lễ, hội thi, hoạt động trải nghiệm, tham quan,.. nhằm giúp trẻ trở nên năng động hơn, giúp phụ huynh nắm bắt tình hình hoạt động của con tại trường. Nếu như trước đây, việc nhà trường thông báo tới phụ huynh những hoạt động này thường không dễ dàng do đối tượng học sinh còn quá nhỏ để ghi nhớ các sự kiện quan trọng hay thường làm rơi, mất giấy thông báo hoặc giáo viên phải thông báo trực tiếp đến từng phụ huynh. Tuy nhiên, với VnEdu, sổ liên lạc điện tử, nhà trường hoàn toàn có thể gửi thông tin tới gia đình một các nhanh chóng và chính xác nhất.
Qua sử dụng tôi nhận thấy rằng rất thuận tiện trong việc gắn kết giữa phụ huynh, cô giáo và nhà trường, thúc đẩy hợp tác trong việc quản lý chế độ học tập, vui chơi cũng như chế độ nuôi dưỡng của trẻ trong trường học và tại gia đình.
Nội dung tuyên truyền công tác phòng dịch bệnh thông qua VnEdu
2.3.2. Tuyên truyền thông qua bảng tin, bảng nội quy, góc trao đổi với phụ huynh:
Ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo các nhóm, lớp thiết kế và tạo góc trao đổi phụ huynh. 100% nhóm lớp có góc tuyên truyền, trao đổi với phụ huynh. Góc trao đổi phụ huynh được thiết kế gần cửa chính và ưu tiên ở mảng tường rộng phía ngoài cửa lớp để phụ huynh dễ nhìn, dễ quan sát. Góc tuyên truyền với phụ huynh nên trang trí nhiều hình ảnh đẹp, phù hợp với nội dung tuyên truyền. Song cũng không nên lạm dụng quá nhiều hình ảnh mà làm mờ nhạt nội dung thông tin. Mỗi chủ đề, chủ điểm cần có thông tin cụ thể. Có thể là kết quả về sức khỏe cũng như chất lượng học tập; thông tin về cách nuôi con theo khoa học; phòng bệnh theo mùa; về chuẩn bị nguyên vật liệu đồ dùng cho chủ điểm mới, là bài thơ, bài hát, câu chuyện, câu đố,...cần sự giúp đỡ của phụ huynh cùng phối hợp dạy trẻ,...
Ví dụ: Để thực hiện tốt chủ đề “Gia đình” của lớp mẫu giáo 5 tuổi, giáo viên thông báo với các bậc cha mẹ về những nội dung cần kết hợp như sau để tạo môi trường lớp học phù hợp với chủ điểm. Cha mẹ phối hợp cùng giáo viên giáo dục trẻ các nội dung: Biết được thành viên trong gia đình; Mối quan hệ, tình cảm và trách nhiệm của các thành viên trong gia đình với nhau; Tôn trọng, lễ phép với ông,bà, bố, mẹ; yêu quý em bé; Biết công việc hàng ngày của ông, bà, bố, mẹ; Biết địa chỉ, số điện thoại của gia đình; Nhận biết những đồ dùng trong gia đình: tên gọi, công dụng, cách sắp xếp đồ dùng, đồ chơi; Hiểu về nhu cầu của gia đình: ăn, ở, đi lại, vui chơi, giải trí,....Hoặc Cha mẹ cùng phối hợp hỗ trợ lớp học: Đồ dùng, đồ chơi gia đình; Tranh, ảnh, tạp chí, họa báo cũ, sách truyện, các bài hát, bài thơ,...về gia đình; Băng đĩa, ảnh chụp những ngày vui, ngày kỷ niệm của gia đình (nếu có).
Góc trao đổi phụ huynh của các nhóm, lớp
Đối với bảng tin của nhà trường: Vị trí bảng tin ngay đường đi từ cổng vào sân trường. Nội dung trong bảng tin là các văn bản, chủ trương của ngành, của địa phương. Hơn nữa thông qua bảng tin chúng tôi công khai các văn bản của nhà nước, của ngành, của địa phương quy định về thu chi tài chính, công tác xã hội hóa giáo dục... Ngoài ra chúng tôi còn có các bảng như: bảng công khai chế độ ăn của trẻ, bảng báo ăn, bảng xếp loại thi đua, bảng chỉ tiêu phấn đấu,... được treo tại văn phòng, khu vực nhà bếp, cầu thang của nhà trường. 
Bảng nội quy của nhà trường: được đặt ở trước cổng trường, thuận tiện cho phụ huynh quan sát. Thông qua đó phụ huynh nắm bắt được thời gian đưa đón trẻ, quy định của nhà trường về công tác quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên. Bệnh cạnh đó phụ huynh cũng cần nghiêm túc thực hiện theo nội quy của nhà trường.
Bảng nội quy của nhà trường
Bảng công khai chế độ ăn hàng ngày của trẻ
Tôi cũng luôn tận dụng các mảng tường rào để vẽ tranh minh họa cho những câu truyện cổ tích; tranh giáo dục an toàn giao thông; giáo dục bảo vệ môi trường; giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường,... đối với các mảng tường lớn trong nhà trường, cầu thang ưu tiên treo các sản phẩm tạo hình của trẻ theo từng chủ đề để nhằm mục đích tuyên truyền với phụ huynh về khả năng tạo hình của trẻ để động viên khích lệ trẻ cũng như tạo niềm vui, niềm tự hào của phụ huynh với con, em mình.
2.3.3. Trao đổi, trò chuyện trực tiếp cùng phụ huynh:
Ngay từ đầu năm học chúng tôi đã họp và thành lập Ban đại diện cha mẹ học sinh, bầu Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh của nhà trường và của các nhóm, lớp. Nhà trường và Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh xây dựng quy chế hoạt động của Hội phù hợp với kế hoạch, nhiệm vụ của nhà trường.
Trong công tác giáo dục mầm non, việc gặp gỡ trao đổi với phụ huynh là việc làm rất cần thiết mà lâu nay nhiều nhà trường cũng đã tiến hành, nhưng vấn đề đặt ra ở đây là làm thế nào để thu hút được sự chú ý, tập trung nghe và thực hiện tốt các yêu cầu mà cô giáo, nhà trường đưa ra cho phụ huynh cần nắm bắt, muốn thành công người quản lý phải suy nghĩ sáng tạo xây dựng hình thức và nội dung gặp gỡ sao cho phong phú, tạo được ấn tượng buổi ban đầu, không nên nặng nề về các khoản đóng góp mà hãy dành nhiều thời gian trao đổi tâm sự về đặc điểm, tâm lý lứa tuổi của các cháu, nói nhiều về việc học, việc chơi, sinh hoạt và những kiến thức mà trẻ lĩnh hội được thông qua bài giảng của cô giáo hàng ngày. 
Cô giáo đón trẻ và trao đổi trực tiếp với phụ huynh
Đối với nhà trường tôi thường xuyên tổ chức các buổi hoạt động có nội dung phù hợp từng thời điểm để tuyên truyền với phụ huynh.
Ví dụ: Vào tháng 8 chúng tôi tổ chức họp phụ huynh để tuyên truyền với phụ huynh về yêu cầu, nội quy của ngành học, của nhà trường, tuyên truyền về các khoản đóng góp theo quy định và cùng bàn bạc, thống nhất các khoản đóng góp theo thỏa thuận và tự nguyện.
Vào tháng 10: Tập trung một số phụ huynh có con suy dinh dưỡng để tuyên truyền về phòng chống bệnh suy dinh dưỡng.
Vào tháng 11: Mời phụ huynh tham gia giao lưu hoạt động ngoại khóa cùng với giáo viên.
Phụ huynh và giáo viên tham gia trò chơi kéo co
Hàng năm nhà trường thường xuyên phối hợp với trạm y tế phường về trường khám sức khỏe cho trẻ một năm hai lần, bên cạnh đó tập huấn, hướng dẫn cho phụ huynh cách phòng, chống tai nạn thường gặp. Qua buổi tập huấn nhân viên y tế đã tuyên truyền và hướng dẫn phụ huynh phác đồ phòng bệnh sởi, bệnh chân tay miệng đang bùng nổ trong thời gian qua. Ngoài ra nhà trường khám sức khỏe, xét nghiệm cho toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trực tiếp chăm sóc và giáo dục trẻ một năm một lần.
Các bác sĩ, y tá của trạm y tế phường đang khám bệnh thường kỳ cho trẻ và giáo viên, nhân viên.
Đối với giáo viên: Tôi chỉ đạo chuyên môn lồng ghép nội dung tuyên truyền theo từng chủ điểm để giáo viên chủ động lựa chọn nội dung tuyên truyền phù hợp. Tôi tập huấn và hướng dẫn giáo viên kỹ năng giao tiếp, ứng xử với phụ huynh. Thực hiện nghiêm túc việc trao đổi với phụ huynh đầu giờ đón trẻ và cuối giờ trả trẻ. Thái độ gặp gỡ, trao đổi phải nhẹ nhàng, cởi mở mang tính chất trò chuyện thân mật. Vấn đề nào chưa rõ cần phải hỏi lại Ban giám hiệu hoặc tìm hiểu thêm thông tin để trao đổi, tuyên truyền một cách chính xác. Tránh việc gây kích động cho phụ huynh.
Có những thời điểm phải phân công cho từng giáo viên đến hộ gia đình để tuyên truyền: về phổ cập giáo dục Mầm non; việc huy động trẻ ra lớp,... Tổ chức kế hoạch gặp gở một cách hợp lý theo hình thức truyền thông theo nhóm, hộ gia đình hoặc tổ chức cuộc họp tuỳ thuộc vào điều kiện thuận lợi của mỗi giáo viên và nội dung cần tuyên truyền ở mỗi độ tuổi có khác nhau..
Ngoài ra tôi còn tổ chức các tiết dạy chất lượng cho từng khối, lớp với từng lĩnh vực phát triển cho phụ huynh và đại diện các ban, ngành đoàn thể dự. Tôi cũng mời phụ huynh tham gia tổ chức bữa ăn cho trẻ ở trong nhà trường,... Thông qua cách tuyên truyền này phụ huynh hiểu hơn về công việc của cô giáo, các hoạt động của trẻ trong ngày, cách tổ chức, quản lý của nhà trường giúp phụ huynh yên tâm và tin tưởng vào nhà trường, vào cô giáo.
2.3.4. Tuyên truyền thông qua tổ chức hội thi, các phong trào thi đua, ngày hội ngày lễ:
Tổ chức các hội thi, các phong trào thi đua, ngày hội ngày lễ là một trong những biện pháp rất tốt để thực hiện tuyên truyền và làm công tác xã hội hoá giáo dục.Việc tổ chức hội thi, ngày hội ngày lễ có tốn nhiều công sức, nhiều tiền của nhưng chúng ta biết phối hợp để phát huy, để khai thác từ nhiều phía : Phụ huynh, các ban ngành đoàn thể, các cấp lãnh đạo, tổ chức chặt chẽ có hiệu quả thì mọi khó khăn đều hoàn thành tốt. Thông qua hội thi chúng ta mời nhiều thành phần đến tham dự, cùng  phối hợp với nhiều đơn vị trường đến học tập, tham quan, tham khảo, chia vui với những thành công mà trường chúng ta thực hiện được. Chính ở hội thi chúng ta tập trung nhiều lực lượng để tuyên truyền nhất, qua đó mọi người, mọi tầng lớp hiểu được việc làm của bậc học mầm non, hiểu được trẻ đến trường mầm non là để  học tập, tiếp thu nhiều điều hay, lẽ phải, tổ chức tuyên truyền qua hội thi chúng ta nhận được nhiều kết quả hơn bởi vì ai cũng muốn đi xem các cháu biểu diễn. 
Hội thi mà các trường mầm non tổ chức dưới hình thức sân khấu hoá ngoài trời gần giống như biểu diễn văn nghệ nên có sức thu hút rất cao. Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các hoạt động lễ hội theo quy định của Chương trình chăm sóc giáo dục Mầm non. Các ngày hội ngày lễ trong năm được nhà trường tổ chức bài bản, khoa học có nội dung phù hợp và rất sinh động, bằng tất cả nghệ thuật của đội ngũ sư phạm đã hoá trang chị Hằng Nga thật đẹp, Chú Cuội thật sinh động, những bài múa, bài hát được các cô giáo dàn dựng công phu, tỷ mỉ, trẻ tự tin thể hiện trên sân khấu với kỹ năng ca hát, kỹ năng múa, vận động theo nhạc,.. nhiều bậc phụ huynh phấn khởi khi thấy con em họ có niềm vui, có những tiếng cười rộn rã.... khi được đến trường như thế, tôi cũng nhận ra nhiều khuôn mặt phụ huynh lo âu, hồi hộp nhưng không kém phần tự hào khi con em họ thực hiện tốt một trò chơi, múa được điệu múa khó hoặc làm đội trưởng trong phần thi nào đó.....Trong năm học này chúng tôi đã tổ chức thành công hội thi: “xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” đạt giải nhất cấp thành phố. Những bàn tay khéo léo của cô, của trẻ đem lại hội thi nhiều 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_thuc_hien_tot_cong_tac_tuyen_truyen_o.doc