SKKN Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Ngọc Phụng Thường xuân

SKKN Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Ngọc Phụng Thường xuân

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”

Bác Hồ người cha muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Bác đã đi xa nhưng tình yêu thương bao la của Bác dành cho trẻ thơ, cho các cháu Thiếu niên Nhi đồng vẫn còn in đậm trong trái tim, khối óc của mỗi chúng ta. Để học tập noi theo tấm gương của Bác làm tốt sự nghiệp giáo dục “trồng người” ươm những mầm non tương lai của đất nước để trẻ “biết ăn ngủ, biết học hành” sau này lớn lên làm chủ tương lai đất nước. Chính vì thế!

 Giáo dục mầm non được đặt ở vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là bậc học xây dựng nền móng đầu tiên cho sự nghiệp giáo dục, nền móng ấy giúp cho một thế hệ mầm non có tâm thế vững chắc để bước vào trường phổ thông. Vì thế Điều 27 Luật giáo dục 2005 có nêu “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”.[1] Dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, giáo dục mầm non trong những năm qua đã có những chuyển biến rất lớn về mọi mặt như: Quy mô trường lớp được mở rộng, số lượng trẻ ra lớp phát triển mạnh, chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng được nâng lên rõ rệt. Những thành tựu mà giáo dục mầm non đã đạt được do nhiều nguyên nhân, xong nguyên nhân quan trọng không thể thiếu đó là công tác xã hội hóa giáo dục huy động sức mạnh của toàn dân, toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”. Chính vì thế trong quá trình thực hiện mục tiêu chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, chúng ta cần phải làm tốt và tăng cường xã hội hoá giáo dục để có sự phối hợp trong gia đình, nhà trường và xã hội để mục tiêu chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.

 Xã hội hoá giáo dục không phải là những đóng góp vật chất mà còn là những ý kiến đóng góp của người dân cho quá trình đổi mới giáo dục. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về nhận thức, ngôn ngữ, thể lực, tình cảm xã hội, thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong các nhà trường nói chung trường Mầm non nói riêng việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là nền móng đầu tiên của việc hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là giúp trẻ phát triển đầy đủ về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ chuẩn bị hành trang tốt nhất cho trẻ vào lớp một tiểu học.

 

doc 17 trang thuychi01 26884
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Ngọc Phụng Thường xuân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
STT
Nội dung
Trang
1
1. MỞ ĐẦU
1
2
1.1. Lí do chọn đề tài
1
3
1.2. Mục đích nghiên cứu
2
4
1.3. Đối tượng nghiên cứu
2
5
1.4. Phương pháp nghiên cứu
2
6
 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2
7
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề của sáng kiến kinh nghiệm
2
8
2.2. Thực trạng của vấn đề 
4
9
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề
6
10
2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 
13
11
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
15
12
3.1. Kết luận
15
13
3.2. Kiến nghị
16
1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài 
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan”
Bác Hồ người cha muôn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, Bác đã đi xa nhưng tình yêu thương bao la của Bác dành cho trẻ thơ, cho các cháu Thiếu niên Nhi đồng vẫn còn in đậm trong trái tim, khối óc của mỗi chúng ta. Để học tập noi theo tấm gương của Bác làm tốt sự nghiệp giáo dục “trồng người” ươm những mầm non tương lai của đất nước để trẻ “biết ăn ngủ, biết học hành” sau này lớn lên làm chủ tương lai đất nước. Chính vì thế! 
	Giáo dục mầm non được đặt ở vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục quốc dân, đây là bậc học xây dựng nền móng đầu tiên cho sự nghiệp giáo dục, nền móng ấy giúp cho một thế hệ mầm non có tâm thế vững chắc để bước vào trường phổ thông. Vì thế Điều 27 Luật giáo dục 2005 có nêu “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1”.[1] Dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam, giáo dục mầm non trong những năm qua đã có những chuyển biến rất lớn về mọi mặt như: Quy mô trường lớp được mở rộng, số lượng trẻ ra lớp phát triển mạnh, chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng được nâng lên rõ rệt. Những thành tựu mà giáo dục mầm non đã đạt được do nhiều nguyên nhân, xong nguyên nhân quan trọng không thể thiếu đó là công tác xã hội hóa giáo dục huy động sức mạnh của toàn dân, toàn xã hội tham gia vào công tác giáo dục “Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân”. Chính vì thế trong quá trình thực hiện mục tiêu chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ, chúng ta cần phải làm tốt và tăng cường xã hội hoá giáo dục để có sự phối hợp trong gia đình, nhà trường và xã hội để mục tiêu chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ đạt hiệu quả cao.
	Xã hội hoá giáo dục không phải là những đóng góp vật chất mà còn là những ý kiến đóng góp của người dân cho quá trình đổi mới giáo dục. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường đào tạo cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về nhận thức, ngôn ngữ, thể lực, tình cảm xã hội, thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Trong các nhà trường nói chung trường Mầm non nói riêng việc chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là nền móng đầu tiên của việc hình thành con người mới xã hội chủ nghĩa. Chăm sóc giáo dục trẻ mầm non là giúp trẻ phát triển đầy đủ về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, tình cảm xã hội và thẩm mỹ chuẩn bị hành trang tốt nhất cho trẻ vào lớp một tiểu học. 
	Công tác xã hội hoá giáo dục là sự kết hợp giữa gia đình nhà trường và các tầng lớp xã hội, tạo thành một khối thống nhất về mục đích, nội dung, hình thức và phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ để đạt hiệu quả cao.
	Trong những năm qua công tác xã hội hoá giáo dục còn gặp nhiều khó khăn, nhận thức của các tầng lớp nhân dân về công tác xã hội hóa giáo dục còn nhiều hạn chế, công tác tuyên truyền về giáo dục mầm non hiệu quả chưa cao còn tư tưởng trông chờ ỷ lại vào Nhà nước, coi việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ là của nhà trường. Nguyên nhân của những tồn tại trên đó chính là việc tuyên truyền để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giáo dục còn nhiều hạn chế, chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội . Công tác lãnh chỉ đạo xã hội hoá giáo dục cũng chưa thực sự có chiều sâu và đạt hiệu quả cao.
	Từ những lý do trên tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Ngọc Phụng Thường xuân” để đánh giá thực trạng và và tìm ra một số biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục, qua đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển giáo dục của thời đại. 
1.2. Mục đích nghiên cứu
	Tìm hiểu thực trạng công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương và trường mầm non Ngọc Phụng, từ đó đề ra một số biện pháp để thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục đạt hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. 
1.3. Đối tượng nghiên cứu
	Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Ngọc Phụng Thường Xuân.
1.4. Phương pháp nghiên cứu 
	Phương pháp điều tra khảo sát 
	Phương pháp thu thập thông tin 
	Phương pháp thống kê, sử lý số liệu 
2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
Giáo dục Mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân,
“Nhiệm vụ cơ bản của giáo dục Mầm non là hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con người mới, làm cho trẻ phát triển toàn diện, hài hòa và cân đối, tạo điều kiện cho những bước phát triển sau này, xây dựng cho mỗi trẻ em một nền tảng nhân cách vừa khỏe khoắn vừa mềm mại đầy sức sống cả về thể chất lẫn tinh thần”.[2] (Trích 60 năm giáo dục mầm non Việt Nam. Trg 272) 
 	Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ tình cảm thẩm mỹ, kỹ năng xã hội, hình thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi. Khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền móng cho việc học tập ở các cấp học tiếp theo và cho việc học tập suốt đời.
Giáo dục mầm non phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức, tính liên thông giữa các độ tuổi, thống nhất giữa nội dung giáo dục với cuộc sống hiện thực, chuẩn bị cho trẻ từng bước hòa nhập vào cuộc sống hiện tại và tương lai sau này. 
Ở trường mầm non các hoạt động giáo dục bao gồm, hoạt động học hoạt động góc, hoạt động vệ sinh, hoạt động ngoài trời các hoạt động được tổ chức có kế hoạch dưới sự hướng dẫn trực tiếp của giáo viên. Việc học tập ở trường mầm non được tổ chức dưới hình thức “Học mà chơi, chơi mà học”, thông qua các hoạt động vui chơi, các trò chơi trẻ học tập. Hoạt động chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, các cháu cần có những đồ chơi, đồ dùng học tập để được trải nghiệm, thực hành tìm tòi khám phá. Có đồ chơi mới tự mình thể hiện khả năng và phát triển tư duy, qua các hoạt động vui chơi, các trò chơi ở lớp cùng với bạn bè.
	Với những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi như trên, việc tạo môi trường tinh thần, vật chất đầy đủ và khang trang cho trẻ hoạt động là điều kiện rất cần thiết nhằm giúp cho trẻ được sống, học tập, vui chơi, sinh hoạt trong một không khí trong lành, trường lớp sạch đẹp, trang thiết bị đầy đủ, bàn ghế đúng quy cách, đó là điều kiện tối thiểu để giúp trẻ phát triển toàn diện trong giai đoạn đầu đời. Đây là bước đi đầu tiên, nơi khởi điểm rất quan trọng và cần thiết cho trẻ. 
	Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng Giáo dục mầm non. Đề án Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015 với quan điểm chỉ đạo là “... Đẩy mạnh xã hội hoá tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục Mầm non”.[3]
	 Ở nước ta xã hội hóa giáo dục cũng là một quan điểm chỉ đạo của đảng. “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của nhà nước và của toàn dân. Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục, thực hiện đa dạng hoá các loại hình trường và hình thức giáo dục, khuyến khích huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục.”[1] 
 	 (Trích Điều 12 Luật giáo dục 2005)
\	Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X cũng nêu rõ “Phấn đấu xây dựng nền giáo dục hiện đại, của dân, do dân và vì dân đảm bảo công bằng về cơ hội học tập cho mọi người tạo điều kiện để toàn xã hội học tập và học tập suốt đời, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiên đại hoá đất nước ”.[4]
	Xã hội hóa giáo dục mầm non là phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn đảng toàn dân, toàn xã hội. Xã hội hoá có tác động to lớn trong việc xây dựng cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với giáo dục. Vì thế muốn làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục trước tiên phải biết tranh thủ sự ủng hộ của Cấp ủy đảng chính quyền địa phương các ban ngành đoàn thể xã hội, hội cha mẹ học sinh. Chính vì thế trong công tác chỉ đạo người hiệu trưởng phải biết xây dựng kế hoạch, biết tổ chức phối hợp thực hiện với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, một mặt cần có sự đầu tư của nhà nước mặt khác cần vận động nhân dân phụ huynh đóng góp hỗ trợ để bổ xung hoàn thiện về cơ sở vật chất trang thiết bị cho nhà trường, phối hợp trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 
2.2. Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
2.2.1. Tình hình địa phương
Ngọc Phụng là một xã vùng núi thấp giáp trung tâm huyện, có đến 34 % trẻ là người dân tộc gồm các dân tộc Mường, Thái, Kinh cùng sinh sống, có đồng bào là Giáo dân theo đạo Thiên chúa, đời sống nhân dân chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, chăn nuôi, sự nhận thức của một số người dân đối với bậc học mầm non còn hạn chế, chưa được coi trọng so các bậc học khác đó cũng là những yếu tố tác động ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình giáo dục mầm non của xã nhà. 
2.2.2. Tình hình nhà trường 
 * Thuận lợi 
	Có sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền địa phương, sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo phòng GD&ĐT Thường Xuân. 
Nhà trường có đội ngũ giáo viên trẻ khỏe, có trình độ năng lực, yêu nghề mến trẻ nhiệt tình trong công tác, luôn cố gắng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
	Bên cạnh đó còn có Hội cha mẹ học sinh luôn quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ ủng hộ mua sắm, tu sửa cơ sở vật chất cho nhà trường. 
 * Khó khăn 
	Cơ sở vật chất chưa đảm bảo, thiếu phòng học, phòng chức năng, nhà hiệu bộ, bếp ăn còn tạm chưa có bếp một chiều theo quy chuẩn.
	Nhà trường vẫn còn điểm lẽ, khuôn viên khu trung tâm diện tích còn chặt hẹp so với yêu cầu.
Công tác tuyên truyền đôi lúc còn chưa thường xuyên, liên tục, vì vậy củng ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Chế độ giáo viên Mầm non hợp đồng trường quá thấp so với nhu cầu cuộc sống xã hội hiện nay. 
2.2.3. Thực trạng về công tác xã hội hoá giáo dục mầm non 
	Trường Mầm non Ngọc Phụng nằm trên địa bàn dân cư chủ yếu sống bằng nghề nông nghiệp, một số phụ huynh tuổi còn trẻ chủ yếu đi làm ăn xa để con cho bố mẹ ông bà chăm sóc.
Phần lớn các bậc phụ huynh đã có sự quan tâm đến trẻ, nhưng còn một số phụ huynh chưa hiểu chưa quan tâm đến công tác chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ tại nhà trường, còn phó mặc ỉ lại cho nhà trường. 
	Những năm trước đây tuy đã có sự đầu tư của chương trình, dự án nhưng còn quá ít. Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học của nhà trường vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục hiện nay, toàn trường có 17 nhóm lớp thực hiện ở 3 khu, với tổng số 42 cán bộ giáo viên và nhân viên (cả hợp đồng nuôi dưỡng), tổng số 470 cháu, đội ngủ giáo viên hầu hết con còn nhỏ, nên chưa thật sự dành nhiều thời gian cho việc tuyên truyền phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình. Việc ứng ựng công nghệ thông tin trong giảng dạy, sử dụng giáo án điện tử đã có nhưng chưa đồng đều. Trước tình hình thực tế đó, việc thực hiện các biện pháp nhằm làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục là việc làm tôi đặc biệt quan tâm, với mong muốn duy trì sự ổn định và phát triển của nhà trường, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục.
Bảng khảo sát thực trạng trước khi áp dụng các biện pháp
* Phát triển số lượng 
Số trẻ huy động đầu năm
Ghi chú
Độ tuổi
Điều tra
Ra lớp
25-36 tháng
129
35
3 tuổi
139
121
4 tuổi
157
135
5 tuổi
135
123
* Chất lượng giáo dục
Chất lượng trẻ đầu năm 
Chất lượng giáo viên đầu năm
Tổng số 
Đạt
Chưa đạt
Tổng số
Giỏi
Khá
TB
yếu
470
418
52
30
17
13
0
0
* Cơ sở vật chất, trang thiết bị 
Danh mục
Số lượng
Ghi chú
Bàn trẻ
210
Ti vi, đầu đĩa
470
Máy tính dùng cho chuyên môn nhà trường
11
Máy in dùng cho chuyên môn nhà trường
4
Máy in dùng cho chuyên môn nhà trường
4
Sạp ngủ
210
Giá đựng đồ dùng đồ chơi
51
Bảng từ
14
2.3. Các biện pháp để giải quyết vấn đề
 	 Để đẩy mạnh quá trình xã hội hoá giáo dục trước hết mỗi nhà trường Mầm non cần phải phát huy vai trò của mình trong đời sống cộng đồng, phải làm cho cộng đồng thấy được vai trò của giáo dục Mầm non đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy cần giải quyết tốt các vấn đề sau.
2.3.1. Phát huy vai trò của trường Mầm non vào đời sống cộng đồng. Tuyên truyền về trường Mầm non 
	Muốn cho các bậc phụ huynh hiểu thêm về bậc học mầm non thì chúng ta cần phải tuyên truyền về trường mầm non, nhiệm vụ của trường mầm non. Trường mầm non là nơi tập trung rất đông phụ huynh nên công tác tuyên truyền có nhiều thuận lợi, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc họp phụ huynh các lớp, cuộc họp phụ huynh toàn trường, để thông qua cuộc họp nhằm tuyên truyền cho phụ huynh hiểu về chăm sóc sức khỏe cho trẻ bằng cách cho trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng thực đơn ăn của trẻ phù hợp theo mùa, nhu cầu dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi, vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng tránh ngộ độc thực phẩm cho trẻ, phòng tránh các bệnh thường gặp ở trẻ, kết quả theo dõi cân nặng chiều cao của trẻ định kỳ.
Để phụ huynh hiểu thêm cần tuyên truyền cho phụ huynh biết hoạt động một ngày của bé ở trường mầm non bao gồm đón trẻ, điểm danh, thể dục, học, chơi, ăn ngủ, vệ sinh.
	Thông qua góc tuyên truyền ở các nhóm lớp, tuyên truyền mọi lúc mọi nơi, tuyên truyền bằng kết qủa học tập của trẻ (sản phẩm tạo hình vẽ, nặn, cắt, xé dán, các bài học toán, chữ cái, vv)
2.3.2. Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ trong trường Mầm non 
	Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ là tiền đề quan trọng để nhà trường Mầm non phát huy tầm ảnh hưởng của mình đến với cộng đồng, chất lượng nuôi dưỡng giáo dục của nhà trường có đảm bảo, trẻ em có khoẻ mạnh và phát triển tốt thì vai trò của nhà trường mới được phụ huynh và cộng đồng thừa nhận. Vì vậy nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ phải là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở nhà trường mầm non.
	 Để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ chúng tôi đã chú ý đến việc đảm bảo môi trường, cảnh quan sư phạm, các phòng học phải thoáng mát sạch sẽ, khu vệ sinh sạch sẽ, sân chơi rộng, có đồ chơi ngoài trời cho trẻ chơi thoải mái an toàn. Trong việc nuôi dưỡng nhà trường phải thực hiện nghiêm túc các chế độ sinh hoạt của trẻ theo quy định của bộ giáo dục và đào tạo, phải nuôi dưỡng trẻ theo khoa học như cung cấp cho trẻ đủ năng lượng phù hợp với từng độ tuổi, cân đối các chất prôtêin, lipit, gluxit, các vi ta min và khoáng chất, phấn đấu giảm tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng và tỉ lệ trẻ béo phì. Trong công tác giáo dục nhà trường mầm non phải thực hiện đúng nội dung chương trình các môn học để cung cấp cho trẻ những tri thức ban đầu về thế giới xung quanh, giúp trẻ phát triển được các phẩm chất nhân cách phù hợp với yêu cầu của xã hội. Trên cơ sở đó chuẩn bị cho trẻ những tiền đề cần thiết để bước vào học lớp một và các lớp tiếp theo một cách thuận lợi.
Trong quá trình nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ, đội ngũ giáo viên là nhân tố đóng vai trò quyết định. Nên tôi đã lên kế hoạch và các biện pháp để chỉ đạo đội ngũ giáo viên không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và trau dồi các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của bản thân. 
Giờ hoạt động ngoài trời của bé trường MN Ngọc Phụng
2.3.3. Tăng cường bồi dưỡng kiến thức nuôi dạy trẻ cho các bậc cha mẹ thông qua các hình thức tuyên truyền trong cộng đồng
	Được trang bị đầy đủ kiến thức là điều kiện cần thiết để các bậc cha mẹ thực hiện tốt nhất công tác chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ ở gia đình. Vì vậy tăng cường bồi dưỡng kiến thức cho các bậc cha mẹ là một vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Để bồi dưỡng kiến thức cho các bậc cha mẹ ngay từ đầu năm học vào cuối tháng 8 tôi đã xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc họp phụ huynh đại diện các nhóm lớp, cuộc họp phụ huynh toàn trường, thông qua cuộc họp tôi đã trao đổi đến các bậc phụ huynh về lịch hoạt động của trẻ tại trường mầm non, công tác tổ chức cho trẻ ăn bán trú, chế độ dinh dưỡng của trẻ trong ngày phù hợp với từng lứa tuổi tôi đã kết hợp với trạm y tế, văn hoá xã, hội phụ nữ, đoàn thanh niên ........ và các ngành có liên quan để tạo ra những tác động tổng hợp đến nhận thức của mọi người. Trong quá trình phối hợp tôi đã chủ động tổ chức các buổi nói chuyện về tầm quan trọng của giáo dục Mầm non đối với sự phát triển nhân cách trẻ, tuyên truyền tại các góc trao đổi với phụ huynh ở trường mầm non.
 Buổi họp phụ huynh 
	 Kết hợp hoạt động văn hoá, văn nghệ, tổ chức các ngày lễ tết Trung thu, quốc tế Thiếu nhi để phụ huynh thấy được sự quan tâm của nhà trường đối với các cháu. Từ đó khơi dậy niềm phấn khởi của các bậc phụ huynh đối với nhà trường, và tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân. Nhà trường đã tham mưu với các cấp chính quyền địa phương, xây dựng mạng lưới tuyên truyền bao gồm giáo viên mầm non, cán bộ y tế, hội liên hiệp phụ nữ. Tổ chức cho họ đến tận các gia đình trẻ trong độ tuổi để tuyên truyền, hướng dẫn các tri thức khoa học về nuôi dạy trẻ và biết linh hoạt áp dụng các tri thức khoa học đó phù hợp với hoàn cảnh của từng gia đình, và giáo viên cần có kỹ năng giao tiếp khéo léo để nâng cao hiệu quả tuyên truyền, đây cũng là tiêu trí để nhà trường đánh giá giáo viên.
Các bé Trường MN Ngọc Phụng vui Tết trung thu
`
2.3.4. Tổ chức các hội thi của cô và trẻ
Để phụ huynh nhìn thấy thực tế con em mình được tham gia các hoạt động ở trường mầm non, hằng năm nhà trường tổ chức các hội thi, hội giảng của cô và trẻ nhằm đánh giá chất lượng dạy của giáo viên và kết quả hoạt động của trẻ, hội thi giáo viên giỏi, hội thi đồ dùng đồ chơi từ nguyên liệu phế thải, nguyên liệu từ thiên nhiên có sẵn ở địa phương, hội khỏe bé mầm non, hội thi bé khỏe bé khéo tay .,
Các bé tham dự hội thi “Hội khỏe bé mầm non” cấp trường, cấp huyện
Để mong nhận được sự quan tâm của cộng đồng, khi tổ chức các hội thi tôi đã mời lãnh đạo địa phương, các ban ngành đoàn thể, các thôn bản trong xã, hội phụ nữ, hội cha mẹ học sinh tham dự, qua hội thi đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo các lực lượng xã hội, mọi người dân ở địa phương, trong các cuộc thi này không chỉ đơn thuần có sự tham gia của cô và trẻ mà còn huy động được sự tham gia của các bậc phụ huynh học sinh.
Ngoài việc hỗ trợ về tài chính thì việc tuyên truyền làm cho xã hội hiểu rõ vai trò, vị trí của giáo dục mầm non về những công việc mà ngành thực hiện để nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dạy trẻ trong nhà trường để từ đó có sự phối hợp thực hiện tốt mục tiêu đào tạo. Thông qua hội thi nhằm tuyên tuyền về các hoạt động của trẻ ở trường mầm non, phụ huynh, các đoàn thể xã hội hiểu được các nội dung giáo dục trẻ trong nhà trường, tạo niềm tin tưởng cho phụ huynh về chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ từ đó huy động được sự đóng góp hỗ trợ về kinh phí khen thưởng, kinh phí tổ chức cho nhà trường.
Ví dụ: Hội thi đồ dùng đồ chơi phụ huynh cùng giáo viên tìm kiếm nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng dạy học, đồ chơi cho trẻ. 
Hội thi đồ dùng đồ chơi cấp trường
2.3.5. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá giáo dục phát huy vai trò của hội phụ huynh học sinh. 
 	Tục ngữ Việt Nam có câu 
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Đúng như vậy; tinh thần “ đồng tâm, đồng lòng, sự đoàn kết ” có ý nghĩa hết sức to lớn để phát huy sức mạnh của tập thể, của nhân dân của toàn xã hội. 
 Để huy động cộng đồng tham gia giáo dục thì công tác xã hội hoá giáo dục cần hướng vào việc tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua, các ngày hội, ngày lễ để cộng đồng có cơ hội thể hiện sự quan tâm của mình đối với giáo dục. Ngành giáo dục có phong trào thi dua “dạy tốt học tốt ” được 

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_thuc_hien_cong_tac_xa_hoi_hoa_giao_duc.doc